Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

Phương Tây không còn kiên nhẫn, muốn nhanh chóng chấm dứt chiến tranh Nga – Ukraine - Trường Lạc


Cuộc chiến Nga-Ukraine đã bắt đầu phát triển theo hướng mà Putin lo sợ. Hoa Kỳ và phương Tây có thể sẽ không tiếp tục bảo vệ “ngôi nhà an toàn” của ông Putin khỏi bị tấn công nữa, ngày càng nhiều mục tiêu trong nội cảnh nước Nga có khả năng sẽ phơi bày dưới hỏa lực của Ukraine. Phương Tây đã mất kiên nhẫn với cuộc chiến ngày càng có khuynh hướng xâm phạm này, và họ hy vọng sẽ kết thúc cuộc chiến càng sớm càng tốt. Ngày 12/12, cựu Thủ tướng Anh Johnson kêu gọi chính phủ cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa tầm xa bao gồm máy bay không người lái, tên lửa phòng không, máy bay, xe bọc thép và xe tăng, cũng như tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS), v.v…
<!>
Ông nói rằng sự hỗ trợ của Anh, Mỹ và các phương Tây khác là vô cùng quan trọng để giúp Ukraine tránh được các cuộc tấn công dai dẳng và tàn nhẫn của Nga. “Chúng ta và các nước đồng minh không chỉ cần phải giúp Ukraine tiêu diệt máy bay không người lái và tên lửa (của Nga), mà còn phải giúp họ thủ tiêu các căn cứ địa phóng ra những tên lửa và máy bay không người lái này thông qua việc cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa tầm xa như ATACMS v.v…; bởi lẽ đây là phương pháp chân chính có thể bảo vệ những người bạn Ukraine của chúng ta và chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt.”

Trả lời vấn đề của ông Johnson tại Hạ viện, Bộ trưởng Quốc phòng Anh – Ben Wallace đánh giá cao thái độ ủng hộ Ukraine của ông Johnson. Người Nga đang lợi dụng điểm yếu tầm bắn không đủ của quân đội vũ trang Ukraine để sử dụng máy bay không người lái Shahed-131 do Iran sản xuất. Vi phạm tất cả các quy tắc pháp lý, bao gồm Công ước Geneva rằng các hành vi chống lại cơ sở hạ tầng dân dụng quan trọng trên quy mô lớn không chỉ là tội ác chiến tranh, mà còn là một loại tội ác sẽ không thoát khỏi hình phạt trước sự chứng kiến của công chúng.

Wallace cho biết, nước Anh vẫn luôn xem xét các hệ thống vũ khí có thể cung cấp. Ông nói: “Lực lượng thiết giáp của chúng tôi cũng có các hệ thống vũ khí tiềm năng tầm xa hơn, nếu người Nga tiếp tục nhắm mục tiêu vào các khu vực dân sự và cố gắng phá hoại Công ước Geneva, vậy thì tôi sẽ duy trì thái độ cởi mở để xem tiếp theo chúng tôi nên làm thế nào”.

Tên lửa ATACMS Block IA.

Nếu chính phủ Anh thực sự lựa chọn phóng tên lửa tầm xa, điều này có thể khiến các đồng minh NATO khác xem xét lại lập trường của họ. Nếu Vương quốc Anh bắt đầu thực hiện cách làm này, nó sẽ đánh dấu sự leo thang của những can thiệp bên ngoài đến cuộc chiến. Các nước đồng minh phương Tây vẫn chưa cung cấp cho Ukraine trang thiết bị với mức độ tấn công tầm xa như vậy. Tuy nhiên, Johnson không phải là chính trị gia phương Tây đầu tiên kêu gọi cung cấp vũ khí cao cấp hơn cho Ukraine. Trước đó vào tháng 6 năm nay, Thủ tướng Litva – Ingrida Šimonytė – đã kêu gọi hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu cung cấp vũ khí tầm xa. Bà nói rằng, người Ukraine cần loại vũ khí này. ATACMS do Hoa Kỳ sản xuất hoặc các hệ thống tương tự ở châu Âu đều có thể.

Hệ thống tên lửa chiến thuật của Lục quân – ATACMS – là một hệ thống pháo dẫn đường chính xác đất đối đất thông dụng có khả năng tấn công các mục tiêu vượt xa tầm bắn của đại bác, hỏa tiễn và các loại tên lửa khác mà lục quân hiện có, có thể cung cấp hỏa lực ngay lập tức cho các cán bộ chỉ huy chiến đấu, thực hiện được các cuộc tấn công vào những mục tiêu sâu. Hệ thống có tầm bắn từ 165 đến 300km với 5 biến thể bao gồm mô hình tiêu chuẩn, mô hình tăng tầm, mô hình chống mục tiêu cứng, mô hình chống tăng và phiên bản chấm dứt hạt nhân.

Mô hình tiêu chuẩn của nó được thiết kế để tấn công các mục tiêu có giá trị cao của lực lượng dự bị, chẳng hạn như sân bay, căn cứ tên lửa đất đối không, pháo binh hoặc bộ đội tên lửa, trung tâm tiếp tế và chỉ huy. Phạm vi sát thương của đạn pháo phụ thuộc vào độ cao của vụ nổ, có thể gây thiệt hại nhẹ trên diện rộng hoặc thiệt hại nặng nề trên diện tích nhỏ, có thể phá hủy bộ binh và các trang bị hạng nhẹ khác nhau. Tên lửa ATACMS sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính con quay hồi chuyển laser, nó có thể được phóng từ các nền tảng mà Ukraine đã có sẵn như MLRS M270 và HIMARS XM142, nhưng trước đó chúng cần phải được sửa đổi cho phù hợp.

Hệ thống ATACMS được đưa vào sử dụng năm 1991 và được sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh. ATACMS Block 1A sau khi nâng cấp đã có tầm bắn tăng lên đến 300km, có thể lấp đầy nhanh chóng và phóng liên tục.

Ngoài ATACMS, Lầu Năm Góc đang xem xét đề xuất của công ty Boeing về việc cung cấp bom đường kính nhỏ (GLSDB) giá rẻ cho Ukraine, nó kết hợp bom đường kính nhỏ GBU-39 (SDB) và tên lửa M26 (cả hai đều là loại đạn dược phổ biến trong kho lưu trữ của Quân đội Hoa Kỳ).

GLSDB sử dụng dẫn đường GPS, có thể thích ứng với điều kiện 24 tiếng mỗi ngày, có khả năng chống nhiễu nhất định, có thể được sử dụng để đối phó với xe bọc thép. Đầu đạn GBU-39 của nó, với cánh đạn gấp nhỏ, tầm bắn lên đến 150 km, gấp đôi tầm bắn của tên lửa HIMARS hiện có trong quân đội Ukraine và có độ chính xác cao. GLSDB sẽ cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự Nga mà trước đây Ukraine không thể chạm tới. Do chi phí của nó chỉ vài chục nghìn USD, các lực lượng Ukraine đã có cơ hội nhận được nhiều đạn dược hơn để tấn công các vị trí hậu phương của Quân đội Nga.

Trong một bức thư ngỏ gửi Wall Street Journal, ông Johnson viết rằng thế giới không thể tiếp tục chứng kiến người Ukraine bị đe dọa bởi tên lửa và máy bay không người lái. Người Ukraine có sự can đảm cần thiết để đạt được thành công. Họ đã cho chúng ta thấy điều đó. Bây giờ tất cả những gì họ cần là trang bị.

Trước đó, sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine vẫn luôn duy trì thái độ bảo thủ về phương diện năng lực bằng cách giới hạn tầm bắn của vũ khí quân đội Ukraine trong phạm vi tác chiến chỉ ở lãnh thổ đất nước Ukraine, tránh kích động người Nga dẫn đến leo thang chiến tranh. Tuy nhiên, sự kiềm chế của Mỹ và phương Tây đã không nhận được hồi đáp tương ứng từ phía Moscow; thay vào đó, Nga đã tấn công vào các cơ sở dân dụng của người dân Ukraine, khiến cuộc chiến phát triển theo hướng mà mọi người không muốn thấy nhất. Ông Putin không phải là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng; dưới sự chống đỡ của ông, tội ác chiến tranh do quân đội Nga gây ra có thể sẽ giúp Ukraine xua tan những lo ngại cuối cùng của Hoa Kỳ và các nước phương Tây, khiến họ càng hỗ trợ triệt để hơn cho Ukraine trong cuộc chiến này.

Một tuần trở lại đây, Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái trinh sát hình ảnh Tu-141 thời Liên Xô cũ được cải tiến, ném bom các căn cứ không quân ở Engels và Diaghilev trên lãnh thổ Nga.


Máy bay không người lái phản lực Tu-141, thứ vũ khí được cho là Ukraine sử dụng tập kích hai sân bay Nga sáng sớm 5/12

Ít nhất ba nhân viên Nga đã thiệt mạng và hai máy bay ném bom Tu-95 bị phá hủy trong chiến dịch ngày 5/12. Vì đây là những máy bay ném bom có thể mang đạn hạt nhân, nên nó kỳ thực cũng chính là đòn tấn công vào hệ thống ‘bộ ba hạt nhân’ của Nga. Hành động của Ukraine đã chứng minh cho phương Tây thấy rằng sự leo thang trả đũa mà người Nga có thể làm được là rất hạn chế, và ngoài việc lấp đầy lỗ hổng trong các hệ thống phòng không nội cảnh bị phơi bày, Nga thực sự không còn bất kỳ thủ đoạn nào có thể gây ấn tượng và chứng minh khả năng thăng cấp hoạt động quân sự của Nga với thế giới.

Nếu Ukraine đã có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga, thì liệu phương Tây trong tương lai có phải chịu hậu quả cho việc sử dụng vũ khí NATO để chống lại các mục tiêu trên lãnh thổ Nga hay không, câu hỏi này chỉ có thể được Điện Kremlin trả lời, nhưng chỉ sợ rằng điện Kremlin không có khả năng đưa ra câu trả lời có trọng lượng. Trong quá khứ và cả trong tương lai mà chúng ta có thể dự đoán trước, Nga hầu như không thể thuyết phục thế giới bên ngoài tin tưởng vào khả năng quân sự, chống lại đòn phản công của Ukraine, càng không cần nói tới đối kháng các nước phương Tây.

Hiện tại Washington đã cho phép Kiev tấn công rộng hơn vào các khu vực bị quân đội Nga chiếm đóng trên lãnh thổ của Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin không hài lòng với những thay đổi trong chính sách mới của Hoa Kỳ và thái độ của phương Tây, ông một lần nữa nhắc tới vấn đề hạt nhân, mập mờ đe dọa rằng Nga sẽ đáp trả bằng một đòn tấn công phủ đầu sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ngày 9 tháng 12, phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh ở Kyrgyzstan của liên minh kinh tế nhà nước Liên Xô cũ, ông Putin cho biết, Nga có thể sẽ chính thức xem xét việc thêm vào trong lý luận quân sự của mình cuộc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân lần thứ nhất nhằm giải trừ tính khả thi của lực lượng vũ trang phía đối thủ.

Chỉ vài giờ sau khi ông Putin tuyên bố quan điểm này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – ông Austin nhấn mạnh rằng, các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân phải tránh các hành động khiêu khích có thể gây bất ổn cho thế giới. Austin cho biết, cùng với việc Điện Kremlin tiếp tục tiến hành cuộc chiến tàn bạo và vô cớ chống lại Ukraine, toàn thế giới đã thấy ông Putin tiến hành đe dọa hạt nhân một cách cực kỳ vô trách nhiệm. Vì vậy chúng ta cần phải tỉnh táo, các cường quốc hạt nhân mang trên mình trách nhiệm sâu sắc trong việc phòng tránh những hành vi khiêu khích, giảm nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân, ngăn chặn sự leo thang chiến tranh và chiến tranh hạt nhân.

Bộ Tư lệnh Chiến lược Hoa Kỳ cho biết, ông Austin đã bày tỏ thái độ vô cùng nghiêm túc đối với Putin một cách có trách nhiệm; ông muốn gửi đi thông điệp rằng: ông sẽ không để cuộc tấn công đầu tiên được nhắc đến trên bàn đàm phán trở thành hiện thực.

Ông Putin đã ngầm ám chỉ ở các mức độ khác nhau rằng ông có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine để thay đổi tiến trình chiến tranh. Đây là biểu hiện cho sự suy yếu của Putin khi thất bại trong chiến tranh thường quy nhưng lại không có dũng khí cùng năng lực để đối mặt. Tuy nhiên, ông Putin cũng nói thêm rằng ông trước nay chưa bao giờ có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân. Phát biểu tại hội nghị của Hội đồng Nhân quyền, ông Putin nói rằng Nga chưa từng có suy nghĩ khơi mào sử dụng loại vũ khí này dưới bất cứ tình huống nào, hàm ý chính là họ cũng sẽ không có khả năng trở thành người thứ hai sử dụng nó, vì tính khả thi của hành động này sẽ rất hạn chế khi lãnh thổ bị tấn công.

Mặc dù ông Putin đã có kỷ lục lừa dối nhiều lần, nhưng ở điểm này, có khả năng ông không hề nói dối. Trong vấn đề hạt nhân, ông phải đối mặt với áp lực rất lớn từ tất cả các bên.

Vũ khí hạt nhân không có khái niệm tấn công chính xác. Trên chiến trường không hề có bất cứ một mục tiêu quân sự Ukraine nào đủ lớn, tập trung lại một chỗ mà phải cần đến vũ lực sát thương với quy mô khổng lồ như vậy để phá hủy. Hơn nữa, bất kỳ vụ nổ hạt nhân quy mô nào trên chiến trường Ukraine gần như đều chắc chắn sẽ khiến quân đội Nga bị bại lộ.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật khó có thể đẩy người Ukraine ra khỏi chiến tranh. Hiệu quả của một lượng nhỏ vũ khí hạt nhân chỉ có thể ảnh hưởng đến các khu vực cục bộ, còn hiệu quả chiến trường của vũ khí hạt nhân là cực kỳ không chắc chắn. Vì vậy, Nga không có lý do quân sự thích đáng nào để mạo hiểm khiêu khích cộng đồng quốc tế, gây ra một cuộc phản công lớn trên toàn cầu.

Việc lựa chọn tấn công hạt nhân chống lại một quốc gia NATO lại càng là một hành động vô nghĩa. Trước tiên chưa kể ông Putin có thể nhận được bất cứ lợi ích nào hay không, nhưng hậu quả tất yếu của việc làm này sẽ là một cuộc chiến tranh khác với NATO. Các thế lực nội bộ nước Nga cũng ít có khả năng đồng ý với hành vi tự sát này, và quân đội Nga có thể sẽ lật đổ Putin để ngăn chặn cuộc chiến nắm chắc thất bại của Nga.

Những gì ông Putin cần là tạo ra một bầu không khí khủng bố có thể dẫn đến sự leo thang của chiến tranh từ đó ngăn chặn sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine. Tuy nhiên, điều này giống như một loại bành trướng đe dọa, trên thực tế, bất cứ lợi ích nào trong lựa chọn hạt nhân của ông Putin cũng đều sẽ bị chi phí của nó triệt tiêu toàn bộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét