Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

--Thơ tình buổi sáng. Nghĩ về cuộc đời. - Giao Chỉ San Jose.


Xin có đôi điều thưa với các bằng hữu như sau
1)Gửi thư Email: Theo danh sách cóp nhặt từ lâu. Người còn kẻ mất. Email còn tốt hay đã bỏ quên. Có cả bạn đã dứt tình. Có người thù hận. Mình cũng không biết. Xin coi như tình thư cuối năm hỏi thăm từng người. Nếu bảo bỏ đi Tám, sẽ bỏ ngay. Nếu còn xin cho biết. Xin nhận lời thăm hỏi cuối năm. Lại thêm một năm. Những mái đầu cất cao. Không một lời than thở.
Nhận được xin chuyển tiếp cho bạn và thân hữu
<!>
2) Đi để làm gì

 Đầu năm 1975 đại tá Vũ Pathfinder đi cùng tướng Đồng văn Khuyên xuống thăm tướng Nguyễn Khoa Nam. TTM quyết định còn hàng họ chiến tranh bao nhiêu từ kho Long Bình sẽ gửi hết cho ông Nam. Tây Đô sẽ là nơi quyết định số phận miền Nam. Nhưng phần số VNCH không như vậy. 29 tháng tư ông tư lệnh sư đoàn 9 được lệnh Sài Gòn đưa quân lên Long An đón chính phủ di tản xuống Cần Thơ, nhưng rồi lại có lệnh bỏ cuộc. Ông Thiệu, ông Khiêm, ông Viên, ông Trưởng, ông Kỳ đã đi cả rồi. Chiều 30 tháng tư, trên Tổng Tham Mưu bên DAO Hoa Kỳ thúc dục đưa ông Đồng văn Khuyên tổng tham mưu trưởng cuối cùng ra đi bằng trực thăng. Tướng Mỹ hỏi thẳng ông Khuyên hay là ông định ở lại đón cộng sản như có tin đồn. Đại tá Vũ Pathfinder tham dự chương trình Việt Nam hóa chiến tranh thất bại, cũng ra đi bằng tàu tàu quân vận theo hạm đội hải quân. 1 tháng 5-75 tướng Nam được báo cáo mọi người đã ra đi, ông hỏi rằng Đi để làm gi. Chỉ có tùy viên nghe được. Ông hỏi chính ông. Thắp hương cúng bàn thờ Phật, thỉnh một hồi chuông thêm một phát súng. Ông tư lệnh miền Tây ra đi bằng lối khác.

3) Lang thang đất lạ đến bao giờ. 

 Tướng Khuyên đi Mỹ được các tướng Hoa Kỳ gửi gấm làm bồi bàn cho tiệm ăn Seafood nơi xa xôi miền Virginia băng giá. Ông đại tá Vũ về được thủ đô Illinois làm nghề rửa xe vận tải đường xa của công ty Hoa Kỳ. Chẳng bao giờ quên câu hỏi của ông Nam. Đi để làm gì? Trên tờ Bút Lửa của thi sĩ Cao Tần đã viết những câu thơ đứt ruột. Hỡi thằng chiến binh một đời anh dũng, mày lang thang đất lạ đến bao giờ. Năm 1976 đại tá Vũ bỏ nghề rửa xe tải khổng lồ với những cánh đồng tuyết trắng để về CA. Ghé lại San Jose nơi ca sĩ Dionne cũng đã tìm đường về. Do you known the way to San Jose. Ông Khuyên, ông xếp thân yêu của tôi, còn ở mãi với tiệm ăn cho đến khi về hưu . Thủa xưa từ SVSQ khóa 1 Thủ Đức ông làm liên đoàn trưởng địa phương quân rồi lên đến tham mưu trưởng bộ tổng tham mưu. Qua Mỹ ông làm bồi tập sự cho nhà hàng rồi lên đến chức xếp bồi mới về hưu. Con người liêm khiết, yêu nước và chân thật nhất của miền sông nước Hậu Giang.

4)Chúng ta chỉ là những thằng hèn

 Năm xưa tại DC, đại tá Vũ tổ chức đại hội ghi dấu 30 năm của trại Trần Hưng Đạo, ông tướng họ Đồng nói với anh em. Mình chạy như thế thì cũng phải nhận là hèn. Đứng chung quanh có đại tá Vũ Thế Quang tức Quang Dù, người đã gọi máy bay oanh tạc vào hầm chỉ huy khi cộng sản tràn ngập cứ điểm sư đoàn tại Ban mê Thuộc, rồi sau đó bị bắt làm tù binh. Quang nói, thưa niên trưởng, cũng chỉ là số mệnh thôi. Trong chiến tranh mình chỉ là con sâu, cái kiến. Chẳng là gì đáng kể. Bạn cùng khóa chúng tôi là Nguyễn Hữu Luyện nhẩy Bắc từ năm 1966 với 21 năm tù đứng cạnh trung đoàn trưởng Đỗ Đình Vượng yên lặng không nói năng gì khi ông tướng xác nhận là mình hèn. Khi tôi viết những chữ này thì tướng Khuyên ra đi từ mấy năm trước. Đỗ đình Vượng chết đã đầy năm và Vũ Thế Quang qua đời tuần trước.

5)Chỉ là con sâu cái kiến: 

 Ông Thiệu nói rằng Mất nước là mất tất cả. Lính tráng hay tướng tá sau cùng cũng chỉ là con sâu, cái kiến so với trời đất bao la. Giao Chỉ tôi quyết ngẩng đầu cao không một lời than thở. Thực may mắn với khả năng Anh Ngữ ESL được điều hành cơ quan IRCC làm dịch vụ di dân tỵ nạn từ cuối thập niên 70 đến nay quả là chuyện rất lạ. Tổng kết 35 năm IRCC hoạt động vào năm 2011 đã trở thành cơ quan tiền phong trong các lãnh vực văn hóa và Dân Sinh tại miền Bắc California. Đặc biệt là hoàn tất công việc tiếp nhận và định cư di dân ty nạn, thuyền nhân, đoàn tụ, HO và con lai với tổng số trên 30 ngàn gia đình trong quận hạt Santa Clara. Cộng tác và trực tiếp yểm trợ các tờ báo đầu tiên, radio và TV đầu tiên, các hội Tết các cuộc biểu dương. Xây dựng nghĩa trang VN đầu tiên, các đoàn thế đầu tiên. Trên 30 năm phát động phong trào giúp người Homeless Hoa Kỳ và chương trình tảo mộ nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa. Tất cả đều có cơ hội mở đường và không bỏ cuộc. Trong 35 năm đó biết bao nhiêu tình. Thực là may mắn sau này IRCC chúng tôi có thể trả lời niên trưởng Nguyễn Khoa Nam và cả niên trưởng Đồng văn Khuyên. Mình đi như vậy thật hèn nhưng rồi Đi để làm gì?

6)IRCC 35 years @ Work

Năm 2011 cơ quan IRCC có dịp tổ chức 35 năm nhìn lại những thành quả trên 3 thập niên. Vì may mắn là cơ quan dịch vụ di dân tỵ nạn có mặt đầu tiên tại Bắc CA. Đồng thời cũng là tổ chức bất vụ lợi không bắt buộc phải giới hạn trong các khế ước với chính phủ nên chúng tôi tình nguyện mở rộng hoạt động trong cộng đồng. Nếu xem bản liệt kê quý vị sẽ ghi nhận được hàng trăm công tác cơ quan đã làm trong 35 năm đầu tiên của người Việt trong thung lũng điện tử vùng San Jose, Santa Clara.

7)Dân Sinh Media.

Với sự điều hợp đặc biệt của giám đốc Phạm Phú Nam. Dân Sinh Media là thành phần của IRCC đã có các chương trình phát thanh , TV làm phim tài liệu DVD trong mọi lãnh vực. Đặc biệt tổ chức các chương trình văn nghệ với tất cả diễn viên quân dân chánh đều là quần chúng. Thành tích lớn lao nhất là đã sản xuất hàng trăm bộ phim DVD đủ mọi loại liên quan đến chiến tranh, chính trị và các đề tài văn hóa và Dân Sinh. Thành tích của Dân Sinh Media trên 30 năm đã hỗ trợ rất nhiều cho cơ quan IRCC phục vụ xã hội và giai đoạn sau giúp cho sự xây dựng Viet Museum

8)Xây dựng Viet Museum: 

 Qua thế kỷ 21 bắt tay vào chuyện lạ phi thường là xây dựng xong căn bản của Viện bảo tàng Thuyền Nhân và VNCH. Hàng trăm viện bảo tàng nhân văn lịch sử tại Hoa Kỳ là những linh hồn của dân tộc Mỹ. Việt Museum là linh hồn của cộng đồng Việt hải ngoại. Ngôi nhà Victoria huyền thoại hơn 30 năm trước đã được cắt đôi, rời mái và di chuyển ban đêm từ đường Alameda về Kelley Park để trở thành San Jose History Park.Nhưng sau cùng đổ nát và hư hỏng vì thời gian đã trở thành nhà kho bỏ quên cho đến khi IRCC chúng tôi tình nguyện nhận tân trang toàn diện cả ngôi nhà và khu đất hoang làm thành Việt Museum đầu tiên và duy nhất tại hải ngoại.

9) Tổng kết nửa thế kỷ: 

 Hôm nay vào đêm cuối năm 2022. Rồi sẽ đến 2023, 24 và 25. Nửa thế kỷ trầm luân mà sao vẫn còn sống. Bạn vong niên chẳng còn ai, viết bài tự ca để lại cho mai sau. Rồi mai đây bao nhiêu hội thảo và diễn hành. Bao nhiêu hội hè đình đám. Bao nhiêu thành công và chức vụ. Bao nhiêu tiếng nói lời ca của toàn thể di dân ty nạn hậu duệ của đệ nhất đệ nhị VNCH cũng qua đi. Hy vọng rằng đền thánh Việt Museum vẫn còn tồn tại. Chung quanh ngôi nhà bảo tàng là khu vườn Tự do với 10 di tích và tượng đài vô giá. Trên thế giới chưa từng có viện bảo tàng nào nhiều tượng đài di tích như Việt Museum. Bên trong ngôi nhà 2 tầng có 200 tác phẩm và di sản chứng minh sự tồn tại của chính thể quốc gia Việt Nam hình thành từ sau đệ nhị thế chiến 1950. VNCH đã được khai sinh từ hiệp định Geneve chia đôi đất nước. Đem 1 triệu người Bắc vào Nam cùng xây dựng 2 nền cộng hòa. Trải qua 21 năm vừa chiến đấu vừa xây dựng. Sau trận Mậu thân 68, sau tổng tấn công 72 VNCH giữ vững miền Nam nhưng Hiệp định Paris 1973 khai tử Sài Gòn để xảy ra thảm kịch tan hàng tháng tư 1975. Từ 1975 đến nay trang sử ghi lại những gì người Việt hải ngoại đã bỏ lại quê hương và những gì đã mang theo. Tất cả được lưu lại từ 1950 đến 1954. Từ 1954 đến 1975 và từ 1975 cho đến 2025.Đó chính là Việt Museum. Đây sẽ là đền Thánh tưởng niệm 1 triệu quân cán chính đã hy sinh để bảo vệ tự do và hơn 250 ngàn thuyền nhân đã chết trên đường đi tìm tự do. Nếu bảo tàng là linh hồn của dân tộc. Nếu bảo tàng là linh hồn của cộng đồng. Hãy đến Việt Museum một lần để xem lại linh hồn của chính chúng ta.

10)Tết năm Kỷ Mão 2023: 

Tết năm nay Viet Museum không tổ chức tại San Jose History Park. Xin để anh chị em trong cộng đồng tùy nghi. IRCC sẽ bảo trợ. Tuy nhiên để xây đúng ý nghĩa Xuân văn Hóa tết Nhân quyền chúng tôi sẽ có triển lãm sách vở báo chí và DVD văn hóa. Các chi tiết sẽ được loan báo sau. Xin quý bằng hữu đến thăm Việt Museum trong 3 ngày Tết. Đặc biệt kính mời quý vị cao niên đến với chúng chúng tôi. Đặc biệt Việt Museum sẽ giữ mãi những ngày đầu năm ý nghĩa của Xuân Văn Hóa, tết Nhân Quyền. Chúng tôi có liệt kê danh sách tất cả các chiến sĩ Nhân quyền còn bị tù đầy tại Việt Nam. Riêng về đề tài Văn hóa chúng tôi vừa thực hiện một ngôi lều khá lớn có vách che để triển lãm họa phẩm và nhiếp ảnh vừa thời sự vừa nghệ thuật. Xin các nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia có các tài liệu độc đáo vui lòng liên lạc để triển lãm cho bà con coi.

11) Hội thảo nửa thế kỷ trầm luân. 

Người tỵ nạn rời bỏ quê hương. Những gì đem theo, văn hoá, tiếng Việt, cờ Vàng, phở và áo dài... Những gì bỏ lại. Tù đày, kinh tế mới, đổi tiền, lý lịch.. Ngày 15 tháng 1-2023 Dân Sinh media sẽ tổ chức tại trụ sở County hội thảo ghi dấu cho Vioutêt Museum. Các diễn giả nói từ bên trong. Nói tất cả sự thật rất công bình. Ưu và khuyết điểm của 2 nền cộng hòa. Tại sao thua. Chuyện nông dân và cải cách ruộng đất ngoài Bắc và người Cày có ruộng trong Nam. Xin mời quý vị đón coi.

12) Giai phẩm Xuân Quý Mão.

Lần đầu tiên IRCC phát hành tạp chí hình ảnh song ngữ về Việt Museum. Sẵn sàng gửi qua bưu điện đến quý độc giả. Xin gửi địa chỉ qua Email sẽ nhận được trước Tết. Ấn phí và tiền tem là $10 US đề cho IRCC 3017 Oakbridge Dr, San Jose CA 95121. Tại Úc, Canada hay Âu châu xin gửi $20 US. Nếu cần có thể gửi ngay địa chỉ trước, khi nhận được giai phẩm sẽ gửi tiền sau. OK.

Kính cẩn kính mời.

IRCC/Viet Museum/Dan Sinh media

Giao Chi San Jose. giaochi12@gmail.com (408) 316 8393

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét