Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

Kính Chuyển Tin, Bài Chúc Mừng Năm Mới 2023 và Nhìn Lại Năm Qua 2022 - Lê Văn Hải


- Năm hết Tết đến! Cùng nhau, vẫy tay giã từ “ông già” của năm 2022, với nhiều chuyện buồn, dịch bệnh, thiên tai, viễn ảnh chiến tranh nguyên tử…..Cùng hân hoan giang tay đón chào “em bé” năm mới Dương lịch 2023! vui vẻ đang tới! (tuần này!) với nhiều niềm hy vọng tốt đẹp, sáng sủa hơn! Ngoài trời bắt đầu ấm áp trở lại, hoa cúc, hoa mai hé nở rồi, rượu ngon cùng mở sẵn, pháo hoa rực sáng chào đón đêm giao thừa 2023 đã sẵn sàng! Nào hãy vui mừng đón chào năm mới, với nhiều điều hy vọng tốt đẹp, kèm theo những lời chúc tụng, nổ… như Pháo Tết!
<!>

- Trước thêm năm mới, Kính Chúc tất cả Quý Vị, Gia Đình, Bạn Bè và Thân Hữu:
*Một năm mới: Tiền vào bạc…tỷ! tiền ra rỉ rỉ, miệng cười hi hi, vạn sự như ý, cung hỉ, cung hỉ!
*Thành công luôn tới, sức khỏe tuyệt vời, may mắn khắp nơi, làm nhiều điều mới.
*Công thành danh toại, trẻ mãi không già, phúc lộc trường tồn, tấn tài, tấn lộc.
*Riêng các nàng Mèo hai chân: Ăn nhiều không béo, tiền vào như kéo, tình chặt như keo, dẻo dai như Mèo, sức khỏe như voi! Vồ được nhiều…chuột!

Chúc Mừng Năm Mới! Happy New Year 2023!


Lời Mời Tham Dự Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Mới Dương Lịch 2023! Tại Miền Bắc Cali


Kính Mời: Quý Đồng Hương Người Việt Bắc California.
Quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo,
Quý bậc Trưởng thượng , Thân hào, Nhân sĩ.
Quý Hội đoàn, Đoàn thể, Chính đảng.
Quý Hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH và quý Chiến hữu.
Quý Cơ quan Truyền thông, Báo chí.
Quý Đồng Hương Người Việt Bắc California.
Quý anh chị em Sinh viên, Học sinh.

Kính thưa quý vị.

Nhân ngày đầu năm Tết Dương Lịch 2023, Ban Tổ Chức Lễ Chào Quốc Kỳ đầu tháng tại Vườn Truyền Thống VIỆT Kính Chúc quý Đồng hương và Gia đình một năm mới An Khang, Thịnh Vượng, May Mắn và Bình An,

Trong tinh thần tôn vinh lá Quốc Kỳ VNCH, giữ gìn và phát huy tập tục truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Ủy Ban Điều Hợp Sinh Hoạt Cộng Đồng và Liên Đoàn Hướng Đạo Diên Hồng sẽ phối hợp tổ chức một buổi Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Dương Lịch 2023 và Chúc Mừng Năm Mới tại:

VƯỜN TRUYỀN THỐNG VIỆT

1499 Roberts Ave – San Jose – CA 95122
Vào lúc 10:00 sáng ngày Chủ Nhật (tuần này!) 01 tháng 1 năm 2023 (Tết Dương Lịch)
• Nghi lễ Thượng Kỳ đầu năm Dương lịch này sẽ thay thế cho buổi Lễ chào Quốc kỳ ngày Thứ bảy 7 tháng 1 năm 2023.

◙ Đặc biệt:

• Ban Tổ Chức Bầu Cử Ban Đại Diện Cộng Đồng VIỆT MỸ sẽ ra mắt và trình diện BAN BẦU CỬ trước quý Đồng hương Bắc California.

• Hội Truyền Thông Người Việt Bắc California Kính Chúc quý Đồng hương, quý Chiến hữu QLVNCH một năm mới An Khang, Thịnh Vượng, Bình An và nhiều May Mắn với phần quà tặng:

- 20 phần quà xổ số lấy hên đầu năm (gồm quà và tiền mặt)
- 100 bao mừng tuổi.


Đón Mừng Năm Mới 2023! Nhìn Lại 10 Sự Kiện Hoa Kỳ và Thế Giới Đáng Chú Ý Nhất Năm 2022!

(Chi Phương)

Nga xâm lược Ukraine, biểu tình phản đối chính phủ ở Iran, quyền phá thai ở Hoa Kỳ,… Sau đây là 10 sự kiện nổi bật đáng chú ý nhất của năm 2022, theo Le Point.

*Chiến Tranh Ukraine

Ngày 24/2, Nga tấn công Ukraine vì Putin muốn “phi phát xít hoá Ukraine”, khiến cả thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có kể từ Chiến Tranh Lạnh. Trước sự ủng hộ từ các quốc gia thuộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO, Tổng thống Nga đã nêu ra nguy cơ sử dụng vũ khí nguyên tử khi tuyên bố sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện trong kho vũ khí của mình.

Chiến tranh kéo dòng người tị nạn lớn nhất đổ vào Âu Châu kể từ sau Đệ nhị Thế chiến và đã tước đi sinh mạng của hàng ngàn binh lính và thường dân. Quân đội Nga bị cáo buộc tra tấn, giết hại, hãm hiếp thường dân. Phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt ngày càng khắt khe, khiến Nga bị cô lập trên trường quốc tế, đồng thời tăng cường viện trợ cho Kyiv.
Chiến tranh Ukraine cũng đã dấy lên nguy cơ về cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do Nga áp đặt lệnh phong tỏa Biển Đen. Vào tháng Bảy, một thoả thuận được ký kết, cho phép Ukraine, một nước sản xuất ngũ cốc lớn của thế giới có thể xuất cảng trở lại.

Vào tháng Chín, trong khi quân đội Nga gặp nhiều thất bại trên chiến trường, Tổng thống Putin đã ban hành lệnh huy động khoảng 300 000 lính dự bị và ký Sắc lệnh sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine thông qua trưng cầu dân ý,

Sau khi từ bỏ vùng Kharkiv, Mạc Tư Khoa đã yêu cầu rút quân ở Kherson. Nga đã có hành động trả đũa, tiến hành hàng trăm cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng của Kyiv, khiến hàng triệu người Ukraine sống trong bóng tối khi mùa đông đến gần.
*Lạm Phát Phi Mã Do Khủng Hoảng Năng Lượng

Giá cả tăng cao, bắt đầu từ năm 2021 do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, kết hợp với nhu cầu gia tăng của một số sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, trong bối cảnh kinh tế bắt đầu phục hồi sau đại dịch Covid-19. Lạm phát có thể lên đến 8 % trong quý tư năm nay ở các nước thuộc khối G20, ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu qua việc đẩy chi phí sản xuất lên cao.

Lạm phát cũng tăng cao do chiến tranh Ukraine khiến Âu Châu chìm trong cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Dưới tác động của các lệnh trừng phạt, Nga đã gia tăng các biện pháp đáp trả, đánh vào điểm yếu của Liên Hiệp Âu Châu, vốn phụ thuộc vào khí đốt Nga, ngừng giao khí đốt cho châu lục.

Để kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Trung Ương Hoa Kỳ đã tăng mạnh lãi suất chỉ đạo từ tháng Ba, khiến cho lãi suất vay ngân hàng ngày càng đắt đỏ. Ngân hàng Trung Ương Âu Châu cũng thực hiện biện pháp tương tự.

*Hoa Kỳ và Sự Trở Lại của Lệnh Cấm Phá Thai!
Vào tháng Sáu vừa qua, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho phép các bang tự do quyết định quyền cấm phá thai và chôn vùi điều luật 1973 Rode C Wade. Ngay sau đó, khoảng 20 bang của Hoa Kỳ đã cấm hoàn toàn hoặc hạn chế quyền được phá thai. Đây là chủ đề nằm trong số những hồ sơ tranh luận gay gắt của cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 11. Đảng Cộng hòa của cựu Tổng thống Donald Trump đã không giành được chiến thắng vang dội như mong đợi. Đảng Dân chủ vẫn giữ được quyền kiểm soát Thượng viện, nhưng đảng Cộng hòa lại giành được đa số, có phần sít sao, ở Hạ viện.

Dù vậy nhưng Donald Trump cũng đã thông báo tái tranh cử Tổng thống năm 2024. Cuộc chiến giành vị trí chủ nhân Tòa Bạch Ốc trong nội bộ đảng Cộng hòa có thể sẽ gắt gao khi có nhiều ứng cử viên tiềm năng, phải kể đến thống đốc bang Florida Ron DeSantis. Ông Trump cũng đang phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra.

*Bất Ổn Chính Trị ở Anh Quốc
Sau hàng loạt bê bối và làn sóng từ chức của các lãnh đạo trong chính phủ Anh Quốc, Thủ tướng Boris Johnson đã rời ghế lãnh đạo vào tháng Bảy. Liz Truss chính thức được nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị bổ nhiệm làm tân Thủ tướng, chỉ hai ngày trước khi nữ hoàng qua đời vào ngày 8/9, khép lại 70 năm trị vì. Tân vương Charles Đệ Tam lên ngôi ngày 10/9.

Bà Liz Truss chỉ giữ chiếc ghế Thủ tướng trong vòng 44 ngày trước khi từ chức. Sự việc đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị và tài chánh do chương trình về kinh tế không thiết thực của bà.

Bộ trưởng tài chánh Rishi Sunak lên lãnh đạo vào cuối tháng 10, trong một giai đoạn bất ổn nhất từ trước đến nay ở Anh Quốc. Rishi Sunak là Thủ tướng thứ năm của Anh kể từ khi Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu vào năm 2016. Cựu Bộ trưởng tài chánh 42 tuổi phải đối mặt với những thách thức lớn : Lạm phát trên 10%, hệ thống y tế suy tàn. Nhiều cuộc đình công xảy ra vào những ngày cuối năm 2022.

*Hiện Tượng Khí Hậu Cực Đoan Gia Tăng
Năm 2022 lại là một năm xảy ra nhiều thảm họa khí hậu. Từ Âu Châu đến Á Châu, nhiều quốc gia đã phải trải qua một mùa Hè nóng nhất từ trước đến nay, nhiệt độ cao kỷ lục và nắng nóng dẫn đến tình trạng khô hạn và những vụ cháy rừng. Tại Pakistan, khoảng 1.700 người thiệt mạng và 8 triệu người phải sơ tán do trận lũ lụt lịch sử, một phần ba diện tích của Pakistan ngập trong nước.

Sau các cuộc đàm phán căng thẳng, Hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc COP27 kết thúc vào ngày 20/11 tại Charm el Cheik (Ai Cập), với thoả hiệp trợ giúp các nước nghèo chịu tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, COP27 đã thất bại trong việc đề ra những tham vọng mới để giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

*Biểu Tình Phản Đối Chính Phủ Hồi Giáo ở Iran
Ngày 16/9, Mahsa Amini, một phụ nữ Iran 22 tuổi, đã tử vong ở bệnh viện, 3 ngày sau khi bị cảnh sát đạo đức bắt giữ vì không tuân thủ quy định về trang phục của nước Cộng hoà Hồi giáo : Bắt buộc phụ nữ phải đeo khăn trùm kín đầu ở những nơi công cộng.

Cái chết của Amini đã tạo ra một làn sóng biểu tình chưa từng có trên khắp Iran kể từ cuộc Cách Mạng Hồi giáo 1979. Những người phụ nữ trẻ Iran dẫn đầu cuộc biểu tình, một số video cho thấy những phụ nữ tháo và đốt khăn trùm đầu, thách thức chính quyền.

Các cuộc biểu tình đòi tự do cho phụ nữ dần chuyển thành phong trào chống lại chế độ Hồi Giáo, thu hút học sinh sinh viên, xuống đường biểu tình, bất chấp sự đàn áp của chính quyền. Iran cho biết có 300 người thiệt mạng, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Na Uy đưa ra con số 448 người. Nhiều người biểu tình đã bị bắt giữ.

Đầu tháng 12, chính quyền Teheran đã thông báo giải tán cơ quan cảnh sát đạo đức. Tuy nhiên, Iran cũng đã ban lệnh xử tử, treo cổ công khai với 2 người biểu tình, nhằm răn đe công chúng. Ít nhất 12 người khác có nguy cơ bị hành quyết.
*Lãnh Đạo Quyền Lực Nhất Lịch Sử Trung Hoa và Chính Sách Zero Covid

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục giữ vị trí lãnh đạo của đảng Cộng Sản, trở thành người lãnh đạo quyền lực nhất của lịch sử Trung Quốc hiện đại, sau Đại hội Đảng lần thứ 20.

Trong một thập kỷ ở vị trí đứng đầu đất nước 1,4 tỉ dân, Tập Cận Bình đã bày tỏ mong muốn kiểm soát, can thiệp vào hầu hết các bộ máy của đất nước đồng thời phải hứng chịu các chỉ trích quốc tế về quyền con người. Lãnh đạo họ Tập cũng duy trì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với Hoa Kỳ. Căng thẳng tại eo biển Đài Loan đã lên mức cao nhất từ nhiều năm qua, nhất là kể từ sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Bắc vào tháng Tám.

Trung Quốc đã trả đũa bằng các cuộc thao dượt trên bộ và trên biển với quy mô lớn nhất từ những năm 1990. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden xác nhận rằng lực lượng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc xâm lược hòn đảo.

Những quy định khắt khe của chiến dịch Zero Covid đã dấy lên cuộc biểu tình phản đối các biện pháp phòng dịch, với quy mô chưa từng có kể từ vài thập kỷ qua. Chính quyền Bắc Kinh đã dập tắt các cuộc biểu tình, nhưng gần đây cũng đưa ra các biện pháp nới lỏng trong chính sách Zero covid.

*Phe Cực Hữu Lên Ngôi ở Âu Châu

Tại lục địa già, các phe bảo thủ cực đoan giành được thành công vang dội trong các cuộc bầu cử Lập pháp tại nhiều nước, trong đó phải kể đến chiến thắng của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, thuộc đảng theo chủ nghĩa dân dộc Hung Gia Lợi.

Tại Pháp, đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc của Marine Le Pen cũng đã giành được chiến thắng lịch sử, trở thành đảng đối lập lớn nhất ở Quốc hội, nơi mà Tổng thống Emmanuel Macron đã mất đa số tuyệt đối.

Đảng Dân chủ Thụy Điển, theo chủ nghĩa dân tộc và chống nhập cư, cũng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 9, và trở thành lực lượng chính trị lớn thứ hai của nước này. Tại Ý Ðại Lợi, bà Giorgia Meloni, ứng cử viên đảng hậu phát xít Huynh đệ Ý Ðại Lợi, được bầu làm lãnh đạo chính phủ vào tháng 10.

*Hy Vọng Hoà Bình ở Ethiopia
Sau hai năm xung đột, chính phủ liên bang Ethiopia và chính quyền nổi dậy ở phía bắc vùng Tigray, đã ký thoả thuận ngày 2/11, chấm dứt chiến sự - một cuộc chiến mà các tổ chức phi chính phủ mô tả là “gây nhiều chết chóc nhất thế giới”. Theo Liên Hiệp Quốc, tất cả các bên tham gia vào cuộc xung đột xảy ra từ tháng 11/2020 ở Ethiopia có thể đã gây các tội ác chống nhân loại. Hai triệu người Ethiopia phải sơ tán. Nhiều người không có thức ăn, thuốc men trong nhiều tháng.

*Qatar Bị Chỉ Trích Vì Đăng Cai World Cup 2022.
Việc đăng cai giải Cúp túc cầu thế giới (2022), (20/11-18/12) đã kéo theo một làn sóng chỉ trích đất nước vùng Vịnh. Qatar, là nước xứ Ả Rập đầu tiên tổ chức sự kiện này, đã bị lên vì cách đối xử với lao động nhập cư và cộng đồng LGBT, phụ nữ, hoặc vì các bố trí điều hoà tại sân vận động trong bối cảnh nóng lên toàn cầu. Một số phương tiện truyền thông đã đưa ra con số hàng ngàn người chết trên các công trường xây dựng cơ sở phục vụ giải túc cầu. Chính quyền Doha phản bác và thậm chí còn đe dọa sẽ kiện trước những chỉ trích từ Tây Âu.


Chào Mừng Năm Mới 2023, Nhìn Lại Năm Qua 2022: Mạc Tư Khoa Gây Thiệt Hại Cho Kinh Tế Nga!

(Thanh Hà)
Mười tháng chiến tranh Ukraine cũng là 10 tháng kinh tế Nga bị phong tỏa. Có rất ít thông tin độc lập về thực trạng kinh tế Nga thời gian qua để trả lời các câu hỏi : “Chiến dịch quân sự đặc biệt” Vladimir Putin khởi động từ ngày 24/2/2022 ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân Nga ? Kinh tế bị suy yếu vì các biện pháp trừng phạt mà Âu Mỹ đã ban, hay vì chính những quyết định của Ðiện Cẩm Linh ?

Deník N, một tờ báo mạng độc lập của Cộng hòa Czech, hôm 9/12/2022 đã mời nhà kinh tế Sergueï Alexachenko, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, trả lời các câu hỏi trên. Sergueï Alexachenko là đồng sáng lập viên quỹ bảo vệ tự do mang tên cố Phó Thủ tướng Boris Nemtsov.

Là đối thủ chính trị của Tổng thống Putin, Boris Nemtsov từng giữ chức Phó Thủ tướng Nga dưới thời Tổng thống Eltsin cuối thập niên 1990. Nemtsov bị ám sát ngày 27/2/2015 tại thủ đô Mạc Tư Khoa, cách không xa Ðiện Cẩm Linh.

Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) lược dịch lại bài phỏng vấn cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, Sergueï Alexachenko dành cho tờ báo mạng Deník N.

Thực Hư Về Các Đòn Trừng Phạt Nga

Nga bị trừng phạt kinh tế, nhưng chính người dân tại nhiều nước trong Liên Hiệp Âu Châu lại xuống đường phản đối đời sống đắt đỏ, vật giá leo thang, nhất là giá năng lượng tăng vọt vì thiếu dầu hỏa và khí đốt của Nga. Vậy thì người Nga hay dân Âu Châu điêu đứng vì các biện pháp trừng phạt Liên Hiệp Âu Châu và Mỹ ban hành nhắm vào chính quyền Mạc Tư Khoa, với mục đích cắt nguồn tài chánh cho phép Ðiện Cẩm Linh đài thọ các phí tổn quân sự tại Ukraine ? Trước hết Sergueï Alexachenko nhắc lại :
“Phản ứng của Âu, Mỹ là để trừng phạt Nga đưa quân sang xâm chiếm Ukraine. Dân Ukraine là những người khốn khổ nhất trong chuyện này”.

Song ở đây có hai vấn đề. Thứ nhất, Âu-Mỹ đã ban hành các biện pháp trừng phạt với mục đích hạn chế khả năng của Mạc Tư Khoa tài trợ chiến tranh. Thứ hai là những tranh cãi liên quan trực tiếp đến chính sách trừng phạt. Trên thực tế theo lời Sergueï Alexachenko, cho đến giờ phút này, “không một ai, từ Liên Hiệp Âu Châu, Mỹ, Anh Quốc áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào khí đốt của Nga. Không một quyết định trừng phạt nào cấm Nga bán khí đốt trên thị trường Âu Châu. Xuất cảng của Nga sang thị trường Âu Châu giảm sụt và giá cả tăng cao là hậu quả từ những quyết định của Vladimir Putin. Tháng 8/2022, Tổng thống Nga ra lệnh cho tập đoàn dầu khí Gazprom cắt giảm xuất cảng sang Âu Châu. Đó cũng là thời điểm giá khí đốt trên thị trường Âu Châu tăng vọt”.

Mạc Tư Khoa Dùng Năng Lượng Gây Bất ổn Chính Trị Trong Liên Hiệp Âu Châu

Vladimir Putin tính toán những gì qua quyết định đó ? Sergueï Alexachenko trả lời :
“Chiến lược của Ðiện Cẩm Linh khá đơn giản : Nga muốn dùng năng lượng đế đánh vào kinh tế Âu Châu. Công dân Liên Hiệp Âu Châu phẫn nộ vì bị vạ lây từ các đợt trừng phạt Brussels ban hành. Từ khó khăn kinh tế và xã hội đó sẽ dẫn đến bất ổn chính trị để rồi Liên Hiệp Âu Châu sẽ bị tan rã”

Sergueï Alexachenko tuy nhiên lưu ý : Liên Hiệp Âu Châu mới áp dụng lệnh cấm vận dầu hỏa của Nga từ ngày 5/12/2022. Nhìn kỹ thì khối lượng dầu của Nga bán sang Âu Châu trong 10 tháng đầu năm nay đã tăng mạnh. Hồi tháng 2/2021, giá một thùng dầu là 60 Mỹ kim, nhưng đã tăng mạnh và đụng ngưỡng 95 Mỹ kim/thùng vào những ngày đầu tháng 2/2022, tức là trước khi chiến tranh Ukraine bùng nổ. Vì vậy, chiến tranh, hay lệnh trừng phạt không phải là nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao.

10 % Lạm Phát, Dân Nga Trả Giá Cho Chiến Tranh Ukraine

Về câu hỏi đời sống của dân Nga có thay đổi gì từ khi kinh tế Nga bị phong tỏa, chuyên gia kinh tế Sergueï Alexachenko đánh giá “các biện pháp trừng phạt đã đè nặng lên người dân Nga”. Sau đợt trừng phạt đầu tiên của Âu Mỹ hồi tháng 3/2022, lạm phát tại Nga tăng gần 20 % so với cùng kỳ năm 2021 và phải mất khoảng 3 tháng sau, tình hình mới phần nào được ổn định. Lạm phát rơi xuống còn 10 %, mãi lực của các gia đình qua đó bị giảm đi. “Chất lượng cuộc sống của người dân Nga sa sút rõ rệt”.

Ai phải chịu trách nhiệm cho điều đó ? Vẫn theo ông Alexachenko, “bất chấp các thống kê chính thức, Tổng thống Vladimir Putin không coi đây là một thất bại về kinh tế. Ông vẫn chưa nghĩ rằng nước Nga đang lún sâu vào khủng hoảng”. Ở một góc độ nào đó “kinh tế Nga đang đi xuống, nhưng không thể nói là tình hình đang vuột khỏi tầm kiểm soát”. Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga ví von : Kinh tế Nga đang đứng trên một vũng nước đã bị đóng băng, tức là trong thế dễ bị trơn, trượt, nhưng không thể nói rằng Nga đang “lao đầu xuống bờ vực”.

Mạc Tư Khoa Sử Dụng Lại Những “Bí Quyết Từ Thời Liên Xô Cũ”

Từ khi Tổng thống Vladimir Putin đưa quân sang Ukraine, hàng loạt các công ty đa quốc gia thông báo rút khỏi nước Nga, ngừng hoạt động và cho nhân viên nghỉ việc. Tiêu biểu nhất là trường hợp của tập đoàn IKEA của Thụy Điển thông báo đóng cửa. Mất đi các cửa hàng của nhà phân phối đồ nội thất này, một phần dân Nga ở các thành phố lớn thực sự mất hướng. Deník N đặt câu hỏi với cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Sergueï Alexachenko : Giao thương với Mạc Tư Khoa trên nguyên tắc bị phong tỏa, dân Nga có bị thiếu thốn trong cuộc sống hàng ngày hay không ? Cựu viên chức Nga trả lời là không.

Từ sau khi thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014, Nga đã bị quốc tế trừng phạt. Mạc Tư Khoa đã khởi động chiến dịch thúc đẩy cỗ máy sản xuất nội địa để “thay thế hàng nhập” từ Âu, Mỹ. Chính quyền đầu tư 8 tỉ Euro cho lĩnh vực này và ngân sách đó có chiều hướng gia tăng từ trước khi ông Vladimir Putin thông báo đưa quân sang Ukraine. Bộ Công Nghiệp Nga thông báo dự trù gần 100 tỉ Mỹ kim để khởi động lại cỗ máy công nghiệp.

Chính sách đó “hoạt động khá tốt”, cho dù chất lượng “hàng nội” không bằng “hàng ngoại” và người tiêu dùng ở Nga ý thức được những mặt hàng sản xuất trên thị trường nội địa “lạc hậu đến khoảng 10 năm” so với những sản phẩn tương tự có thể tìm thấy ở những nước chung quanh.

Có điều chính sách tự túc của Nga không mấy thực tế, bởi vì “dù có đầu tư cả trăm tỉ Mỹ kim vào khâu sản xuất, thì cũng phải mất nhiều năm các nhà máy tương lai của Nga mới có thể đi vào hoạt động”. Ông Alexachenko cho rằng, tối thiểu phải mất từ 4 đến 7 năm nữa người Nga may ra mới có các sản phẩm “made in Russia” để dùng. Đố ai biết được “7 năm nữa, nước Nga sẽ đi về đâu. Chỉ biết rằng, trước mắt Mạc Tư Khoa đầu tư hàng chục tỉ Mỹ kim vào khâu này (…) và cũng có thể là những nhà máy công nghiệp mới sẽ không bao giờ được hoàn tất”.

Một điều hiển nhiên khác là nếu như Mạc Tư Khoa huy động đến 96 tỉ Mỹ kim, theo thông báo của bên bộ Công Nghiệp, được Sergueï Alexachenko trích dẫn, thì câu hỏi kèm theo là “số tiền đó được trích từ đâu ra ?” và ngân sách của bộ nào khác đã bị hy sinh ?

Cuối cùng, với lệnh động viên bán phần hồi tháng 9/2022, 300.000 lính dự bị sẽ được điều động ra chiến trường, tương đương với 0,5 % dân số Nga trong tuổi lao động. Thế rồi, từ đầu chiến tranh, hàng trăm ngàn người Nga, trong đó có nhiều chuyên gia, đã bỏ xứ ra đi, cho dù Nga là bên gây chiến và đem quân đi xâm chiếm Ukraine. Kinh tế gia Sergueï Alexachenko nêu lên con số thêm 300.000 người đã ra ngoại quốc sinh sống. Như vậy trong chưa đầy một năm, lực lượng lao động của Nga bị giảm đi mất đến 10 %. Hệ quả kèm theo là 1 % GDP của Nga bị “bốc hơi”.

Về phí tổn chiến tranh, hàng tháng “gần 200 tỉ Rúp, tức khoảng 3,5 tỉ Mỹ kim, không cánh mà bay”. Nếu như Vladimir Putin giữ lời hứa với 300.000 tân binh vừa bị huy động, lương tháng của họ lên tới hơn 3.000 Euro thì kinh phí chiến tranh sẽ lên tới 4,7 tỉ Mỹ kim một tháng thay vì 3 tỉ rưỡi !

Trong những điều kiện đó, khi chiến tranh Ukraine kết thúc, kinh tế Nga còn lại gì ? Chuyên gia kinh tế Sergueï Alexachenko không thể trả lời câu hỏi này, bởi “cả hai phía Ukraine và Nga dường như đều tin chắc chiến thắng sẽ thuộc về mình”. Nhiều kịch bản có thể xảy ra trong mùa đông này.

Điều chắc chắn là, theo Alexachenko, Tổng thống Putin hoàn toàn không tính tới khả năng Mạc Tư Khoa phải “bồi thường thiệt hại chiến tranh : Ngày nào mà ông Putin còn nắm giữ quyền lực, ngày nào mà nước Nga còn kiểm soát một phần lãnh thổ của Ukraine, thì các biện pháp trừng phạt Nga vẫn tồn tại. Nga tiếp tục bị cắt đứt khỏi các nền kinh tế phát triển của phương Tây”.

Cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga dự báo, “Mạc Tư Khoa sẽ tìm cách xích lại gần với Bình Nhưỡng, cho dù Liên Bang Nga không phải là Bắc Hàn. Nga có dầu khí, khoáng sản không như Bắc Hàn” và “đến nay, quốc tế không ban hành lệnh trừng phạt nhắm vào nguyên liệu của Nga”



Tương Lai Vẫn Chưa Được Sáng: Viễn Cảnh của Đại Dịch Trong Năm Mới 2023!


(Hình: Một khu mua sắm ở Mumbai, Ấn Độ, ngày 22/12/2022.)

Lần đầu tiên sau nhiều năm, nhiều quốc gia đã tổ chức kỳ nghỉ đông mà không có các hạn chế về COVID-19.
Trung Quốc bắt đầu nới lỏng chính sách không có COVID vào năm 2022 và đang theo đuổi chính sách tiêm chủng mạnh mẽ hơn cho những người cao tuổi dễ bị tổn thương, những người có tỷ lệ tiêm chủng thấp so với dân số trẻ.

Nhưng điều gì ở phía trước cho năm 2023?

Vài tuần sau khi Trung Quốc nới lỏng đáng kể một số biện pháp ngăn chặn COVID-19 nghiêm ngặt nhất thế giới, những cái chết liên quan đến COVID-19 bắt đầu xuất hiện.

Chính phủ cho biết họ đang ngừng báo cáo các trường hợp COVID-19 không có triệu chứng vì họ không thể theo dõi bằng xét nghiệm hàng loạt nữa.

Điều đó càng không thể cho chúng ta biết được dịch bệnh sẽ lây lan nhanh như thế nào hoặc có bao nhiêu trường hợp tử vong vì bệnh này.

Các bài đăng trên mạng xã hội, việc đóng cửa doanh nghiệp và các bằng chứng mang tính giai thoại khác cho thấy một số lượng lớn người đang bị nhiễm bệnh.

Các nhà khoa học như Giáo sư Annelies Wilder-Smith từ Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn ủng hộ các biện pháp mới của Trung Quốc.

Bà nói rằng chính sách Zero- COVID là không bền vững, nhưng điều quan trọng là những người già chưa được tiêm chủng phải được tiêm vaccine càng sớm càng tốt.
“Vì vậy, họ sẽ theo dõi cẩn thận tình hình nếu thực sự do mùa đông và thực tế là họ là những người mà chúng ta gọi là “hoàn toàn ngây thơ về mặt miễn dịch”, giờ đây họ sẽ gặp phải một đợt bùng phát lớn. Sau đó, họ có thể kiểm soát chặt chẽ trở lại. Nhưng tất cả chúng ta đều không mong đợi điều này bởi vì tỷ lệ bao phủ vaccine không tệ đến thế và tỷ lệ này đang tăng lên”.

Tết Nguyên Đán vào cuối tháng 1 là một kỳ nghỉ lớn trên toàn quốc, đó là thời điểm mà quốc gia đông dân nhất thế giới đang di chuyển để thăm họ hàng ở những vùng xa xôi.

Vào những ngày trước Tết, cơn sốt du lịch bắt đầu khi hàng chục triệu người bắt đầu đi xe hỏa, xe buýt và máy bay cho chuyến về nhà duy nhất trong năm của họ.


(Trung Quốc thiếu kế hoạch thoát ‘Zero- COVID’; người dân đang phải trả giá.)

Ông William Hurst, Giáo sư về Phát triển Trung Quốc thuộc Đại học Cambridge, nói rằng chính phủ sẽ không có khả năng kiểm soát chặt chẽ, nhưng bất kỳ thay đổi lớn nào trong chính sách đều khó xảy ra trước các cuộc họp mùa xuân của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
“Thậm chí năm 2021, nhiều người đã đến thăm họ hàng và tụ tập vào dịp Tết Nguyên đán. Và tôi nghĩ, năm nay sẽ có nhiều mong muốn được làm như vậy hơn. Và nếu họ có thể tiêm chủng đủ cho người cao tuổi, tôi nghĩ rằng mọi người có thể làm như vậy, vì như thế là an toàn. Và tôi không nghĩ rằng chính phủ chỉ muốn ngăn cách mọi người chỉ vì mục đích giữ họ cách xa nhau. Nhưng tôi nghĩ có rất nhiều lo ngại rằng tình trạng lây nhiễm có thể gia tăng, hoặc nếu các hạn chế đã được khôi phục quá nhanh, tình hình sẽ trở nên khó kiểm soát hơn”.

Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang trở nên lạc quan một cách thận trọng về việc kiểm soát dịch bệnh, ngay cả khi một số khu vực ở Âu Châu và Mỹ Châu chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm và các bệnh theo mùa khác như cúm.
“Chúng tôi hiện đang thực sự bước vào giai đoạn mà chúng tôi gọi là bệnh đặc hữu. Điều đó có nghĩa là chúng tôi hiện đang chuyển từ một đại dịch sang trạng thái đặc hữu, bà Wilder-Smith nói.

Bước vào giai đoạn đặc hữu của bệnh không có nghĩa là đại dịch đã kết thúc hoặc có chỗ cho sự tự mãn.

Nhiều nghiên cứu được đưa ra kể từ khi bắt đầu đại dịch cho thấy những người mắc COVID-19 dễ mắc các bệnh khác nhau hơn, không chỉ tổn thương phổi.

Bà Wilder-Smith cho biết: “Hiện nay, ngày càng có nhiều tài liệu và dữ liệu cho thấy rằng thực sự, nếu bạn bị nhiễm COVID hoặc mắc bệnh, thì bạn có nguy cơ mắc các biến chứng khác nhau cao hơn”.

Trong những năm tới, các nhà khoa học tin rằng các chuyên gia y tế sẽ phải đối mặt với hậu quả thực sự của đại dịch và nó sẽ không đơn giản chỉ là COVID kéo dài.

Bà Wilder-Smith nói: “Vì vậy, điều này vượt xa những gì mọi người thường nghĩ là COVID kéo dài kèm theo mệt mỏi, v.v.. Tôi thực sự đang nói về các biến chứng y khoa đã được xác định rõ. Ví dụ, thậm chí tăng nguy cơ suy giảm nhận thức, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng nguy cơ đột quỵ, tim mạch, nhưng thậm chí ngay cả một số dữ liệu cũng cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề khác tăng lên”.

Bác sĩ Michael Head thuộc Đại học Southampton cho biết nhiều nơi trên thế giới đang chứng kiến tỷ lệ nhập viện cao và mùa đông sắp bắt đầu ở bán cầu bắc.

Và ông cũng cảnh báo rằng một số châu lục như Phi Châu chưa có mức độ tiếp cận vaccine COVID-19 đồng đều.
“Số ca nhập viện do COVID đang gia tăng và điều đó có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong suốt tháng 1 và tháng 2. Vì vậy, đây có thể là một mùa đông khó khăn đối với các dịch vụ y tế của chúng ta, không chỉ với COVID mà còn với bệnh cúm, vốn cũng khá cao vào thời điểm này trong năm. Ở Bắc Mỹ cũng tương tự. Một lần nữa, số ca nhập viện do COVID-19 ở Hoa Kỳ đang gia tăng và ở đó sẽ có một mùa đông khá khó khăn kết hợp với bệnh cúm”, Bác sĩ Head nói.

Một mối quan ngại khác khi chúng ta bước sang một năm mới là liệu có thể có một đột biến khác của virus một lần nữa có thể gây ra mối đe dọa cho sức khỏe của chúng ta hay không.


(Số tử vong vì COVID-19 của Trung Quốc chính xác đến cỡ nào?)

Bà Wilder-Smith cho biết hiện tại Omicron là biến thể chiếm ưu thế mà cũng ít nghiêm trọng hơn so với các nghiên cứu về chủng Alpha và Delta – hai chủng này cho thấy nguy cơ mắc COVID kéo dài ít rõ ràng hơn Omicron.

Bác sĩ Head nói rằng ý thức cảnh giác là điều quan trọng vì các biến thể phát sinh khi có sự lây lan không kiểm soát được dịch bệnh.

Ông nói: “Luôn có rủi ro là một biến thể mới sẽ xuất hiện. Thực sự không thể nói rủi ro đó sẽ lớn đến mức nào”.

Khi đưa ra dự đoán cho năm 2023, các nhà khoa học tỏ ra thận trọng, nhưng Bác sĩ Head tin rằng giải pháp có thể tiến xa hơn dưới hình thức phát triển một loại vaccine khác.

Bác sĩ Head nói: “Điều chúng tôi thực sự cần là một loại vaccine thế hệ tiếp theo sẽ làm giảm sự lây nhiễm của COVID-19 để chúng ta hoàn toàn không bị bệnh. Có lẽ chúng ta sẽ cần một hoặc hai năm nữa, tôi mong đợi như vậy. Tôi nghĩ rằng thời điểm đó có lẽ chúng ta có thể nói rằng chúng ta sẽ giảm đáng kể COVID-19 như một mối đe dọa. Nó sẽ luôn ở bên chúng ta và chúng ta cần phải để mắt đến nó vì chúng ta biết rằng đó là một loại virus nguy hiểm. Nhưng tôi nghĩ chúng ta đang hướng tới một giai đoạn tốt đẹp hơn”.


Apple Bắt Đầu Sản Xuất Macbook Tại Việt Nam Vào Giữa Năm 2023



(Ảnh: Một nhà máy sản xuất Apple tại Austin, Texas.)

- Hãng Apple có kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất máy điện toán MacBook sang Việt Nam vào sang năm.

Mạng Nikkei Asia loan tin ngày 20/12/2022 nêu rõ kế hoạch được tiến hành vào khi hãng kỹ thuật này của Mỹ tiếp tục đa dạng hóa cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc do căng thẳng trong lĩnh vực này a Bắc Kinh và Hoa Thịnh Ðốn.

Một nguồn thông thạo cho Nikkei Asia biết rằng điều mà Apple hiện mong muốn là chuyển ra khỏi Trung Quốc, chí ít một phần sản xuất các dòng sản phẩm của hãng. Sau khi chuyển sản xuất MacBook, tất cả những sản phẩm hàng đầu của Apple cơ bản sẽ có thêm một địa điểm sản xuất ngoài Trung Quốc: iPhones làm ở Ấn Độ và MacBooks được sản xuất ở Việt Nam.

Kế hoạch chuyển sản xuất MacBook sang Việt Nam được Apple chuẩn bị gần hai năm trời, và đã thiết lập dây chuyền thử nghiệm tại nước này rồi.

Thống kê cho thấy Apple sản xuất từ 20 triệu đến 24 triệu MacBook mỗi năm tại các nhà máy ở Trung Quốc đặt ở Thành Đô và Thượng Hải.

Việc đa dạng hóa sản xuất của Apple đến Việt Nam bắt đầu với dây chuyền sản xuất hàng loạt AirPods vào năm 2020. Trong năm nay, một số dây chuyền Ipads và đồng hồ đeo tay Apple cũng được làm tại Việt Nam.


Tai Nạn Giao Thông Tại Việt Nam Trong Năm Qua Khiến Hơn 6.300 Người Chết


(Ảnh: Giao thông trên đường phố Hà Nội năm 2020.)

- Tai nạn giao thông làm chết hơn 6.300 người tại Việt Nam trong năm qua.

Thống kê tổng kết của Cục Cảnh sát Giao thông Việt Nam được truyền thông nhà nước loan đi ngày 23/12/2022 cho thấy số liệu vừa nêu. Cụ thể thời gian tính là từ 15/12/2021 đến 14/12/2022.

Tổng số vụ tai nạn giao thông ghi nhận được suốt thời gian này là 11.450 vụ. Ngoài số tử vong, số bị thương do tai nạn giao thông năm qua là hơn 7.800 người.

Cục Cảnh sát Giao thông Việt Nam so số liệu năm 2022 với cùng kỳ năm 2019, thì số vụ tai nạn giao thông giảm hơn 35%), số tử vong giảm hơn 16%) và số bị thương giảm gần 43%.


Hơn 130 Ca Chết Vì Sốt Xuất Huyết Trong Năm 2022 Tại Việt Nam


(Ảnh: Bệnh nhân sốt xuyết huyết tại một phòng bệnh ở Hà Nội năm 2015.)

- Dịch sốt xuất huyết tính đến lúc này của năm 2022 đã làm chết 133 người tại Việt Nam, trong tổng số gần 355 ngàn ca nhiễm bệnh.

Bộ Y tế Việt Nam công bố số liệu vừa nêu vào ngày 22/12/2022. So với cùng kỳ năm 2021, số nhiễm sốt xuất huyết trong nước năm nay tăng hơn 5 lần, và số tử vong tăng 107 trường hợp.

Hiện thời tiết lạnh không thuận lợi cho muỗi truyền sốt xuất huyết sinh sản nên số ca nhiễm mới có chiều hướng giảm đi trong những tuần cuối năm 2022.

Tuy vậy, Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo người dân không nên chủ quan mà phải tuân thủ những hướng dẫn phòng ngừa bệnh do cơ quan này đưa ra.


Những Thách Thức Trước Mắt Cho Kinh Tế Việt Nam Trong Năm Mới 2023

(Bình luận của Kỳ Duyên)


(Hình AFP: Một công nhân đang quét rác trong một nhà máy ở Sài Gòn hôm 2/12/2022.)

Vừa từ Âu Châu trở về, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi phải có các biện pháp cứng rắn để giữ cho thị trường lao động ổn định khi nền kinh tế đang tiến dần đến cuối năm. Theo thống kê sơ bộ, trên toàn quốc, khoảng 637.000 công nhân bị ảnh hưởng, trong đó 53.000 người đã mất việc làm. Tại Sài Gòn, trung tâm kinh tế của cả nước, có khoảng 102.000 công nhân đã bị cắt giảm giờ làm và 6.000 người bị sa thải.

“2023 là năm bản lề, năm vô cùng quan trọng để thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm năm giai đoạn 2021-2025. Vì vậy, nhận diện, phân tích những tồn tại, hạn chế trong năm 2022 và đưa ra các kịch bản, giải pháp hướng tới mục tiêu có ý nghĩa vô cùng quan trọng”. Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh chia sẻ trước thềm “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam” vào ngày 17/12/2022 tại Hà Nội. Đây là lần thứ năm Ban Kinh tế Trung ương tổ chức sự kiện này. Năm nay, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác của Ban cán sự đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam thường niên và đột xuất theo chuyên đề.

2022 GDP Tăng 8,2%, Nhưng 2023 Sẽ Khó Khăn

Chủ đề chính của Diễn đàn: “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức”. Diễn đàn Kinh tế lần thứ năm thảo luận chuyên sâu về bảo đảm các cân đối lớn của Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị và lựa chọn chính sách cho phù hợp trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, năm 2022, Việt Nam đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, tăng trưởng GDP dự kiến đạt từ 8-8,2%. “Tuy nhiên chúng ta đang đối mặt với năm 2023 với rất nhiều khó khăn, thách thức khi bối cảnh khu vực và quốc tế sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp và rất khó lường”, Trưởng Ban Kinh tế nhấn mạnh. Diễn đàn lần này thu hút khoảng 1.000 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến để cùng thảo luận các vấn đề trên, từ đó đưa ra các nhận định, khuyến nghị và giải pháp giúp nền kinh tế vượt qua thách thức. (1)

Năm báo cáo chính được trình bày tại phiên toàn thể, gồm: (1) Tổng quan kinh tế Việt Nam 2022 và định hướng điều hành 2023, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày; (2) Triển vọng kinh tế thế giới 2023 và các gợi ý chính sách cho Việt Nam, do Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) trình bày; (3) Những vấn đề đặt ra đối với kinh tế Việt Nam 2023 qua đánh giá phản ứng chính sách vĩ mô của các nước và dự báo viễn cảnh kinh tế Á Châu 2023, do Giám đốc ADB tại Việt Nam trình bày; (4) Ổn định tài chánh, lành mạnh hóa thị trường tài chánh và thị trường bất động sản Việt Nam tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế 2023, do Chủ tịch Quỹ VinaCapital trình bày; (5) Tăng tốc đầu tư công và khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp để tạo bứt phá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023, do Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam trình bày.

Trong 11/2022, nền kinh tế duy trì đà phục hồi tốt. Đặc biệt, GDP quý 3/2022 có sự bật tăng mạnh mẽ với mức tăng trưởng hai con số. Theo đánh giá, sự phục hồi mạnh mẽ có được nhờ Việt Nam kịp thời chuyển hướng, mở cửa trở lại nền kinh tế và việc khai triển các gói hỗ trợ để tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh. “Tuy nhiên, sự phục hồi mạnh chỉ là hiện tượng nhất thời bởi những yếu tố tạo nên phục hồi (như: xuất cảng, du lịch, dịch vụ, sản xuất…) không tăng như những tháng trước và cũng khó kéo dài đến năm 2023 hay 2024”, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khẳng định. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải nhận diện và đánh giá năm 2022 đúng với thực tế, tránh lạc quan quá mức sẽ dẫn tới không phù hợp với thực tế diễn biến của nền kinh tế. (2)

“Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2023” tập trung đánh giá chuyên sâu về sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch; những tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu tới xuất cảng hàng hóa của Việt Nam và cách thức Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực trong bối cảnh mới và lộ trình tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA). Cùng với đó, giá năng lượng, nguyên vật liệu gia tăng; chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt ở các nền kinh tế sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, có thể làm chậm lại quá trình xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh….

Lịch Sử Lặp Lại Sau Một Thập Kỷ?

Lịch sử trên thị trường tài chánh-ngân hàng cách đây hơn 10 năm (2011) dường như đang lặp lại trong năm 2022. Sau hơn một thập kỷ, có vẻ như chương trình tái cấu trúc các tổ chức tín dụng và giải quyết nợ xấu chưa đạt được mục tiêu ban đầu của Chính phủ Việt Nam. Sau hơn một thập kỷ, các diễn biến trên thị trường ngân hàng - tài chánh Việt Nam đang lặp lại với các nét tương đồng: lãi suất liên ngân hàng tăng vọt, hệ thống chạy đua tăng lãi suất, ngân hàng cho vay vượt quá huy động, lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng nhà nước tăng mạnh, đồng VND mất giá sốc, nợ xấu bùng phát.... Năm nay, NHNN đã phải hai lần liên tiếp tăng lãi suất tái điều hành trong vòng một tháng. Lãi suất tái cấp vốn được nâng từ 4,0%/năm lên 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 2,5%/năm lên 4,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng tăng từ 5,0%/năm lên 7,0%/năm. (3)

Phát biểu kết luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần năm vào chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết ý kiến của chuyên gia, bộ ngành tại diễn đàn đều “đúng và trúng”. Ông đề nghị tất cả hệ thống chính trị, cơ quan, doanh nghiệp, người dân phải vào cuộc. Thủ tướng nhận định năm 2023, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Tại một cuộc họp Chính phủ trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi phải có các biện pháp cứng rắn để giữ cho thị trường lao động ổn định khi nền kinh tế đang tiến gần đến cuối năm. “Dứt khoát không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động”, ông Phạm Minh Chính đưa ra yêu cầu với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thách thức là rất lớn do biến động về địa-chính trị trên thế giới, các chính sách thắt chặt tiền tệ ở các thị trường lớn để chống lạm phát khiến nhu cầu hàng điện tử và may mặc giảm rõ rệt ở hầu hết các thị trường. Do vậy, xuất cảng của Việt Nam dự báo sẽ chững lại đến nửa đầu năm sau. (4)

Theo thống kê mới nhất, có hơn 500 công ty tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề do đơn đặt hàng từ các nước bị cắt giảm, khiến cho khoảng 637.000 công nhân bị ảnh hưởng, trong đó 53.000 người đã mất việc làm, theo thống kê mới công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam. Tại Sài Gòn, trung tâm kinh tế của cả nước, khoảng 102.000 công nhân đã bị cắt giảm giờ làm và 6.000 người bị sa thải, Việt Nam News dẫn nguồn từ Ban Chính sách và Pháp luật thuộc Liên đoàn Lao động thành phố cho biết. Trưởng ban Nguyễn Thành Đô đã đề xuất chính phủ Việt Nam cần phải xem xét ban hành các gói hỗ trợ lãi xuất tiền vay để giúp các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chánh duy trì hoạt động và nên có gói cứu trợ lớn để hỗ trợ những người lao động bị ảnh hưởng. (5)

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam-VIAC chia sẻ một số dấu hiệu đáng lo ngại xuất hiện vào cuối năm 2022 và có thể tiếp diễn trong năm 2023. Đó là sản xuất công nghiệp, xuất cảng có dấu hiệu đang chậm lại; thị trường tài chánh, tiền tệ, ngân hàng đối mặt với áp lực ngày càng tăng do chính sách tiền tệ thắt chặt và tăng lãi suất để giảm lạm phát của FED…. Đó là sản xuất công nghiệp, xuất cảng có dấu hiệu đang chậm lại; thị trường tài chánh, tiền tệ, ngân hàng đối mặt với áp lực ngày càng tăng do chính sách tiền tệ thắt chặt và tăng lãi suất để giảm lạm phát của FED…. Vẫn theo ông Lộc, trong 11 tháng đầu năm, đã có 123.000 doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường, đây là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay. Theo đó, cứ 10 doanh nghiệp được thành lập thì bảy doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, đây là con số đáng suy nghĩ. Bản chất của hiện tượng này là sự tổn thất của thị trường, nó là vấn đề tăng trưởng, vấn đề việc làm, vấn đề niềm tin trong nền kinh tế. Xu hướng này chắc chắn chưa thuyên giảm trong năm 2023. (6)

“Tăng trưởng xuất cảng trong chín tháng vừa qua chủ yếu do giá cả tăng, chứ lượng xuất cảng không tăng nhiều. Chúng ta có kích thích được xuất cảng hay không tùy vào biến động về tỷ giá, lãi suất. Đây là điểm trong điều hành tỷ giá thời gian tới cần phải để ý để kích thích xuất cảng để giải tỏa việc tồn kho và trì trệ đối với các doanh nghiệp xuất cảng hiện nay”, Tiến sĩ Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế ngành và Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đánh giá. Theo các chuyên gia, hiện sản xuất kinh doanh đang gặp khó khi lãi suất tăng và việc tiếp cận nguồn vốn cũng không dễ dàng. Do vậy, chính sách tiền tệ cần phải thận trọng, bảo đảm các ngân hàng có đủ khả năng thanh khoản và có thể nới lỏng tín dụng hơn, ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đóng góp tăng trưởng cho nền kinh tế. (7)
____________

Tham khảo:










Nhìn Lại Năm Qua, Thống Kê Xu Hướng Tìm Kiếm Năm 2022: Người Việt Trong Nước Quan Tâm Đến Gì Nhiều Nhất!


Giá xăng là mối quan tâm hàng đầu của người dân ở Việt Nam khi tìm kiếm tin tức thời sự trong năm 2022, một năm đánh dấu nhiều biến động về giá cả do lạm phát tăng cao vì ảnh hưởng của cuộc chiến Ukraine, trong khi giải bóng đá lớn nhất thế giới World Cup là xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất trong năm trên mạng internet ở quốc gia Đông Nam Á này.

Danh sách Google Year in Search 2022 vừa được công bố cho thấy “Giá xăng hôm nay” là từ khóa đứng đầu trong Top 5 Tin thời sự trong khi “World Cup 2022” đứng đầu Top 5 Xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất của năm. Đại dịch COVID-19 đã không còn nằm trong danh sách các xu hướng tìm kiếm trong năm qua ở Việt Nam.

Giá xăng dầu ở Việt Nam được điều chỉnh nhiều lần trong suốt cả năm và quốc gia Đông Nam Á thậm chí đối mặt với sự thiếu hụt về nguồn nguyên liệu được xem là quan trọng nhất đối với người dân cho việc di chuyển hàng ngày, gây ra nhiều lo ngại trong công chúng trong năm qua. Bên cạnh đó, World Cup, giải đấu thể thao lớn lần đầu tiên được tổ chức tại các sân vận động với toàn bộ khán giả được vào xem bình thường sau đại dịch, đã thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam, nước được xem là có niềm đam mê lớn nhất đối với môn thể thao vua ở châu Á.

Thống kê của Google đã thể hiện bức tranh toàn cảnh về những điều được người Việt quan tâm tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2022, theo anh Bùi Sơn, một kỹ sư sinh sống ở Hà Nội.
“Giá xăng dầu chắc chắc là mối quan tâm về mặt kinh tế hàng đầu của người dân Việt Nam,” anh Sơn nói. “Giá xăng dầu ảnh hưởng thực sự rất lớn đến cuộc sống của đại bộ phận người dân Việt Nam. Do vậy, nó là xu hướng tìm kiếm hoàn toàn phù hợp trong 2022, đặc biệt có giai đoạn có thể nói là có tiền cũng không mua được xăng dầu vì có những cửa hàng không có đủ xăng dầu để bán cho người dân.”

Theo anh Sơn, những người dân Việt Nam hàng ngày phải di chuyển bằng xe máy và ô tô cá nhân, khi hệ thống giao thông công cộng chưa đủ thuận tiện cho mọi hoạt động của họ hàng ngày. Nhóm người dễ bị tổn thương nhất đối với giá cả xăng dầu tăng cao, theo anh Sơn, là những người lao động hay công nhân nghèo vì giá cả nói chung cũng tăng cao theo giá xăng.

Việc giá xăng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân Việt đã khiến “Giá xăng hôm nay” trở thành vấn đề “nóng” và là chủ đề thời sự được tìm kiếm hàng đầu trong năm 2022, theo anh Sơn. Trong xu hướng tìm kiếm này, những câu hỏi liên quan như “tại sao hết xăng?” hay “tại sao giá xăng tăng?” hay “tại sao cây xăng đóng cửa?” được người dùng mạng nhắc đến nhiều trên công cụ tìm kiếm Google.


‘Ukraine’ và ‘SCB’

Trong Top 5 các chủ đề thời sự được người Việt tìm kiếm nhiều nhất, ngoài “Giá xăng hôm nay” còn có “Bão Noru”, “Ukraine”, và “SCB”

Việt Nam là quốc gia thứ 2, sau Philippines, chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các cơn bão trong khu vực, và do đó, theo anh Sơn, người dân trong nước tìm kiếm nhiều thông tin về cơn bão Noru, được gọi là “siêu bão” vì độ độ cuồng phong, đánh vào miền Trung Việt Nam trong năm qua. Bão Noru đánh vào các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Trị hồi tháng 9 gây thiệt hại nặng nề về tài sản, theo ghi nhận của truyền thông trong nước.

Trong khi đó, cuộc chiến của Nga ở Ukraine cũng được nhiều người Việt Nam quan tâm vì, theo anh Sơn, Việt Nam có mối quan hệ khăng khít với Nga, nước đã phát động cuộc xâm lược mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào lãnh thổ Ukraine từ 24/2.
“(Quan tâm đến) chiến sự Ukraine thì có lẽ là những người quan tâm đến tình hình thế giới hoặc là giới kinh doanh,” anh Sơn nói. “Giới đầu tư chứng khoán, họ quan tâm nhiều đến tình hình chiến sự tại Ukraine vì nó liên quan đến các mặt hàng mà quốc gia này xuất khẩu cũng như Nga xuất khẩu, như nông sản hay phân bón. Và nó cũng là mối quan tâm của những người quan tâm đến tình hình chính trị trên thế giới và trong nước.”

Đối với anh Sơn, Ukraine lại là mối quan tâm hàng đầu của anh khi tìm kiếm thông tin trong năm 2022.
“Cái quan tâm hàng đầu của tôi trong năm 2022 không phải là bóng đá, không phải là xăng dầu, mà đó là chiến sự tại Ukraine,” anh Sơn nói. “Tôi quan tâm đến chiến sự tại Ukraine vì tôi ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền của đất nước. Tôi cho rằng đó là một cuộc xâm lược của Nga. Không những tôi theo dõi tin tức trên các trang Internet mà tôi còn theo dõi các tin tức trên Facebook.”

Chính phủ Việt Nam nhiều lần bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để tránh lên án Nga tấn công lãnh thổ của Ukraine và truyền thông chính thống của quốc gia Đông Nam Á, dưới sự kiểm duyệt của Nhà nước, không gọi đây là cuộc xâm lược. Tuy nhiên trong năm qua, nhiều người dân như anh Sơn đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine cũng như quyên góp tiền tặng người dân Ukraine thông qua đại sứ quán của nước này ở Hà Nội.
“Tại sao Nga và Ukraine xung đột” là từ khóa được người Việt tra cứu nhiều nhất trong năm 2022 trong mục “Tại sao” trên Google.

Sau “Ukraine”, trên vị trí thứ 4 trong Top 5 chủ đề Thời sự là “SCB”, tên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – nơi phát hành trái phiếu của công ty An Đông, một công ty con thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát của tỷ phú Trương Mỹ Lan đã bị công an Việt Nam bắt giữ và điều tra về tội gian dối trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
“Nhiều người đã tập trung biểu tình không những ở các trụ sở ngân hàng SCB mà họ còn đưa yêu cầu được hoàn lại tiền ở cả Bộ Tài chính,” anh Sơn nói. “Do vậy những thông tin này được đưa lên mạng xã hội nhiều và là một trong những thông tin được dư luận quan tâm khi tìm kiếm trên Google.”

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, được xem là một trong những đại án tham nhũng ở Việt Nam trong năm qua, có đến gần 40.000 nạn nhân với số tiền bị thiệt hại lên đến hơn 1 tỷ đô la.

‘Tịnh thất Bồng lai’ và ‘Giá đô hôm nay’

“Tịnh thất Bồng lai” và “Giá đô hôm nay” cũng được nhiều người Việt tìm kiếm thông tin khi nằm trong nhóm 10 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google ở Việt Nam năm qua.

Sáu thành viên tại cơ sở tu tại gia Thiền am Bên bờ Vũ trụ, thường được biết là Tịnh thất Bồng lai, đã bị chính quyền Việt Nam kết án tổng cộng 23 năm rưỡi tù trong bản án mà công chúng và các luật sư bào chữa cho là “rất thất vọng.”

Vụ án gây tranh cãi và nhận được sự quan tâm của người dân trong nước bởi tội danh mà những người trong Thiền am, gồm cả ông Lê Tùng Vân – người sáng lập đã hơn 90 tuổi, bị khép. Ngoài ra, theo anh Sơn, vụ án còn nhận được sự quan tâm của công chúng phần nhiều vì “tò mò” khi truyền thông do nhà nước quản lý và cơ quan điều tra ban đầu còn khép những thành viên Tịnh thất Bồng lai vào tội “loạn luân”.

“Có hai lý do để người ta quan tâm: một là giới luật vì vụ án này khá phức tạp khi các nạn nhân bị khép tội ‘Lợi dụng quyền tự do dân chủ’,” anh Sơn nói. “Lý do thứ hai vụ này được tìm kiếm nhiều là vì cư dân mạng họ tò mò về thực hư về cái mối quan hệ trong vụ Tịnh thất Bồng Lai – ý rằng là có thật hay không khi một ông già lớn tuổi như vậy mà có quan hệ huyết thống với nhóm người bị truy tố.”

Cơ quan điều tra của Bộ Công an sau đó đã bỏ tội danh này đối với ông Vân. Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ hồi tháng 7 vừa qua đã đưa tất cả 6 thành viên chịu án tù của Thiền an Bên bờ Vũ trụ vào danh sách “Nạn nhân tự do tôn giáo và niềm tin” toàn cầu vì cho rằng những thành viên này bị chính quyền Việt Nam giam cầm “chỉ vì hoạt động tôn giáo” và “bày tỏ chính kiến của mình.”

Người Việt Nam cũng quan tâm nhiều đến giá đô la Mỹ trong năm qua khi lạm phát tăng cao và chính phủ Việt Nam phải hai lần nới biên độ giao dịch của tiền đồng đối với đồng đô la khiến tỷ giá tiền đồng so với tiền đô la Mỹ giảm 8%

“World Cup 2022” cũng là từ khóa tìm kiếm nhiều nhất về thể thao của người Việt Nam, nước được Nielsen đánh giá là có tỷ lệ cổ động viên bóng đá trên dân số cao nhất châu Á. Đối với mục tìm kiếm về nhân vật, “Hồng Đăng” và “Hồ Hoài Anh” nằm Top 3 cái tên được người Việt tra cứu nhiều nhất trên Google trong năm qua. Hai nghệ sỹ này được cho là dính líu tới vụ các nghệ sỹ Việt hãm hiếp một thiếu nữ vị thành viên người Anh khi đang đi nghỉ ở Đảo Majorca của Tây Ban Nha. Hiện hai diễn viên và nhạc sỹ này đã trở về nước nhưng vẫn đang tiếp tục bị điều tra.

Theo Google, danh sách năm nay phản ánh một sự chuyển biến đáng kể khi không còn sự chiếm lĩnh của những từ khoá liên quan đến dịch bệnh Covid-19 như ở hai năm trước. Liên quan gián tiếp tới đại dịch, từ khóa về các nền tảng học trực tuyến cũng tăng cao vào đầu năm rồi giảm dần vào những tháng giữa năm. Thay vào đó, người dùng chuyển hướng quan tâm tới các chủ đề quen thuộc như bóng đá và giải trí.



Cần Chú Ý Nhất Trong Năm Mới! Nghiêm Túc Tuân Theo Lời Dạy của Thủ Tướng CSVN, Coi Túi Tiền của Kiều Bào Là của Mình!

(Bài bình luận của Nguyễn Văn Mai)


(Hình: Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính (phải) tại Âu Châu vào ngày 14/12/2022.)

Nghiêm túc tuân theo lời dạy của Thủ tướng, coi túi tiền của kiều bào là của mình

Vào tối 21/12/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, nguyên Ðại sứ Việt Nam tại Nhật Bản ông Vũ Hồng Nam; khai trừ khỏi Đảng ông Nguyễn Hồng Hà, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản), Lý Tiến Hùng, nguyên nguyên cán bộ Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Nga; Nguyễn Lê Ngọc Anh, cán bộ Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Mã Lai Á; Vũ Ngọc Minh, nguyên cán bộ Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Angola. Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Việt Thái, Đại sứ Việt Nam tại Mã Lai Á. Cảnh cáo ông Nguyễn Hoàng Linh, nhân viên Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Mã Lai Á.

Sang ngày 22/12, Cơ quan Điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam tiến hành khởi tố, bắt giam ông Vũ Hồng Nam, tiến hành khám nhà và nơi ở của ông này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói trong chuyến công du sang Âu Châu mới đây: “Các Tòa Ðại sứ, cơ quan đại diện ngoại giao phải coi bà con như người nhà mình, giải quyết công việc cho bà con như công việc của người nhà mình”.

Cơ mà Thủ tướng không nói rõ “mình” và “người nhà” có hòa thuận với nhau hay không. Cho nên sau câu nói mát dịu cả lòng này, rõ khổ-khắp mặt cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nước trên thế giới đều bị “người nhà” chửi lồng lên. Nhất là trong thời điểm tết nguyên đán đã đến sau lưng như hiện tại, khiến cõi lòng của người Việt xa xứ thổn hết cả thức lên vì nhớ cha nhớ mẹ, nhớ cái hương vị tết quê hương, hoặc có công việc, hợp đồng ký kết thì... bị ăn hành cách mấy nhiều người cũng ráng chịu đựng mà về.

Về thì về nhưng chửi vẫn phải chửi.

Tiếng Tút Dài Hơn Vạn Lý Trường Thành

Dưới đây xin trích nguyên văn một số bình luận trên trang face book Thông tin Chính phủ, ngay dưới post trích lời căn dặn của Thủ tướng:

- Chắc dư chữ “bà” rồi quý page.

- Đâu có ai trấn lột họ hàng mình đâu nhỉ?

- Coi kiều bào như người nhà và thu hồi vốn là hại việc khó làm cùng một lúc.

- Dạ. Lên Tòa Ðại sứ như đi về nhà. Toàn gặp người thân. Ông nội với Bà nội không à.

- Việc nhà thì cứ để đó, rảnh thì làm, mệt thì nghỉ, hôm nay không làm thì mai làm.

- Nghĩ tới Tòa Ðại sứ để thấy “Khốn nạn thế mình còn vượt qua được cơ mà”!

- Người nhà hay còn gọi là “bố đời”, “mẹ thiên hạ”.

- Tòa Ðại sứ ở Hoa Thịnh Ðốn có đọc được tin này nhớ làm giùm cái sổ thông hành đã nộp được 4 tuần không thấy hồi âm, viết email không ai thèm trả lời, vậy mà trả tiền cho dịch vụ làm thì 5 ngày đã có, làm ơn làm ơn bớt moi tiền của dân giùm.

- Gọi phone có người trả lời kiểu “Tui không cần cho ai biết thông tin gì hết, làm gì nhau!”

- Dạ, em xin kiến nghị chính phủ sửa cái điện thoại cho Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Nhật Bản ạ. Nó bị hư mấy năm nay rồi. Kiều bào Việt Nam ở Nhật cố gắng gọi nhưng không có ai bắt máy cả. Mong nhà nước giúp đỡ để anh chị trong Tòa Ðại sứ sửa chữa đường dây để chúng em có thể gọi điện thoại với ạ. Cảm ơn Đảng và chính phủ ạ.

- Tiếng tút dài hơn Vạn lý trường thành.

- Nói không biết ngượng là gì!

- Thôi cháu xin Thủ tướng nhắn với Tòa Ðại sứ không gây thêm khó khăn khổ đau cho đồng bào thì cháu cũng đội ơn Thủ tướng rồi.

- Điện 100 cuộc không nghe máy. Chờ Tòa Ðại sứ đến nơi chắc là chết cả rồi.

- Do Thủ tướng chưa bao giờ phải làm thủ tục trên Tòa Ðại sứ nên không hiểu thực tế, có thể thông cảm được.

- Thủ tướng “trùm mền hô xung phong”!

- Trong từ “kiều bào” có từ bào, nên thấy kiều bào là phải bào (bào: moi tiền-người viết).

- Cán bộ là cha là mẹ. Mà cán bộ Tòa Ðại sứ thì là cụ tổ chứ không phải là hạng người thường nữa.

- Bác phát biểu hay, cảm động. Nhưng các anh chị làm thì lại khiến kiều bào cảm lạnh.

- Coi túi tiền của bà con kiều bào là… của mình.

- Thôi thôi. Visa hết hạn. Đến Tòa Ðại sứ Luân Đôn làm lại cái sổ thông hành mà chúng nó không làm, con… nó bảo là để em đưa anh số dịch vụ để anh làm cho nhanh. Ơ ơ. Cái gì đang diễn ra vậy các chú các bác lãnh đạo ơi huhu!

- Chính phủ muốn biết các Tòa Ðại sứ làm việc với kiều bào như thế nào thì để kiều bào được phép quay phim khi đến làm việc. Nhất là Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Nam Hàn.

- Như chuyến bay giải cứu đó hả?

- Vâng, Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Hàn còn xem hơn con nữa ấy chứ, mà là con ghẻ ấy. Nhờ thông tin chính phủ bứng giúp các ông trời con ở chỗ ấy để dân đỡ khổ, không biết giấy làm sổ thông hành làm bằng vàng ròng hay sao chứ bên Việt Nam làm có 200 ngàn VND mà sang đây lên trực tiếp thì bị hoạnh họe, đi mấy ngày vẫn không làm được, đến khi phải nhờ cò thì mới nhanh thì hết hơn 6 sip ~~12 triệu VND.

- Không một ai bị bỏ lại (kèm hình chuyển động con vịt Donald đang xòe tập Mỹ kim ra đếm).

- Một năm không biết nghỉ bao nhiêu ngày. Nghỉ lịch của nước sở tại xong rồi còn nghỉ theo lịch Việt Nam. Tiền thu làm thủ tục thì không cố định, thích sao thu vậy không khác gì đánh số lô tô. Đến người Nhật cũng còn kêu chứ đừng là kiều bào.

- Đồng bào = bào từng đồng.

- Đúng là coi như người nhà mà, chửi người ta như con vậy đó.

- Sẽ là như thế, nếu thò tiền ra.... Các bạn không tin, hãy đến Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Bá Linh.

- Cho tôi cười cái chính phủ ơi. Tôi chỉ mong nó làm đúng chức trách nhiệm vụ, đúng luật đúng quy định... mà còn không được. Đây chính phủ muốn nó đối với tôi như người nhà kiểu này thì chết mịa tôi rồi. Người nhà gặp nhau lúc dịp tết nó lại đòi “thăm hỏi, biếu xén” nữa thì tôi lấy đâu ra chính phủ ơi!

- Làm sao có thể tag Tòa Ðại sứ (Việt Nam tại) Tân Gia Ba vậy?

- Thôi, chẳng dám nhận người nhà Tòa Ðại sứ đâu, tổn thọ tổn đức lắm.

- Vậy mà lúc mắc kẹt covid thi thịt không thương tiếc.

- Đi đến Tòa Ðại sứ mà phải nài nỉ, rồi kiềm chế cả nhịp thở, điều chỉnh từng khoé nhăn trên mặt để không làm phật ý các “ngài” làm trong Tòa Ðại sứ Việt tại Nam Hàn. Nó ám ảnh đến mức hôm sau đi, nhưng lo lắng mất ăn mất ngủ từ hôm trước

- Tòa Ðại sứ tại Nam Hàn thì ối dồi ôi!

- Ôi nếu được như vậy bà con kiều bào chắc phải quỳ tạ lễ 3 ngày.

(Ảnh Reuters: Việt kiều về thăm quê năm 2005.)

Các anh cứ coi kiều bào như người ngoại quốc là mừng nhất đấy ạ!

Cận Tết, Thủ tướng tranh thủ đi úy lạo kiều bào mà nhỡ đọc được những lời này thì buồn đến đứt… khúc ruột thừa ngàn dặm ra mất.

Trên face book có một trang tên Tôi và Tòa Ðại sứ. Nghe cái tên như Lan và Điệp nào ngờ đọc vô thấy toàn bất mãn của kiều bào.

Gọi vào số điện thoại trên trang web Tòa Ðại sứ hay Lãnh sự thì hầu hết chỉ nghe tiếng tút tút. “Tiếng tút dài như Vạn lý trường thành”. Khi (may quá), có người nghe máy thì mỗi người hướng dẫn một kiểu. Chị tôi ở Mỹ, gọi điện 4 lần đến Tòa Lãnh sự tại San Francisco gặp 3 người hướng dẫn, mỗi người hướng dẫn một kiểu. Chưa kể hướng dẫn khác với thủ tục ghi trên trang web.

Kính thưa Thủ tướng, dưới đây là một số ví dụ của nồi cháo hành Tòa Ðại sứ:

- Bắt người làm giấy tờ đến trực tiếp trong khi quy định trên web là có thể gửi giấy tờ qua bưu điện hoặc online.

- Tiền thu trực tiếp luôn cao hơn quy định, nếu không hỏi lại tiền thừa hoặc ráo riết đòi sẽ bị lờ đi.

- Quát mắng, trịch thượng với người làm giấy tờ.

- Thu phí không hẹn ngày giờ trả giấy tờ, không xuất biên lai nhận tiền.

- Chỉ báo hồ sơ chưa đúng quy định, nhưng thiếu gì, cần bổ sung gì thì không nói.

- Tự ý làm thêm các dịch vụ mà khách hàng không cần và không yêu cầu, rồi thu phí.

Dẫn chứng thì nhiều vô số trên group Tôi và Tòa Ðại sứ, Thủ tướng cứ bảo Phụ tá đọc rồi chụp lại mà xem:

“Ngày 12-11-2022 mình có gửi hồ sơ xin cấp Giấy trích lục ghi chú kết hôn, Giấy đủ điều kiện kết hôn (trên website của Tòa Ðại sứ ghi rõ nếu đã đăng ký kết hôn tại cơ quan hành chính của Nhật và chưa làm thủ tục này thì phải nộp hồ sơ làm), Miễn thị thực cho chồng và con. Kèm 15.000¥ lệ phí qua hình thức gửi Genkinkakitome. Ngày 19-12-2022 nhận được kết quả:

- 2 miễn thị thực được dán vào 2 sổ thông hành.

- Trích lục ghi chú kết hôn bản gốc.

- Bản dịch trích lục kết hôn ghi đúng tên 2 vợ chồng nhưng bản photo đính kèm lại là tên 2 người khác (đã đóng dấu liên đỏ). Vì vậy bản dịch hoàn toàn không hợp lệ và không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, trong phiếu đề nghị và thông tin liên hệ mình KHÔNG yêu cầu cấp bản dịch. Vì vậy, Tòa Ðại sứ đã cố tình dịch và thu phí.

- Hồ sơ xin cấp giấy đủ điều kiện kết hôn được hoàn trả lại (Tòa Ðại sứ ghi chú không cấp giấy tờ này).

- 2.000¥ tiền thừa.

Tổng cộng 13.000 ¥ ~ 94$ cho trích lục ghi chú kết hôn, bản dịch không hợp lệ (KHÔNG yêu cầu) và 2 miễn thị thực.

Mình đã viết mail phản ánh tình trạng thiếu chuyên nghiệp trong việc giải quyết giấy tờ và đòi lại tiền phí dịch thuật”.

“Mình cũng gặp tình trạng tương tự, bị thu 16.500 ¥ cho 2 bản chính kèm 2 bản photo đính kèm 2 bản dịch”.

“Mình gửi hồ sơ đã 5 tuần, cũng gửi tin nhắn và email hỏi về tình trạng hồ sơ, như trên điện thoại báo là “sẽ phản hồi trong 24h” mà sao đến giờ 5 tin nhắn và 4 email mà sao chưa thấy hồi âm. Tòa Lãnh sự ở Hoa Thịnh Ðốn”

“Sau khi nghiên cứu kỹ thì em cũng đã gửi hồ sơ làm lại sổ thông hành gần hết hạn, hồ sơ gửi đi ngày 1/12/2022. Một tuần sau đó kiểm tra tracking thấy bì thư đang về nhà, nghĩ bụng wow Tòa Lãnh sự DC làm việc nhanh thiệt. Mở phong bì thì thiệt là kinh dị anh chị ạ, hồ sơ em bị gửi trả không kèm theo bất cứ giấy tờ ghi vì lý do gì hết. Em mở email xem có nhận gì không thì cũng không có luôn. Hôm nay em gọi vào số 202-716-8666 thì “ được “ hướng dẫn bằng 1 giọng nam vừa nói chuyện vừa nhai nhồm nhoàm là “Lên website kiếm số điện thoại có 4 số cuối là 0737 gọi để hỏi về mail ở bộ phận mail chứ tôi không có hồ sơ ở đây”. Em nói anh cho luôn số điện thoại luôn đi, ảnh trả lời “Không, cứ lên trang web là có số điện thoại trên đó”. Em nói ủa mail đã nhận được, mở hồ sơ của em ra và bỏ hồ sơ vô lại phong bì gửi trả thì hỏi gì ở bộ phận mail? “Ừ thì cứ gọi người ta hướng dẫn cho”. Khi em hỏi tên thì anh trả lời: “Nguyên”. Rồi thì em lên trang web, xong gọi vô số 202-861-0737 thì qua hệ thống tự động em được nghe (xin liên lạc với) “Bộ phận giải quyết hồ sơ số điện thoại 202-716-8666”. Chính là số em gọi cách đó chưa được 5 phút. Em mong anh/chị góp ý , hướng dẫn em để đối phó với nạn sách nhiễu công dân như này. Em đoán chắc là vì em gửi phí đúng $70 nên bị hành! Thêm cái khúc sau nữa là em gọi lại số 202-716-8666 khoảng 20 lần nhưng không đổ chuông mà đi thẳng vô hộp thư thoại luôn mà hộp thư thì đầy không nhận thêm tin nhắn nữa.

“Có mỗi cái tiền bưu điện thì Tòa Ðại sứ Việt Nam làm hẳn văn bản yêu cầu đóng gấp đôi giá bưu điện. Đúng giá mà thu, trả tiền trước là chống tham nhũng mà các bác cứ đi ngược với thế giới tiến bộ đòi đưa tiền mặt để Tòa Ðại sứ thuê vận chuyển thư dến bưu điện hằng ngày. Có mỗi cái quy định miễn nộp giấy tờ chứng minh khi cấp lại giấy miễn thị thực có từ 2015 mà các bác hành lên hành xuống tốn bao tiền điện thoại để đòi cái luật bảo miễn”.

“Chồng em nộp hồ sơ làm giấy miễn thị thực tại Sydney mà nhân viên họ không cho giấy hẹn, chỉ nói khi nào xong thì họ sẽ gọi thì có đúng luật không ạ?”

“Ngày nào em cũng gọi, mà điện thoại thì đi thẳng vô voicemail, còn email thì không thấy trả lời lại. Đế nghị cấp lại sổ thông hành sắp hết hạn bị gửi trả không kèm lý do giải thích. Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn. Em nên làm gì tiếp đây? Chẳng lẽ email mỗi ngày song song với gọi điện? Em gọi chắc cũng trăm cuộc tuần nay rồi. Lúc email em có nên gửi file ghi âm cuộc gọi tuần trước không?”

“Hôm trước có nhân viên “ hướng dẫn” mình gọi số trên Web để liên lạc bộ phận “mail” sau khi mình nói hồ sơ trả về mà không kèm lý do đó bạn. Sau đó thì không còn liên lạc được nữa luôn nè”.

“Họ muốn hành dân thôi. Chứ đã được cấp miễn thị thực rồi, giờ chỉ xin cấp lại thì sao phải hành người ta lên tận nơi nộp, những người ở xa cả ngàn km, sống ở những nơi âm 20, âm 30 độ mà bắt người ta phải đi máy bay, ô tô lên nộp trực tiếp thì có phải là quá đáng lắm không!”

“Thưa Thủ tướng cho hỏi Tòa Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco tại sao thu 160 $ tiền lệ phí xin giấy phép/sổ nhập cảnh cho người có quốc tịch Mỹ về Việt Nam mà trong khi đó bảng giá trang web nhà nước ghi 10$. Nếu tự làm hồ sơ thì bác bỏ không duyệt?”

“Chỉ cần minh bạch trong khoản thu các thủ tục thôi. Dịch có cái bằng lái xe ở Nhật lên trang chủ Tòa Ðại sứ không có thông tin lệ phí. Ai đời lệ phí nộp theo truyền miệng, Tokyo thì 7.500 Yen còn Osaka thì 6.500 Yen”.

- Ai tag hộ Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Úc Ðại Lợi, Tân Tây Lan với! Bọn này gọi hiếm khi bắt máy, toàn bảo gọi số cá nhân. Thủ tục thì báo giá cao hơn quy định, khuyên người dân nhét tiền phong bì gửi post”

- Chuyển tới Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Nam Hàn giùm tôi nhé chính phủ. Lấy phí của dân rẻ tí đi. Chính phủ Nam Hàn họ làm sổ thông hành mới 10 năm có 50 ngàn Won = 900.000 VND.

Tòa Ðại sứ Việt Nam làm hộ chúng tôi phí gấp 10 lần. Sợ hỏng sổ thông hành nên không bóc ra xem bên trong có gì đặc biệt hơn nước người ta không mà đắt giá quá ạ”.

“Mong một ngày chúng ta không phải đấu tranh vì sự lạm quyền của các Tòa Ðại sứ Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới.

Vân vân....

Đều có tên, có tuổi, có bằng chứng cả. Thủ tướng có muốn đọc thêm thì cứ nhắn cho em một tiếng.

(Ảnh: Những người tham gia Diễn đàn Người Việt tại Paris hồi tháng 3/2019.)

Chiến Đấu Với “Người Nhà”

Khổ tâm quá Thủ tướng ơi, ai đời người nhà với nhau mà các người nhà xa xứ cứ phải dùng từ “chiến đấu” để tả quá trình làm việc với nhân viên các Tòa Ðại sứ mãi thôi.

Tiếp tục trích:

“Em đã viết thư hỏi Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Na Uy hỏi về việc xin cấp lại giấy miễn thị thực qua bưu điện, nhưng họ nói phải lên làm trực tiếp. Em đã viết mail lại nói là trên trang web của Cục Lãnh sự ghi rõ là được phép gửi qua bưu điện. Em sẽ chờ xem họ trả lời như thế nào để tiếp tục chiến đấu”.

“Lần trước em cũng bị làm khó, bắt lên nhận lại passport chứ không chịu gửi qua bưu điện về cho em, dù lúc nhận hồ sơ là nhận qua bưu điện. Sau đó email mãi mới chịu mà đòi giấy cam kết đủ kiểu. Em ủng hộ chị chiến đấu để họ không kiếm cách hành những đồng hương ở xa nữa”

“Lúc đó mình rất rất là bận rộn. Mình chiến đấu khoảng 3 tuần lễ gì đó. Mình cũng đăng bài lên đây cùng với bằng chứng này nọ, rồi mọi người cũng nói mình kiện lên nữa mà mình đâu có đủ thời gian, đến lúc mình nhận lại hồ sơ mình mail tiếp thì nhận lại sự thách đố đó đó. Mình cũng ghim trong lòng đợi đi Việt Nam về mình chiến đấu tiếp mà cuối cùng công việc lại cuốn trôi mình nên mình thôi để đó vì chỉ có lần này mình đi 3 tuần nên cũng bày đặt làm Miễn thịthực chứ mỗi năm mình đều đi Việt Nam nhưng chỉ đi đúng 2 tuần thôi. Vì vậy mình nghĩ nếu sau này mình đi hơn 2 tuần thì mình cũng sẽ làm e-visum chứ không cho bọn họ hành hạ & ăn thêm một đồng nào nữa”.

***
Đến đây em định nhắc lại vài con số và câu chuyện-ai cũng biết rồi ấy mà, chuyện năm 2021 trong mùa dịch các bác ngoại giao giải cứu kiều bào ấy. Cơ mà nghĩ lại thì hóa ra không phải ai cũng biết rồi, vì con số các bác nhân đạo bị bắt cứ vài ngày lại thấy tăng, nhỡ lơ đi ít lâu là thành người tối cổ ngay. Trích báo Thông tấn xã Việt Nam hôm 4/12 đã có 32 bị can bị bắt. “Chuyến bay giải cứu” vốn nhân đạo và hào hùng là thế, giờ gắn chết với cái danh Đại án.

Đại án Chuyến bay giải cứu, nghe mỉa mai và bất nhẫn làm sao!

Đã vậy, Bộ Công an còn nhấn mạnh họ đang mở rộng điều tra vụ án, nghĩa là tương lai gần sẽ còn có thêm củi trong chuyến bay giải cứu được vào lò.

Em tóm tắt cho Thủ tướng đọc tí.

- Số bộ và cơ quan ngang bộ liên quan: 7 bộ. Gồm Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ban đối ngoại Trung ương, Bộ Y tế, Bộ Giao thông-Vận tải, Bộ Giáo dục và đào tạo.

- Chức vụ cao nhất: Phụ tá Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Phó Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Phó trưởng phòng vận tải hàng không, Cục hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông-Vận tải.

Và tin nóng rừng rực thì vào tối 21/12/2022 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, nguyên Ðại sứ Việt Nam tại Nhật Bản ông Vũ Hồng Nam; khai trừ khỏi Đảng ông Nguyễn Hồng Hà, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản), Lý Tiến Hùng, nguyên nguyên cán bộ Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Nga; Nguyễn Lê Ngọc Anh, cán bộ Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Mã Lai Á; Vũ Ngọc Minh, nguyên cán bộ Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Angola. Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Việt Thái, Đại sứ Việt Nam tại Mã Lai Á. Cảnh cáo ông Nguyễn Hoàng Linh, nhân viên Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Mã Lai Á....

Được tin này, chúng em vừa mừng vừa lo Thủ tướng ạ. Mừng là vì những cái mặt thấy ghét đã được vào lò, trả giá cho sự hoạnh họe nhũng lạm, buôn bán làm giàu trên mồ hôi nước mắt, thân xác đồng bào mình. Chửa biết là có trả giá công bằng hay không nhưng như thế chúng em cũng được hả dạ vài phần.

Còn lo, là lo thế này. Cái ghế Tòa Ðại sứ không phải ai cũng ngồi vào được. Người ta đồn không con ông cháu cha, chạy ngược chạy xuôi, tiền bạc đấm mõm ních bụng thì chẳng bao giờ được điểm danh đi sứ. Đi sứ là đi làm kinh tế, ở tây tiền dễ kiếm, tiền của kiều bào càng dễ kiếm hơn. Cho nên vài cái ghế trống người đợt này chỉ càng làm dậy men phấn khởi của cả một đội quân đang xếp hàng chờ đi sứ. Họ có thể bịt mũi lặn sâu một hơi lúc đang đốt củi thế này, nhưng lò nào đốt được mãi. Đến lúc ấy họ ăn bù, ăn gấp, ăn bạo liệt hơn để bù những tháng ngày nín thở qua truông này thì kiều bào biết sống làm sao hở bác thủ ơi là bác thủ ơi!

Tham khảo:






Lại Thêm Một Cái Tết Buồn Cho Người Lao Động Nghèo!

(Nguyễn Lại)

“Không có đơn hàng thì bắt buộc phải nghỉ thôi”. Đó là lời ca thán của anh Nguyễn Thanh Trung, một công nhân làm việc trong lĩnh vực dệt may tại một khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc, giáp ranh với thủ đô Hà Nội.

Anh Trung và hơn 300 công nhân của doanh nghiệp may xuất cảng này vừa được thông báo cho nghỉ từ ngày 10/12/2022 cho tới 7/2/2023, nghĩa là nghỉ Tết tới gần 2 tháng. Anh Trung nói gần hai chục năm đi làm công nhân tại khắp các khu công nghiệp ở phía Bắc chưa bao giờ anh ‘được’ nghỉ Tết dài như vậy. Tuy nhiên, anh cho biết điều này anh đã dự đoán trước bởi gần đây anh và hầu hết công nhân trong nhà máy đã phải đi làm cầm chừng, buổi làm buổi nghỉ, trước tình trạng đơn hàng giảm mạnh.

Anh hiện lo lắng không biết tới đầu tháng Hai có được quay trở lại làm việc như lời hứa hay không. Anh nói cả nhà bốn miệng ăn mà hai vợ chồng đều nghỉ Tết sớm và có nguy cơ mất việc khi Tết cận kề như thế này thì đúng là khủng khiếp. Vợ chồng anh đang sắp xếp để về quê sống dựa vào mảnh vườn và mấy sào ruộng của bố mẹ trong vài tháng tới. Chuyện ăn uống thì có thể miễn cưỡng bảo đảm được, nhưng không biết con cái học hành sẽ ra sao khi mà phải chuyển trường về quê theo bố mẹ, anh nói và cho biết thêm rằng về quê trong hoàn cảnh giáp Tết mà lại không ‘một xu dính túi’ như thế này đúng thật là ‘cực chẳng đã’.

Rất nhiều công nhân tại khắp các khu công nghiệp từ Nam chí Bắc năm nay ‘được’ cho nghỉ Tết sớm, đứng trước nguy cơ mất việc, ‘tiến thoái lưỡng nan’ ngay trước Tết vì doanh nghiệp không được đặt hàng.

Ngoài công nhân, nhiều thành phần lao động khác cũng đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn ngay thời điểm giáp Tết.

Anh Nguyễn Minh Hà, một chủ vườn đào và quất ở Vĩnh Phúc, cho biết tới nay, tức chỉ còn khoảng tháng nữa là Tết, mà vườn cây cảnh của anh vẫn chưa bán được một gốc đào hay quất nào, khác hẳn với mọi năm khi rất nhiều người tìm tới mua đào, quất chơi Tết sớm.
“Mọi năm thì vào thời điểm này đào, quất đã rục rịch rồi. Nhà các đại gia đã lên vườn mua đào, quất về chơi sớm đến gần Tết vứt đi rồi mua gốc mới. Nhưng năm nay thì chưa thấy gì cả. Nói chung là kinh tế khó khăn. Dịch giã xong rồi lại khó khăn như thế này thì mệt”, anh Hà cho VOA biết.

Ngoài nghề trồng cây, gia đình anh Hà cũng kinh doanh thêm các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày cho các xóm công nhân làm việc trong các khu công nghiệp gần nhà, nhưng anh cho biết giờ đây nguồn thu khá đều đặn đó cũng không còn.
“Công nhân các khu công nghiệp thì cho nghỉ từ lâu rồi. Không có việc mà, nên họ bị cho nghỉ từ lâu rồi”, anh than vãn và lo rằng tình hình hiện tại sẽ còn kéo dài.

“Ở Việt Nam thì người ta cứ tin rằng Trung Quốc bỏ chính sách phong toả thì kinh tế phát triển trở lại, thông thương, nhập cảng sẽ lại tốt lên. Báo chí toàn tuyên truyền kiểu đấy thôi. Nên mọi người hy vọng Trung Quốc thoát rồi, thì Việt Nam cũng sẽ đỡ đi”, anh nói và quả quyết không tin mọi chuyện lại đơn giản như thế.

Anh N.T, một phóng viên làm việc cho một cơ quan báo chí ở Hà Nội, cho biết trong chuyến công tác vào Nha Trang, trung tâm du lịch biển của miền Trung, anh đã chứng kiến sự vắng lặng khác thường khi hai nguồn khách chính của Nha Trang là Nga và Trung Quốc đều vắng bóng.

Anh cho biết từng dãy khách sạn và resort 5 sao đóng cửa tối om, không mấy người qua lại. Theo anh, dù Trung Quốc mở cửa trở lại thì cũng không có nhiều hy vọng cho du lịch Việt Nam vì du khách Trung Quốc “có sang ngay được đâu, mở cửa thì cũng mở cửa từng bước mà bản thân họ cũng đang khó khăn chứ có phải khá giả gì đâu”.

“Cái nền kinh tế Việt Nam nó bấp bênh là ở chỗ đấy. Tức là sống hoàn toàn dựa vào ngoại quốc đầu tư, bán sức lao động giá rẻ, hoàn toàn phụ thuộc vào đơn hàng ngoại quốc. Bây giờ không có đơn hàng thì người ta sa thải là đương nhiên rồi, không có cách nào khác cả. Cái lực lượng lao động đấy giờ không biết đi đâu về đâu cả vì kỹ năng lao động chỉ thế thôi, làm theo dây chuyền, làm cái giày cái dép… may cái quần cái áo thì trình độ đơn giản ấy mà”, anh nói.

Tại Hà Nội, người dân cũng đang hạn chế chi tiêu. Ngay cơ quan báo chí anh đang làm việc cũng đang gặp khó khăn khi khó thu hút được quảng cáo từ các doanh nghiệp. Anh N.T cho biết hàng quán cũng không đông đúc như mọi năm. Trước tình trạng ảm đạm của nền kinh tế nói chung, người ta đã ít nghĩ tới chuyện tụ tập, ăn nhậu tất niên.

Bà Hoàng Thị Nhung, một chủ tiệm cà phê lâu năm,cho biết chưa bao giờ tiệm của bà lại vắng vẻ như lúc này. Bà nói thường thì giáp Tết tiệm của bà luôn tấp nập, còn giờ đây lại hoàn toàn khác. Bà không biết sẽ cầm cự được bao lâu khi mà hàng tháng bà vẫn phải trả 30 triệu đồng cho tiền thuê mặt bằng.

“30 triệu thì phía trên cho thuê homestay được mười mấy triệu thì cũng đỡ được một nửa. Cà phê thì giờ chỉ bán từ sáng đến trưa thôi. Tối thì chỉ có lác đác vài người. Vắng lắm, lác đác ít người thôi”, bà Nhung than vãn và cho biết đây sẽ là một cái Tết buồn và thiếu thốn.

Bất chấp những thực tế đó, giới hữu trách khẳng định năm 2022 nền kinh tế Việt Nam “đạt kết quả tích cực và tương đối toàn diện”, lạm phát được kiềm chế đúng chỉ tiêu, dự kiến đạt tăng trưởng trên 8%. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh hôm 17/12 tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2022 và định hướng điều hành năm 2023” tuyên bố kinh tế Việt Nam “phục hồi ngoạn mục, tăng trưởng mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và đang lấy lại đà tăng trưởng vốn có”, theo báo nhà nước.



Lê Văn Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét