Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2023

Bản Tin Nóng Đầu Năm Mới Dương Lịch 3023! - Kính Chúc Một Năm Mới An Vui, Hạnh Phúc, Tốt Đẹp, Mọi Sự Như Ý - Lê Văn Hải

Happy New year 2023! Lời Chúc Mừng Đầu Năm Mới Của Người Mỹ Thường Chúc Nhau Những Ngày Đầu Năm
Let my deep wishes always surround the wonderful journey of your life. I hope in the coming year 2023, you will have a good health and smooth sailing life.
Hãy để những lời chúc tốt đẹp của tôi, luôn ở bên cạnh cuộc sống tuyệt vời của bạn. Tôi hy vọng trong năm tới 2023, bạn luôn khỏe mạnh và thuận buồm xuôi gió trong công việc.
Wishing you health and happiness in the year 2023 to come.
Chúc bạn khỏe và hạnh phúc trong năm mới 2023.
Everything starts new with the New Year 2023 coming. May your new year 2023 be filled with the happiest things and your days with the brightest promise.
<!>
Mọi thứ lại bắt đầu khi năm mới đang đến. Chúc bạn năm mới 2023đầy hạnh phúc và những ngày tháng đầy triển vọng và hạnh phúc nhất.

•This is another good beginning. May you be richly blessed with a successful new year 2023. May my sincere blessing surround the splendid travel of your life?

Mọi việc lại bắt đầu tốt đẹp. Chúc bạn thành công trong năm mới 2023. Những lời chúc chân thành tốt đẹp của tôi đến với cuộc sống huy hoàng của bạn.

•Sending you this present with my heart and with that you’ll be happy in the fullest measure. May the happiest things always happen to you?

Gởi đến bạn món qùa này, với cả tấm lòng và một lời chúc bạn sẽ hạnh phúc tràn đầy. Những điều hạnh phúc nhất luôn đến với bạn trong năm mới!



Câu Đối Dùng Chúc Tết Của Người Việt

-Tết tha hương có bánh chưng
Bánh tét sao không thấy Tết!
Xuân viễn xứ cũng cành đào
Cành mai mà chẳng gặp xuân!

-Mai và tung cánh đón xuân sang
Lan vờn cánh gió ngóng tình quân
Cúc khẽ nghiêng mình đùa nắng sớm
Trúc xinh vững chãi chốn hồng trần

-Chúc tết đến trăm điều như ý
Mừng xuân sang vạn sự thành công

-Đa lộc, đa tài,đa phú quý
Đắc thời, đắc lợi, đắc nhân tâm

-Tân niên, tân phúc, tân phú quý
Tấn tài, tấn lộc, tấn bình an



Năm Mới, Luật Mới! 9 luật gây tranh cãi của California, nhưng sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01


(Hình: Tòa nhà Quốc hội Tiểu bang California ở Sacramento hôm 18/04/2022)

• Mức lương tối thiểu (SB 3)
• Hành vi đi ẩu (AB 2147)
• Thông tin sai lệch về COVID (AB 2098)
• Hồ sơ hình sự (SB 731)
• Hành vi lảng vảng (SB 357)
• Các yêu cầu về đỗ xe (AB 2097)
• Đạo luật Phục hồi FAST (AB 257)
• Phá thai (SB 1375)
• Minh bạch tiền lương (SB 1162)

Khi người dân California chuẩn bị kết thúc năm 2022, hàng trăm luật mới sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01. Từ việc tăng mức lương tối thiểu đến hợp pháp hóa việc người đi bộ đi ẩu cho đến việc che giấu tiền án, các luật mới sẽ tác động đến việc làm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, sự an toàn của cộng đồng, và bảo vệ người tiêu dùng.

Dưới đây là những gì sẽ xảy ra vào năm 2023.

Mức lương tối thiểu (SB 3)

Mức lương tối thiểu của California sẽ tăng thêm 50 xu lên 15.50 USD/giờ, mức lương này cũng sẽ áp dụng cho gần như tất cả mọi người lao động — bất kể số lượng nhân viên tại một doanh nghiệp là gì.
Mức tăng 3.33% này chưa bằng một nửa mức tăng lạm phát 7.9% từ năm 2021 đến năm 2022 do Sở Ngân khố California tính toán.

Theo luật do Thống đốc Jerry Brown ký vào năm 2016, nếu lạm phát hàng năm tăng hơn 7%, thì sẽ khiến mức lương tối thiểu tăng.
Hiện tại, mức lương tối thiểu là 15 USD/giờ đối với các công ty có từ 25 nhân viên trở lên và 14 USD/giờ đối với các công ty có từ 25 nhân viên trở xuống.

Hành vi đi ẩu (AB 2147)

Theo “Đạo luật Tự do Đi bộ” mới, người đi bộ sẽ không còn bị phạt vì băng qua đường bên ngoài các giao lộ hoặc vạch kẻ đường được chỉ định trừ khi người đó gây ra một mối nguy hiểm trên đường phố.
Những người ủng hộ luật này tuyên bố rằng luật này sẽ giảm thiểu việc áp dụng chính sách bất bình đẳng đối với các nhóm chủng tộc nhất định. Một số người cũng cho rằng luật này sẽ khuyến khích nhiều người đi bộ hơn thay vì lái xe.

Những người phản đối lo ngại rằng luật này sẽ dẫn đến nhiều vụ tai nạn hơn và cuối cùng gây ra nhiều vụ tử vong cho người đi bộ hơn.
Ở California, mức phạt cơ bản cho hành vi đi ẩu là 25 USD và có thể lên tới 250 USD cho mỗi vé phạt.

Thông tin sai lệch về COVID (AB 2098)

Luật này cho phép yêu cầu các bác sĩ đối mặt với kỷ luật vì lan truyền cái gọi là thông tin sai lệch hoặc thông tin giả về COVID-19 — bao gồm thông tin về hiệu quả của vaccine và các phương pháp điều trị khác — và xếp việc làm này vào loại hành vi thiếu chuyên nghiệp.

Hội đồng Y tế đang quản lý các bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật. Theo luật hiện hành, hội đồng này được yêu cầu hành động chống lại bất kỳ bác sĩ được cấp phép nào bị buộc tội có hành vi thiếu chuyên nghiệp.

Hồ sơ hình sự (SB 731)

Có ít nhất 225,000 người dân California từng bị kết án hoặc bắt giữ sẽ có thể tự động niêm phong hồ sơ của họ nhằm tránh khỏi việc kiểm tra lý lịch tư pháp nhờ một luật mới.
Mặc dù những hồ sơ này sẽ tự động được niêm phong sau khi người dân hoàn thành bản án của họ và trải qua 4 năm mà không bị bắt giữ thêm lần mới, nhưng những người khác sẽ có thể yêu cầu một thẩm phán niêm phong hồ sơ của họ.

Ở California, có khoảng 8 triệu người có tiền án, theo Californians for Safety and Justice.

Hành vi lảng vảng (SB 357)

Một luật mới của California hợp pháp hóa hành vi lảng vảng với mục đích tham gia hoạt động mại dâm.
Còn gọi là “Đạo luật Đường phố An toàn hơn cho Tất cả,” luật này do Thượng nghị sĩ Scott Weiner (Dân Chủ-San Francisco) đưa ra vào năm ngoái. Trong một tuyên bố, ông Weiner cho biết luật này “loại bỏ một tội danh chống lại hành vi lảng vảng dẫn đến việc đối xử có hại cho những người chỉ đơn giản là ‘tỏ ra’ là người mại dâm.”

Tuy nhiên, những người phản đối cho rằng luật này sẽ khiến cộng đồng gặp rủi ro khi khuyến khích số lượng gái mại dâm và khách mua dâm ở nơi công cộng cao hơn. Các quan chức của Sở Cảnh sát trưởng Los Angeles cũng tuyên bố rằng luật này sẽ loại đi một công cụ chính của cơ quan chấp pháp, đặc biệt là trong việc nhắm đến những người mua dâm.

Các yêu cầu về đỗ xe (AB 2097)

Luật này sẽ cấm các thành phố trên toàn tiểu bang thực thi số lượng chỗ đậu xe tối thiểu đối với một dự án phát triển nếu dự án này nằm trong bán kính nửa dặm (0.8 km) của phương tiện giao thông công cộng.
Luật này được thành lập để hỗ trợ phát triển các đơn vị nhà ở giá rẻ bằng cách giảm chi phí và diện tích đất cần thiết để thi công.

Những người chỉ trích luật này nói rằng thay vì có tác dụng như vậy, luật sẽ làm giảm nỗ lực của các nhà phát triển trong việc xây dựng nhà ở giá rẻ, bởi vì nhiều thành phố đã giảm yêu cầu đỗ xe như một động cơ khuyến khích các nhà phát triển đưa các căn hộ giá rẻ vào dự án của họ.

Đạo luật Phục hồi FAST (AB 257)

Luật mới này áp dụng cho các chuỗi thức ăn nhanh có từ 100 địa điểm trở lên trên toàn quốc và sẽ thành lập một hội đồng đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu trong toàn ngành về tiền lương, giờ làm, và các điều kiện khác.
Theo luật này, mức lương tối thiểu có thể tăng lên tới 22 USD/giờ cho năm 2023, với tùy chọn tăng thêm lương mỗi năm dựa trên tình trạng lạm phát.

Những người phản đối cho rằng luật này sẽ dẫn đến giá thực phẩm cao hơn và mất việc làm. Ngoài ra, tác động của luật này sẽ không chỉ giới hạn ở các chuỗi thức ăn nhanh lớn mà cả các doanh nghiệp nhỏ — vì họ sẽ buộc phải tăng lương để cạnh tranh nhân viên.

Phá thai (SB 1375)

Bắt đầu từ tháng Một, các y tá sẽ có thể thực hiện phá thai trong vòng ba tháng đầu của thai kỳ mà không cần sự giám sát của bác sĩ theo một luật mới.
Luật này đã được Thượng nghị sĩ Toni Atkins (Dân Chủ-San Diego) đưa ra hồi tháng Hai nhằm giúp mở rộng khả năng tiếp cận phá thai vì California dự kiến sẽ chứng kiến một lượng lớn bệnh nhân đến từ các tiểu bang khác để phá thai.

Hồi tháng Mười Một, các cử tri cũng đã thông qua Dự luật 1 nhằm thay đổi Hiến Pháp California để tuyên bố rằng tiểu bang này không thể từ chối hoặc can thiệp vào quyết định của một người về việc có phá thai hay không hoặc có sử dụng các biện pháp tránh thai hay không.

Minh bạch tiền lương (SB 1162)

Luật mới này yêu cầu các công ty có hơn 15 nhân viên bắt đầu đưa thang lương vào các tin tuyển dụng của họ vào năm 2023.



Năm mới, nhiều luật mới! Luật giao thông và an ninh, có hiệu lực từ năm 2023 tại California

– Bước sang năm mới 2023, Cảnh Sát Tiểu Bang California (CHP) nhắc nhở công chúng những luật an an giao thông và an ninh được chuẩn thuận trong năm nay và được Thống Đốc Gavin Newsom ký.
Những luật này có hiệu lực từ ngày 1 Tháng Giêng, 2023, CHP cho hay trong thông cáo báo chí hôm Thứ Ba, 27 Tháng Mười Hai.


(Hình: Cảnh Sát Tiểu Bang California kiểm tra xe cộ trên đường.)

Lái Xe Cẩu Thả Tông Chết Người

Luật này mở rộng tiêu chuẩn “cẩu thả” trong tội lái xe tông chết người. Tài xế nào tham gia chiếm đường phố để trưng bày xe, biểu diễn tốc độ, hoặc lái nhanh trên 100 mph dẫn tới chết người thì nay có thể bị truy tố tội Lái Xe Cẩu Thả Tông Chết Người.

Đua Xe Trái Phép

Nay, bãi đậu xe nằm trong số những nơi mà đua xe trái phép, biểu diễn tốc độ và chiếm đường phố để trưng bày xe được xem là tội ác.

Gây Tai Nạn Rồi Bỏ Chạy: “Báo Động Vàng”

Luật này cho phép cơ quan công lực yêu cầu CHP phát “Báo Động Vàng” khi xảy ra trường hợp tông chết người rồi bỏ chạy, và có đủ tiêu chuẩn cụ thể để phát báo động. Luật này cũng khuyến khích báo chí địa phương loan truyền thông tin trong “Báo Động Vàng.” Luật này nhằm sử dụng sự hỗ trợ của công chúng để giúp cơ quan công lực khắp California điều tra tốt hơn những vụ tông chết người rồi bỏ chạy.

Bộ Lọc Khói Xe

Luật mới liệt kê cụ thể ai được quyền bán bộ lọc khói xe (catalytic converter) cho nơi tái chế (recycler), đồng thời bắt buộc nơi tái chế giữ lại thông tin như đời xe, hiệu xe, mẫu xe, và bản sao “title” của chiếc xe mà bộ lọc khói được lấy ra. Mục đích của luật mới là giúp giảm nạn trộm cắp bộ lọc khói xe.

Luật Nhường Đường Cho Xe Đạp

Hầu như giống luật tránh đường hoặc chậm lại, luật này nhằm gia tăng bảo vệ người đi xe đạp bằng cách yêu cầu xe hơi chạy ngang hoặc vượt qua xe đạp chạy cùng chiều, chuyển sang làn đường kế bên, nếu trống, hoặc chạy chậm lại và chỉ khi nào an toàn thì mới vượt qua người đi xe đạp. Luật này cũng cho phép xe đạp điện Class 3 chạy trên đường dành cho xe đạp. Luật này cấm chính quyền địa phương bắt buộc đăng bộ xe đạp, và cho phép chính quyền địa phương cấm bất kỳ xe đạp điện nào chạy trên đường dành cho người cưỡi ngựa hoặc lối mòn đi “hiking.”

Xe Đạp Điện: Chương Trình An Toàn và Huấn Luyện

Luật này bắt buộc CHP phối hợp với cơ quan an toàn giao thông khác, như Văn Phòng An Toàn Giao Thông California, để soạn chương trình an toàn và huấn luyện khắp tiểu bang cho xe đạp điện. Chương trình huấn luyện sẽ bao gồm lái xe đạp điện an toàn, cách điều khiển xe trong trường hợp khẩn cấp, luật đi đường và luật dành cho xe đạp điện. Chương trình huấn luyện sẽ được đăng lên trang web CHP vào Tháng Chín, 2023.


(Hình: Người đi xe đạp bên lề đường.)

Người Đi Bộ

Luật này cấm cảnh sát chặn người đi bộ vì một số lỗi vi phạm, như băng qua đường bên ngoài vạch băng qua đường, trừ khi có rủi ro tai nạn tức thì. CHP nhắc nhở tất cả người đi đường phải có trách nhiệm đi lại an toàn và trông chừng lẫn nhau.

Tuyển Cảnh Sát Viên

Luật này quy định cảnh sát viên, gồm cảnh sát viên tập sự, được phép làm việc ở Mỹ đúng với luật lệ liên bang. Tuy nhiên, luật này không bắt buộc họ phải là công dân hoặc thường trú nhân của Mỹ.

Báo Động Người Mất Tích: “Feather Alert”

Chương trình mới “Feather Alert” cho phép cơ quan công lực yêu cầu CHP phát báo động khi có người Mỹ bản địa bị bắt cóc hoặc được báo cáo mất tích trong tình huống khả nghi hoặc không giải thích được, và có đủ tiêu chuẩn cụ thể để phát báo động. Ngoài ra, cũng như chương trình báo động AMBER, Blue và Silver Alert hiện nay của CHP, chương trình mới “Feather Alert” khuyến khích sử dụng báo chí và mạng xã hội để loan truyền thông tin về người mất tích đó.

Chợ Trực Tuyến: Báo Cáo

Luật này bắt buộc Văn Phòng Bộ Trưởng Tư Pháp California thành lập hệ thống báo cáo trực tuyến để người sử dụng chợ trực tuyến bên thứ ba (third-party online marketplace) báo cáo mẫu rao bán hàng nghi là đồ ăn cắp. Thông tin đó sẽ được cơ quan công lực địa phương và Nhóm Đặc Nhiệm Chống Tội Ác Bán Lẻ Có Tổ Chức của CHP dùng để điều tra. (Th.Long) [qd]


Tấn công bằng mã tấu gần Quảng trường Thời Đại trong Đêm Giao Thừa, Mừng năm Mới, khiến 2 sĩ quan cảnh sát bị thương, FBI vào cuộc

(Jack Phillips/ Nguyễn Lê dịch)

Một người đàn ông đã tấn công ba sĩ quan cảnh sát của Sở Cảnh sát Thành phố New York (NYPD) bằng mã tấu vào Đêm Giao Thừa gần Quảng trường Thời Đại ở thành phố New York, khiến hai người bị thương, các quan chức cho biết trong một cuộc họp báo vào sáng sớm hôm Chủ Nhật (01/01).

Ủy viên Sở Cảnh sát New York Keechant Sewell nói với các phóng viên hôm Chủ Nhật rằng nghi phạm, 19 tuổi, đã cố gắng chém một sĩ quan bằng mã tấu trong một cuộc tấn công vô cớ. Nghi phạm này sau đó lại vung vũ khí vào hai sĩ quan khác, bà Sewell cho biết thêm.

Bà Sewell nói rằng một trong các sĩ quan đã nổ súng và bắn trúng vai kẻ tấn công. Bà cho biết thêm rằng, một sĩ quan bị chấn thương hộp sọ và bị một vết cắt lớn trong khi một sĩ quan khác bị một vết rách ở đầu.

“Chúng tôi đang làm việc với các đối tác liên bang của mình trong cuộc điều tra này và vụ việc đang trong quá trình điều tra,” bà Sewell nói.

Theo các báo cáo trích dẫn các nguồn tin cảnh sát ẩn danh, nghi phạm là một phần tử Hồi giáo cực đoan. Lực lượng Đặc nhiệm Chống khủng bố Liên hợp của FBI đang điều tra, một quan chức cho biết tại cuộc họp báo.

“Tôi muốn nói rõ rằng FBI, thông qua Lực lượng Đặc nhiệm Chống khủng bố Liên hợp, đang hợp tác rất chặt chẽ với [NYPD] để xác định bản chất của cuộc tấn công này,” ông Michael Driscoll của FBI xác nhận tại cuộc họp báo hôm Chủ Nhật. “Và chúng tôi sẽ tận dụng mọi đầu mối dẫn đến vụ án này. Tôi cũng muốn nói rõ rằng, như quý vị đã nghe nói trước đó trong tối nay, đây là một cuộc điều tra đang diễn ra nên khả năng nói về các chi tiết cụ thể của chúng tôi bị hạn chế.”

Ông Driscoll đã không nói cụ thể về các báo cáo cho rằng nghi phạm có liên quan đến chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Các nguồn tin cảnh sát ẩn danh cho biết nghi phạm được xác định là Trevor Bickford, một nam thanh niên đến từ tiểu bang Maine, đồng thời họ cáo buộc rằng hoạt động trực tuyến gần đây của anh ta cho thấy anh này có quan điểm Hồi giáo cực đoan.

Các quan chức chấp pháp liên bang và địa phương cho biết tại cuộc họp báo sáng Chủ Nhật rằng vụ tấn công dường như là một sự cố cá biệt. Họ cho biết nghi phạm cũng hành động một mình.

Thị trưởng thành phố New York Eric Adams ca ngợi phản ứng của cảnh sát tại cuộc họp báo. Thị trưởng cho biết tất cả các sĩ quan liên quan đến vụ việc đều trong tình trạng ổn định và dự kiến sẽ hồi phục.

“Và khi chúng tôi tiến hành xem xét sơ bộ video từ camera chuyên dụng của cảnh sát, chúng tôi thấy các sĩ quan này đã thực hiện tốt như thế nào kế hoạch do Sở Cảnh sát Thành phố New York đưa ra để bảo đảm rằng chúng tôi đã bảo vệ người dân đến đây để đón một năm mới,” thị trưởng Đảng Dân Chủ nói với các phóng viên.

Những chi tiết khác

Các nhà chức trách cho biết vụ việc xảy ra vào khoảng 9 giờ 30 phút tối giờ địa phương tại West 52nd Street và 8th Avenue ở Manhattan, chỉ cách các lễ mừng năm mới ở Quảng trường Thời Đại vài dãy nhà.

Trong khi đó, bà Sewell nói rằng nghi phạm đã tấn công các sĩ quan một cách vô cớ. Các chi tiết khác về vụ việc không được cung cấp ngay lập tức.

“Trong khi không bị khiêu khích, một nam thanh niên 19 tuổi đã tiếp cận một sĩ quan và cố gắng dùng mã tấu tấn công vào đầu vị sĩ quan này,” bà Sewell cho biết hôm Chủ Nhật. “Nghi phạm sau đó đã dùng mã tấu tấn công vào đầu hai sĩ quan khác.”

Trên Twitter, NYPD đã công bố một bức ảnh về vũ khí bị cáo buộc, cho thấy đó có thể là một loại mã tấu kukri.

Trước thềm Năm Mới, NYPD đã viết trong một bản tin rằng “một số người dùng mạng xã hội ủng hộ ISIS đã lưu hành các hình ảnh tuyên truyền cực đoan kêu gọi các cuộc tấn công trước Năm Mới, vận động cho một loạt các chiến thuật công nghệ thấp,” theo ABC News. Đồng thời, Bộ An ninh Nội địa đã đưa ra một bản tin trước Giáng Sinh cảnh báo về các cuộc tấn công có thể xảy ra trong những tháng tới.

“Các sự cố gần đây đã làm nhấn mạnh mối đe dọa liên tục đối với các cộng đồng có đức tin, bao gồm cả cộng đồng Do Thái. Đầu tháng 11/2022, một cá nhân ở New Jersey đã bị bắt vì chia sẻ trực tuyến một tuyên ngôn đe dọa tổ chức các cuộc tấn công vào các giáo đường Do Thái,” bản tin cuối tháng Mười Một của DHS cho biết.

“Cá nhân này thừa nhận đã viết tài liệu đó, trong đó anh ta tuyên bố được thúc đẩy bởi … (ISIS) và lòng căm thù đối với người Do Thái.”

Bản tin kể trên cho biết, một số mối đe dọa có thể liên quan đến cái chết của thủ lĩnh IS Abu al-Hassan al-Hashimi al-Qurayshi trong cuộc giao tranh gần đây ở Syria.

Ông là thủ lĩnh thứ hai của IS qua đời vào năm 2022.



Cả thế giới đều khiếp sợ trong Năm Mới 2023! Trung Quốc tự do mở cửa biên giới, có thể khiến đại dịch toàn cầu, bùng phát trở lại!

(Alex Wu/ Hồng Ân dịch)


(Ành: Du khách làm thủ tục trước khi khởi hành tại phi trường Phượng Hoàng ở Tam Á trong bối cảnh thành phố nghỉ dưỡng Tam Á này bị COVID tấn công khiến khách du lịch bị mắc kẹt trên đảo Hải Nam, Trung Quốc hôm 09/08/2022.)
Chuyên gia đã cảnh báo và chỉ trích hành động này là ‘vô cùng tắc trách’

Một chuyên gia y tế đã chỉ trích gay gắt việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại quốc tế của chính quyền Trung Quốc trong bối cảnh một đợt bùng phát COVID quy mô lớn đang càn quét khắp đất nước, nói rằng hành động này là “vô cùng tắc trách” và có thể kích khởi sự bùng phát trở lại của đại dịch trên toàn cầu.

Hôm 26/12, Ủy ban Y tế Quốc gia đã thông báo rằng kể từ ngày 08/01/2023, quốc gia này sẽ hủy bỏ mọi quy định cách ly đối với khách du lịch nội địa. Du khách sẽ cần có xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành. Hiện tại, khách du lịch nhập cảnh vào Trung Quốc cần phải trải qua năm ngày cách ly bắt buộc tại một cơ sở đã được chỉ định, sau đó tự cách ly thêm ba ngày ở nhà.

Cơ quan y tế này nói thêm rằng hoạt động du lịch quốc tế, vốn đã giảm mạnh đến mức gần như bằng không trong đại dịch, sẽ được nối lại một cách “có trật tự”. Họ cũng loại bỏ giới hạn về số lượng chuyến bay quốc tế đến và đi từ Trung Quốc.
Cơ quan quản lý nhập cư của chính quyền này cho biết hoạt động nộp đơn xin cấp hộ chiếu cho công dân có ý định đi du lịch quốc tế sẽ được nối lại vào ngày 08/01 tới.

Kể từ khi những thông báo này được ban hành, mạng xã hội Trung Quốc đã rộ lên một chủ đề là “Cuối cùng tôi cũng có thể ra hải ngoại” sau gần ba năm hạn chế đi lại.
Dữ liệu từ các trang web du lịch cho thấy người dân Trung Quốc đang đổ xô đặt vé cho các chuyến đi hải ngoại.
Hôm 27/12, nền tảng du lịch Trung Quốc Tongcheng Travel (Lữ hành Đồng Trình) đã công bố dữ liệu cho thấy số lượt tìm kiếm thị thực đi sang các quốc gia khác tăng gấp 10 lần và lượng tìm kiếm vé phi cơ quốc tế tăng 850%.

Nhật Bản, Thái Lan, Nam Hàn, Hoa Kỳ, Singapore, Malaysia, Úc, và Vương quốc Anh nằm trong số những điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất.

Việc mở lại biên giới diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với đợt bùng phát COVID-19, mà theo ước tính của chính nhà cầm quyền này đã có 248 triệu người bị nhiễm bệnh trong 20 ngày đầu tiên của tháng Mười Hai. Phân tích của các nhà nghiên cứu Anh cũng dự báo có khoảng từ 167 đến 279 triệu ca nhiễm trên toàn quốc, trong đó có thể dẫn đến 1.3 đến 2.1 triệu ca tử vong.

(Ành: Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân đến phòng khám sốt tại Bệnh viện Triều Dương ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 13/12/2022.)

Đầu tháng này, chính quyền cộng sản đột ngột đảo ngược chính sách zero COVID hà khắc vốn đã tàn phá nền kinh tế và đẩy hàng trăm triệu người vào cảnh khốn cùng, những người phải chịu đựng các đợt phong tỏa liên miên trong gần ba năm.

Nhưng vì không có sự chuẩn bị gì trước khi dỡ bỏ chính sách này, nên các dịch vụ y tế và nhà xác đã rơi vào tình trạng quá tải, thuốc men cũng bị thiếu trầm trọng trong bối cảnh virus [lây lan] vượt khỏi tầm kiểm soát trên khắp đất nước.

Lây nhiễm cho toàn thế giới

Ông Lâm Hiểu Húc (Sean Lin), một nhà virus học và cựu giám đốc phòng thí nghiệm thuộc khoa bệnh truyền nhiễm của Viện Nghiên cứu Quân đội Walter Reed, nói rằng việc mở cửa đất nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực sự là một chiến lược để cho tất cả mọi người bị nhiễm bệnh, không chỉ ở trong Trung Quốc, mà là cả thế giới.

Ông nói, “Khi họ không kiểm soát được dịch bệnh, họ phát tán [virus này] ra toàn thế giới. Giống như khi COVID lần đầu tiên bùng phát ở Vũ Hán, những người đã bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán được phép đi du lịch khắp thế giới. Chiến lược này bây giờ cũng giống như trước đây.”

COVID bùng phát lần đầu tiên vào khoảng mùa thu năm 2019 tại Vũ Hán, một thành phố có 11 triệu cư dân nằm ở miền trung Trung Quốc. Theo thị trưởng đương thời của Vũ Hán, trước khi thành phố này bị phong tỏa vào ngày 23/01/2020, hơn 5 triệu người đã rời khỏi thành phố mà không được xét nghiệm virus. Trong đợt phong tỏa đầu tiên của Trung Quốc hồi tháng Một, ĐCSTQ đã cấm du lịch nội địa, nhưng vẫn mở cửa du lịch quốc tế, nghĩa là một số lượng lớn người nhiễm chủng virus này có thể gieo rắc mầm bệnh trên toàn thế giới.

Ông Lâm chỉ ra sự thiếu minh bạch của nhà cầm quyền trong lần bùng phát dịch bệnh mới nhất này, một hành vi nhất quán suốt ba năm diễn ra đại dịch.

Ông nói: “ĐCSTQ không chia sẻ dữ liệu, và cộng đồng quốc tế không biết có bao nhiêu biến thể virus khác nhau đang lây lan ở Trung Quốc và liệu có những ca lây nhiễm phức hợp nào khác hay không.”

“Trong hoàn cảnh như vậy, việc ĐCSTQ để người dân vùng đại dịch rời khỏi đất nước là hết sức vô trách nhiệm. Hay nói cách khác, họ có một mục đích rất nham hiểm và vô cùng thâm độc.”

Số ca nhiễm virus và số ca tử vong chính thức của chính quyền này kể từ khi dỡ bỏ chính sách zero-COVID đã thu hút sự hoài nghi trên diện rộng. Quốc gia này chỉ ghi nhận tám trường hợp tử vong do COVID trong tháng Mười Hai, một con số mâu thuẫn với các báo cáo ngày càng gia tăng về các lò hỏa táng trên khắp đất nước đang hoạt động quá công suất.

Các quan chức y tế ở cấp tỉnh và thành phố cũng đã báo cáo hàng triệu ca nhiễm trong khu vực của họ, trái ngược với con số chính thức ở cấp quốc gia.

Trong bối cảnh quốc tế giám sát chặt chẽ dữ liệu virus của nhà cầm quyền Trung Quốc, hôm 25/12, Ủy ban Y tế Quốc gia đã thông báo rằng họ sẽ không công bố dữ liệu về số ca nhiễm hoặc số ca tử vong do COVID-19 nữa. Hôm 27/12, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc thông báo rằng họ sẽ công bố những dữ liệu này mỗi tháng một lần.

Cho đến nay để ứng phó với sự bùng phát này, Ấn Độ và Nhật Bản đã siết chặt kiểm soát biên giới bằng cách bắt buộc xét nghiệm COVID đối với du khách đến từ Trung Quốc.

Trong khi đó, Hoa Thịnh Đốn cũng đang cân nhắc các biện pháp kiểm soát đối với du khách đến từ Trung Quốc do lo ngại về việc Bắc Kinh “không minh bạch về dữ liệu”, các quan chức Mỹ ẩn danh nói với các hãng thông tấn hôm 27/12.

Thay đổi tên gọi

Nhà cầm quyền nước này cũng đã thông báo vào thứ Hai (26/12) rằng họ đang hạ cấp các biện pháp kiểm soát COVID từ cấp nghiêm ngặt nhất xuống cấp nghiêm ngặt thứ hai. Sự phân loại này đã loại bỏ một cách hiệu quả việc biện minh cho các biện pháp zero COVID hà khắc của Trung Quốc.

Cùng với hành động này, Bắc Kinh đã thay đổi tên tiếng Trung chính thức của COVID-19 từ “viêm phổi do virus corona chủng mới” thành “nhiễm trùng do virus corona chủng mới”.

Theo ông Lâm, việc đổi tên này là một nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch bệnh đang ngày càng tệ hơn này.

ĐCSTQ đã đổi tên bệnh COVID-19 “vì có quá nhiều người bị nhiễm chủng virus này và phát triển bệnh viêm phổi nặng, có biểu hiện là trong phổi của họ xuất hiện những mảng màu trắng; và nhiều người phải nhập viện, có các triệu chứng nghiêm trọng, và thậm chí nhiều người đã tử vong.”

“Tuy nhiên, ĐCSTQ không muốn thừa nhận rằng những người này đã bị nhiễm và mắc bệnh ‘viêm phổi do virus corona’ [COVID] nên họ đã đổi tên của bệnh này,” ông nói thêm.

Điều này sẽ khiến nhà cầm quyền dễ dàng tiếp tục nói rằng những người này có thể tử vong do các mầm bệnh khác hoặc các bệnh lý nền khác gây ra. “Họ có thể loại trừ những trường hợp tử vong này khỏi dữ liệu tử vong do COVID,” ông Lâm nói.

“Nhưng tôi nghĩ mục đích căn bản của họ là che giấu ba dữ liệu chính: tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ triệu chứng nghiêm trọng, và tỷ lệ tử vong.”


(Ảnh: Nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ để chống lây nhiễm từ bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 25/01/2020.)

Tuần trước (19-25/12), nhà cầm quyền đã siết chặt đáng kể định nghĩa về tử vong do COVID bằng cách chỉ tính những ca tử vong do viêm phổi và suy hô hấp sau khi nhiễm COVID, một thay đổi vấp phải nhiều chỉ trích từ các chuyên gia về dịch bệnh. Theo quy định mới này, các trường hợp tử vong do các biến chứng tại các vị trí khác trong cơ thể, hoặc tử vong do các bệnh lý nền trở nên trầm trọng hơn sau khi nhiễm COVID đều sẽ không được tính.


Tin Nóng Việt Nam

Có thể đình công lớn trước Tết Quý Mão 2023! Lương không đủ sống, công nhân tại Việt Nam có thể đình công sớm!

– Lương không đủ sống, vật giá leo thang, lại bất mãn về tiền thưởng Tết có thể đẩy giới công nhân lao động tại Việt Nam vào thế phải đình công.

Vào những ngày dẫn đến Tết truyền thống âm lịch, những cuộc đình công thường thấy xảy ra tại Việt Nam khi tiền thưởng Tết hoặc quá ít ỏi, hoặc không có. Dù giàu hay nghèo, mọi gia đình đều có những khoản chi tiêu mua sắm.


(Hình: Công nhân tại các khu công nghiệp tại Việt Nam ăn uống đạm bạc, nay lại thêm nỗi lo mất việc khi Tết sắp đến.)

Những tháng gần đây dẫn đến cuối năm 2022, rất nhiều xí nghiệp gồm cả đại công ty như Samsung, đã cắt giảm giờ làm của nhân viên. Sự cắt giảm chi tiêu tại những thị trường tiêu thụ hàng hóa như Mỹ và Châu Âu đã buộc các nhà cung cấp tại Châu Á giảm mức cung cấp. Một số công ty bị cắt đơn đặt hàng đã cho nhân công nghỉ việc.
Dù nhiều hãng đã chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhưng tình hình thương mại toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” làm cho khoảng 430,000 công nhân tại Việt Nam bị cắt giảm giờ làm. Cắt bớt giờ làm vào dịp này đồng nghĩa với chuyện không có Tết giống như người ta mong muốn. Đồng lương èo uột sống đã khó, bây giờ là lúc phải chi tiêu nhiều hơn cho Tết nhất làm sự khốn đốn gia tăng.

Theo một nhà nghiên cứu về tình hình lao động tại Việt Nam, bình thường có khoảng 1 triệu người thất nghiệp trong khoảng 50 triệu người lao động. Không thấy nhà cầm quyền CSVN đưa ra con số thống kê nào về tình hình thất nghiệp trước thềm Tết Quý Mão. Chỉ thấy một vài bài viết trên mặt báo trong nước về nỗi khó khăn của giới công nhân trong dịp này, viết lai rai mấy tuần qua.

Suốt những năm qua, công nhân tại Việt Nam tự đình công đòi hỏi quyền lợi, không qua sự cầm đầu của tổ chức công đoàn. Hiện nay, các tổ chức công đoàn nằm trong hệ thống Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đều do đảng kiểm soát, phục vụ nhu cầu chính trị của đảng CSVN, không phục vụ quyền lợi công nhân.
Cho nên, phần lớn các vụ đình công đều không được hệ thống báo đài do đảng và nhà nước kiểm soát đưa tin. Tết Nhâm Dần vừa qua, hàng chục cuộc đình công khắp nơi trước và sau Tết chỉ một số ít được mọi người biết đến. Theo Tổng Cục Thống Kê Hà Nội, trong năm 2022, đã xảy ra 144 vụ đình công tại Việt Nam, nhiều hơn 53 vụ xảy ra năm 2021 trước đó.

Theo một bài viết trên tạp chí Nikkei, khả năng đình công có thể xảy ra nhiều hơn trong năm nay dù giới công nhân hiểu tình hình kinh tế thế giới và hoạt động sản xuất mà họ là thành phần, liên hệ chặt chẽ với nhau. Giám đốc một công ty đồ gỗ xuất cảng cho hay họ cũng nghe đồn đãi về khả năng có thể có đình công khi số tiền được nhận lãnh khi bị sa thải hay thưởng Tết quá thấp.


(Hinh: Nhiều công nhân đón xe về quê nghỉ Tết sớm vì không có việc làm.)

Để chặn trước các cuộc đình công có thể xảy ra, nhà cầm quyền các địa phương cũng như chức sắc công đoàn khuyến cáo các công ty nên trả tiền cho công nhân đúng hạn. Năm 2021, để kịp sản xuất cung cấp hàng cho các thị trường bán dịp Giáng Sinh, nhiều công ty thúc giục công nhân ngủ ngay tại hãng xưởng để làm, khi dịch COVID-19 đang hoành hành cả nước.

Năm nay, hàng không bán được nhanh vì dồn ứ từ mùa trước, các nhà tiêu thụ không đặt thêm hàng mới hoặc cắt giảm số lượng. Các công nhân tại Việt Nam trông chờ “tăng ca” tức làm thêm giờ để có thêm tiền phụ trội tiêu Tết thì lại không có. Thậm chí còn mất cả việc làm.

Cuối Tháng Mười Một, 2022, báo đài nhà nước căn cứ theo tin của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam nói 25 địa phương trong số hơn 60 tỉnh thành cả nước “có người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm, đời sống,” phần lớn tại các xí nghiệp đồ gỗ, da giày và quần áo xuất cảng.


Đón mừng năm mới, Nhìn lại tình hình Biển Đông trong năm 2022


Trung Quốc trong năm 2022 tiếp tục khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình đối với vùng Biển Đông rộng lớn bằng những hành động ngày càng mang tính cưỡng ép và hăm dọa, và điều này có thể gây bất lợi cho Bắc Kinh vì các nước láng giềng đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ để làm đối trọng, theo nhận định của giới quan sát.

Biển Đông, nơi chứa trữ lượng hải sản và khoáng sản phong phú và là thủy lộ quan trọng cho thương mại toàn cầu, trong những năm gần đây đã chứng kiến căng thẳng bùng lên liên quan tới tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines.

Trung Quốc từ chối công nhận chủ quyền của năm nước kia đối với một phần hoặc cả vùng biển và bác bỏ phán quyết của một tòa án trọng tài quốc tế vô hiệu hóa những tuyên bố chủ quyền lịch sử rộng lớn của nước này vào năm 2016 theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc.

Vào tháng 3, Trung Quốc khẳng định họ có quyền phát triển các đảo ở Biển Đông như ý muốn sau khi Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba trong số những hòn đảo mà họ xây cất ở Biển Đông, trang bị các hệ thống phi đạn chống hạm và chống máy bay, thiết bị gây nhiễu và laser, cũng như máy bay chiến đấu.

Vào tháng 5, Trung Quốc cấm tàu thuyền và máy bay tiến vào vùng Biển Đông đang tranh chấp trong khi tiến hành các cuộc tập trận quân sự trùng với chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào việc chống lại điều mà Mỹ xem là mối đe dọa từ Bắc Kinh.

Các nước Mỹ, Úc và Canada cũng báo cáo những vụ việc mà trong đó tàu và máy bay của Trung Quốc bị nói là nghênh cản, đeo bám hoặc quấy nhiễu tàu và máy bay của các nước này thực hiện các nhiệm vụ trong hải phận hoặc không phận quốc tế theo quan điểm của họ.

Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và một nhà quan sát Biển Đông nhiều năm, nhận định tất cả những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông “không hề giảm bớt” so với các năm khác và điều này cho thấy dù bất cứ chuyện gì xảy ra thì “tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông không hề thay đổi.”

“Năm 2020 là năm mà Trung Quốc bắt đầu gặp rất nhiều khó khăn về dịch bệnh [COVID-19] nhưng họ vẫn không ngơi các hành động của họ trên khu vực Biển Đông, khẳng định sức mạnh của họ cũng như tăng cường sự diện diện của họ,” ông nói. “Cho đến năm 2022 cũng vậy khi mà cả thế giới đang tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine, và bản thân Trung Quốc cũng tuyên bố Trung Quốc sẽ không lợi dụng làm giống như Nga đã làm ở Ukraine. Tuy nhiên những hành động của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông vẫn luôn luôn thể hiện.”

Nhà quan sát này liệt kê những vụ việc mà trong đó Trung Quốc bị nói là xâm phạm vùng nhận diện phòng không hoặc vùng trời của Malaysia hay cho tàu vào “quấy nhiễu” trong vùng biển Bắc Natuna của Indonesia và các nước khác, cũng như tăng cường bồi lấp những thực thể mà nước này kiểm soát.

“Dựa trên tất cả những hành động đó thì có thể thấy một điều rằng là dự báo trong năm 2023 chắc chắn những hành động của Trung Quốc không hề suy giảm bởi vì mục tiêu của họ là chiếm đoạt Biển Đông để họ trở thành cường quốc. Từ sức mạnh đó họ có thể cạnh tranh với sức mạnh của nước Mỹ.”

Mỹ không có lập trường chính thức ủng hộ nước nào trong những tranh chấp ở Biển Đông, nhưng luôn nói họ có toàn quyền hoạt động ở nơi mà họ xem là vùng biển quốc tế. Điều này bao gồm điều tàu chiến của Hải quân Mỹ đi ngang qua các thực thể do Trung Quốc nắm giữ, bao gồm các đảo nhân tạo được trang bị đường băng và các cơ sở quân sự khác.

Vào tháng 1, một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ mang tên “Ranh giới trên Biển” khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông gần như hoàn toàn vô giá trị. Nó cũng nói rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hơn 100 thực thể ngập nước khi thủy triều lên là không phù hợp với luật pháp quốc tế; rằng yêu sách bao phủ vùng biển rộng lớn không có sơ sở trong luật pháp quốc tế; và rằng việc tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển dựa trên việc định danh từng nhóm đảo như một tổng thể là “không được luật pháp quốc tế cho phép.”

“Các yêu sách hàng hải rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982,” nghiên cứu của Mỹ nói.

Về phần mình, Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ đối với vùng biển đã được xác lập qua một thời kì lịch sử lâu dài và bác bỏ lập luận của phía Mỹ là “tùy tiện diễn giải sai công ước.”

Gregory Poling, nhà nghiên cứu cao cấp và giám đốc Chương trình Minh bạch Hàng hải của Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nói những hành động mang tính “cưỡng ép” của Trung Quốc đang đưa tới một sự dịch chuyển chính sách ở Philippines về Biển Đông, điều mà ông nói là diễn biến quan trọng nhất ở khu vực này trong năm 2022.

“Dưới chính quyền mới của Marcos Jr., Philippines đang nhanh chóng hiện đại hóa quan hệ đồng minh với Mỹ và kháng cự một cách công khai hơn những hành động cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông,” ông nói.

“Bắc Kinh đã tăng tốc điều đó bằng cách ngăn chặn các nhiệm vụ tiếp tế của Philippines tới các tiền đồn của họ, bao vây các rạn san hô trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines bằng các tàu dân quân, và gần đây nhất là nghênh cản một cách nguy hiểm một tàu Tuần duyên của Philippines đang kéo các mảnh vỡ tên lửa của Trung Quốc rơi xuống gần một trong những hòn đảo do Philippines chiếm giữ.”

Ông nói thêm:

“Bất chấp những lời lẽ về chuyện giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, Trung Quốc dường như không thể thay đổi hướng đi ở Biển Đông—họ tiếp tục dựa vào sự cưỡng ép và bắt nạt để thúc đẩy các yêu sách của mình theo cách liên tục thúc đẩy các bên đoi chủ quyền ở Đông Nam Á tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, với nhau và với các bên ngoài khu vực khác. Điều đó hoàn toàn ngược lại với những gì Trung Quốc mong muốn.”

Chuyên gia Hoàng Việt lưu ý rằng Việt Nam, một trong những nước có tranh chấp chủ quyền đôi khi căng thẳng với Trung Quốc, trong những năm gần đây đang thúc đẩy quan hệ với nhiều quốc gia khác ngoài khu vực tranh chấp bao gồm Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ. Tất cả các nước này từng lên tiếng ủng hộ một vùng Biển Đông tự do và rộng mở cũng như bày tỏ lo ngại về những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trong khu vực.

“Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á đều muốn thực sự vấn đề Biển Đông không chỉ còn là vấn đề riêng của các nước Đông Nam Á và Trung Quốc nữa mà nó là vấn đề của thế giới, bởi vì Biển Đông đóng một vai trò quan trọng trên toàn thế giới,” ông nói.


Anh và UNICEF Hỗ Trợ Trang Thiết Bị Y Tế Cho Việt Nam


(Hình: Một văn phòng của UNICEF.)

- Hôm 29/12/2022, Tòa Ðại sứ Anh cho biết rằng cơ quan ngoại giao này và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) mới đây đã trao tặng trang thiết bị y tế trị giá 500.000 bảng Anh cho Bộ Y tế Việt Nam nhằm hỗ trợ phục hồi hệ thống y tế.

Theo Tòa Ðại sứ Anh, trang thiết bị bao gồm 500 máy theo dõi bệnh nhân và 500 bơm chích điện tự động mà Bộ Y tế sẽ “sớm phân bổ” đến các bệnh viện và cơ sở y tế có nhu cầu trên cả nước.

Tòa Ðại sứ Anh nói rằng sự hỗ trợ này “thể hiện tình hữu nghị”, đồng thời hy vọng “góp một phần nhỏ” vào công cuộc phục hồi sau đại dịch của Việt Nam.

Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Iain Frew, bày tỏ hy vọng rằng “những trang thiết bị y tế này thể hiện được sự hỗ trợ lâu dài, vừa thiết thực, vừa mang giá trị tinh thần của Vương quốc Anh dành cho các bệnh nhân và y Bác sĩ Việt Nam tại những khu vực dễ bị tổn thương nhất nhằm vượt qua khó khăn, đặc biệt là về y tế”.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế Việt Nam để củng cố và hỗ trợ phục hồi hệ thống và dịch vụ y tế tại Việt Nam”, ông nói thêm, theo Tòa Ðại sứ Anh.

Trong khi đó, Quyền Trưởng Đại diện UNICEF Việt Nam, ông Ziad Nabulsi, nói rằng “các thiết bị do chính phủ Anh hỗ trợ sẽ góp phần to lớn vào nỗ lực không ngừng giữ cho Việt Nam an toàn trước sự bùng phát của COVID-19 cũng như củng cố hệ thống y tế hậu COVID”.
“Mặc dù hệ thống y tế của Việt Nam đã dần được cải thiện, thể hiện rõ qua khả năng ứng phó mạnh mẽ với COVID-19, nhưng Việt Nam vẫn cần sự hỗ trợ từ các đối tác – đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa và vùng khó tiếp cận. UNICEF cùng với các đối tác sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ củng cố hệ thống y tế của Việt Nam”, ông Nabulsi nói, theo Tòa Ðại sứ Anh.

Trong khi xảy ra đại dịch COVID-19, tin cho hay, Anh là một trong những quốc gia đi đầu trong việc viện trợ vắc-xin cho Việt Nam, với hơn 2 triệu liều vắc-xin Oxford/AstraZeneca COVID19.

Theo Tòa Ðại sứ Anh, hợp tác y tế Việt Nam-Vương quốc Anh “còn trải rộng” trên các lĩnh vực về kháng kháng sinh, bệnh không truyền nhiễm, giáo dục Y khoa và y tế số.


Trận Động Đất Thứ Hai Tại Hòa Bình Trong Tháng 12


(Hình: Vị trí xảy ra trận động đất vào chiều ngày 29/12/2022.)

- Một trận động đất đo được 4 độ trên địa chấn kế Richter và chấn tiêu sâu khoảng 10 cây số xảy ra tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, vào gần 3 giờ chiều ngày 29/12/2022. Đây là trận động đất thứ hai ghi nhận được tại Hòa Bình trong tháng 12 này.
Trung tâm Báo tin Động đất & Cảnh báo Sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam thông báo như vừa nêu và truyền thông nhà nước loan đi.

Trận động đất 4 độ Richter ghi nhận được chiều ngày 29/12 gây rung lắc khá mạnh, người dân sống quanh khu vực tâm chấn được cho biết cảm nhận rõ tình trạng đó.

Hôm 14/12 vừa qua, một trận động đất 3,9 độ Richter, chấn tiêu sâu khoảng 12 cây số cũng xảy ra tại khu vực huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Vào tháng 2/2021, một trận động đất 2,8 độ Richter xảy ra tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Ghi nhận cho thấy tại khu vực Tây-Bắc, nơi có nhiều đứt gãy hoạt động mạnh như đứt gãy Điện Biên-Mường Lay, kéo dài khoảng 200 cây số; đứt gãy Sông Mã-Tuần Giáo-Lai Châu, từng xảy ra những trận động đất có cường độ mạnh như trận động đất năm 1935 có cường độ 6,9 độ Richter tại lòng chảo Điện Biên; năm 1983, xảy ra trận động đất 6,7 độ Richter tại thị trấn Tuần Giáo; năm 2001 xảy ra trận động đất 5,3 độ Richter tại thành phố Điện Biên Phủ.


Công An Bắt Thêm Người Liên Quan Vụ Ngư Dân Bị Tra Tấn Trên Biển Cà Mau


(Hình: Cảnh ông Trung bị tra tấn trên tàu đánh cá BT 97993-TS ở Cà Mau hồi tháng 5/2022.)

- Công an huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau vừa bắt tạm giam thêm một người bị cho là chiếm dụng tiền bồi thường cho nạn nhân vụ tra tấn trên biển Cà Mau hồi tháng 5/2022.
Cụ thể người bị bắt, theo truyền thông, là Dương Văn Bình (tự Bình bùa). Tại cơ quan công an trong ngày 28/12/2022, ông Bình thừa nhận có lấy số tiền chủ tàu đánh cá bồi thường cho ông Trương Văn Trung (47 tuổi, ngụ Kiên Giang) là một trong hai nạn nhân bị tra tấn trên tàu đánh cá BT 97993-TS ở Cà Mau hồi tháng 5/2022.

Tại đây, ông Bình cũng đã nộp lại số tiền 120 triệu đồng trong số 150 triệu đồng tiền thoả thuận bồi thường cho ông Trung. Thực tế, sau sự việc trên ông Trung chỉ nhận được 20 triệu đồng tiền bồi thường của chủ tàu đánh cá.

Liên quan đến vụ này, đến nay Công an Cà Mau đã bắt tạm giam 6 người. Năm người bị bắt tạm giam trước đó gồm Nguyễn Văn của, Nguyễn Công Toàn, Nguyễn Văn Tỵ, Đoàn Văn Hùng và Sử Chí Tâm.

Theo điều tra của Công an, vào ngày 23/5, hai ngư dân Trung và Bình bị nhóm của Toàn đánh; dùng kìm bẻ răng, bấm vào môi, tay và hạ bộ gây thương tích. Ngày 28 và 30/5, hai ông Trung và Bình đến Công an thị trấn Sông Đốc trình báo bị đánh trên tàu đánh cá BT 97993-TS nhưng sau đó họ tự thỏa thuận với chủ ghe, không yêu cầu công an xử phạt hình sự rồi rời khỏi địa phương.
Tuy nhiên đến tối 15/11/2022 đoạn video clip về nhóm của ông Toàn hành hạ hai ông Trung và Bình được đăng lên mạng xã hội, khiến dư luận xôn xao, từ đó cơ quan chức năng mới vào cuộc điều tra.

Kết quả giám định cho thấy ông Trung bị thương tật 48%. Riêng nạn nhân thứ hai là Lê Văn Bình, 30 tuổi, Công an vẫn chưa thể liên lạc. Công an vẫn đang tiếp tục mở rộng điều tra.


Xét 3 Tòa Nhà, Công An Bắt 86 Người Liên Quan Đường Dây Lừa Đảo Qua Mạng


(Hình: Công an khám xét một trong các địa điểm.)

- Tám mươi sáu người đã bị Công an Tp. HCM tạm giữ do liên quan đến đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông.

Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 29/12/2022, đồng thời cho biết những người trên bị bắt giữ sau khi Công an Tp. HCM thực hiện khám xét tại ba địa điểm gồm tầng 1 tòa nhà Halo Building (số 60 Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình), phòng 102 tòa nhà số 586/8 Cộng hòa (phường 13, quận Tân Bình) và một công ty tại số 1039 Cách Mạng Tháng Tám (phường 7, quận Tân Bình).

Công an ngoài ra còn thu giữ tang vật gồm 109 máy tính để bàn, 67 máy tính xách tay, một máy in, 118 điện thoại di động các loại, hai xe hơi, 46 xe gắn máy các loại, 27 thẻ ngân hàng.
Theo Công an, hành vi lừa đảo của những người vừa bị bắt là giả danh nhân viên đơn vị phát hành thẻ tín dụng, gọi điện thoại tư vấn các chủ thẻ tín dụng bấm vào link độc, rút tiền qua phần mềm. Sau khi nạn nhân đồng ý, họ yêu cầu chụp hình hai mặt thẻ tín dụng và cung cấp mã OTP; sau đó thực hiện quẹt thẻ thông qua các gian hàng trên một website để chuyển đổi tiền từ thẻ của nạn nhân sang tài khoản ví điện tử của họ để chiếm đoạt.

Hiện Công an Tp. HCM tiếp tục phối hợp các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án.
Theo đại diện Cục Cảnh sát Hình sự (C02) - Bộ Công an, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng với diễn biến ngày càng phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố gần 500 vụ án và hơn 1.000 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng kỹ thuật cao, bằng con số của cả năm 2020, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2021.


Thanh Tra Chính Phủ Chuyển Công An Điều Tra Về “Lợi Nhóm” Liên Quan Sách Bài Tập


(Hình: Quầy bán sách giáo khoa lớp 1.)

- Vào ngày 29/12/2022, Thanh tra Chính phủ Việt Nam cho biết đã kiến nghị Thủ tướng chính phủ cho chuyển thông tin 2 nội dung sang Bộ Công an xem xét, giải quyết theo quy định. Một trong hai nội dung đó là có dấu hiệu “lợi ích nhóm” giữa Bộ Giáo dục-Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước với Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong việc in ấn, phát hành sách bài tập.

Truyền thông nhà nước loan tin sau khi Phó tổng Thanh tra Chính phủ, ông Trần Ngọc Liêm, ký thông báo Kết luận Thanh Tra chuyên đề công tác quản lý Nhà nước về giáo dục-đào tạo thời kỳ được xem xét từ 1/1/2014 đến 31/12/2018.

Nội dung thứ hai mà Thanh tra Chính phủ kiến nghị Chính phủ chuyển cho Công an điều tra là công tác lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa theo phương thức chào của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhà Xuất bản Giáo dục có nhiều dấu hiệu bất thường, khôn bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Thanh Tra Chính phủ cũng kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức giải quyết nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo được phân công phụ trách theo từng thời ký.

Những kiến nghị vừa nêu được đề ra sau khi Thanh tra Chính phủ nêu hàng loạt vi phạm trong việc quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, thẩm định, duyệt, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa; việc quản lý, khai triển, thực hiện một số dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo tại Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan.


Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục-Đào Tạo Nguyễn Hữu Độ Bị Chính Phủ Kỷ Luật Khiển Trách


(Hình: Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Hữu Độ.)

- Vào ngày 29/12/2022, Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Hữu Độ nhận quyết định kỷ luật do Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký vì dính líu đến vi phạm trong biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành sách giáo khoa; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông quốc gia….
Truyền thông nhà nước loan tin dẫn quyết định vừa nêu, theo đó thời gian kỷ tính từ thời điểm công bố quyết định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thi hành kỷ luật đảng, ngày 24/10/2022.

Tại cuộc họp của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương diễn ra từ ngày 18 đến 19/10/2022, cơ quan này đã ra quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với một loạt các viên chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ông Nguyễn Hữu Độ. Ông bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Tại kỳ họp thứ 19 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vào tháng 9 vừa qua, cơ quan này cũng đã có đề nghị kỷ luật đối với ông Phùng Xuân Nhạ vì xác định Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục-Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 cùng Bộ trưởng, Thứ trưởng của nhiệm kỳ trên có sai phạm đến mức phải kỷ luật.

Theo thông cáo của Uỷ ban Kiểm tra được truyền thông nhà nước đăng tải vào tháng 9, Uỷ ban Kiểm tra cho rằng Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục-Đào tạo đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ và một số tập thể, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật nhà nước trong công tác cán bộ. Nhiều cán bộ đảng viên trong ngành bị xử phạt hình sự liên quan đến các dự án đầu tư công, biên soạn, phát hành sách giáo khoa….


Thân Nhân Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn Nói Không Rõ Bà Này Đang Trốn ở Đâu


(Hình: Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC.)

- Vào ngày 29/12/2022, Luật sư đại diện cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) Nguyễn Thị Thanh Nhàn - đang trốn truy nã - trình bày trước tòa rằng thân nhân bà này không rõ hiện bà đang ở đâu.

Tuy nhiên, gia đình cũng đã gửi cho Tòa các bằng khen, huy chương do các bộ, ban ngành thưởng cho bản thân bà Nhàn, cũng như các huân chương, huy chương kháng chiến của cha mẹ bà Nhàn.
Truyền thông nhà nước loan tin cho biết thêm gia đình bà Nhàn đề nghị Tòa áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Vụ án thông thầu giữa lãnh đạo Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) của Chủ tịch đang trốn truy nã Nguyễn Thị Thanh Nhàn và lãnh đạo Đồng Nai tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh được bắt đầu xét xử tại Tòa Hà Nội ngày 21/12 theo như kế hoạch đề ra.

Dù có nhiều kêu gọi ra đầu thú nhưng Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Nhàn và bảy người trong cùng vụ đang trốn truy nã không có mặt tại phiên xử. Những người trốn truy nã khác gồm Trần Mạnh Hà, Phó tổng Giám đốc Công ty AIC; Đỗ Văn Sơn, cựu kế toán trưởng Công ty AIC; Nguyễn Thị Sen, cựu Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế và Môi trường; Nguyễn Thị Tích, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mopha; Ngô Thế Vinh, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh trang thiết bị Y-Nha khoa Việt Tiên; Nguyễn Đăng Thuyết, cựu Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành An Hà Nội; Đỗ Mỹ Hạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Cát Vân Sa.


Vụ Bảo Kê Buôn Lậu Xăng Dầu: Cựu Đại Tá Biên Phòng Được Giảm Án, 2 Tư Lệnh Vùng Cảnh Sát Biển Bị Y Án


(Ảnh: Công an thu hơn 100 tỉ đồng của đường dây buôn lậu xăng dầu.)
- Cựu Đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thế Anh được Tòa Phúc thẩm giảm mức án từ chung thân xuống 22 năm tù do nộp 5,6 tỉ đồng khắc phục. Trong khi đó kháng cáo của hai cựu Thiếu tướng Cảnh sát Biển Lê Văn Minh - Vùng 4, và Lê Xuân Thanh - Vùng 3, bị bác.

Truyền thông nhà nước chiều ngày 29/12/2022 loan tin dẫn các phán quyết của Tòa án Quân sự Trung ương sau 3 ngày xử Phúc thẩm vụ án bảo kê cho đường dây buôn lậu xăng dầu từ ngoại quốc về Việt Nam.

Ngoài ông Nguyễn Thế Anh được giảm án, Tòa giảm án cho 2 ông Lê Văn Phương-cựu Phó phòng CSGT, Công an Trà Vinh, từ 3 năm 6 tháng xuống 3 năm và Phạm Hồ Hải-cựu trưởng đại diện cảng vụ hàng hải Cần Thơ tại Duyên hải, Trà Vinh, từ 5 năm 6 tháng xuống 4 năm.

Phiên Phúc thẩm đối với vụ án vừa nêu được khởi sự vào sáng ngày 27/12 vì có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và được hưởng án treo của tám người gồm ông Lê Văn Minh, Nguyễn Thế Anh và sáu người khác bị Tòa Sơ thẩm xử tù hồi ngày 15/7 vừa qua.

Tại tòa cựu tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 4 - Thiếu tướng Lê Văn Minh, và cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Đại tá Nguyễn Thế Anh, đều thừa nhận có nhận tiền “hối lộ” để bảo kê cho trùm buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu. Số tiền “hối lộ” được tòa xác định là gần 19 tỉ đồng nhưng các bị cáo cho rằng số tiền không nhiều đến vậy.

Theo phán quyết của Tòa Sơ thẩm, cựu Thiếu tướng, cựu Tư Lệnh Vùng Cảnh sát Biển 4 Lê Văn Minh bị 15 năm tù; cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát Biển 3 Lê Xuân Thanh 12 năm tù; cựu Thiếu tá, cựu Phó đoàn trưởng Trinh sát 2 Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển Lưu Thế Đức 4 năm 6 tháng tù; cựu Đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Trà Vinh Phạm Văn Trên 10 năm tù; cựu Thượng tá, cựu Đồn trưởng Biên phòng cảng Trường Long Hòa, tỉnh Trà Vinh Nguyễn Văn Hùng 16 năm tù; cựu Trung tá, cựu Hải đội trưởng 2 thuộc Biên phòng tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Thanh Lâm 11 năm tù; cựu Thượng tá, cựu Phó phòng CSGT-Công an tỉnh Trà Vinh Lê Văn Phương 3 năm 6 tháng tù; vợ ông Lê Xuân Thanh - bà Phan Thị Xuân 2 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo; ông Nguyễn Văn An - em họ ông Nguyễn Thế Anh 15 năm tù; ông Phạm Hồ Hải - cựu đại diện Cảng Cần Thơ tại Trà Vinh 3 năm 6 tháng tù; ông Sơn Hoàng Ngự- cựu nhân viên Đồn Trường Long Hòa - 4 năm 6 tháng tù.

Đối với tội “buôn lậu” và “đưa người đi ngoại quốc trái phép”, các ông Phùng Danh Thoại - cựu Đại tá, cựu Trưởng phòng xăng dầu, Cục Hậu cần thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển bị tuyên 7 năm tù về tội “Buôn lậu”.

Ông Nguyễn Thế Anh - cựu Đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang lĩnh án tù chung thân về tội “Nhận hối lộ” và hai năm tù về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi ngoại quốc trái phép”. Tổng hợp hình phạt của hai tội danh là tù chung thân.

Ngoài ra, ông Cao Phước Hoài, quê Bình Định, lao động tự do bị tuyên phạt sáu tháng 21 ngày tù về tội “Không tố giác tội phạm”.


Khởi Tố 43 Lãnh Đạo, Nhân Viên Tại Các Trung Tâm Đăng Kiểm Liên Quan Vụ Án Nhận Hối Lộ


(Hình: Nhiều xe xếp hàng dài chờ tới lượt kiểm định tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29- 03S trên đường Lê Quang Đạo, thành phố Hà Nội.)

- Trong ngày 28/12/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an Tp. HCM cho truyền thông hay 43 lãnh đạo, cán bộ tại các Trung tâm Đăng kiểm ở phía Nam liên quan đến sai phạm của ngành đăng kiểm đã bị khởi tố.
Cụ thể, Công an cho biết, tính đến chiều 28/12, đã khởi tố 43 bị can liên quan vụ án tội môi giới hối lộ, đưa hối lộ, nhận hối lộ’ và giả mạo trong công tác’.

Trong cùng ngày, liên quan đến những sai phạm tại các Trung tâm Đăng kiểm, Công an Tp. HCM đã mở rộng điều tra, phối hợp với Công an Hà Nội và Bộ Công an khám xét tại Phòng đăng kiểm xe cơ giới của Cục đăng kiểm Việt Nam tại Hà Nội do ông T.A.Q (tên viết tắt) làm quyền trưởng phòng.
Tại đây, Công an cũng đã thu giữ nhiều tài liệu, đồng thời triệu tập nhiều người có liên quan để phục vụ điều tra.

Ông Nguyễn Tô An, Cục phó Cục ĐKVN, cho truyền thông hay “Đây là hoạt động cần thiết của cơ quan chức năng, giúp hoạt động đăng kiểm đi vào nề nếp”.
Trước đó, trong chuyên án này, Công an Tp. HCM bước đầu xác định có sai phạm, tiêu cực trong quá trình cấp giấy chứng nhận kiểm định cho hơn 70 ngàn phương tiện tại 12 Trung tâm Đăng kiểm trên địa bàn Sài Gòn và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre.

Sau khi hàng loạt Trung tâm Đăng kiểm bị tạm dừng hoạt động do sai phạm, hoạt động đăng kiểm tại Sài Gòn, Long An, Đồng Nai, Hà Nội trở nên quá tải.

Liên quan đến vụ án này, trong ngày 28/12, Công an Tp. HCM cho biết trung tướng Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng, thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra-Bộ Công an đã gửi thư biểu dương thành tích xuất sắc của Công an Tp. HCM trong công tác bảo đảm an ninh trật tự; góp phần răn đe, phòng ngừa chung, tạo sự minh bạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đăng kiểm xe cơ giới đường bộ, bảo đảm an toàn cho người điều khiển.


Chuyện Khó Tin! Tăng Trưởng 2022 của Việt Nam Cao Nhất Trong 10 Năm Qua!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay theo số liệu thống kê được công bố hôm 29/12/2022, mức tăng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam đạt 8% vào năm 2022, mức cao nhất kể từ năm 2011.

Do đại dịch Covid-19, tăng trưởng của Việt Nam đã rơi xuống mức thấp kỷ lục vào khoảng 3% trong hai năm 2020-2021, nhưng năm 2022 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam nhờ vào xuất cảng và doanh số bán lẻ.

Theo thông tấn xã AFP, Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết trước khi đại dịch bùng nổ, Việt Nam đứng đầu các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Á Châu, đạt 7% trong năm 2019. Năm nay, mức tăng trưởng 8% vượt quá mục tiêu đề ra của chính phủ là 6-6,5%.

Mặc dù vậy, lạm phát toàn cầu cũng như những ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Ukraine đã có tác động tiêu cực đến xuất cảng của Việt Nam, giảm 6,1% so với năm 2021 do thiếu đơn đặt hàng từ ngoại quốc.

Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB), mức tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 sẽ chậm lại và giảm xuống còn 6,3%.


Đừng Tin Vào Con Số: Kinh Tế Việt Nam Ước Tính Tăng 8,02% Năm 2022!


(Hình: Công nhân làm việc tại một xưởng dệt may ở ngoại thành Hà Nội.)

- Tổng cục Thống kê (GSO) hôm 29/12/2022 cho biết rằng GDP của Việt Nam năm nay ước tính tăng 8,02% so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ quan nhà nước này nói rằng mức tăng trưởng được coi là cao nhất trong vòng 11 năm qua đạt được nhờ nền kinh tế được khôi phục trở lại sau khi chịu tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19.
Theo GSO, GDP quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71% và quý IV tăng 5,92%.

Tổng cục Thống kê cho biết rằng trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế và khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%, trong khi khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, Ngân hàng HSBC mới đây nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay lên 8,1%, so với mức cũ là 7,6% vì “những thuận lợi nhờ mở cửa trở lại vẫn còn”.

VnExpress hôm 22/12 dẫn báo cáo kinh tế Á Châu mới cập nhật của HSBC nhận định rằng 2022 là năm “phục hồi bùng nổ”, giúp Việt Nam nhiều khả năng tiếp tục là một trong những nước tăng trưởng vượt trội ở Á Châu.

Báo điện tử này đưa tin, trong quý III, GDP của Việt Nam tăng 13,7% so với cùng kỳ 2021 nhờ các thị trường bên ngoài vẫn vững vàng và nhu cầu trong nước mạnh mẽ.

Tuy nhiên, HSBC cho rằng triển vọng dần bị phủ bóng từ những trở ngại về thương mại gia tăng, và rằng “suy thoái kinh tế ở Mỹ càng khiến tình hình trở nên khó khăn hơn vì Mỹ là thị trường lớn nhất của nhiều mặt hàng xuất cảng từ Việt Nam”, theo VnExpress.


Tin Vui Cộng Ðồng

Xuân Đoàn Tụ! ‘Giấc Mơ’ Thành Hiện Thực của 3 Gia Đình Việt Nam Sau 2 Lần Vượt Biên!


(Hình: Một gia đình trong nhóm 20 người tị nạn Việt Nam từ Nam Dương đến Gia Nã Ðại.)

Tất cả 20 người của ba gia đình ngư dân Việt Nam vượt biên lần hai hiện đang hưởng mùa Giánh sinh an lành, đoàn viên tại đất nước Gia Nã Ðại, sau chặng đường dài hơn 7 năm kể từ lần vượt biển đầu tiên bất thành, để tìm kiếm điều họ nói là “tự do” và tránh khỏi án tù “bất công” ở quê nhà.
Các gia đình này đã một lần vượt biên sang Úc Ðại Lợi vào năm 2015, nhưng bị chính quyền Canberra bắt và gửi trả về Việt Nam năm 2016. Họ bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận phạt tổng cộng hơn 6 năm tù giam về tội “tổ chức người khác trốn đi ngoại quốc trái phép”.

Trong lần vượt biên thứ nhì vào đầu năm 2017, thuyền cá của họ bị chết máy và buộc phải tấp vào một đảo ở Nam Dương. Vài tháng sau đó, nhóm này đã được Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) cấp quy chế tị nạn.

Từ Toronto, Gia Nã Ðại, bà Trần Thị Thanh Loan, một thành viên của gia đình có tất cả 6 người trong nhóm này, đến Gia Nã Ðại từ tháng 7/2022, chia sẻ với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA):
“Đặt chân đến đất nước Gia Nã Ðại tôi và gia đình rất vui, rất hạnh phúc. Đến Gia Nã Ðại, đất nước tự do, thoát khỏi chế độ của Cộng sản.
“Về số phận hai lần vượt biên thì rất nguy hiểm, lênh đênh trên biển. Nhưng bây giờ đã đặt chân đến Gia Nã Ðại thì thật hạnh phúc”.

Tương tự, bà Trần Thị Lụa, một thành viên trong gia đình 7 người đến Gia Nã Ðại vào đầu năm 2022 và có thêm 2 người em vừa đến vào tháng 9/2022, nói với VOA:
“Tôi rất hạnh phúc, rất vui mừng khi được đặt chân đến một đất nước tự do, không ai cấm những lời nói của mình và không sợ hãi về điều đó hết.
“Các con tôi được đến trường đi học, tôi được đi làm. Rất tự do, chứ không như ở chế độ Cộng sản - mình lúc nào cũng sợ và phải giữ kín lời nói của mình, không được quyền tự do”.

Bà Lụa cho biết rằng gia đình bà Nguyễn Thị Phúc có 5 người đã đến Toronto từ cuối năm 2021.

Bà Trần Thị Lụa trải lòng về giấc mơ chung của nhóm người tị nạn:
“Khi chúng tôi ở Nam Dương, chúng tôi rất lo sợ rằng mình sẽ bị trả về Việt Nam. Nếu bị trả về Việt Nam thì coi như là chết, chứ không còn đường sống nữa. Nhưng không ngờ được sự may mắn của ơn trên, Chúa Mẹ đã phù hộ ban ơn cho chúng tôi, được diễm phúc đặt chân đến Gia Nã Ðại. Điều đó như một giấc mơ, đó là một ước mơ chung của chúng tôi”.

Bà Loan cho biết họ rất may mắn khi được chính quyền Nam Dương trợ giúp và bảo vệ:
“Chính quyền Nam Dương rất bảo vệ chúng tôi. Họ tạo điều kiện cho chúng tôi có cuộc sống tốt mà không có sự áp lực nào. Rất là tốt”.

Những phụ nữ này cho VOA biết khi thuyền cá của họ gặp nạn, cảnh sát và người dân Nam Dương đã cứu họ và đưa họ vào bờ, sau đó cơ quan di trú của nước này phối hợp với UNHCR cấp quy chế tị nạn cho họ.

Nhóm cũng cho biết trong khi lánh nạn ở Nam Dương, Cơ quan Di trú Quốc tế (IOM) đã hỗ trợ cho họ nhà ở, thực phẩm hàng ngày, trong khi phóng viên người Úc Ðại Lợi Shira Sebban và nhà tình nguyện người Mỹ gốc Việt Grace Bùi giúp họ tìm nước thứ ba để định cư thông qua sự phối hợp hỗ trợ của Thượng Nghị sĩ Gia Nã Ðại gốc Việt Ngô Thanh Hải và tổ chức VOICE Gia Nã Ðại.
“Khi chúng tôi bước chân qua Gia Nã Ðại, tổ chức VOICE ra đón và đưa chúng tôi vào nhà. Họ mướn nhà với đầy đủ các thứ, không thiếu thứ gì trong nhà hết – gạo, cơm đầy đủ hết – và họ chu cấp cho chúng tôi hai tháng tiền ăn, tiền nhà để chúng tôi trang trải cuộc sống và sau đó chúng tôi đi làm”, bà Lụa cho biết.


(Người Úc giúp thuyền nhân Việt bị hồi hương.)
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA-Việt ngữ vào năm 2017 từ trại tị nạn ở Nam Dương, bà Lụa cho biết 3 gia đình này đã quyết định vượt biên lần thứ nhì “để mưu cầu một cuộc sống tốt hơn cho gia đình” vì “án tù quá ác độc”.

Trước đó, vào tháng 9/2016, chính quyền ở Bình Thuận đã tuyên án tù đối với một số thành viên của nhóm này sau khi bị chính quyền Úc Ðại Lợi cho hồi hương vào tháng 7/2015, sau khi Canberra trấn an rằng họ nhận được cam kết bằng một văn bản rằng chính quyền Việt Nam sẽ “không trừng phạt việc nhóm này rời khỏi Việt Nam bất hợp pháp”.

Sau án tù này, tại một phiên điều trần trước Thượng viện Úc Ðại Lợi, thiếu tướng Andrew Bottrell, chỉ huy trưởng lực lượng biên phòng Úc Ðại Lợi, đã lên tiếng tố cáo chính quyền Hà Nội vì đã nói dối với chính phủ Úc Ðại Lợi.

Bà Trần Thị Lụa và bà Trần Thị Thanh Loan nằm trong nhóm 4 người bị Tòa Phúc thẩm ở Bình Thuận tuyên phạt tổng cộng gần 9 năm tù vì “tổ chức vượt biên” qua Úc Ðại Lợi trên chiếc tàu gồm 46 người rời cảng Phan Thiết ngày 1/7/2015. Họ bị phía Úc Ðại Lợi trả về Việt Nam ngày 25/7/2015.

Bà Trần Thị Thanh Loan bị tuyên 36 tháng tù. Ông Hồ Trung Lợi, chồng bà, bị tuyên án 24 tháng tù giam, trong khi bà Trần Thị Lụa, bị tuyên 30 tháng tù giam.

Bà Loan và bà Lụa được hoãn thi hành án tù 1 năm để chăm sóc con còn nhỏ. Ông Lợi, cha của 4 con nhỏ trong nhóm tị nạn, phải chấp hành án tù ở Bình Thuận.

Trước khi thời hạn hoãn thi hành án kết thúc, những phụ nữ quyết định đi vượt biên lần hai, vì họ cho rằng nếu họ ở lại Việt Nam, họ sẽ phải đối mặt với án tù như đã tuyên. Về phần ông Lợi, bà Loan cho biết ông cũng đã vượt biên đến Nam Dương sau khi mãn hạn 2 năm tù ở Việt Nam và cũng được tháp tùng đoàn tị nạn đến Gia Nã Ðại.

Trong thông điệp viết trên Facebook hồi đầu tháng 10/2022 nhân dịp chúc mừng hai thành viên cuối cùng trong nhóm tị nạn đến Gia Nã Ðại, phóng viên Sebban cho biết bà đang viết một cuốn sách về câu chuyện vượt biên tìm kiếm tự do của những gia đình ngư dân Việt Nam này, dự kiến sẽ phát hành trong năm 2023.


Bài Vở Nhận Định Tình Hình Thới Cuộc Đó Đây

Hơn 100 Ngày Phản Kháng: Phong Trào Chống Chế Độ Hồi giáo Iran Không Lùi Bước

(Trọng Thành)
Phong trào tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Iran đã diễn ra liên tục trong hơn 100 ngày qua, bất chấp các đàn áp tàn khốc, với ít nhất 476 người tranh đấu bị giết hại và khoảng 14.000 người bị bắt. Hãng tin AFP hôm 27/12/2022, đưa tin một sinh viên Iran sống tại Pháp đã tự sát để thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với cuộc tranh đấu của người Iran.

Anh Mohammad Moradi, 38 tuổi, chọn cách trầm mình xuống sông Rhône, tại thành phố Lyon, miền Trung nước Pháp, nơi anh định cư. Trước khi quyên sinh, người công dân Iran có 1 vợ 3 con, đang theo học Đại học ngành Sử, đã để lại một đoạn video với dòng nhắn gửi như sau: “Tôi quyết định tự tử….Tôi chọn hành động thách thức này để cho thấy chúng tôi, người dân Iran đã quá chán ngán với tình hình hiện nay…. Cảnh sát đã tấn công người dân. Nhiều người mất con trai, con gái, cần phải làm một cái gì đó”.

Tự Sát Để Thúc Đẩy Cộng Đồng Quốc Tế ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu

Phát ngôn viên của cộng đồng Iran tại Lyon, Timothée Amini, cho biết Mohammad Moradi muốn dùng cái chết của mình để thế giới “nghe thấy tiếng nói của cuộc cách mạng tại Iran”. Một đồng hương Iran cho biết Mohammad Moradi muốn dùng cái chết của mình để thúc đẩy “truyền thông phương Tây và các chính quyền phương Tây” ủng hộ cuộc cách mạng tại Iran.

Hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Ý Ðại Lợi, Antonio Tajani, đã triệu Ðại sứ Iran để phản đối về các đàn áp “không thể chấp nhận được” đối với các cuộc biểu tình, bùng lên tại Iran, từ hơn 100 ngày nay, sau cái chết của thiếu nữ Iran Mahsa Amini, 22 tuổi, ngày 16/9. Thiếu nữ Mahsa Amini qua đời sau khi bị bắt giữ bởi cảnh sát “đạo đức” Iran, lực lượng có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy định tôn giáo khắc nghiệt trong xã hội.

Kể từ đó, các cuộc biểu tình nổ ra gần như hàng ngày, ở khắp mọi miền đất nước, thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội, nhiều cộng đồng sắc tộc. Đây là phong trào phản kháng chưa từng có về thời gian và về phạm vi địa lý, kể từ khi chế độ Cộng hòa Hồi giáo Iran ra đời năm 1979. Chân dung của giáo chủ tối cao Ali Khamenei bị đốt, phụ nữ công khai bỏ khăn trùm đầu xuống đường, người biểu tình thường xuyên thách thức cảnh sát.

Đe Dọa “Đàn Áp Không Thương Xót”

Theo thông tấn xã AFP, đáp trả lại phong trào biểu tình là các đàn áp khốc liệt. Chính quyền Iran cáo buộc bàn tay thù địch ngoại quốc thổi bùng “bạo động”. Một đỉnh điểm của đàn áp là việc tử hình 2 người tham gia vào các cuộc biểu tình phản kháng hồi đầu tháng 12. Ngoài 2 người đã bị hành quyết, chính quyền Tehera đã tuyên án tử hình với 9 người khác. Hôm qua, 27/12, Tổng thống Iran Ebrahim Raïssi một lần nữa đe dọa sẽ đàn áp “không thương xót” mọi hành động chống lại chế độ Hồi giáo.

Bất chấp các đàn áp, phong trào phản kháng dường như không chấp nhận lui bước. Trả lời thông tấn xã AFP, bà Shadi Sadr, sáng lập tổ chức phi chính phủ Justice for Iran, có trụ sở tại Luân Đôn, cho biết mục tiêu của phong trào là chấm dứt chế độ Hồi giáo Iran. Giám đốc tổ chức bảo vệ nhân quyền IHR, ở Oslo (thủ đô của Na Uy), khẳng định chế độ Hồi giáo không thể dập tắt được cuộc tranh đấu, bởi với giới tranh đấu, giờ đây “mọi con đường lùi đều không thể”.

Cuộc Phản Kháng Đang Trở Thành Cách Mạng

Chế độ Hồi giáo Iran bị tố cáo là một trong những chế độ tàn bạo nhất hành tinh. Số người bị tử hình trong năm nay là hơn 500 người, đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, theo IHR.

Về triển vọng của phong trào tranh đấu tại Iran, thông tấn xã AFP dẫn lời Karim Sadjadpour, một chuyên gia về Iran tại Carnegie Endowment for International Peace, cho biết: “Chưa bao giờ trong 43 năm tồn tại, chế độ Hồi giáo Iran lại dễ tổn thương đến như vậy”. Theo Kasra Aarabi, một chuyên gia khác về Iran tại viện Tony Blair, những người biểu tình hiểu rằng họ đang làm một cuộc cách mạng, và không có đường lùi.

Nhà tranh đấu nhân quyền Narges Mohammadi, bị bắt giam trước khi phong trào phản kháng bùng nổ, trong một thông điệp từ nhà tù Evine, ở Tehran, chuyển đến Nghị viện Âu Châu (EP) thông qua gia đình, khẳng định: “Tôi chắc chắn là chúng tôi sẽ chiến thắng!”.


Nga Nã Một Loạt Phi Đạn Vào Ukraine, Kyiv Lên Án ‘Sự Man Rợ Vô Nghĩa’


(Hình: Một ngôi nhà bị phi đạn Nga đánh trúng ở thủ đô Kyiv của Ukriane, ngày 29/12/2022.)

Vào sáng sớm thứ Năm (29/12/2022), Nga bắn nhiều phi đạn vào Ukraine, nhắm vào thủ đô Kyiv và các thành phố khác bao gồm Lviv và Odesa ở miền Tây, phá huỷ cơ sở hạ tầng năng lượng và khiến người dân phải chạy vào những nơi trú ẩn.
“Sự man rợ vô nghĩa. Đó là những từ duy nhất xuất hiện trong đầu khi chứng kiến Nga bắn thêm một loạt phi đạn nữa vào các thành phố yên bình của Ukraine trước thềm năm mới”, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba viết trên Twitter.

Quân đội Ukraine cho biết họ đã bắn hạ 54 trong tổng số 69 phi đạn mà Nga phóng đến trong cuộc tấn công bắt đầu lúc 7 giờ sáng giờ địa phương. Còi báo động không kích vang khắp Ukraine và vang suốt 5 tiếng đồng hồ ở Kyiv - một trong những hồi còi báo động dài nhất kể từ đầu cuộc chiến.

Các viên chức trước đó cho biết hơn 120 phi đạn đã bắn vào Ukraine trong cuộc tấn công.

Quân đội Ukraine cho biết Nga đã phóng phi đạn liên lục địa trên không và trên biển, phi đạn phòng không và S-300 ADMS vào các cơ sở hạ tầng năng lượng ở các khu vực miền Đông, miền Trung, miền Tây và miền Nam. Các cuộc không kích diễn ra sau một cuộc tấn công trong đêm bằng máy bay không người lái ‘kamikaze’.

Làn sóng không kích của Nga trong những tháng gần đây nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng đã khiến hàng triệu người không có điện và không được sưởi ấm trong mùa Đông băng giá
“Kẻ thù đã đặt cược cao vào cuộc tấn công này. Chúng đã chuẩn bị hai tuần cho cuộc tấn công. Lực lượng phòng không Ukraine đã thể hiện trình độ kỹ năng và hiệu quả đáng kinh ngạc”, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết trên Telegram.
“Có nhiều nơi bị trúng đạn và thiệt hại, đặc biệt là các cơ sở năng lượng. Một số khu vực ngừng cấp điện khẩn cấp để tránh tai nạn trong mạng lưới. Các Kỹ sư của chúng tôi đang tích vực sửa lại mọi thứ”, ông nói thêm.

Cuộc tấn công mới nhất diễn ra ngay sau khi Ðiện Cẩm Linh từ chối kế hoạch hòa bình của Ukraine, nhấn mạnh rằng Kyiv phải chấp nhận việc Nga sáp nhập 4 khu vực của Ukraine.

Hãng thông tấn BelTA của nhà nước Belarus đưa tin rằng một phi đạn S-300 của Ukraine đã rơi xuống lãnh thổ Belarus hôm thứ Năm và công bố một bức ảnh mà họ nói là các bộ phận của nó nằm trên một cánh đồng trống.

Minsk đang điều tra xem hệ thống phòng không của họ đã bắn hạ phi đạn đó hay phi đạn đó bay lạc. Sự việc xảy ra vào khoảng thời gian Nga đang bắn phi đạn vào Ukraine.

Tại Nga, một Thống đốc khu vực cho biết lực lượng phòng không đã bắn hạ một máy bay không người lái gần căn cứ không quân Engels, cách tiền tuyến ở Ukraine hàng trăm cây số và là nơi có các máy bay ném bom chiến lược tầm xa. Nga cho biết Ukraine đã hai lần tìm cách tấn công căn cứ Engels trong tháng này.


Pháp Chọn Sát Cánh Lâu Dài Với Ukraine Trong Cuộc Chiến Chống Nga

(Thu Hằng)

Pháp khẳng định sẽ tiếp tục yểm trợ Ukraine trong cuộc chiến chống xâm lược Nga qua chuyến công du Kyiv của Bộ trưởng Quân lực Sébastien Lecornu ngày 28/12/2022. Theo thông báo của Bộ trưởng Lecornu, Paris sẽ lập “một quỹ sáng tạo 200 triệu Euro” giúp Kyiv trực tiếp mua vũ khí từ các nhà sản xuất Pháp tùy theo ưu tiên của Kyiv để đối phó với quân đội Nga. Ngoài ra, Pháp và Ukraine sẽ cùng “xác định lại chương trình hỗ trợ quân sự Pháp” trong thời gian tới.

Theo nhà bình luận Antoine Fenaux của đài truyền hình France 24, chuyến công du hôm 28/12, cùng với những phát biểu trên của Bộ trưởng Quân lực Pháp “mang ý nghĩa biểu tượng lớn để tái khẳng định Pháp đứng về phía Ukraine”, đáp lại những chỉ trích rằng Tổng thống Emmanuel Macron có lập trường “thiếu cứng rắn” đối với Nga, cũng như Paris “hà tiện” trong việc viện trợ vũ khí cho Ukraine.

Pháp Đứng Thứ 10 Về Viện Trợ Vũ Khí Cho Ukraine

Thực vậy, Pháp hiện đứng hàng thứ 10 trong số các nước viện trợ quân sự cho Kyiv (sau Mỹ, Anh, Đức, Ba Lan…) kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine. Theo thông cáo của điện Elysée vào tháng 10, Paris đã gửi 18 khẩu pháo Caesar 155mm cùng với nhiều đạn pháo. Sản phẩm của nhà sản xuất vũ khí Nexter được chở trên xe vận tải nên rất cơ động, có tầm bắn 40 cây số, rất nhanh và chính xác, có thể bắn cùng lúc 6 quả pháo. Vào lúc Bộ trưởng Quân lực Pháp thăm Kyiv, phóng viên của thông tấn xã AFP đã chứng kiến hiệu quả của pháo Caesar ở chiến trường miền Đông: Chỉ sau 53 giây khai hỏa nhắm một vị trí pháo binh Nga ở khoảng cách 29 cây số, một sĩ quan Ukraine cho biết: “Bớt được 7 quân Nga. Vị trí đã bị phá hủy”.

Ngoài pháo Caesar, được đánh giá là cam kết mang tính biểu tượng nhất của Paris đối với Kyiv, quân đội Ukraine còn được cung cấp 15 khẩu pháo kéo TRF1 cỡ 155 mm (tiền thân của pháo Caesar), rất nhiều phi đạn chống tăng (như phi đạn Milan tương thích với xe thiết giáp), phi đạn phòng không Mistral, một số lượng lớn xe bọc thép (VAB), xe vận tải, trang bị cá nhân (mũ bảo hiểm, áo chống đạn), đạn dược và nhiên liệu. Quân nhân Ukraine được đài thọ huấn luyện sử dụng vũ khí ở miền Nam Pháp.

Pháp Viện Trợ Khiêm Tốn Vì Thiếu Kho Dự Trữ

Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, Paris “vẫn làm chưa đủ”. Vị trí “khiêm tốn” thứ 10 của Pháp được các nhà nghiên cứu của Viện Kinh tế Thế giới Kiel giải thích là do kho dự trữ vũ khí của Pháp “đã bị sụt giảm từ 2007 đến 2016”. Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, Pháp có xu hướng giảm kho dự trữ bằng cách loại bớt những vũ khí không dùng, để tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.

Ông Léo Péria-Peigné, một trong những tác giả báo cáo của Viện Kiel, giải thích trên Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI( rằng “một kho dự trữ cần cơ sở hạ tầng, nhân lực và nguồn tài chánh, vì thế người ta ưu tiên những gì đang có: lực lượng hiện có, khí tài đã được khai triển hoặc khai triển được cho các nhiệm vụ tức thời”. Tuy nhiên, biện pháp này không hiệu quả trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến có cường độ cao.

Pháp đang phải trả giá cho chiến lược này. Trong khi nhiều nước trích kho dự trữ dài hạn để hỗ trợ Ukraine, Paris phải cắt giảm vũ khí, khí tài đang sử dụng. Mỗi lần giao vũ khí cho Kyiv là năng lực quốc phòng của Pháp bị suy giảm. Ví dụ, khi giao 18 pháo Caesar, Pháp mất một phần tư lực lượng pháo binh cơ động. Một báo cáo nghị viện Pháp vừa mới được công bố nêu thực trạng bi quan về đạn dược: “Các hợp đồng hiện nay cho phép tài trợ 6.000 lượt bắn mỗi năm, tối đa là 9.000, chỉ tương đương khoảng 25 lần bắn mỗi ngày. Hiện nay, Ukraine bắn khoảng 6.000 lần mỗi ngày, còn Nga là 25.000”.

Tuy nhiên, trả lời đài truyền hình France 24, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Guillaume Lasconjarias cho rằng số lượng là quan trọng, nhưng cũng cần chú ý đến chất lượng. Pháp đang hướng đến tính hữu dụng và hiệu quả các loại vũ khí giao cho Ukraine, dựa theo nhu cầu của quân đội Ukraine, thời hạn huấn luyện sử dụng những loại vũ khí đó và khai triển biện pháp bảo dưỡng. Những vấn đề này được Bộ trưởng Quân lực Sébastien Lecornu thảo luận với phía Ukraine trong chuyến công du Kyiv.
Nhà bình luận Antoine Fenaux cho rằng “Pháp đang thể hiện thay đổi quan điểm quân sự về chiến tranh ở Ukraine”. Trong thời gian dài, Paris giữ lập trường mơ hồ, kêu gọi không “sỉ nhục Nga” hoặc “đàm phán hòa bình với Mạc Tư Khoa”. Chuyến công du cũng như những phát biểu của Bộ trưởng Quân lực Pháp tại Kyiv “đã cho thấy Paris đứng về phe nào”.


Dù Sao ‘Phê Phán Dân Sự Hóa Quân Đội’ Cũng Có Vài Điểm... ‘Đúng’

(Trân Văn)

Về lý thuyết, giai cấp thống trị là liên minh giữa công nhân và nông dân nhưng trên thực tế công nhân và nông dân thê thảm ra sao thì ai cũng biết bất kể hai giai cấp này luôn được sử dụng làm bung xung cho đảng CSVN.

Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944-22/12/2022), tờ QĐND tiếp tục “phê phán quan điểm đòi ‘dân sự hóa’ QĐND Việt Nam” (1) vì... ý tưởng “dân sự hóa” quân đội là thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch khiến không ít người nhẹ dạ, cả tin tán thành và do vậy phải... nhận diện kịp thời, phê phán sự phi lý, phản động của quan điểm này để bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng.

Theo QĐND thì những ý tưởng như... quân đội không có bản chất giai cấp, phải ‘trung lập về chính trị’ và phải được ‘dân sự hóa’ triệt để là một... thủ đoạn nham hiểm nhằm tạo ra sự dao động về tư tưởng, mất phương hướng chính trị, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, vô hiệu hóa quân đội của các quốc gia XHCN và tại Việt Nam, ý tưởng cũng như sự tán thành những ý tưởng này nhằm xóa bỏ quyền lãnh đạo của đảng đối với QĐND Việt Nam.

Tờ QĐND nhấn mạnh, những suy nghĩ, bàn luận quanh việc... một số nhà nước tư sản luật hóa chuyện ‘dân sự quản lý quân sự’, tách quân đội khỏi sự ảnh hưởng, chi phối của đảng phái là hoàn toàn không đúng trong thực tế. Tờ QĐND đã lấy quân đội Mỹ để minh họa cho điều mà cả đảng CSVN lẫn đội ngũ QĐND Việt Nam đang cố giữ lấy, đó là.... Bất cứ quân đội nào trong lịch sử cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc. Giai cấp thống trị nào cũng nhắm tới việc duy trì sự vững mạnh về chính trị của quân đội, bảo đảm phương hướng phát triển và hoạt động của quân đội phù hợp với lợi ích của giai cấp đó bằng cách truyền bá hệ tư tưởng của nó cho quân đội qua hệ thống giáo dục có tính chất áp đặt về tư tưởng cho binh lính, thực hiện triệt để đường lối tổ chức, phương hướng hoạt động và kiểm soát mọi hoạt động của quân đội và những điều này đã được ghi nhận trong điều lệnh quân đội Mỹ, quân đội Mỹ duy trì cả một bộ máy tuyên truyền gọi là “cơ quan thông tin và giáo dục quân đội” để tiến hành công tác tư tưởng.

Chuyện tiếp tục “phê phán dân sự hóa quân đội” của tờ QĐND theo kiểu như vừa lược thuật có một điểm... “đúng”: Đó là giới lãnh đạo QĐND Việt Nam nói riêng và giới lãnh đạo đảng CSVN nói chung vẫn tiếp tục... bịa đặt, nói lấy được để gạt đồng chí, đồng đội, đồng bào. Quân đội Mỹ đã, đang và sẽ còn “tiến hành công tác tư tưởng” để lực lượng này phục vụ “giai cấp thống trị”? Điều lệnh của quân đội Mỹ thật sự nhắm tới việc áp đặt về tư tưởng này?

Tạm dùng dẫn chứng tiêu biểu nhất, ngắn gọn nhất, chứng minh QĐND ngoa ngôn là một chỉ thị trên website của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 9/2020 – ba tháng trước khi dân chúng Mỹ bỏ phiếu chọn Tổng thống Mỹ của nhiệm kỳ này và chọn một số đại diện dân cử cả trong Thượng viện lẫn Hạ viện của liên bang, các tiểu bang, quận hạt,.... Trong tin vừa đề cập, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó nhắc lại quy định của luật pháp Mỹ và yêu cầu tất cả quân nhân cũng như nhân viên dân sự làm việc cho Bộ Quốc phòng Mỹ phải lưu ý: Trước hết các quân nhân Mỹ và nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ nên cố gắng thực hiện quyền của họ - tự chọn người đại diện cho chính họ. Tuy nhiên các thành viên hiện dịch phải nhớ họ không được tham gia vào bất kỳ hoạt động nào để bày tỏ sự ủng hộ hay vận động ủng hộ bất kỳ đảng nào. Đạo luật có tên The Hatch Act ban hành năm 1939 vẫn còn hiệu lực không chỉ trên các thành viên Bộ Quốc phòng Mỹ mà còn chi phối cả nhân viên trong bộ máy công quyền liên bang (2).

Nếu từ luật pháp đến thực tế đều không có thì tờ QĐND tìm ở đâu ra những thứ giúp cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương mạnh miệng, lớn tiếng khẳng định: Quân đội Mỹ cũng chỉ phục vụ “giai cấp thống trị” như QĐND Việt Nam? Có cật lực đào xới trên văn bản hoặc Internet để tìm thông tin phục vụ cho lối biện luận - quân đội luôn luôn là lực lượng của “giai cấp thống trị”, phục vụ “giai cấp thống trị” và quân đội Mỹ cũng thế - chắc chắn sẽ chỉ thấy một số scandal về chuyện có quân nhân hay cựu quân nhân nào đó dại dột mặc quân phục đến tham dự các cuộc vận động tranh cử và bị “giải quyết nghiêm khắc” bởi vi phạm luật pháp liên bang và quân đội. Hay chuyện dân chúng thắc mắc tại sao lại chọn tướng James N. Mattis làm Bộ trưởng Quốc phòng khi thời hạn nghỉ hưu (2013) chưa tròn bảy năm, cũng vì vậy Quốc hội Mỹ phải bỏ phiếu để miễn trừ giới hạn này. Trong bảy thập niên, Quốc hội Mỹ chỉ chấp nhận miễn trừ giới hạn như vừa kể hai lần. Lần trước là 1950 - bỏ phiếu miễn trừ cho tướng George C. Marshall (3)....

Ngoài chuyện “đúng” là... bịa đặt, nói lấy được để gạt đồng chí, đồng đội, đồng bào, khi biện luận nhằm “phê phán dân sự hóa quân đội” kiểu như... về bản chất, QĐND Việt Nam là quân đội kiểu mới, công cụ bạo lực vũ trang của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, tờ QĐND – cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương – còn “đúng” ở một điểm khác: Khẳng định QĐND Việt Nam chỉ và sẽ luôn phục vụ giai cấp thống trị, bảo vệ giai cấp thống trị. Về lý thuyết, giai cấp thống trị là liên minh giữa công nhân và nông dân nhưng trên thực tế công nhân và nông dân thê thảm ra sao thì ai cũng biết bất kể hai giai cấp này luôn được sử dụng làm bung xung cho đảng CSVN - “giai cấp” thực sự giữ vai trò “thống trị”. Công nhân nào, nông dân nào muốn “phong tướng” đại trà để “anh em” khỏi... “tâm tư” (4) mà “giai cấp thống trị” vẫn đáp ứng, thậm chí còn làm ngơ, tạo điều kiện cho “anh em” thi nhau mang đủ thứ ra bán để bảo kê cho “giai cấp thống trị”?

Chú thích:
(1)






Nhìn Lại Năm Qua: Du Khách Nga ‘Bỏ’ Việt Nam Sang Thái Lan, Du Lịch Việt Gặp Khó Năm 2022


(Hình: Du khách Nga sang Việt Nam năm 2022 giảm gần 94% so với trước khi xảy ra đại dịch vào năm 2019.)

Du khách Nga, một trong những thị trường du khách tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam, trong năm qua đã tránh điểm đến Việt Nam và đổ sang các điểm đến khác trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc Việt Nam ngừng các chuyến bay trực tiếp đến Nga giữa bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine và sự hấp dẫn của các điểm đến đối thủ trong khu vực, theo thông tấn xã Reuters.

Dữ liệu chính thức công bố của Việt Nam hôm 29/12/2022 cho thấy chưa đến 40.000 người Nga đến Việt Nam vào năm 2022, giảm gần 94% so với khoảng 650.000 người trước khi xảy ra đại dịch vào năm 2019. Con số này chưa bằng một nửa số du khách Nga đến Thái Lan chỉ trong tháng 11, với 108.985 lượt khách Nga, gấp đôi so với tháng 10 và gấp 7 lần so với tháng 9.

Ngành du lịch Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong năm nay, với chỉ 3,6 triệu lượt khách so với 18 triệu lượt vào năm 2019, chủ yếu do nhu cầu du lịch toàn cầu thấp hơn và chính sách nhập cảnh của Việt Nam bị cho là hạn chế hơn so với các nước láng giềng.

Trong năm 2019, ngành du lịch đã giúp Việt Nam thu vào khoảng 12 tỉ Mỹ kim.
Ngoài thị trường Trung Quốc, nơi du lịch sụt giảm do các quy định hạn chế đại dịch, thị trường khách Nga bị giảm đi nhiều nhất trong số các thị trường du lịch chính của Việt Nam vào năm 2022.

Reuters dẫn nguồn từ một trong những công ty lữ hành lớn nhất của Việt Nam đối với thị trường Nga cho biết công ty này ngừng tập trung vào Nga “do giai đoạn nhạy cảm” và vì nhu cầu sụt giảm.

Theo dữ liệu năm 2019 từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, mặc dù du khách Nga không phải là khách quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất, nhưng nhóm du khách này lại chi tiêu nhiều hơn so với du khách từ các quốc gia khác, trung bình khoảng 1.830 Mỹ kim/lượt/người. Con số này cao hơn gấp đôi so với chi tiêu của người Nhật và cao hơn mức trung bình 1.021 Mỹ kim từ du khách Trung Quốc.

Nga và Việt Nam có mối quan hệ lâu đời từ thời Liên Xô, nhưng tác động của chiến tranh Ukraine và việc thiếu các chuyến bay trực tiếp từ Mạc Tư Khoa, cộng với thị thực nhập cảnh chỉ giới hạn 15 ngày, là những yếu tố được coi là cản trở du khách Nga.
Hãng hàng không nhà nước Vietnam Airlines hồi tháng 3 đã đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ Nga với lý do bảo hiểm máy bay và để “tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra” giữa bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine.

Đầu năm nay, Việt Nam đã nối lại đường bay thẳng đến Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Ðại Lợi và một số thị trường lớn khác.
Ngày 21/12, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức một hội nghị nhằm thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Tại hội nghị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp du lịch đề xuất các giải pháp để giải quyết những khó khăn trước mắt, nhanh chóng thu hút khách quốc tế trong mùa cao điểm năm nay, nhằm tránh tình trạng “đi trước về sau” trong lĩnh vực du lịch.


Việt Nam: Nạn “Bôi Trơn” Bị Lật Tẩy Dẫn Đến Quá Tải Đăng Kiểm Xe!


(Hình: Công nhân hãng xe Ford ở Việt Nam kiểm tra xe lần cuối trước khi xuất xưởng.)

Theo truyền thông nhà nước, tính đến chiều 28/12/2022, có 9/19 Trung tâm Đăng kiểm tại Sài Gòn ngưng hoạt động; 43 lãnh đạo, cán bộ tại các Trung tâm Đăng kiểm ở phía Nam bị khởi tố do sai phạm. Nhiều Trung tâm Đăng kiểm ngưng nhận hồ sơ vì quá tải; nhiều chủ xe chờ xếp hàng gần 24 giờ đồng hồ vẫn bị từ chối đăng kiểm và hẹn lại vào 10 ngày sau.

Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các đơn vị đăng kiểm bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu kiểm định xe của người dân trong dịp Tết Dương lịch. Trong quá trình đăng kiểm phải bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, đúng quy trình và tiêu chuẩn mà Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải yêu cầu. Những xe hư hỏng không gây mất an toàn trong giao thông vẫn được cấp chứng nhận đăng kiểm. Thực tế ra sao?

Bà Hồng Lan, Phó Giám đốc kinh doanh một công ty hóa chất, mới mua xe cho biết:
“Xe mới nhưng phải đi từ 6 giờ sáng lấy số, đến cuối ngày mới xong vì đông quá. Mất nguyên một ngày. Trước đây chỉ mất nửa ngày. Lỗi này đâu phải của dân. Các ông phải linh động cho xe mới trong tình hình hiện nay chứ. Không thể cứ máy móc vì sợ trách nhiệm như thế”.

Ông Minh Đức, chủ một doanh nghiệp vận tải nhỏ ở Sài Gòn, nói với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) sáng 29 tháng 12:
“Từ hôm qua đến nay nó hành tôi ‘lên bờ xuống ruộng’ chỉ vì một cái lỗi rất nhỏ. Đó là cái thắng tay trên xe tôi nó ăn không đều. Một bên ăn nhiều, một bên ăn ít. Mà cái thắng tay xe hơi mục đích của nó là giữ xe khỏi bị trôi khi đậu lên dốc, xuống dốc chứ không phải dùng để thắng trong quá trình xe vận hành.

Bất kể một cái lỗi rất rất nhỏ nào họ cũng bắt. Thậm chí cái đèn LED người ta trang trí thêm ở bên ngoài cho đẹp, không ảnh hưởng gì đến an toàn giao thông hay ô nhiễm môi trường nó cũng bắt người ta gỡ ra. Nói chung nó khó từng ly từng tý, từng chân tơ kẽ tóc”.

Một số người cho rằng, sở dĩ bây giờ họ kiểm định khó như vậy vì ‘ăn không được thì phá cho hôi’ hoặc cố tình làm khó như thế cho ra vẻ ‘đúng quy trình’ nhằm đối phó.

Tp. HCM có tổng số 19 đơn vị đăng kiểm và chi nhánh với 49 dây chuyền phục vụ nhu cầu kiểm định cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, 9 trung tâm của doanh nghiệp, 3 trung tâm thuộc Sở Giao thông-Vận tải và 7 trung tâm thuộc Cục Đăng kiểm. Do bị phát giác vi phạm, hiện nay có 9/19 trung tâm và chi nhánh với 20/49 dây chuyền phải tạm dừng hoạt động.

Từ đầu năm 2020, báo Pháp Luật đã có bài viết “Đăng kiểm làm tiền ở hai trung tâm Tp. HCM”. Theo đó, chuyện xe không đủ điều kiện kỹ thuật vẫn được cấp giấy chứng nhận kiểm định xảy ra như cơm bữa, miễn là chủ xe, tài xế chịu chung chi.
Anh Tài, một người chở hàng thuê ở Sài Gòn cho biết quy trình để qua cửa đăng kiểm, trước đây:
“Xe mới thì nó cho một năm, còn xe cũ thì sáu tháng phải đi đăng kiểm một lần. Nhưng khi đi đăng kiểm thì phải cho nó một vài trăm uống cà phê thì nó dễ hơn. Xe có lỗi hay không mà cho tiền nó thì nó cho qua luôn, cho qua hết, còn không cho tiền thì nó bắt mấy lỗi nhỏ, đem đi sửa rồi vô đăng kiểm trở lại nữa.

Vô chỗ đăng kiểm thì xếp hàng rồi nó để phiếu thứ tự lên kiếng chỗ cần gạt nước. Vô tới chỗ đăng kiểm thì mình xuống xe, bỏ tiền ‘cà phê’ lên chỗ cần thắng tay. Tự tụi nó sẽ biết rồi lấy. Có tiền thì nếu xe có gì nó cũng cho qua, còn không thì chút xíu gì nó cũng báo lỗi”.

Một số tài xế mà RFA trò chuyện đều cho biết, chuyện chung chi là chuyện ai cũng phải biết khi đi đăng kiểm xe. Bất cứ đăng kiểm viên nào cũng phải vô xe để kiểm tra thắng, nên tài xế cứ để tiền đút lót trong xe. Nếu không để tiền thì xe chắc chắn không qua kiểm định. Điều này từng được báo chí và người dân phản ánh bấy lâu nay. Vấn đề hiện nay là Nhà nước phải có giải pháp cho tình hình ùn tắc tại các trạm đăng kiểm. Không thể đẩy khó khăn về phía người dân.

Blogger Nguyễn Huy Cường viết trên facebook cá nhân đề nghị của ông:
“Hiện nhiều trạm đăng kiểm xe cơ giới tại Tp. HCM bị đình chỉ hoạt động 03 tháng… Những xe xe hơi trước đây đã từng đăng kiểm tại những trạm này, thể hiện trên sổ đăng kiểm cũ được phép chậm đăng kiểm 03 tháng mà không phải chịu trách nhiệm gì”.

Trả lời về việc xe quá hạn đăng kiểm do Trung tâm Đăng kiểm quá tải thì có bị xử phạt không? Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thượng tá Nguyễn Văn Bình, phó trưởng Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08) Công an Tp. HCM hôm 27 tháng 12 rằng: “Xe lưu thông trên đường phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và được cơ quan kiểm định cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu, an toàn kỹ thuật mới được tham gia lưu thông. Nếu cán bộ, chiến sĩ phát giác xe vi phạm quá hạn đăng kiểm thì sẽ xử phạt theo đúng quy định của pháp luật tại Nghị định 100”.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định 100 được chính phủ ban hành hôm 30 tháng 12 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an, trong hai ngày đầu tiên thực hiện Nghị định mới này, lực lượng Cảnh sát giao thông cả nước đã phát giác và giải quyết 615 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền hơn 816 triệu đồng.

Ông Minh Đức nêu quan điểm của ông về phát biểu của Thượng tá Nguyễn Văn Bình với truyền thông nhà nước:
“Tôi cũng đồng ý với cái cách làm đó. Có nghĩa là xe hết hạn đăng kiểm thì phải đi kiểm tra lại định kỳ xem có đạt tiêu chuẩn về môi trường và an toàn kỹ thuật trên đường khi giao thông hay không. Cái đó là đúng. Thế nhưng, vấn đề đặt ra ở đây là anh bắt hàng loạt Trung tâm Đăng kiểm ngưng hoạt động thì phải có cách nào để giải tỏa tình trạng ùn ứ hiện nay. Đừng gây khó dễ cho dân, đừng làm mất thời gian của dân.

Đến nay đã có 9/19 trạm ngưng hoạt động. Theo cá nhân tôi, hư hỏng là hư hỏng con người; tiêu cực là tiêu cực con người chứ không phải do thiết bị kiểm định. Do đó, nên mở cửa lại các trạm kiểm định và điều thêm nhân viên từ các tỉnh khác không bị sai phạm về làm việc để giải quyết ùn tắc”.

Liên quan đến việc 43 lãnh đạo, cán bộ tại các Trung tâm Đăng kiểm ở phía Nam bị khởi tố, ông Nguyễn Tô An, Cục phó Cục đăng kiểm Việt Nam cho truyền thông nhà nước hay: “Đây là hoạt động cần thiết của cơ quan chức năng, giúp hoạt động đăng kiểm đi vào nề nếp”.

Trong khi đó, một số tài xế mà RFA trao đổi lại cho rằng, bây giờ rộ lên giải quyết như một chiến dịch, rồi mọi chuyện lại trở về như cũ, như chiến dịch dọn dẹp lòng lề đường năm nào mà thôi.


CEO Alibaba Nguyễn Thái Luyện Bị Án Chung Thân


(Hình: Nguyễn Thái Luyện ra tòa.)

Vào ngày 29/12/2022, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Alibaba, ông Nguyễn Thái Luyện bị tòa tuyên án chung thân về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Phán quyết của Tòa Sơ thẩm Tp. HCM được truyền thông nhà nước dẫn lại nêu rõ ông Nguyễn Thái Luyện là người chủ mưu, cầm đầu, giữ vai trò điều hành, chỉ đạo toàn bộ mọi hoạt động của Công ty Alibaba và 22 pháp nhân liên quan. Hội đồng Xét xử cho rằng ông Luyện dùng thủ đoạn tinh vi, lập dự án ma để chiếm đoạt tiền của hàng ngàn khách hàng.

Bà Võ Thị Thanh Mai, vợ ông Nguyễn Thái Luyện, bị tuyên 20 năm tù về cùng tội danh với chồng, cộng 12 năm tù về tội Rửa tiền, tổng hợp hình phạt là 30 năm tù. Hai vợ chồng còn bị buộc bồi thường toàn bộ số tiền chiếm đoạt được tương đương 2.400 tỉ đồng.

Hai em của ông Nguyễn Thái Luyện là Nguyễn Thái Lực bị tuyên 27 năm tù; Nguyễn Thái Lĩnh 17 năm tù. Những người khác bị án từ 10 đến 19 năm tù. Riêng bị cáo Huỳnh Kim Thắng (đang được tại ngoại để chữa bệnh ung thư) bị phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Tòa cũng kiến nghị cơ quan điều tra các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu (có dự án “ma” của Nguyễn Thái Luyện) cần làm rõ vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tách thửa, nếu có sai phạm giải quyết theo quy định của pháp luật; kiến nghị Công an Tp. HCM tiếp tục làm rõ và thu hồi 9 tỉ đồng mà bị cáo Mai đã chuyển cho hai cá nhân vì đây là tiền phạm tội.

Phiên xử Nguyễn Thái Luyện - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Alibaba; Nguyễn Thái Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Alibaba (em ruột Luyện) cùng 18 đồng phạm khác về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản được mở ra ngày 8/12 vừa qua. Kế hoạch ban đầu dự kiến đến ngày 6/1 mới kết thúc; tuy nhiên vào ngày 23/12 Hội đồng Xử án bước vào phần nghị án và thông báo sẽ tuyên án vào ngày 29/12.

Trong vụ án này ông Nguyễn Thái Lực, cũng là em ruột Luyện, Giám đốc Công ty Địa Ốc Xanh cùng bà Võ Thị Thanh Mai, Giám đốc Công ty Alibaba Firm và Huỳnh Thị Kim Thắng, kế toán trưởng Công ty Alibaba bị truy tố lần lượt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền.

Đây là phiên tòa được nói “kỷ lục” với số lượng bút lục hồ sơ lên đến một triệu, phải đựng trong 140 thùng hồ sơ và danh sách bị hại theo cáo trạng của VKSND lên đến 3.986 người, có 100 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tòa án Nhân dân Tp. HCM đã dựng 3 nhà bạt với sức chứa khoảng 2.000 người để các bị hại và lực lượng hỗ trợ phiên tòa tham dự.

Theo cáo trạng, Luyện và 22 đồng phạm đã thành lập 22 pháp nhân, vẽ ra 58 dự án bất động sản ảo tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Thuận rồi tự phân lô, tách thửa bán cho các bị hại.

Để tạo lòng tin và thu hút khách hàng, Nguyễn Thái Luyện đưa ra các thông tin không có thật về các “dự án” do Luyện tự đặt tên trên đất nông nghiệp, chỉ đạo các đồng phạm thực hiện các thủ đoạn như: Cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng.

Với phương thức này, hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng đất dưới dạng nền thổ cư do Công ty Alibaba chào bán đều không nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng thổ cư như cam kết khi đến hạn, mà được Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.

Thực tế, hầu hết các dự án đều do Công ty Alibaba tự vẽ trái phép trên một diện tích đặc biệt lớn đất nông nghiệp, chưa được phép phân lô tách thửa, không phải đất thổ cư như Công ty Alibaba quảng cáo và thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bằng thủ đoạn đó, Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 2.264 tỉ đồng của gần 4.000 người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét