Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023

Bản tin ngày Thứ tư 25 tháng 01 năm 2023 - Hà Trung Liêm

50 năm Hiệp định Paris: Thắng lợi vĩ đại hay hòa bình cay đắng?
Tường An
24/01/2023

Ngày 27 tháng 1 năm 1973 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, quyết định số phận của miền Nam Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trên bàn Hội nghị tại Paris. Hiệp định Hòa bình Paris được ký kết với hy vọng mang lại hòa bình cho Việt Nam nhưng nó đã bị vi phạm nghiêm trọng và hòa bình đạt được không như mong muốn.
"Vừa đàm vừa đánh"<!>
Theo thống kê của Chính phủ Việt Nam, để đi đến ký kết Hiệp định, các bên đã phải trải qua 201 phiên họp chung công khai và 45 cuộc tiếp xúc riêng giữa Mỹ và Bắc Việt Nam kể từ khi bắt đầu vào ngày 10/5/1968, 500 buổi họp báo và hơn 1.000 cuộc phỏng vấn.

Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam, signed in Paris and entered into force January 17, 1973.


(Text from TIAS 7542 (24 UST 4-23)
AGREEMENT ON ENDING THE WAR AND RESTORING PEACE IN VIET-NAM

The Parties participating in the Paris Conference on Viet-Nam,
With a view to ending the war and restoring peace in Viet-Nam on the basis of respect for the Vietnamese people's fundamental national rights and the South Vietnamese people's right to self-determination, and to contributing to the consolidation of peace in Asia and the world,
Have agreed on the following provisions and undertake to respect and to implement them:

Toàn văn bản Hiệp Định Paris 1973.
Bản Scan

Mỗi người Việt yêu nước nên đọc hết Hiệp Định nầy. Chú ý Chương V Điều 15 và Chương VIII Điều 21 để thấy thêm tội ác của đảng CSVN đối với dân tộc và đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Thay lãnh đạo cấp cao, VN bước vào giai đoạn 'làm ăn cần thận trọng’?

BBC News
25/01/2023

Hình ảnh hồi tháng 1/2022: VietnamPlus đăng tin và hình "Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng các đại biểu và kiều bào thực hiện nghi thức thả cá truyền thống trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch".
Vừa có thêm một bài viết mới trên truyền thông tiếng Anh đánh giá tác động của vụ Đảng Cộng sản Việt Nam cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về nghỉ.
Tác giả Randall Puah cho rằng vì vị trí chủ tịch nước không liên quan đến việc điều hành kinh tế Việt Nam nên việc thay ông Phúc (nguyên văn: loại bỏ ông – removal) sẽ “không thay đổi nhiều dưới sự lãnh đạo của TBT Đảng Nguyễn Phú Trọng”.

Chuyện Việt Nam ngày Thứ tư 25 tháng 01 năm 2023
Quê Hương tổng hợp

Nguyễn Hoài Vân – Gặp bác Trần Kim Tuyến

15/8/1995

ĂN NHANH RỒI NÓI CHUYỆN :
Một buổi chiều hè, tôi được hân hạnh gặp bác Trần Kim Tuyến. Vừa xuống xe, thấy bác đứng trước cửa nhà đón khách, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đầu tiên là vóc người thật nhỏ, quá nhỏ, đối với một hình ảnh thật lớn trong đầu óc tôi. Rồi tới nước da trắng nhợt một cách lạ lùng, như chưa từng biết đến ánh nắng mặt trời. Giọng nói nhẹ nhàng, hiền hòa và đầy vẻ khiêm nhường khiến tôi liên tưởng đến một vị Tu Sĩ Châu Sơn, nơi tôi từng có dịp tá túc lúc còn nhỏ...Quả thực không thấy gì gợi lên được cái quá khứ đầy huyền thọai mà “nhân gian” thường truyền tụng.

Thời sự đó đây ngày Thứ tư 25 tháng 01 năm 2023
Võ Thái Hà tổng hợp

Nguyễn Kim - Biden Đang Phải Đối Mặt Với Nhiều Cuộc Điều Tra

25/01/2023

Đầu tháng Giêng năm nay, luật sư riêng của Biden là Bob Bauer thông báo có một số tài liệu mật đã được tìm thấy tại Trung Tâm Penn Biden và tư gia của Biden vào đầu tháng 11 cuối năm vừa qua. Nhiều người thắc mắc là tài liệu mật đã được Biden cất giấu từ 7 năm nay, tại sao bỗng dưng Biden lại cho luật sư tập trung những tài liệu này? Phải chăng Biden muốn bảo vệ quyền lợi riêng tư vì ông ta đang phải đối mặt với nhiều vụ điều tra?

Nhiều nhà lập pháp Cộng Hòa cũng như Dân Chủ, giới chính trị và truyền thông báo chí đã chỉ trích Biden và Bộ Tư Pháp đã quá chậm trễ trong việc chỉ thị FBI khám xét hồ sơ mật của Biden. Sau một thời gian im lặng, FBI đã khám xét tư gia của Biden vào Thứ Sáu ngày 20 tháng Giêng vừa qua, họ đã tìm thêm được một số hồ sơ mật, đây là lần thứ năm tài liệu mật của Biden đã được tìm thấy.

Đằng sau cuộc tranh cãi về việc cung cấp Leopard 2 cho Ukraine là gì?

24/01/2023
Tác giả: Vivian Micks

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

Cuộc tranh luận xoay quanh xe tăng chiến đấu của Đức “Leopard 2”. Nguồn: IMAGO/ari
Câu hỏi liệu và khi nào Đức sẽ đồng ý cho giao Ukraine “Leopard 2” hiện là một thử thách căng thẳng cho chính phủ Đức. Các chính trị gia trong và ngoài nước yêu cầu một quyết định nhanh chóng từ Thủ tướng Scholz. Nhưng những lý do đưa tới sự do dự của chính phủ Đức là gì? Khi nào quyết định có thể được đưa ra? NTV.DE trả lời các câu hỏi cấp bách nhất.
Tình trạng hiện tại của việc quyết định giao xe tăng “Leopard 2” cho Ukraine là gì?
Chính phủ Đức vẫn chưa chính thức công bố, liệu Đức sẽ giao xe tăng chiến đấu “Leopard 2” cho Ukraine hay không. Không có quyết định tại cuộc họp của các đối tác của EU và NATO ở Ramstein vào thứ Sáu vừa rồi. Bộ trưởng Quốc phòng mới, ông Boris Pistorius sau đó đã nói trong một tuyên bố rằng, trước hết phải đếm số lượng các loại xe tăng chiến đấu này. Điều này làm cho ông ta và Thủ tướng Olaf Scholz bị rất nhiều người chỉ trích. Cả các chính trị gia từ Ukraine cũng như Liên minh Đèn Giao thông (các đảng Đỏ, Xanh và Vàng) và các chính trị gia đối lập đều tức giận và thất vọng với quyết định chưa được đưa ra.

Choe Sang-Hun * - Lý do Hàn Quốc cân nhắc tự phát triển vũ khí hạt nhân

Nguồn: Choe Sang-Hun, “In a First, South Korea Declares Nuclear Weapons a Policy Option”, The New York Times, 12/01/2023.
* Choe Sang-Hun là trưởng văn phòng Seoul của The New York Times, chuyên đưa tin về Bắc và Nam Triều Tiên.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
25/01/2023
Hình: Vụ phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới của Triều Tiên vào tháng 11/2022. Nguồn: Korean Central News Agency, thông qua AFP — Getty Images

Hôm thứ Tư, 11/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên nói rằng nếu mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên tăng lên thì Hàn Quốc sẽ xem xét việc chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình hoặc yêu cầu Mỹ triển khai lại vũ khí hạt nhân tại miền Nam bán đảo Triều Tiên.
Ngay sau cuộc họp ngắn về chính sách chung do Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tổ chức hôm thứ Tư, ông Yoon nói thêm rằng chế tạo vũ khí hạt nhân vẫn chưa trở thành chính sách chính thức. Ông nhấn mạnh, Hàn Quốc giờ đây sẽ đáp trả mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên bằng cách tăng cường liên minh với Mỹ.

Một chính sách như vậy bao gồm việc tìm cách tăng độ tin cậy cho các cam kết của Washington. Mỹ đã cam kết bảo vệ các đồng minh bằng mọi năng lực phòng thủ, kể cả vũ khí hạt nhân.

Nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét