Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

Người TQ bơ vơ giữa khủng hoảng COVID: 'Bạn sống hay chết, không ai quan tâm' - Vy An


Những cảnh tượng nghiệt ngã diễn ra ở Trung Quốc trong thời gian gần đây, được các nhân chứng chia sẻ với tờ Epoch Times, gợi nhớ lại sự tuyệt vọng gần 3 năm trước khi COVID-19 lần đầu tiên bùng phát ở nước này. Khi các quốc gia còn lại trên thế giới đã học cách sống chung với virus corona, chính quyền Trung Quốc vẫn kiên định với chiến dịch “zero-COVID” theo kiểu cộng sản của mình, nhằm mục đích dập tắt đại dịch thông qua sự kết hợp của các biện pháp phong tỏa quy mô lớn, giám sát bừa bãi và bắt buộc xét nghiệm—bất chấp những thiệt hại nặng nề về kinh tế, nhân quyền và tâm lý.
<!>
Tuy nhiên sau khi đối mặt với tình trạng bất ổn trên toàn quốc vào tháng 11, chế độ này đã đột ngột quay đầu và nới lỏng chính sách “zero-COVID” vào tháng 12. Việc đảo ngược này đã được thực hiện mà không có sự báo trước hay kế hoạch rút dần khỏi chính sách trước đó.
Hậu quả là một lượng lớn dân số Trung Quốc đã bị nhiễm virus, những người này chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với dịch bệnh sau gần 3 năm bị áp đặt chính sách “zero-COVID”, đồng thời họ cũng thiếu khả năng miễn dịch tự nhiên để chống chọi với đợt bùng phát..

Sự hỗn loạn
 
Tại Nhà tang lễ Zengcheng ở thành phố cảng phía nam Quảng Châu, các nhân viên đang tiếp nhận những thi thể một cách không ngừng nghỉ, 24 giờ một ngày. “Hôm nay chúng tôi nhận được 90 người”, một nhân viên giấu tên đã tiết lộ với tờ Epoch Times vào ngày 22/12, đồng thời cho biết thêm rằng 4 nhà xác khác trong thành phố cũng gặp tình trạng quá tải tương tự. Cơ sở này cũng đã hết phương tiện để vận chuyển thi thể.
Tại Nhà tang lễ Shiqiaopu thuộc sở hữu nhà nước của Trùng Khánh, nơi các video ghi lại cảnh hàng dài người xếp hàng bên ngoài cơ sở, khối lượng công việc tăng cao đã buộc họ phải hủy bỏ các dịch vụ tang lễ.

Số lượng ca nhiễm bị che giấu

Các quan chức Trung Quốc đã lặp lại những gì họ từng làm trong những ngày đầu của đại dịch, khiến việc đánh giá bức tranh thực tế về đợt bùng phát trở thành một thách thức. Theo thống kê của chế độ cộng sản, chỉ có 8 người chết vì căn bệnh này kể từ khi dỡ bỏ các biện pháp kiềm chế COVID vào đầu tháng 12. Con số này dựa trên định nghĩa thu hẹp gần đây của chế độ rằng số lượng tử vong do COVID phải loại bỏ tất cả trường hợp trừ những người chết vì suy hô hấp và viêm phổi liên quan trực tiếp đến việc nhiễm COVID, một phương pháp tính toán chưa từng thấy ở nơi nào khác trên thế giới.
Con số này khác hẳn so với văn bản bị rò rỉ từ một cuộc họp cấp cao gần đây của các quan chức y tế, ước tính rằng 248 triệu người có khả năng đã nhiễm virus trong 20 ngày đầu tiên của tháng 12.
Kể từ khi văn bản này bị rò rỉ, cơ quan y tế hàng đầu của Trung Quốc đã ngừng công bố số lượng người nhiễm COVID hàng ngày.

Số ca tử vong trong giới tinh hoa của ĐCSTQ gia tăng

Đợt bùng phát COVID mới nhất cũng chứng kiến sự gia tăng số ca tử vong của các quan chức, chuyên gia và những nhân vật thân cận với chế độ ĐCSTQ.
Những bản cáo phó đã tràn ngập các phương tiện truyền thông nhà nước trong những tuần gần đây, bao gồm bà Zhou Zhichun, cựu phó tổng biên tập và phó chủ tịch của China Youth Daily thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc; chính trị gia Zhu Zhihong, người từng là Chủ tịch Ủy ban Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tỉnh Giang Tây; nữ diễn viên Kinh kịch 39 tuổi Chu Lanlan; nhà kinh tế học theo chủ nghĩa Mác Hu Jun; cựu phó giám đốc Ủy ban Thể thao Quốc gia Liu Ji; người thiết kế các linh vật từ Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Wu Guanying; cũng như hàng chục giáo sư lừng lẫy tại 2 học viện danh tiếng nhất của Trung Quốc, Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa.

Hầu như không có bản cáo phó nào nhắc đến nguyên nhân tử vong.
Ông Tang Weiguo, cựu chủ tịch hội đồng quản trị của Shanghai Kehua Bio-Engineering Co., nhà sản xuất bộ dụng cụ chẩn đoán y tế lớn nhất Trung Quốc và là nhà cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm COVID, đã qua đời vào ngày 25/12 ở tuổi 66. Công ty cho rằng cái chết của ông là do một biến chứng của lần nhiễm COVID-19 trước đó.

Ông Heng He, một nhà phân tích các vấn đề Trung Quốc, tin rằng số lượng giới tinh hoa nước này bị ảnh hưởng bởi COVID vào thời điểm hiện tại là đáng chú ý. Ông cũng nêu ra một nguyên nhân siêu hình đằng sau xu hướng này.
Nhiều trong số họ đã từng là những nhân vật cốt lõi trong cơ cấu quyền lực của chế độ và cam kết trở thành những người tuyên truyền đánh bóng cho hình ảnh của ĐCSTQ.
“Có thể quý vị nghĩ đó không phải là vấn đề lớn, nhưng ĐCSTQ là một tập đoàn tội phạm,” ông Heng nhận định với tờ Epoch Times, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng số ca nhiễm gia tăng gần đây khiến mọi người nên xem xét lại mối quan hệ của họ với chế độ cộng sản Trung Quốc. “Trói cuộc đời mình chung với số phận của Đảng sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho quý vị.”
Ông tin rằng triết lý “gieo nhân nào gặt quả nấy” đã ăn sâu vào tâm trí người Trung Quốc từ thời xa xưa.
“Niềm tin chung của người dân Trung Quốc là làm việc thiện sẽ nhận được những điều tốt đẹp và nếu ngược lại (làm việc ác), bạn có thể gặp quả báo trong cuộc đời.”
Ông Heng kết luận: “Theo một nghĩa nào đó, người ta có thể coi đây là quả báo.”

Vy An (Theo Epoch Times)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét