Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2022

Kính Chuyển Vài Tin Nóng, và Tình Hình Việt Nam Trước Tết Quý Mão 2023 - Lê Văn Hải


Có Những Niềm Riêng!
Cuối tuần này, chúng ta vui vẻ đón mừng Năm Mới 2023!
Tục lệ người mình, có nợ nần gì nhau, thì phải trả hết trước giây phút Đón Giao Thừa. Nên nhân cơ hội này, xin phép được có chút tâm tình riêng, muốn thổ lộ, trong những giây phút quý báu còn lại năm cũ! -Người gởi bản tin nóng, hầu như hàng ngày, đều đặn hơn một năm qua, chỉ nhằm mục đích phục vụ cho Quý Niên Trưởng, Quý Chiến Hữu, Người Thân, Bạn Bè và Thân Hữu, không có nhiều thời giờ, lại thích nắm vững tình hình thời cuộc, thế giới, Hoa Kỳ, Việt Nam quanh ta.
<!>
Điều này rất cần thiết trong đời sống, người có tuổi, cần có những sợi dây, thông tin, liên lạc ràng buộc với xã hội, vui buồn với Theo Dòng Thời Cuộc quanh mình. Không có cảm tưởng thu mình sống trong ốc đảo cô đơn, tách rời ra khỏi xã hội, điều này rất dễ đắt đến bịnh trầm cảm. Và dần dần trí óc không hoạt động, phai mờ dần, là nguyên nhân chính…từ từ…dắt đến bịnh mất trí nhớ! Bịnh thông thường nhất của người có tuổi!

Theo các bác sĩ chuyên môn, bộ óc con người không khác gì cơ thể cả, cơ thể cần hoạt động, cần tập thể dục ra sao, thì bộ óc cũng cần như thế. Không cho bộ óc “tập thể dục” là lý do chính dẫn đến bộ óc bị tê liệt! từ từ không còn hoạt động!

Thật ra, chung quanh người thân trong gia đình tôi, có quá nhiều người lâm vào bịnh đáng buồn này, Thân mẫu của tôi, sống không trí nhớ hơn 10 năm nay, Thân phụ, một năn cuối đời. Nhạc phụ hiện nay cũng thế, 3 năm nay, càng ngày càng phai mờ dần trí nhớ! Bạn bè ít nhất có 5 người, đang sống trong hoàn cảnh đáng thương này.

Nên vì mục đích giúp mình, giúp người, lại về hưu, nên mới có cơ hội, thời giờ chuyển Bản tin đều đặn như thế.

Hy vọng, đọc bản tin (nhiều khi hơi dài) hàng ngày, là bài tập “thể dục” cho trí não hoạt động, tránh được cái phúc Trời đã cho có tuổi thọ, mà lại không có trí nhớ, thì cũng như không! Nhiều khi chết còn…sướng hơn!

Với tinh thần của một Hướng Đạo sinh, đây chỉ là công việc hoàn toàn phục vụ theo thiện chí, với tài năng, kiến thức hạn hẹp của một cá nhân, nên vẫn có nhiều thiếu sót, có gì làm phiền Quý vị trong thời gian qua, xin có lời xin lỗi chân thành. Vì tình bác ái, thương người, chỉ muốn giúp cho những ai cần, nên xin bỏ qua cho những lỗi lầm này. Rất mong được Quý Vị cho ý kiến xây dựng, sẵn sàng lắng nghe. Chân thành cảm tạ.

Trong không khí Đón Mừng Năm Mới 2023, Kính chúc toàn thể Quý vị và Quý quyến, hưởng một Năm Mới Ấm Áp, Hạnh Phúc, Sức Khỏe, Đoàn Tụ, vạn sự Như Ý, Thành Công, đạt được mọi điều ước muốn.


Chúc Mừng Năm Mới 2023!

Hôm Qua, Thứ Ba, Miền Bắc California, Đón Cơn Bão Mùa Đông Dữ Dội: Mưa Lớn, Gió Mạnh, Tuyết Đổ Khắp Nơi! và Vẫn Còn Tiếp Tục!

– Miền Bắc California đón một cơn bão mùa Đông bắt đầu vào sáng sớm hôm qua, Thứ Ba, 27 Tháng Mười Hai, với mưa lớn, gió mạnh, tuyết đổ, làm gián đoạn giao thông trên nhiều khu vực, khắp miền Bắc Cali.

Theo ABC 7 News, đây là cơn bão đầu tiên, trong nhiều cơn bão dự đoán sẽ đổ vào Bắc California trong tuần này! đem theo mưa lớn, gió giật, tuyết rơi ở vùng núi. Thời tiết tương đối ấm áp trong cuối tuần Giáng Sinh, nhanh chóng chuyển thành mưa bão, lạnh lẽo.

(Hình: Miền Bắc California đang đối diện với trận bão mùa Đông đem theo mưa to, gió lớn, sóng cao tại vùng ven biển.)

Tại trung tâm thành phố San Francisco vào sáng sớm Thứ Ba ghi nhận lượng mưa hơn 1 inch. Hai làn xe bên phải của xa lộ 580 hướng Tây bị nước lụt gần Mills College, Oakland, làm xe cộ phải di chuyển chậm lại, gây kẹt xe nghiêm trọng.

Trên xa lộ 1 dọc theo biển ở San Mateo County, cây đổ làm gián đoạn giao thông vào khoảng 4 giờ 30 sáng.

Tại khu vực Nam San Francisco, đường dây điện bị đổ, khiến cho khoảng gần 10 ngàn khách hàng bị mất điện!

Chuyên gia khí tượng cảnh báo cư dân ven biển phải cẩn thận với những đợt sóng lớn. Ở khu vực gần thành phố Pacifica, vào sáng Thứ Tư có thể có những con sóng cao đến 8 mét!

Ở khu vực vùng núi Sierra Nevada, những người lái xe được cảnh báo phải cẩn thận với tuyết rơi và gió giật, khiến cho việc đi lại trở nên hết sức nguy hiểm. Dự báo tuyết sẽ đổ nặng ở khu vực Lake Tahoe và Mono County, với những cơn gió giật lên đến 50 mph, rất nguy hiểm cho những khu vực đường đèo.

Trước tuần lễ Mừng Năm Mới, hầu hết cả nước Mỹ chìm trong băng giá! Số người chết trong đợt lạnh giá kỷ lục chỉ riêng ở New York tăng lên 37!



Hình ảnh trên đường phố ở Buffalo hôm 25/12.

Số người chết vì trận bão tuyết ập đến trước Giáng sinh, làm tê liệt khu vực Buffalo và phần lớn đất nước, đã tăng lên 37 ở vùng phía tây tiểu bang New York, chính quyền cho biết hôm thứ Hai, trong khi khu vực này bắt đầu dọn dẹp sau khi xảy ra một trong những thảm họa liên quan đến thời tiết tồi tệ nhất trong lịch sử của vùng này.

Những người chết đã được tìm thấy trong ôtô, nhà của họ và trong các bãi tuyết. Một số chết trong khi xúc tuyết.

Cơn bão bao phủ phần lớn đất nước hiện được cho là nguyên nhân gây ra ít nhất 58 trường hợp tử vong trên toàn quốc trong khi các nỗ lực cứu hộ và phục hồi vẫn tiếp tục vào thứ Hai.

Trận bão tuyết tràn qua miền tây New York vào thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước, khiến nhiều người lái xe mắc kẹt, gây mất điện và cản trở các đội cấp cứu tiếp cận cư dân trong những ngôi nhà lạnh giá và trong những chiếc xe bị mắc kẹt.

Cơn bão lớn dự kiến sẽ cướp đi nhiều sinh mạng hơn vì nó khiến một số cư dân mắc kẹt trong nhà và gây mất điện hàng chục nghìn ngôi nhà và cơ sở kinh doanh.

Thời tiết khắc nghiệt kéo dài từ Great Lakes gần Canada đến Rio Grande dọc biên giới với Mexico.

Khoảng 60% dân số Hoa Kỳ phải đối mặt với một số khuyến cáo hoặc cảnh báo về thời tiết mùa đông và nhiệt độ giảm mạnh xuống dưới mức bình thường từ phía đông của dãy Rocky Mountains đến dãy Appalachians.

Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia hôm Chủ nhật cho biết rằng thời tiết giá lạnh “bao trùm phần lớn nửa phía đông của Hoa Kỳ” và sẽ di chuyển chậm khỏi vùng này.

Buffalo chứng kiến gió bão và tuyết gây ra tình trạng tuyết rơi dày, làm tê liệt các nỗ lực ứng phó khẩn cấp.


Năm mới, luật mới: Ấn Độ xét nghiệm COVID-19, bắt buộc với các hành khách từ 5 quốc gia châu Á

(Phan Anh)

Hôm 24/12 vừa qua, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya cho biết rằng việc xét nghiệm RT-PCR nhằm phát hiện COVID-19 sẽ được thực hiện bắt buộc đối với các hành khách đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan.


(Ảnh minh họa)

Cụ thể, theo ông Mandaviya, bất kỳ hành khách nào đến từ các quốc gia nêu trên có triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 đều sẽ bị cách ly. Ông Mandaviya cho hay thêm rằng trước tình hình đại dịch, hành khách trên các chuyến bay từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan được yêu cầu tải lên cổng thông tin Air Suvidha kết quả xét nghiệm RT-PCR của họ. Ngay cả sau khi hạ cánh xuống Ấn Độ, những hành khách này vẫn sẽ được kiểm tra thân nhiệt.

Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu các bang và vùng lãnh thổ đảm bảo có sẵn oxy y tế lỏng, dự trữ đầy đủ bình khí và máy thở tại bệnh viện để đối phó với mọi thách thức tiềm ẩn. Bên cạnh đó, Bộ Y tế Ấn Độ yêu cầu các bang và vùng lãnh thổ đảm bảo các máy tạo oxy hấp thụ áp suất xoay (PSA) hoạt động đầy đủ chức năng, đồng thời tiến hành diễn tập mô phỏng thường xuyên để kiểm tra chức năng của những thiết bị này.

Ấn Độ đã khuyến cáo người dân thực hiện biện pháp phòng ngừa trước các biến chủng mới tiềm ẩn có thể xuất hiện khi dịch COVID-19 gia tăng ở nước láng giềng Trung Quốc.

Thêm vào đó, Ấn Độ sẽ bắt đầu xét nghiệm ngẫu nhiên 2% khách du lịch quốc tế đến các sân bay của nước này.

Năm 2021, Ấn Độ đã ghi nhận hàng chục nghìn ca tử vong do đại dịch COVID-19. Tính đến nay, nước này đã tiêm hơn 2 tỷ liều vắc-xin ngừa COVID-19 và gần 75% dân số của nước này đã tiêm ít nhất một liều (theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins).


Năm mới, luật mới: Indonesia thông qua bộ luật hình sự mới cấm tuyên truyền cộng sản!

Indonesia đã thông qua một bộ luật hình sự mới trong tháng này nhằm cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Marx-Lenin. Các chuyên gia tin rằng hành động này là một phần trong xu hướng chung nhằm cô lập và bài trừ nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc trên toàn cầu.


(Ảnh: Nhà máy phát điện Celukan Bawang 2 do Trung Quốc tài trợ ở Singaraja trên đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia vào ngày 29/10/2020.)
Hôm 06/12, Quốc hội Indonesia đã thông qua một sửa đổi đối với bộ luật hình sự quốc gia, trong đó quy định những người tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Marx-Lenin có thể bị kết án từ 4 đến 15 năm tù.

Theo Điều 188 của bộ luật này, bất kỳ ai truyền bá hoặc quảng bá chủ nghĩa cộng sản hoặc chủ nghĩa Marx-Lenin, dù là bằng lời nói hoặc bằng văn bản, hay thông qua bất kỳ hãng thông tấn nào, sẽ phải đối mặt với mức án tối đa là bốn năm tù; nếu các hành vi được đề cập ở trên gây rối trật tự xã hội hoặc gây thiệt hại về tài sản, thì mức án tối đa là bảy năm; nếu gây thương tích hoặc gây thiệt mạng thì có thể bị phạt tù từ 12 đến 15 năm.

Hôm 20/12, nhà bình luận thời sự Tần Bằng (Qin Peng) nói với The Epoch Times rằng, “Không phải ngẫu nhiên mà Indonesia ban hành luật này. Hành động này nhằm mục đích kiềm chế và đề phòng trước chính quyền Trung Quốc, đó là xu hướng chung của thế giới,” ông nói.

Ông nói rằng sự bành trướng trên toàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng trở nên trắng trợn hơn, và ngày càng có nhiều quốc gia chú tâm hơn đến hành động này. Số người phản đối ĐCSTQ ở nhiều quốc gia cũng đang không ngừng gia tăng.

Ảnh hưởng tàn khốc của ĐCSTQ trong lịch sử

Dữ liệu lịch sử cho thấy vào đầu những năm 1960, ĐCSTQ đã cung cấp các khoản tiền viện trợ lớn và thiết bị quân sự cho Đảng Cộng sản Indonesia. Số đảng viên của đảng này đã một thời từng vượt quá 2 triệu người. Ông Chu Ân Lai, thủ tướng đương thời của chính quyền cộng sản Trung Quốc, đã phô trương với cộng đồng quốc tế rằng có rất nhiều người Trung Quốc đang sống ở các nước Đông Nam Á, và con số đó nhiều đến mức họ có thể biến các quốc gia này thành các quốc gia cộng sản chỉ trong một đêm ngay khi ĐCSTQ ra chỉ lệnh đó. Nhận xét của ông Chu đã dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động “đại bài Hoa” ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Indonesia, nơi có khoảng 500,000 đảng viên cộng sản người Hoa bị sát hại trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 1967.

Chính phủ Indonesia cũng nghiêm cấm giảng dạy Hoa ngữ vì yêu sách của ĐCSTQ. Năm 1967, Trung Quốc và Indonesia cắt đứt mối bang giao, và mãi đến năm 1990 hai quốc gia này mới thiết lập lại liên hệ ngoại giao.

Cho đến ngày nay, Indonesia vẫn nghiêm cấm những hình ảnh tượng trưng cho chủ nghĩa cộng sản như búa, liềm, cờ đỏ, v.v.

Mặc dù chính phủ Indonesia đã cố gắng dỡ bỏ lệnh cấm cộng sản này tại Quốc hội nhằm tăng cường mối bang giao với Bắc Kinh trong những năm gần đây, nhưng chủ ý này đã bất thành.

Ông Tần nói rằng mặc dù hầu hết các quốc gia không sẵn sàng đối đầu với ĐCSTQ một cách trực tiếp và công khai vì lý do kinh tế hoặc an ninh, nhưng ngày càng có nhiều quốc gia đề phòng trước ảnh hưởng của ĐCSTQ. Theo cách này, không gian quốc tế cho hoạt động tuyên truyền ngoại giao quy mô lớn của ĐCSTQ chắc chắn sẽ ngày càng thu hẹp lại, ông nói thêm.

Ông Lý Nguyên Hoa (Li Yuanhua), một nhà sử học sống ở Úc, nói với The Epoch Times hôm 20/12 rằng tuyên truyền ngoại giao của ĐCSTQ tập trung vào việc “kể tốt những câu chuyện của Trung Quốc.”

Ông nói, “Sau khi luật này được thông qua, chính quyền Trung Quốc sẽ hạn chế vi phạm luật này một cách công khai ở Indonesia trong tương lai. Họ không dám vi phạm luật pháp Indonesia đâu.”

Malaysia, một quốc gia khác trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng nghiêm cấm việc quảng bá chủ nghĩa cộng sản.

Ông Lý cho biết Indonesia và các quốc gia ASEAN khác có nhiều trao đổi kinh tế và thương mại với ĐCSTQ. “Họ chỉ nói về kinh tế với Trung Quốc, chứ không nói về chính trị, và tác động [của bộ luật hình sự này] đối với hoạt động trao đổi kinh tế sẽ không có gì đặc biệt lớn. Do đó, một khi loại luật này được thực thi, thì ĐCSTQ chỉ còn biết cách giả câm giả điếc thôi.”


Nhìn lại năm qua, báo cáo thường niên của RSF: Việt Nam đứng thứ tư thế giới về bỏ tù nhà báo!



Việt Nam đứng thứ tư thế giới về số lượng các nhà báo bị chính quyền bỏ tù trong năm qua, theo một bản báo cáo thường niên của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) được công bố cách đây ít ngày.

Bản báo cáo có tên “Tổng kết 2022 - Các nhà báo bị giam cầm, giết hại, giữ làm con tin và mất tích” được tổ chức có trụ sở ở Paris, Pháp, đưa ra hôm 14/12. Trong phần nói về các nhà báo bị giam cầm, báo cáo cho biết có 39 nhà báo đang phải ngồi tù ở Việt Nam, con số này đặt đất nước có chính quyền cộng sản ở vị trí số 4 trong số các nước bỏ tù nhiều nhà báo nhất.

Đứng số 1 trong danh sách nêu trên là Trung Quốc, cũng là một nước cộng sản, với 110 nhà báo bị cầm tù; tiếp theo là Myanmar, 62 nhà báo; và thứ ba là Iran, 47 nhà báo. Đứng thứ năm, dưới Việt Nam, là Belarus, nơi có 31 nhà báo bị bỏ tù. RSF nói rằng 5 nước nêu trên chiếm 54% số các nhà báo bị chính quyền giam cầm.

RSF nhận xét rằng ở Việt Nam và Belarus, mặc dù số nhà báo bị bắt giam giảm xuống một chút trong năm 2022, song hai chính quyền chuyên chế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Lukashenko vẫn tiếp tục các nỗ lực dẹp tan truyền thông độc lập.

Nhìn rộng hơn, trong 5 năm trở lại đây, số nhà báo bị bỏ tù ở Việt Nam đã tăng gấp đôi so với khoảng thời gian tương tự trước đó, báo cáo của RSF cho hay.

Một trong những khuôn mặt nhà báo nữ bị bỏ tù được nêu bật trong báo cáo là bà Phạm Đoan Trang. RSF cho biết bà Trang hiện đang thụ án tù 9 năm về tội “tuyên truyền chống nhà nước” do bà viết các bài chỉ trích chính phủ.

Nữ nhà báo từng được trao giải Tầm ảnh hưởng của RSF hồi năm 2019 hiện bị giam trong một nhà tù ở miền nam cách nhà 1.000 kilomet, bị RSF xem là một chiêu trò của nhà chức trách để bịt thông tin về tình trạng sức khỏe của tù nhân. Có 3 nhà báo nữ khác ở Việt Nam cũng đang chịu cảnh tương tự.

Theo quan sát của VOA, Hà Nội chưa có phản ứng gì về bản báo cáo của RSF. VOA cố gắng liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để tìm hiểu quan điểm của họ về vấn đề này nhưng không nhận được hồi đáp.

Các đại diện của chính quyền và Bộ Ngoại giao Việt Nam lâu nay vẫn thường tuyên bố rằng đất nước này tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và các quyền tự do hợp pháp khác của người dân; không ai bị bỏ tù vì thực hiện các quyền đó và những người bị chính quyền kết án tù là do vi phạm luật hình sự.

Bất chấp các tuyên bố như vậy từ phía Hà Nội, Mỹ, một số nước phương Tây và các tổ chức về nhân quyền, tự do báo chí không ít lần kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền và trả tự do cho những người bị bỏ tù chỉ vì họ lên tiếng một cách ôn hòa.

Bên cạnh lời báo động về tổng cộng 533 nhà báo bị bỏ tù trên toàn thế giới, bản báo cáo hôm 14/12 của RSF nhắc nhở mọi người về sự mất mát đau buồn là trong năm qua có tới 57 nhà báo đã thiệt mạng hoặc bị giết hại.

Ba nước bị xem là nguy hiểm nhất đối với báo giới trong năm 2022, theo RSF, là Mexico với 11 nhà báo thiệt mạng; Ukraine, với 8 trường hợp tử vong; và Haiti, có 6 vụ nhà báo bị chết.


Gần Tết; Rau Quả Trung Quốc Vào Việt Nam Tăng Mạnh, Bất Chấp Hoạt Động Thông Quan Bị Gián Đoạn!


(Hình: Nhập cảng rau quả từ Trung Quốc đang tăng mạnh.)

- Rau quả từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam trong 11 tháng của năm 2022 tăng 83%, đạt 765 triệu Mỹ kim.

Tổng cục Hải quan cho truyền thông hay tin trên trong ngày 25/12 đồng thời cho biết rau quả Trung Quốc vào Việt Nam tăng từ 31% lên gần 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Tổng cục Hải quan, mặc dù Việt Nam xuất cảng rau quả đạt 3,3 tỉ Mỹ kim trong năm 2022, giảm 6,6% so với năm 2021 nhưng nhập cảng rau quả lại tăng, đạt trên 2 tỉ Mỹ kim, tăng 35% so với năm 2021. Đây được coi là mức nhập cảng mạnh nhất trong 3 năm qua.

Điểm đáng chú ý đó là, đối tác lớn nhất của ngành rau quả Việt Nam trong năm 2022 là Trung Quốc, bất chấp hoạt động thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc bị gián đoạn. Số liệu của ngành hải quan cho biết, trong 10 tháng của năm 2022, kim ngạch nhập cảng rau quả từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai đạt gần 110 triệu Mỹ kim giảm 2,2%. Tuy nhiên, hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam qua cảng Cát Lái đạt gần 313 triệu Mỹ kim, tăng 154% so với cùng kỳ 2021.

Các loại rau quả Trung Quốc được tiêu thụ mạnh ở thị trường Việt Nam gồm táo, nho, cam, quýt, tỏi, đậu xanh, hành tây, hành củ, nấm kim châm, khoai tây, nấm đùi gà, cải thảo, cải bắp….
Cùng lúc đó, theo báo cáo của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, thị trường nhập cảng rau quả có mức tăng trưởng mạnh tiếp theo là Ấn Độ (tăng 67%), Nam Phi (tăng 54%), Cam Bốt (tăng 33%) so với cùng kỳ 11 tháng năm 2021.

Đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết trên tờ VNExpress rằng, những tháng cuối năm, lượng trái cây về chợ rất dồi dào. Ngoài trái cây Trung Quốc giá rẻ, hàng từ Úc Ðại Lợi, Ấn Độ, Thái Lan, Cam Bốt về Việt Nam tăng ở mức hai con số so với cùng kỳ năm 2021, giá hấp dẫn.

Hiệp hội rau quả Việt Nam dự báo năm 2023, Việt Nam tiếp tục tăng nhập cảng hàng rau quả về phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và ngành công nghiệp chế biến.



Việt Nam: Trưng tượng Mèo đón Tết, nhưng bị chê quá, vì Tượng mèo mà sao trông giống chuột!



(Hình: Tượng mèo giống chuột... mập dựng tại một điểm du lịch ở xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Hình thù kém nghệ thuật này đã gây tranh cãi trên mạng xã hội.)

Trong mấy ngày qua trên mạng xã hội, nhiều người đã bàn tán xôn xao về hình ảnh một pho tượng mèo đón Tết Quý Mão vừa được dựng tại khuôn viên một điểm du lịch thuộc xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Bức tượng này có hình thù rất khác lạ, mèo không ra mèo mà chuột cũng chẳng phải.

Nhiều người cho rằng tượng này không phải là mèo mà trông nó giống như một con chuột chù. Một số người lại cho rằng tượng có thân hình như một con lợn quay, trong khi khuôn mặt thì trông giống chuột.

Theo báo Người lao động, tượng mèo này được sơn màu vàng toàn thân, có chiều cao khoảng 2 mét, dài khoảng 4 mét, được làm bằng xi-măng. Pho tượng mới được dựng xong để phục vụ người dân địa phương chơi Noel và đón Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023.
Đây không là lần đầu tiên địa phương này gây "bão" mạng xã hội về nghệ thuật. Vào năm ngoái, cũng tại địa điểm dựng pho tượng mèo trông giống chuột, nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022, người ta dựng một pho tượng cọp có hình thù như một con... heo.

Không biết “nghệ nhân” nào đã tạo tượng cho địa phương này đây?


Năm mới, HSBC Nâng Dự Báo Tăng Trưởng Việt Nam


(Hình: Công nhân làm việc tại một xưởng dệt may ở ngoại thành Hà Nội.)

- Ngân hàng HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay lên 8,1%, so với mức cũ là 7,6% vì “những thuận lợi nhờ mở cửa trở lại vẫn còn”.

VnExpress hôm 22/12/2022 dẫn báo cáo kinh tế Á Châu mới cập nhật của HSBC nhận định rằng 2022 là năm “phục hồi bùng nổ”, giúp Việt Nam nhiều khả năng tiếp tục là một trong những nước tăng trưởng vượt trội ở Á Châu.
Báo điện tử này đưa tin, trong quý III, GDP của Việt Nam tăng 13,7% so với cùng kỳ 2021 nhờ các thị trường bên ngoài vẫn vững vàng và nhu cầu trong nước mạnh mẽ.

Tuy nhiên, HSBC cho rằng triển vọng dần bị phủ bóng từ những trở ngại về thương mại gia tăng, và rằng “suy thoái kinh tế ở Mỹ càng khiến tình hình trở nên khó khăn hơn vì Mỹ là thị trường lớn nhất của nhiều mặt hàng xuất cảng từ Việt Nam”, theo VnExpress.

Theo báo chí trong nước, hồi tháng 10 vừa qua, phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng 14 trên tổng số 15 chỉ tiêu kinh tế xã hội năm nay đạt và vượt so với 2021, trong đó GDP dự kiến tăng khoảng 8%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao 2-2,5%.

Như Ban tiếng Việt của Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đã đưa tin, Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm 14/12 công bố bản cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 12, trong đó nói rằng “cả hai động lực tăng trưởng là xuất cảng và nhu cầu trong nước đều đang chững lại”.

Trước đó, hồi đầu tháng 8, World Bank nhận định rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo “tăng mạnh” từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022.

World Bank cho biết rằng con số tăng trưởng trên nhờ vào việc “phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng tốc trong 6 tháng vừa qua, nhờ khu vực chế tạo chế biến đứng vững và các ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ”.


Dưới sự lãnh đạo của “đỉnh cao trí tuệ” bỏ tiền tỷ xây tượng đài, nhưng 14 tỉnh xin gạo cứu đói dịp Tết Quý Mão!

– Mặc dù bỏ tiền tỷ xây tượng đài to lớn nhưng dịp Tết Quý Mão sắp đến, 14 tỉnh xin nhà cầm quyền trung ương cấp gạo cứu đói cho dân như thông lệ hằng năm.

Tờ Tiền Phong hôm Thứ Hai, 26 Tháng Mười Hai, đưa tin về cuộc họp báo của Tổng Cục Dự Trữ Nhà Nước trực thuộc Bộ Tài Chính, nói cơ quan này chờ lệnh của thủ tướng để mở kho cung cấp 15,400 tấn gạo cho dân tại 14 địa phương thiếu đói dịp Tết Quý Mão 2023.


(Hình: Tỉnh Đắk Nông, một trong những tỉnh xin cấp gạo, vừa khánh thành tượng đài N’Trang Lơng kinh phí hơn 167 tỷ đồng ($7 triệu) hôm 20 Tháng Mười Hai).

Các địa phương được nêu tên xin cấp gạo gồm Ninh Thuận, Sóc Trăng, Cao Bằng, Nghệ An, Trà Vinh, Tuyên Quang, Đắk Nông, Đắk Lắk, Quảng Bình, Bạc Liêu, Gia Lai, Bắc Kạn, Bình Phước, Quảng Ngãi. Trong số các tỉnh vừa kể, có những tỉnh rất nghèo nhưng vẫn vung tiền xây những khu “tượng đài” rất to từ hàng chục tỷ đến hàng trăm hay hơn ngàn tỷ đồng.

Tờ Tiền Phong nói rằng trong năm 2022, nhà cầm quyền trung ương đã xuất kho 107,327 tấn gạo, tổng trị giá 1,287 tỷ đồng ($54.5 triệu): “Trong đó gồm: hỗ trợ cứu đói dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022, hỗ trợ giáp hạt đầu năm, hỗ trợ dịch bệnh COVID-19, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tại do ảnh hưởng mưa lũ, hạn hán, mất mùa, hỗ trợ học sinh, hỗ trợ trồng rừng và xuất viện trợ cho Philippines, để khắc phục hậu quả mưa bão.”

Riêng dịp Tết Nhâm Dần, báo VNExpress nói hơn 11,448 tấn gạo đã được Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội xin chính phủ xuất cấp cho hơn 658,000 người tại nhiều địa phương “cần gạo cứu đói.” Năm nào cũng vậy, gạo cứu đói thường bị các quan địa phương lạm dụng như một cách ban phát ân huệ riêng, hoặc ăn cắp bớt phần phát cho dân để đem bán hay đem nuôi gia súc.

Mấy năm trước, một viên chức ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, bị cáo buộc không phát gạo cứu đói cho một số gia đình đã có tên trong danh sách được trợ cấp. Một số gia đình khác thì nhận được số lượng gạo ít hơn số họ phải được nhận. Ông này đã giả chữ ký của nhiều người để hợp thức hóa hồ sơ cấp phát.

Một tỉnh khác như tại Phú Yên, dân thôn Phú Khê thuộc xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa, đã đồng loạt trả lại gạo cứu đói phát cho họ. Lý do mỗi người phải nhận được 15 kg gạo, thì chỉ nhận được có 10 kg, theo báo Tiền Phong.


(Hình: Dân Hà Nội ngồi chờ nhận gạo cứu đói Tháng Tư, 2020, khi nhà cầm quyền phong tỏa cả nước để chống dịch COVID-19.)

Theo tạp chí Nhịp Sống Thị Trường ngày 26 Tháng Chín, 10 tỉnh có tỉ lệ cách biệt giàu nghèo lớn nhất nước, đều là những tỉnh rất nghèo gồm Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn, Sơn La, Gia Lai, Quảng Trị, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Đắk Nông. Hầu hết những tỉnh này đều đổ ra những số tiền rất lớn để xây “tượng đài” trong khi vẫn xin gạo cứu đói.

Một tài liệu hồi năm ngoái của Cục Mỹ Thuật-Nhiếp Ảnh và Triển Lãm thuộc Bộ Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch cho hay trên toàn Việt Nam có hơn 400 tượng đài do các cấp từ trung ương tới tỉnh và huyện đầu tư, quản lý.

Hai tuần trước, người ta thấy Bộ Công Thương khoe rằng thương mại hai chiều của Việt Nam năm nay đạt đến $700 tỷ, thặng dư mậu dịch $10 tỷ, một trong những điểm sáng của thương mại thế giới. Nay lại có tin 14 tỉnh cần gạo cứu đói.


Nikkei: Apple Sắp Sản Xuất Macbook ở Việt Nam Trong Nỗ Lực Dịch Chuyển Khỏi Trung Quốc


(Hình: Máy điện toán MacBook Air tại một cửa hàng giới thiệu sản phẩm mới của Apple ở Brooklyn, New York. Theo Nikkei, tập đoàn Mỹ sẽ bắt đầu sản xuất MacBook ở Việt Nam vào năm 2023 tới.)

Apple sẽ bắt đầu sản xuất một số máy điện toán MacBook tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm sau trong khi tập đoàn kỹ thuật của Mỹ tiếp tục dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, theo Nikkei Asia.
Động thái này được xem là phản ánh nỗ lực mở rộng sản xuất của gã khổng lồ kỹ thuật ra bên ngoài Trung Quốc trong khi phải vật lộn với những căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ngày càng gia tăng và sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến việc phong tỏa do COVID-19.

Apple được cho là đã đàm phán vào tháng 8 để chuyển một số hoạt động sản xuất Apple Watch, MacBook và HomePod sang Việt Nam. Giờ đây, đối tác lắp ráp của công ty là Foxconn có thể bắt đầu sản xuất MacBook tại quốc gia Đông Nam Á ngay sau tháng 5, theo Nikkei Asia.

Ghi nhận của Nikkei Asia cho biết Apple sản xuất khoảng 20-24 triệu chiếc MacBook mỗi năm tại các nhà máy đặt ở Thành Đô và Thượng Hải của Trung Quốc. Tạp chí bằng tiếng Anh của Nhật Bản còn nói rằng tập đoàn Mỹ đã lên kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất MacBook sang Việt Nam trong hai năm qua và thậm chí đã thiết lập một dây chuyền sản xuất thử nghiệm tại quốc gia Đông Nam Á.

“Sau khi dịch chuyển dây chuyền sản xuất MacBook, toàn bộ các sản phẩm chủ đạo của Apple về cơ bản có một địa điểm sản xuất ở bên ngoài Trung Quốc”, một nguồn tin không được nêu danh tính có thông tin trực tiếp về vấn đề này nói với Nikkei Asia.
Nguồn tin này cho biết rằng các đối tác sản xuất của công ty đã chế tạo một số iPhone ở Ấn Độ và cũng đang đàm phán để chế tạo AirPod, tức tai nghe không dây, ở Việt Nam.
“Cái mà Apple muốn hiện nay là một lựa chọn ‘ra khỏi Trung Quốc’ cho ít nhất một phần sản xuất đối với toàn bộ các sản phẩm của mình”, nguồn tin nói với Nikkei Asia.

Trong nhiều thập niên qua, cơ sở lắp ráp ở Trung Quốc được xem là quan trọng nhất của Apple nhưng tập đoàn Mỹ đã vấp phải những thách thức được xem là khủng hoảng trong hoạt động của họ ở đây trong năm qua.

Tháng trước, nhân viên nhà máy đã đụng độ với nhân viên an ninh tại nhà máy Trịnh Châu ở Trung Quốc, nơi sản xuất iPhone lớn nhất thế giới do Foxconn điều hành. Nhà máy cũng bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát COVID vào tháng 10 khiến công nhân phải rời bỏ khỏi cơ sở khi công ty chuyển sang kiểm soát ổ dịch bằng cách cách ly những người nhiễm bệnh.
“Trước đây, hầu hết mọi người trong ngành luôn hy vọng rằng tình hình có thể dịu đi và mọi thứ có thể quay trở lại những ngày xưa tốt đẹp”, Chiu Shih-fang, một chuyên gia phân tích về chuỗi cung ứng của Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, nói với Nikkei Asia. “Nhưng lần này, họ nhận ra rằng không có cách nào để quay lại và cho dù thế nào họ cũng cần phải chuẩn bị cho các phương án thay thế bên ngoài Trung Quốc”.

Các nhà phân tích cho biết tình trạng bất ổn ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến quý cuối cùng trong năm, theo thông lệ là quý kinh doanh lớn nhất của Apple do mùa mua sắm cuối năm.

Các chính sách hạn chế vì dịch COVID của Trung Quốc đã đẩy nhanh việc dịch chuyển, và theo Nikkei Asia, nó đang diễn ra nhanh hơn so với những gì mà các lãnh đạo điều hành trong ngành cũng như các nhà phân tích thị trường đã nghĩ cách đây vài năm. Theo nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đóng một vai trò trong việc tăng tốc này.

Tờ Wall Street Journal hồi đầu tháng này cũng cho biết Apple trong những tuần gần đây đã đẩy nhanh việc dịch chuyển các hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc tới những nơi khác ở Á Châu, đặc biệt là Việt Nam và Ấn Độ. Việc thúc đẩy này diễn ra trong bối cảnh có hàng chục cuộc biểu tình phản đối những hạn chế vì COVID ở nhiều thành phố của Trung Quốc.

Việc đa dạng hóa dây chuyền sản xuất của Apple tới Việt Nam bắt đầu bằng AirPod, được sản xuất hàng loạt vào năm 2020. Tập đoàn Mỹ cũng đã dịch chuyển một phần dây chuyền sản xuất iPad và Apple Watch, tức đồng hồ thông minh, tới quốc gia Đông Nam Á trong năm nay.


Hoa Kỳ Giúp Việt Nam Tập Huấn Phòng Chống Nạn Buôn Bán Người



(Hình: Một biểu ngữ kêu gọi ngăn chặn tệ nạn buôn người ở Việt Nam.)

- Hôm 22/12/2022, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết đang tập huấn cho hàng loạt nhân viên tuyến đầu và cán bộ tại các tỉnh có số trường hợp mua bán người cao.

Theo USAID, dự án EpiC của cơ quan này phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam đã tổ chức tập huấn cho 27 cán bộ đầu mối tại tỉnh Lào Cai về hỗ trợ cho nạn nhân mua bán người.

Tin cho hay, tiếp theo đó, dự án hướng dẫn và hỗ trợ các cán bộ đầu mối tổ chức các buổi tập huấn tương tự cho 50 cán bộ khác cùng đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác hỗ trợ nạn nhân.

USAID từng có các dịch vụ hỗ trợ dành cho các nạn nhân như chăm sóc y tế, đào tạo kỹ thuật, cho vay vốn để thực hiện các hoạt động tạo thu nhập cũng như thiết lập một mạng lưới các nhà tạm lánh.
Trong buổi công bố Báo cáo Buôn người tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn hồi tháng 7 năm nay, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết rằng báo cáo “đánh giá 188 nước và vùng lãnh thổ, bao gồm cả Mỹ, trong việc phòng chống buôn người, bảo vệ nạn nhân và xét xử những kẻ buôn người”.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Việt Nam bị đánh hạ 1 bậc xuống Cấp độ 3 (Tier 3) cùng với 23 quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc và Bắc Hàn.
Bộ này cũng nói rằng Việt Nam “không truy cứu trách nhiệm các viên chức tiếp tay cưỡng bức lao động ở ngoại quốc” và đưa quốc gia Đông Nam Á này vào danh sách các nước có thể phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Hoa Thịnh Ðốn.

Việt Nam sau đó lên tiếng nói rằng báo cáo của Mỹ “không xác thực, không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình và nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng “thời gian qua Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống mua bán người với sự vào cuộc và tập trung cao độ của tất cả các Bộ, ngành và địa phương”.


Thanh Tra Chuyển Bộ Công An Điều Tra Sai Phạm Nâng Giá Thiết Bị Tại Sở Y Tế Tp. Sài Gòn


(Hình: Nhân viên y tế cầm các xét nghiệm COVID-19. Hình chụp hôm 13/8/2020 ở Hà Nội.)

- Tổng số tiền chênh lệch của thiết bị và gói thầu có dấu hiệu nâng giá do Sở Y tế Tp.và nhiều bệnh viện làm chủ đầu tư lên đến gần 80 tỉ đồng.

Đó là kết luận của Thanh tra chính phủ về việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc-xin và thuốc phòng chống dịch COVID-19 tại Sài Gòn, do Phó tổng thanh tra Đặng Công Huấn ký ban hành và được truyền thông nhà nước loan trong ngày 25/12.

Thanh tra cũng nêu hàng loạt doanh nghiệp liên quan từng dính líu đến nhiều vụ án thổi giá thiết bị y tế trong thời gian đại dịch COVID-19 như Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và kỹ thuật kỹ thuật TNT; Công ty trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị y tế BMS nằm trong hệ sinh thái cùng Công ty cổ phần kỹ thuật y tế BMS; Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị y tế Phương Đông.

Những doanh nghiệp vừa nêu đều khá quen thuộc vì dính đến đại án Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC và vụ án thổi giá thiết bị y tế tại bệnh viện Bạch Mai.

Nội dung kết luận thanh tra thể hiện, chủ đầu tư của tất cả các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bị kiểm tra đều “chưa làm đúng quy trình”. Việc này dẫn đến kéo dài thời gian mua sắm, không đáp ứng tính cấp bách trong chống dịch. “Trách nhiệm thuộc về Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và người đứng đầu 14 đơn vị bị thanh tra”, kết luận nêu rõ.

Cũng theo kết luận thanh tra, các Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và hàng loạt bệnh viện như Từ Dũ, Nhi đồng thành phố , Nhi đồng 2, Trưng Vương, thành phố Thủ Đức... cũng phải chịu trách nhiệm vì sai phạm, thiếu sót trong các gói thầu mua sắm thiết bị chống dịch bị thanh tra chỉ ra.

Kết luận nêu gói thầu kit xét nghiệm do Bệnh viện Nhi đồng 1 làm chủ đầu tư và Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị y tế Phương Đông là nhà thầu trúng thầu, có giá trúng thầu cao gấp 2,59 lần so với giá vốn nhập cảng. Giá chênh lệch của gói thầu này được xác định hơn 6 tỉ đồng.

Hôm 23/12, Thanh tra Chính phủ đã chuyển tài liệu sang cơ quan điều tra Bộ Công an 2 vụ có dấu hiệu vi phạm gồm sự việc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tp. HCM và vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và các sự việc có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh để nâng giá bán cao bất thường.


Đại Án AIC: VKS Đề Nghị Tuyên Bà Nhàn 30 Năm Tù; Luật Sư Không Biết Bà Nhàn Có Nhận Tội Hay Không


(Hình: Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC.)
- Dù đang trốn truy nã, xử vắng mặt nhưng trong buổi làm việc chiều 24/12/2022 Viện Kiểm sát thành phố Hà Nội vẫn công bố luận tội, đề nghị tuyên bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch AIC tổng hình phạt 30 năm tù.

Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 25/12, ngày phiên tòa tạm nghỉ sau bốn ngày xét xử, dự kiến 26/12 tòa tiếp tục làm việc với phần tranh luận của các Luật sư.

Cụ thể, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị tuyên bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (viết tắt là Công ty AIC), từ 16 đến 17 năm tù về tội “đưa hối lộ” và từ 14 đến 15 năm tù về “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hình phạt là 30 năm tù.

Luật sư Dương Văn Nghị, người được chỉ định bào chữa cho bà Nhàn, cho truyền thông biết thân chủ của mình đã xuất cảnh từ giữa năm 2021, trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án. Sau đó bà Nhàn bị truy nã toàn quốc và quốc tế. Tuy nhiên, Luật sư không thể tiếp xúc với bà do đó không thể chứng minh bà Nhàn vô tội.

Ông Nghị được tờ Thanh Niên dẫn lời rằng: “Chúng tôi cũng không thể tiếp xúc với bà Nhàn để thu thập chứng cứ, tài liệu để bào chữa, không biết bà Nhàn có nhận tội hay không. Ngoài bà Nhàn, một số bị cáo có vai trò quan trọng trong vụ án cũng bỏ trốn không có lời khai, gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án. Việc bào chữa chỉ có thể căn cứ hồ sơ vụ án và kết quả xét hỏi tại tòa”.

Về hành vi của bà Nhàn, Luật sư Nghị cho biết ông không có ý kiến tranh luận, bởi Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã xác định rõ. Liên quan đến quá trình thực hiện, tổ chức đấu thầu và thực hiện kết quả đấu thầu, Luật sư Nghị cho rằng hành vi, vai trò của bà Nhàn chưa thể hiện rõ.

Ông Nghị cũng cho rằng bà Nhàn có nhân thân tốt, lần đầu phạm tội. Bên cạnh đó, trước khi phạm tội bà Nhàn còn có nhiều đóng góp cho xã hội và thành tích được trao tặng nhiều bằng khen. Vì vậy, Luật sư mong Hội đồng xét xử xem xét là yếu tố giảm nhẹ cho bà Nhàn.

Vụ án thông thầu giữa lãnh đạo Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) của Chủ tịch đang trốn truy nã Nguyễn Thị Thanh Nhàn và lãnh đạo Đồng Nai tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh được bắt đầu xét xử tại Tòa Hà Nội ngày 21/12 theo như kế hoạch đề ra.

Dù có nhiều kêu gọi ra đầu thú nhưng Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Nhàn và bảy người trong cùng vụ đang trốn truy nã không có mặt tại phiên xử. Những người trốn truy nã khác gồm Trần Mạnh Hà, Phó tổng Giám đốc Công ty AIC; Đỗ Văn Sơn, cựu kế toán trưởng Công ty AIC; Nguyễn Thị Sen, cựu Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế và Môi trường; Nguyễn Thị Tích, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mopha; Ngô Thế Vinh, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh trang thiết bị y nha khoa Việt Tiên; Nguyễn Đăng Thuyết, cựu Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành An Hà Nội; Đỗ Mỹ Hạnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Cát Vân Sa.


Tham Nhũng Việt Nam Hết Thuốc Chữa! Bắt 6 Lãnh Đạo Sở Tài Nguyên-Môi Trường và Công Thương Tỉnh Thái Nguyên Do Liên Quan Sai Phạm Tại Mỏ Than Minh Tiến


(Hình: Bãi than Minh Tiến.)

- Lãnh đạo Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Thái Nguyên cùng nhiều cán bộ Sở, ngành khác đã bị Bộ Công an bắt tạm giam để điều tra do liên quan sai phạm tại mỏ than Minh Tiến.

Một lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên xác nhận thông tin trên với truyền thông nhà nước trong ngày 25/12/2022.
Theo đó, người này cho biết có tổng cộng 6 người bị bắt để điều tra, gồm ông Nguyễn Thế Giang, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Thái Nguyên; ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Thái Nguyên; ông Nguyễn Ngô Quyết, Bí thư Huyện ủy Phú Bình, nguyên Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên. Ba người còn lại đều là lãnh đạo cấp phòng của Sở Công thương, Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Thái Nguyên.

Cũng theo nguồn tin từ vị lãnh đạo Ủy ban Nhân dân (dấu tên), 6 người trên bị bắt từ tháng 6/2022 và tất cả đều liên quan đến các sai phạm xảy ra ở mỏ than Minh Tiến.

Trước đó, truyền thông loan tin nhiều người dân Thái Nguyên bàn tán xôn xao khi một số lãnh đạo của Huyện ủy Phú Bình, Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Thái Nguyên đều có tên trong danh sách bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kỷ luật và đề nghị kỷ luật. Điểm đáng lưu ý, cũng theo dư luận, một số người bị kỷ luật đã vắng mặt bất thường trong nhiều ngày, không đến cơ quan làm việc. Trong số đó có sáu vị vừa được lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên tiết lộ với truyền thông như trên.

Trước đó, ngày 27/8/2021, Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Kinh tế, Buôn lậu, Tham nhũng (C03), Bộ Công an đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với 12 bị can để điều tra về tội “vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”.

Trong vụ án này, lực lượng công an đồng loạt kiểm tra 21 bãi than của các doanh nghiệp nằm rải rác tại thị xã Kinh Môn (Hải Dương), phát giác các bãi than này có dấu hiệu nhập lậu, khai thác lậu với tổng khối lượng khoảng 2,5 triệu tấn. Đường dây than lậu này liên quan đến Công ty cổ phần Yên Phước, có mỏ than Minh Tiến, nằm trên địa phận xã Na Mao (huyện Đại Từ) và xã Minh Tiến (huyện Đại Từ) tỉnh Thái Nguyên.


Bài Vở Nhận Định Tình Hình

Biểu Tình Biến Thành Bạo Lực ở Paris Sau Vụ Nổ Súng Bắn Chết Người Kurd


(Hình: Những người biểu tình đứng cạnh chướng ngại vật đang cháy trong cuộc biểu tình phản đối vụ xả súng gần đây tại trung tâm văn hóa của người Kurd ở Paris, ngày 24/12/2022.)

Các vụ đụng độ nổ ra sang ngày thứ hai ở Paris vào ngày thứ Bảy (24/12/2022) giữa cảnh sát và những người Kurd biểu tình tức giận về việc một tay súng giết chết 3 thành viên trong cộng đồng của họ.
Nhiều xe hơi bị lật, ít nhất một chiếc bị đốt cháy, cửa sổ các cửa hàng bị hư hại và những đám cháy nhỏ bùng lên gần Quảng trường Cộng hòa, một địa điểm biểu tình truyền thống mà người Kurd trước đó đã tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa.

Cảnh sát trưởng Paris Laurent Nunez cho biết cuộc biểu tình đột ngột biến thành bạo lực nhưng chưa rõ nguyên nhân.

Phát biểu trên đài BFM TV, ông Nunez cho biết vài chục người biểu tình chịu trách nhiệm về bạo lực, đồng thời cho biết thêm đã có 11 vụ bắt giữ và khoảng 30 người bị thương nhẹ.
Khi một số người biểu tình rời khỏi quảng trường, họ ném các vật thể vào cảnh sát và cảnh sát đáp trả bằng hơi cay. Các vụ đụng độ tiếp tục trong khoảng hai giờ trước khi những người biểu tình giải tán.

Một tay súng đã giết người tại một trung tâm văn hóa của người Kurd và quán cà phê gần đó vào ngày thứ Sáu tại một khu vực sầm uất ở quận 10 của Paris, gây bàng hoàng cho một cộng đồng chuẩn bị kỷ niệm 10 năm vụ sát hại ba nhà hoạt động mà vẫn chưa được giải quyết.

Cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông 69 tuổi mà nhà chức trách nói gần đây đã được trả tự do trong khi chờ xét xử vì tội tấn công bằng kiếm nhắm vào một trại di dân ở Paris một năm trước.

Văn phòng Công tố cho biết sau khi thẩm vấn nghi phạm, các nhà điều tra đã thêm động cơ nghi ngờ là kì thị chủng tộc vào các cáo buộc ban đầu về tội giết người và bạo lực bằng vũ khí.

Tuy nhiên, cuộc thẩm vấn sau đó đã bị dừng lại vì lý do y tế và người đàn ông được chuyển đến một đơn vị tâm thần, văn phòng Công tố cho biết trong một bản cập nhật.

Nghi phạm sẽ trình diện trước một Thẩm phán điều tra khi sức khỏe của ông ta cho phép, văn phòng nói thêm.Vụ giết người hôm thứ Sáu xảy ra trước ngày tưởng niệm ba phụ nữ người Kurd bị sát hại ở Paris vào tháng 1 năm 2013.

Một cuộc điều tra đã bị bãi bỏ sau khi nghi phạm chính chết ngay trước khi đưa ra xét xử, trước khi được mở lại vào năm 2019.


Bộ Tư pháp Mỹ Sẽ Làm Gì Với Những Khuyến Cáo Hình Sự của Ủy Ban 6/1?

(Nguyễn Quốc Khải)



(Hình: Quang cảnh một trong những buổi thảo luận của Ủy Ban điều tra sự việc ngày 6/1/2021 tại Quốc hội Mỹ.)

Bộ Tư pháp không buộc phải hành động theo khuyến cáo cũng như phúc trình của Ủy Ban 6/1, nhưng những bằng chứng trong bản phúc trình vô cùng quý giá cho sự điều tra riêng của Bộ Tư pháp.

Vào đầu tuần này, Ủy Ban Hạ viện 6/1 đã hoàn tất danh sách khuyến cáo truy tố tội phạm liên quan đến cuộc bạo loạn xảy ra vào 6/1/2021. Và trong ngày hôm nay, Ủy Ban 6/1 sẽ công bố toàn bộ bản phúc trình điều tra cuộc bạo loạn này. Bốn tội hình sự Ủy Ban 6/1 khuyến cáo chống cựu Tổng thống Donald Trump bao gồm (1) Nổi loạn, (2) Cản trở việc làm của Quốc hội, (3) Cố ý tuyên bố sai nghiêm trọng với chính phủ liên bang, và (4) Âm mưu lừa gạt Liên Bang Hoa Kỳ.

Quốc hội cũng như Ủy Ban 6/1 không có quyền truy tố nhưng có quyền điều tra. Với hàng trăm lời khai hữu thệ của nhân chứng và những nhân vật liên lụy Ủy Ban 6/1 đã tích lũy được cả núi bằng chứng trong 18 tháng làm việc bao gồm tám cuộc điều trần công khai.

Bộ Tư pháp không buộc phải hành động theo khuyến cáo cũng như phúc trình của Ủy Ban 6/1, nhưng những bằng chứng trong bản phúc trình vô cùng quý giá cho sự điều tra riêng của Bộ Tư pháp. Như một phần của cuộc điều tra này, Tổng Chưởng Lý Merrick Garland đã từng lên tiếng yêu cầu Ủy Ban 6/1 cung cấp tài liệu đã đúc kết được. Bộ Tư pháp và những viện Công tố có nhiều quyền điều tra hơn Quốc hội, bao gồm lệnh khám xét, đại bội thẩm đoàn, và cả trát đòi hầu tòa. FBI là cơ quan điều tra liên bang nằm trong Bộ Tư pháp.

Trong cuộc phỏng vấn truyền hình của MSNBC vào ngày 20-12-2022, Giáo sư Laurence Tribe của Harvard Law School đã trình bày một số quan điểm của ông liên quan đến khuyến cáo của Ủy Ban Hạ viện điều tra về vụ phản loạn 6/1/2021 mà ông cho là một báo cáo tuyệt vời.

Laurence Tribe là Giáo sư về luật Hiến pháp tại Harvard University trong gần năm thập niên. Ông từng là thầy dạy của Merrick Garland, đương kim Bộ trưởng Tư pháp, và Jamie Raskin, Dân biểu phụ trách danh sách khuyến cáo truy tố hình sự trong Ủy Ban 6/1. Giáo sư Tribe là người đồng sáng lập Hiệp Hội Hiến pháp Hoa Kỳ (American Constitution Society).

Giáo sư Tribe hy vọng rằng cả hai ông Jamie Raskin, Chủ tịch tiểu bang soạn thảo bản khuyến cáo và Merrick Garland, Bộ trưởng Tư pháp, sẽ nghiêm túc thi hành nguyên tắc rằng trong hệ thống Tư pháp của Hoa Kỳ, bạn không chỉ truy lùng những thuộc hạ và để những kẻ chủ mưu và những kẻ giật dây được qua mặt. Về mặt thực tế, điều này có nghĩa tất cả các công cụ có sẵn tại Bộ Tư pháp (Department of Justice - DOJ) sẽ được xử dụng để truy tố cựu Tổng thống Donald Trump.

Giáo sư Tribe phân tích rằng một số người thấp hơn hiện đang bị xét xử và một số người khác đã bị kết án, nhưng hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất sẽ dẫn đến việc tự động bị loại khỏi bất kỳ chức vụ nào trong tương lai, là tội phản loạn. Điều quan trọng là tội này đã được trình bày trong báo cáo của Ủy Ban 6/1 và sẽ không bị quên đối với Merrick Garland hoặc Công tố viên đặc biệt Jack Smith. Hạ viện cũng đã từng kết tội Donald Trump về cuộc nổi dậy trong lần luận tội thứ nhì vào ngày 13-23, tháng 1, 2021.

Bây giờ trách nhiệm và quyền hành được chuyển giao cho DOJ. Việc Trump không còn là Tổng thống có nghĩa là ông ấy không còn sự bảo vệ của văn phòng Cố vấn pháp lý như khi ông ấy còn là Tổng thống. Bây giờ không còn gì để buộc ông phải chịu trách nhiệm ngoài một loạt cáo trạng sẽ do DOJ đưa ra. Nếu nhìn vào núi bằng chứng được ủy ban tích lũy và sắp xếp cẩn thận cho đến nay, có vẻ như Công tố viên đặc biệt sẽ không thể làm gì khác hơn là đưa ra một số bản cáo trạng về tội liên quan đến khuyến cáo của Ủy Ban 6/1. Đó là chưa kể đến tất cả các tội có thể có, liên hệ đến các tài liệu tuyệt mật tại Mar-a-Lago.

Giáo sư Tribe dự đoán, chúng ta sẽ thấy khá sớm trong năm tới, có thể là vào tháng 3, một loạt cáo trạng dành cho cựu Tổng thống. Ông nghĩ trách nhiệm (accountability) là điều cần thiết mà DB Liz Cheney (CH, Wyoming) đã trình bày khi bắt đầu phiên điều trần sau cùng của Ủy Ban 6/1. Nếu không có trách nhiệm, nền Cộng hòa sẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng.
Tôi đồng ý với nhận định của Giáo sư Laurence Tribe. Sau khi Ủy Ban 6/1 công bố bốn tội hình sự của cựu Tổng thống Trump, vẫn với giọng điệu ương ngạnh cố hữu, nhưng cường độ đã mềm hẳn xuống, ông tuyên bố “Khi họ đuổi theo tôi, những người yêu tự do sẽ tập hợp xung quanh tôi. Nó củng cố tôi. Thứ không giết chết tôi làm tôi trở nên mạnh hơn”.

Trump hiểu rằng ông ta đang ở vào tình trạng suy yếu, đang bị ngay chính các đồng chí bỏ rơi. Thượng Nghị sĩ Mitch McConnell (CH, Kentucky), lãnh tụ thiểu số Thượng viện, nói “Cả nước biết ai chịu trách nhiệm vào ngày đó”, (The entire nation knows who is responsible for that day). Quả thật McConnell đã cạn lời với cựu Tổng thống Donald Trump.

Dân biểu Liz Cheney (CH, Wyoming), Phó Chủ tịch Ủy Ban 6/1 cho biết “Mọi Tổng thống trong lịch sử của chúng ta đều bảo vệ sự chuyển giao quyền lực có trật tự, ngoại trừ một người. Ngày 6 tháng 1 năm 2021 là ngày đầu tiên một Tổng thống Mỹ từ chối nghĩa vụ Hiến pháp của mình để chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Trong công việc của chúng tôi trong 18 tháng qua, nghĩa vụ đã được công nhận của Ủy Ban là làm mọi thứ có thể để bảo đảm điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa”.


Quốc Hội Hoa Kỳ Thông Qua Dự luật Chi Tiêu 1,66 Ngàn Tỉ Mỹ Kim


(Hình: Điện Capitol tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn.)

Ngày 23/12/2022, Hạ viện Hoa Kỳ do phe Dân chủ kiểm soát thông qua Dự luật chi tiền cho chính phủ trị giá 1,66 ngàn tỉ Mỹ kim mà qua đó cung cấp quỹ quân sự và gửi viện trợ khẩn cấp cho Ukraine.
Dự luật chi tiêu cho năm tài khóa chấm dứt ngày 30/9 được biểu quyết thông qua ở Hạ viện với tỷ lệ 225-201, sau khi được Thượng viện chuẩn thuận một hôm trước.

Tổng thống Joe Biden nói ông sẽ ký thành luật văn kiện này mà trong đó cũng bao gồm viện trợ thêm cho các học sinh bị khuyết tật, cấp thêm quỹ để bảo vệ quyền lợi công nhân và tăng nguồn lực huấn nghệ cũng như tạo điều kiện dễ dàng hơn để các gia đình thu nhập thấp, các cựu chiến binh và các nạn nhân bị bạo hành gia đình có thể có được chỗ ở giá cả phải chăng.

Dự luật dày trên 4.000 trang giấy được thông qua ở Thượng viện với tỷ lệ 68-29.

Trong số 50 Thượng Nghị sĩ Cộng hòa chỉ có 18 người ủng hộ. Tại Hạ viện chỉ có 9 trong số 213 Dân biểu Cộng hòa ủng hộ.

Dự luật này sẽ cấp cho Bộ Quốc phòng ngân quỹ kỷ lục 858 tỉ Mỹ kim, tăng từ con số 740 tỉ Mỹ kim của năm 2021.
Các mối quan ngại về an ninh quốc gia đã khiến các nhà Lập pháp Hoa Kỳ đưa vào Dự luật này một điều khoản cấm các thiết bị của chính phủ liên bang Mỹ cài đặt và sử dụng ứng dụng truyền thông xã hội TikTok do Trung Quốc làm chủ.

Khoảng 800 tỉ Mỹ kim sẽ được chỉ định cho các chương trình phi quân sự.

Ukraine sẽ được 44,9 tỉ Mỹ kim trong gói viện trợ khẩn cấp mới từ Hoa Kỳ.

Trong số các khoản chi quan trọng khác trong Dự luật có 27 tỉ Mỹ kim dành cho nạn nhân bị thảm họa thiên tai, một khoản tăng đáng kể tài trợ cho những người chống chọi với nghiện thuốc và tài trợ để giúp thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn.


Trung Quốc Tức Giận, Đài Loan Hoan Nghênh Luật Quốc Phòng Mới của Mỹ


Ngày thứ Bảy (24/12/2022), Trung Quốc bày tỏ sự tức giận đối với luật ủy quyền quốc phòng mới của Mỹ nhằm tăng cường hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, trong khi Đài Bắc hoan nghênh Mỹ giúp tăng cường an ninh cho hòn đảo này.

Trung Quốc, vốn coi Đài Loan được cai trị dân chủ là lãnh thổ thuộc chủ quyền của mình, bày tỏ “sự bất mãn mạnh mẽ và sự phản đối kiên quyết” liên quan đến Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một phát biểu.

Bộ nói luật chi tiêu quân sự trị giá 858 tỉ Mỹ kim, cấp ngân khoản lên tới 10 tỉ Mỹ kim cho hỗ trợ an ninh và việc mua sắm vũ khí được giải quyết nhanh chóng cho Đài Loan, có các điều khoản “gây tổn hại nghiêm trọng cho hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan”.
Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý định sử dụng vũ lực để thâu tóm Đài Loan. Đài Loan phản đối mạnh mẽ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, nói rằng chỉ có 23 triệu dân của hòn đảo mới có thể quyết định tương lai của mình.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cảm ơn về luật của Mỹ, nói rằng nó cho thấy Washsington đề cao tầm quan trọng của mối quan hệ Đài Loan-Hoa Kỳ và việc tăng cường an ninh của hòn đảo.
Đài Bắc sẽ thảo luận các chi tiết của đạo luật với Hoa Thịnh Ðốn và “dần dần thúc đẩy việc xây dựng ngân sách và giải ngân thực tế các điều khoản khác nhau thân thiện với Đài Loan”, bộ nói nhưng không nêu chi tiết.

Mỹ là nước cung cấp vũ khí và hậu thuẫn quốc tế quan trọng nhất của Đài Loan, mặc dù không có quan hệ ngoại giao chính thức. Những thương vụ bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan là vấn đề thường xuyên gây khó chịu trong quan hệ của Bắc Kinh với Hoa Thịnh Ðốn.

Quân đội của Đài Loan bị lép vế trước quân đội của nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Đặc biệt, lực lượng Không quân của họ đã chịu căng thẳng do phải liên tục điều máy bay để xua đuổi các cuộc xâm nhập của Trung Quốc gần hòn đảo này trong khoảng 3 năm qua.

Luật quốc phòng có một sửa đổi hạn chế việc chính phủ Mỹ mua các sản phẩm sử dụng chip máy điện toán do một nhóm các công ty Trung Quốc sản xuất.
“Sự việc này phớt lờ những dữ kiện thực để ‘thổi phồng’ mối đe dọa từ Trung Quốc, can thiệp bừa bãi vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, đồng thời công kích và bôi nhọ Đảng Cộng sản Trung Quốc, đây là những hành động khiêu khích chính trị nghiêm trọng đối với Trung Quốc”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.


Trung Quốc Chuẩn Bị Ăn Tết với Đỉnh Dịch COVID!


(Hình: Một bệnh nhân được đẩy qua phòng cấp cứu tại Bệnh viện Trác Châu ở tỉnh Hà Bắc phía Bắc Trung Quốc vào ngày 21/12/2022. Gần 3 năm sau lần đầu tiên được xác định ở Trung Quốc, virus corona hiện đang lan rộng khắp đất nước.)

Trung Quốc dự kiến trong vòng một tuần số ca nhiễm COVID sẽ lên đỉnh điểm, một giới chức cho biết, trong khi nhà chức trách dự báo hệ thống y tế quốc gia sẽ rất căng thẳng dù họ hạ giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và vẫn không báo cáo ca tử vong mới nào.

Trung Quốc ghi nhận dưới 4.000 ca nhiễm mới có triệu chứng trên toàn quốc hôm 22/12 và trong 3 ngày liên tiếp không báo cáo ca tử vong nào. Nhà chức trách thu hẹp phạm vi mô tả chết vì COVID khiến nhiều chuyên gia chỉ trích.

Ông Zhang Wenhong, Giám đốc Trung tâm Dịch bệnh Truyền nhiễm Quốc gia được báo nhà nước dẫn lời cho biết Trung Quốc dự kiến số ca lây nhiễm sẽ cao đỉnh điểm trong vòng một tuần tới và đợt dịch này sẽ kéo dài một hay hai tháng tiếp sau.
“Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần rằng lây nhiễm là khó tránh”.

Truyền thông nhà nước ngày 23/12 trích lời một giới chức y tế ở Thanh Đảo cho biết COVID đang lây lan nhanh chóng tại thành phố này với ít nhất từ 490.000 tới 530.000 ca nhiễm mỗi ngày và dự kiến sẽ tăng 10% trong vài ngày tới.
Tuần này, gần 37 triệu dân ở Trung Quốc có lẽ đã nhiễm COVID trong một ngày, Bloomberg News loan tin hôm 23/12 dẫn ước tính từ giới hữu trách y tế hàng đầu của chính phủ.

Số ca nhiễm tại Trung Quốc có thể là hơn một triệu mỗi ngày và số tử vong là hơn 5.000 người mỗi ngày, hãng dữ liệu y tế Airfinity có trụ sở tại Anh cho biết trong tuần này.

Một bệnh viện ở Thượng Hải ước tính tới cuối tuần sau phân nửa dân số 25 triệu người ở trung tâm thương mại này sẽ nhiễm COVID. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể có hơn một triệu ca chết vì COVID vào năm sau.

Tuy nhiên các thành phố vẫn tiếp tục nới lỏng quy định.
Thượng Hải nói những ai đã xét nghiệm dương tính được ngưng cách ly tại gia sau 7 ngày nếu không còn triệu chứng đáng kể, mà không đề cập tới nhu cầu xét nghiệm thêm.

Chỉ dẫn trước đây trong tháng nói mọi người có thể ngưng cách ly tại gia sau khi xét nghiệm kháng thể và xét nghiệm PCR có kết quả âm tính.

Tỷ lệ chích ngừa tổng thể của Trung Quốc là trên 90% nhưng tỷ lệ người trưởng thành đã chích mũi tăng cường chỉ ở mức 57,9% và chỉ 42,3% người cao niên trên 80 tuổi đã chích ngừa tăng cường, theo dữ liệu chính phủ.

Trung Quốc chi lớn cho các cơ sở cách ly và xét nghiệm trong 3 năm qua hơn là củng cố bệnh viện hay đào tạo đội ngũ y tế.

Nước này có 9 loại vaccine nội địa được chuẩn thuận cho sử dụng, tất cả đều bị xem là kém hiệu nghiệm hơn vaccine của phương Tây.
Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa nhận được dữ liệu nào từ Trung Quốc về số ca nhập viện vì COVID kể từ khi Bắc Kinh nới lỏng chính sách zero COVID.

WHO cho rằng tình trạng thiếu dữ liệu có thể do nhà cầm quyền Trung Quốc đang vật lộn với việc kiểm đếm số ca nhiễm.

Cư dân tại nhiều thành phố ở Trung Quốc vốn trước kia bị phong tỏa dài hạn nay đang học cách sống chung với COVID.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét