Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

Kính Chuyển Một Tin Sinh Hoạt Tại Bắc Cali, Tình Hình Trung Quốc, Giải Bóng Tròn Thế Giới và Tin Theo Dòng Thời Sự Đó Dây Khắp Nơi! (Chân Thảnh Cảm Tạ) - Lê Văn Hải


Giới Thiệu Một Sinh Hoạt Đầu Tháng Nhiều Ý Nghĩa Của Người Việt Bắc Cali:
THƯ MỜI THAM DỰ LỄ CHÀO QUỐC KỲ HOA KỲ VÀ VNCH ĐẦU THÁNG 12
Kính thưa Quý Đại Diện Tinh Thần các Tôn Giáo
Quý bậc Trưởng Thượng, Quý Nhân Sĩ
Quý Hội Đoàn Quân Đội, Hội Đồng Hương và Thân Hữu
Quý Giới Truyền Thông Báo Chí, Đoàn Thể Chính Đảng,
Quý Đồng Hương, các em Sinh Viên Học Sinh và các cháu Hậu Duệ VNCH
<!>
Trong tinh thần tôn vinh, gìn giữ lá CỜ VÀNG THIÊNG LIÊNG và thân yêu của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản.

Liên Đoàn Hướng Đạo Sinh Diên Hồng và Ủy Ban Điều Hợp Sinh Hoạt Cộng Đồng phối hợp thực hiện nghi Lễ Chào Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ mổi thứ bảy đầu tháng tại:




VƯỜN TRUYỀN THỐNG VIỆT (VIỆT HERITAGE GARDEN) 1499 Roberts Ave San Jose CA 95122.

Lúc 9:00 AM ngày Thứ Bảy 3 tháng 12 năm 2022

Kính mời quý Đồng hương, quý Đại diện các Hội đoàn, Đoàn thể , Chánh Đảng quý cơ quan Truyền thông , Báo chí và quý Chiến hữu QLVNCH tham dự

◙ Để tránh việc tổ chức trùng ngày trong các sinh hoạt Cộng Đồng, chúng tôi ước mong các vị Đại Diện Hội Đoàn, Đoàn Thể đến buổi chào cờ thông báo hoặc cho Ban Tổ Chức biết để phổ biến rộng rãi trước quý đồng hương về những sinh hoạt của quý Hội đoàn, Đoàn thể Bắc Cali,...

◙ Cô Brenda Huỳnh (Insurance Solution Group ) sẻ giải thích những thắc mắc về Medicare Benefits giúp quý đồng hương và yểm trợ coffee và điểm tâm nhẹ buổi sáng.

◙ Đặc biệt: Để đón chào Lễ Giáng Sinh 2022, Hội Truyền Thông Người Việt Bắc California kính tặng quý đồng hương chút quà đón mừng Chúa Giáng Sinh
* Quý đồng hương (người lớn) mổi người một chai rượu vang với nhãn hiệu Mừng Chúa Giáng Sinh.
* Mỗi em hướng đạo và các cháu dưới 18 tuổi mổi cháu một phong bì may mắn để mừng Chúa Giáng Sinh.


Ban Tổ Chức Lễ Thượng Kỳ và Chào Quốc Kỳ Đầu Tháng Kính Mời.
Ủy Ban Điều Hợp Sinh Hoạt Cộng Đồng Bắc Cali
Liên Đoàn Hướng đạo Diên Hồng
Trân trọng kính mời.
Điện thoại liên lạc :

• Phạm Đức Vượng (408) 226-8844 •Triệu Hà (408) 646-8752 • John Dũng (408) 605 - 523 •Đặng Long (408) 886-0178 • Hoàng Thưởng (408) 219-4334 • Jimmy Phan (408) 210- 5405 • Trần song Nguyên (669) 234-6580 •Phát Kiên (408) 605-7636 • Phan Hà (408) 666-6415 •Ông Trần Chánh Tùy (408) 941 – 5043 •Sơn Loan (408)605-8314 •Bà Ngọc Bích (408) 667- 1714

TB: Kính nhờ các cơ quan truyền thông phổ biến rộng rãi Thư Mời này. Thành thật Cám ơn.


Tình Hình Trung Quốc Vẫn Nóng Bỏng: Đụng Độ Lớn Giữa Cảnh Sát và Người Biểu Tình Chống Chính Sách Zero Covid ở Quảng Châu!

*Trong tình thế có thể bị nhà cầm quyền cô lập bất cứ lúc nào, Tòa Ðại sứ Mỹ và Pháp, tại Bắc Kinh, đã kêu gọi công dân nước mình, kiếm cách tích trữ lương thực!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay các cuộc đụng độ giữa người dân biểu tình chống các biện pháp phòng Covid-19 và cảnh sát đã nổ ra vào đêm 29/11 rạng sáng 30/11/2022 tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Các đoạn video đăng trên các mạng xã hội được thông tấn xã AFP trích dẫn, cho thấy người dân ném đồ vật vào cảnh sát. Trong một đoạn video khác, có thể thấy hàng chục người bị trói tay, dường như bị cảnh sát bắt giữ.

Trong bối cảnh diễn ra liên tiếp các cuộc biểu tình và lo ngại chính quyền Trung Quốc áp dụng các biện pháp phong tỏa một cách đột ngột, Tòa Ðại sứ Mỹ và Pháp tại Bắc Kinh đã kêu gọi công dân nước mình tích trữ lương thực. Từ thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, thông tín viên Stéphane Lagarde của Đài RFI cho biết thêm:

Có thể cần phải tích trữ lương thực, tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, một công dân Mỹ đứng trước một cửa hàng tạp hóa trong đường vành đai thứ ba của thủ đô Trung Quốc trả lời như trên. Hôm thứ Hai, trong một thông điệp được đăng trên mạng Weibo một ngày sau các cuộc biểu tình dữ dội ở Bắc Kinh, Tòa Ðại sứ Mỹ đã khuyến khích công dân của mình tích trữ thuốc, nước đóng chai và thực phẩm đủ dùng trong 14 ngày. Thông điệp tương tự được gửi từ email của Tòa Ðại sứ Pháp, kêu gọi người dân “dự trữ đủ lương thực để có thể đối phó với mọi tình huống”.

Một công dân Pháp tên Richard đã làm như vậy: “Tôi nói vợ tôi mua đầy tủ đông lạnh để bảo đảm có lương thực trong vòng 2 tuần, chúng tôi sợ không có đủ thức ăn. 2 siêu thị cạnh nhà tôi đã đóng cửa từ mấy ngày nay. Tôi không biết khi nào họ mới mở cửa trở lại. Tôi phải đi xe gắn máy mất 40 phút để đến các siêu thị khác, mà ở đó cũng đóng cửa. Họ có thể đóng cửa đột ngột, vì vậy, chúng tôi phải xoay sở để có lương thực, và chúng tôi có đồ dự trữ trong vòng 2 tuần. Mọi thứ đều không chắc chắn và chúng tôi đang chuẩn bị để đối phó với điều tồi tệ nhất”.

Việc các kệ hàng ở siêu thị trống rỗng cho thấy nhiều người Trung Quốc cũng đề phòng tương tự. Đây là hậu quả của các đợt phong tỏa ngắn lặp đi lặp lại và đặc biệt là sự thiếu vắng những người giao hàng ở thủ đô, vì bản thân họ bị mắc kẹt ở nhà.


Đụng Độ ở Quảng Châu Khi Trung Quốc Cố Gắng Dập Tắt Các Cuộc Biểu Tình Về COVID!


(Hình: Cảnh sát đụng độ với người biểu tình ở Quảng Châu tối ngày 29/11/2022.)

Thông tấn xã Reuters cho hay người dân ở thành phố Quảng Châu của Trung Quốc đụng độ với cảnh sát chống bạo động mặc đồ bảo hộ vào tối 29/11/2022, trong lúc chính quyền điều tra thêm những ai đã tham gia một loạt các cuộc biểu tình chống lại các hạn chế COVID-19 nghiêm ngặt nhất thế giới.

Các cuộc biểu tình leo thang vào cuối tuần qua khi lan sang Thượng Hải, Bắc Kinh và các nơi khác là một trong những hành động thách thức của công chúng lớn nhất kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012.
Quảng Châu trở thành thành phố mới nhất tuyên bố nới lỏng các biện pháp hạn chế hôm 30/11, nhưng với số lượng ca nhiễm kỷ lục trên toàn quốc, dường như có rất ít triển vọng về một sự thay đổi lớn trong chính sách mà ông Tập nói là cứu người và tuyên bố là một thành tựu chính trị của mình.

Thông báo dỡ bỏ lệnh phong tỏa ở một số khu vực của Quảng Châu, nhà chức trách không đề cập đến các cuộc biểu tình và quận nơi bạo lực bùng phát hôm 29/11 vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ.
Trong một video về những cuộc đụng độ được đăng trên Twitter, hàng chục cảnh sát chống bạo động mặc bộ đồ bảo hộ màu trắng và cầm khiên trên đầu, xông lên theo đội hình vượt qua các hàng rào chắn khi người biểu tình ném các vật dụng về phía họ.

Cảnh sát sau đó được nhìn thấy đang áp giải một hàng người bị còng tay.
Một video clip khác cho thấy mọi người ném đồ vật vào cảnh sát, trong khi video thứ ba cho thấy một hộp hơi cay bay xuống giữa một đám đông nhỏ trên một con phố hẹp, khiến mọi người bỏ chạy.

Reuters xác minh rằng các video được quay ở quận Haizhu của Quảng Châu, nơi xảy ra tình trạng bất ổn liên quan đến COVID hai tuần trước, nhưng không thể xác định thời điểm các clip được quay hoặc trình tự chính xác của các sự kiện và điều gì đã gây ra các cuộc đụng độ.

Các bài đăng trên mạng xã hội cho biết các vụ đụng độ diễn ra vào tối ngày 29/11 và do tranh cãi về các biện pháp phong tỏa.
Chính quyền Quảng Châu không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.

Tổ chức China Dissent Monitor - được điều hành bởi Freedom House do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ- ước tính có ít nhất 27 cuộc biểu tình diễn ra trên khắp Trung Quốc từ hôm 26/11 đến 28/11. Tổ chức tư vấn ASPI của Úc Ðại Lợi ước tính có 43 cuộc biểu tình ở 22 thành phố của Trung Quốc.


CS Trung Quốc Kiếm Cách Hạ Lửa! Hai Thành Phố Trung Quốc Nới Lỏng Quy Định COVID Sau Làn Sóng Biểu Tình Dữ Dội!


(Hình: Cảnh sát Trung Quốc chống biểu tình vì COVID-19 tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, ngày 29/11/2022.)

Ngày 30/11/2022, hai thành phố lớn của Trung Quốc là Quảng Châu và Trùng Khánh tuyên bố nới lỏng các biện pháp hạn chế COVID, một ngày sau khi người biểu tình ở miền Nam Quảng Châu đụng độ với cảnh sát trong một loạt các cuộc biểu tình phản đối các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất trên thế giới đối với virus Corona.

Các cuộc biểu tình, lan rộng vào cuối tuần qua đến Thượng Hải, Bắc Kinh và các nơi khác, đã trở thành một màn thách thức của công chúng chưa từng có kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012.

Một viên chức thành phố cho biết, thành phố Trùng Khánh sẽ cho phép những người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 mà đáp ứng một số điều kiện nhất định, được cách ly tại nhà.

Quảng Châu, gần Hong Kong, cũng loan báo nới lỏng các biện pháp hạn chế, nhưng với số ca nhiễm kỷ lục trên toàn quốc, dường như có rất ít triển vọng về một sự thay đổi lớn trong chính sách “zero-COVID” mà ông Tập nói là cứu mạng người và đã tuyên bố là một thành tựu chính trị của mình.
Một số người biểu tình và chuyên gia an ninh ngoại quốc tin rằng cái chết hôm 30/11 của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, người đã lãnh đạo đất nước trong một thập niên tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989, có thể trở thành một điểm tập hợp biểu tình mới sau 3 năm đại dịch.

Khi loan báo về việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa ở một số khu vực của Quảng Châu, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng lây nhiễm gần đây, chính quyền không hề đề cập đến các cuộc biểu tình. Quận nơi bùng phát bạo lực hôm 29/11 vẫn đang bị kiểm soát chặt chẽ.

Một video về những cuộc đụng độ được đăng trên Twitter cho thấy hàng chục cảnh sát chống bạo động mặc đồ bảo hộ màu trắng và che khiên trên đầu, tiến lên theo đội hình, vượt qua những thứ dường như là hàng rào phong tỏa bị đạp đổ trong lúc dân ném đồ về phía họ.

Cảnh sát sau đó được nhìn thấy áp giải một hàng người bị còng tay.
Một video khác cho thấy mọi người ném đồ vào cảnh sát, trong khi video thứ ba cho thấy một lựu đạn cay rơi xuống một đám đông trên một con phố hẹp, khiến mọi người phải bỏ chạy.

Reuters đã xác minh rằng các video được quay ở quận Hải Châu của Quảng Châu, nơi diễn ra tình trạng bất ổn liên quan đến COVID hai tuần trước, nhưng không thể xác định thời điểm các clip được quay hoặc trình tự chính xác của các sự kiện và điều gì đã gây ra các cuộc đụng độ.

Các bài đăng trên mạng xã hội cho biết các vụ đụng độ diễn ra vào tối ngày 29/11 và do tranh chấp về các biện pháp phong tỏa.

Chính quyền Quảng Châu không hồi đáp yêu cầu bình luận.

Theo dõi Bất đồng chính kiến Trung Quốc, được điều hành bởi Freedom House do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, ước tính có ít nhất 27 cuộc biểu tình diễn ra trên khắp Trung Quốc từ ngày 26/11 đến 28/11. Tổ chức nghiên cứu ASPI của Úc Ðại Lợi ước tính có 43 cuộc biểu tình ở 22 thành phố.

Nới Lỏng Hạn Chế

Cùng với việc nới lỏng các biện pháp hạn chế ở Quảng Châu và Trùng Khánh, các viên chức ở Trịnh Châu, nơi có nhà máy lớn của Foxconn sản xuất iPhone cho Apple và đã nổ ra cuộc phản kháng của công nhân vì COVID, tuyên bố cho mở lại hoạt động kinh doanh “có trật tự”, bao gồm siêu thị, phòng tập thể dục và nhà hàng.
Các viên chức y tế quốc gia trước đó cho biết Trung Quốc sẽ đáp ứng “những lo ngại khẩn cấp” do công chúng nêu ra và các quy tắc COVID nên được thực hiện linh hoạt hơn, tùy theo điều kiện của từng khu vực.

Nhưng trong lúc nới lỏng một số biện pháp dường như để xoa dịu công chúng, chính quyền cũng đã bắt đầu truy tìm những người đã tham gia các cuộc biểu tình.
“Cảnh sát đến trước cửa nhà tôi để hỏi tôi về tất cả và yêu cầu tôi hoàn tất biên bản”, một cư dân Bắc Kinh giấu tên nói với thông tấn xã Reuters ngày 30/11.

Một cư dân khác cho biết một số người bạn đăng video biểu tình lên mạng xã hội đã bị đưa về đồn công an và buộc ký cam kết “không tái phạm”.
Một số người đã kể các câu chuyện tương tự cho thông tấn xã Reuters vào ngày 29/11.

Không rõ làm thế nào nhà chức trách xác định được những người họ muốn thẩm vấn, cũng như chính quyền đã liên lạc với bao nhiêu người như vậy.
Văn phòng Công an Bắc Kinh không bình luận.

Trong một tuyên bố không nhắc tới các cuộc biểu tình, cơ quan hàng đầu của Đảng Cộng sản phụ trách các cơ quan thực thi pháp luật cho biết hôm 29/11 rằng Trung Quốc sẽ trấn áp “các hoạt động xâm nhập và phá hoại của các thế lực thù địch”.
Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương cũng cho biết “các hành vi phạm pháp và tội phạm gây rối trật tự xã hội” sẽ không được dung thứ.

Bộ Ngoại giao nói các quyền và tự do phải được thực hành một cách hợp pháp.

COVID đã lan rộng mặc dù Trung Quốc phần lớn tự cô lập mình với thế giới và yêu cầu hàng trăm triệu người phải hy sinh để tuân thủ xét nghiệm liên tục và cách ly không ngừng.
Mặc dù số ca nhiễm và tử vong thấp so với tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng các nhà phân tích cho rằng việc mở cửa trở lại trước khi tăng tỷ lệ chích ngừa có thể dẫn đến bệnh tật và tử vong trên diện rộng.

Việc phong tỏa của Trung Quốc đã cản trở nền kinh tế, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và làm chao đảo thị trường tài chánh.

Dữ liệu vào ngày 30/11 cho thấy hoạt động sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 11 đạt mức thấp nhất kể từ khi Thượng Hải bị phong tỏa hai tháng, bắt đầu vào tháng Tư.


Các Nhà Bình Luận Thời Cuộc Tiên Đoán: Phong Trào Chống “Zero Covid” Chưa Thách Thức Được Tập Cận Bình, Nhưng Thúc Đẩy Trung Quốc Nới Lỏng Yự Do, Mở Cửa Lại

(Trọng Thành)

Từ một tuần nay, tại Trung Quốc, các hoạt động biểu tình, phản kháng diễn ra ở nhiều nơi, với đỉnh điểm là 2 ngày cuối tuần 27 và 28/11/2022. Biểu tình diễn ra tại khoảng 15 thành phố, và khoảng 80 trường Đại học, theo một sơ kết của truyền thông quốc tế. Những người phản kháng không những đòi chấm dứt chính sách Zero Covid, mà thậm chí đả đảo cả lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình và đảng Cộng sản Trung Quốc.

Phong trào phản kháng chống Zero Covid, với chính sách phong tỏa khắc nghiệt, mà đỉnh điểm là vụ cháy nhà ở Tân Cương, khiến 10 người chết do không kịp cứu hỏa, hiện chưa có điểm dừng, do các bất mãn sâu rộng trong xã hội Trung Quốc từ gần 3 năm qua, tức từ khi Bắc Kinh áp đặt chính sách Zero Covid. Liệu phong trào chống chính sách Zero Covid có buộc chính quyền Tập Cận Bình phải lùi bước?
Theo một số nhà quan sát, phong trào phản kháng hiện nay chưa đủ sức thách thức quyền lực của Tập Cận Bình, nhưng có thể là một động lực thúc đẩy việc Trung Quốc nhanh chóng mở cửa trở lại. Mục Theo dòng thời sự của RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này.

1/ Vì sao nói phong trào phản kháng chính sách Zero Covid hiện nay chưa đủ sức thách thức quyền lực Tập Cận Bình?

Một chuyên gia về rủi ro chính trị tại Trung Quốc, nhà báo Gabriel Wildau, cựu trưởng văn phòng tại Thượng Hải của báo Anh Financial Times, có bài phân tích đáng chú ý mang tựa đề “ China: Zero-Covid Protests Don’t Threaten Xi but May Accelerate Policy Shift “ (Teneo, 28/11). Nhà báo, nhà phân tích rủi ro chính trị Gabriel Wildau trước hết ghi nhận “tính chất khác thường” của phong trào những ngày qua, nổ ra đồng thời tại nhiều thành phố lớn, và ngoài thông điệp chống chính sách Zero Covid (và “chính sách Zero Covid mềm dẻo / Dynamic Zero Covid”), nhiều cuộc biểu tình còn kêu gọi dân chủ, tự do ngôn luận, cũng như phản đối “chế độ độc tài”. Về mặt này, rõ ràng là nhiều cuộc biểu tình mang âm hưởng của phong trào tranh đấu vì dân chủ năm 1989 (còn gọi là phong trào Thiên An Môn). Tuy nhiên, theo ông Gabriel Wildau, cho dù phong trào khiến giới lãnh đạo đảng lo lắng, nhưng trong hiện tại, có “ít dấu hiệu cho thấy các cuộc biểu tình là mối đe dọa đáng kể đối với vị thế chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng như đối với đảng Cộng sản cầm quyền”.

Nhà báo, nhà phân tích rủi ro chính trị Gabriel Wildau nêu bật đến việc chế độ độc đảng tại Trung Quốc đã dành 15 năm vừa qua để để xây dựng một bộ máy an ninh tinh vi trong nước để sẵn sàng ứng phó với cái gọi là “biến cố công cộng bất ngờ” – điều tương ứng với những gì đang xảy ra những ngày gần đây. Cho đến nay, các phản ứng của chính quyền dường như đã đi theo đúng các kịch bản đối phó. Sau khi các cuộc biểu tình bùng phát, hàng loạt các trường Đại học đã quyết định cho sinh viên về quê trước khi phong tỏa trở lại. Lực lượng an ninh được khai triển dày đặc để sẵn sàng trấn áp biểu tình. Việc điều tra, truy vết những người tham gia biểu tình đã diễn ra. Hệ thống kiểm duyệt cũng nỗ lực xóa bỏ các thông điệp phản kháng trên các mạng xã hội. Về quy mô của các cuộc biểu tình, theo nhà quan sát này, hầu hết các cuộc biểu tình chỉ có khoảng dưới một ngàn người tham gia, với sinh viên là chủ yếu.

Cần theo dõi sát các diễn biến tiếp theo, đặc biệt là phản ứng của giới kiểm duyệt, để đánh giá chính xác hơn phản ứng của chính quyền Trung Quốc. Cụ thể là, nếu phía kiểm duyệt lơi lỏng trong việc xóa bỏ, ngăn chặn các thông điệp phản kháng, thì có thể là “một dấu hiệu cho thấy các cơ quan tuyên truyền không còn thống nhất hoàn toàn với lãnh đạo tối cao”, và chính sách Zero Covid gây bất mãn lớn trong xã hội Trung Quốc. Nhưng hiện tại, dường như chưa có mấy tín hiệu theo hướng này. Phong trào phản kháng về cơ bản chỉ có thể là một áp lực lớn buộc chính quyền Trung Quốc phải nhanh chóng từ bỏ chính sách Zero Covid, đang tác động tiêu cực đến đời sống hàng trăm triệu người dân Trung Quốc, kìm hãm nền kinh tế nước này.

2/ Liệu chính quyền Tập Cận Bình có chấp nhận từ bỏ chính sách Zero Covid?

Chính sách “Zero Covid” đã được chính quyền Tập Cận Bình thực thi tại Trung Quốc từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, gần ba năm nay. Nội dung chủ yếu của chính sách này là cố gắng duy trì số lượng người nhiễm virus Sarc-Cov-2 gây bệnh Covid-19 ở mức bằng không, để hạn chế tối đa tử vong. Về mặt chính thức, tại Hoa lục, chính quyền Trung Quốc chỉ ghi nhận hơn 5.000 ca tử vong trên khoảng 1,5 triệu ca nhiễm. Để so sánh, có thể lấy con số của nước Mỹ, với khoảng 1 triệu người chết, trên khoảng 100 triệu người nhiễm. Bắc Kinh đã coi chính sách Zero Covid là thể hiện cho sự ưu việt của chế độ, với nguyên tắc bảo vệ tối đa sinh mạng con người, bất chấp các thiệt hại về kinh tế (khoảng 1/5 GDP của Trung Quốc bị ảnh hưởng, mức tăng trưởng sụt giảm kỷ lục).

Vấn đề là Trung Quốc không thể duy trì phong tỏa mãi mãi (cho dù là phong tỏa cục bộ, và tùy vào thời điểm) để duy trì tình trạng số ca nhiễm gần bằng không, để bảo đảm có số người chết thấp nhất do dịch bệnh. Theo chuyên gia về rủi ro chính trị Gabriel Wildau, Trung Quốc hiện đứng trước ba kịch bản chính. Hoặc duy trì nguyên trạng chính sách phong tỏa, điều đã trở nên không thể. Hoặc mở cửa trở lại hoàn toàn, với dự báo số ca nhiễm sẽ lên tới 112 triệu, 2,7 triệu ca nhập viện và 1,5 triệu người chết trong khoảng thời gian ba tháng mở cửa đầu tiên. Kịch bản này dĩ nhiên không thể được chấp nhận. Kịch bản thứ ba là mở cửa một cách “hợp lý”.

Giới quan sát chú ý đến nhóm 20 biện pháp nới lỏng được đưa ra ngày 11/11 vừa qua, bao gồm rút ngắn thời gian cách ly, giảm yêu cầu về xét nghiệm…, như một bước đi đầu tiên hướng đến việc rời bỏ chính sách Zero Covid. Theo trang NBC, tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có bài ủng hộ việc điều chỉnh chính sách, vấn đề là tránh rơi vào hỗn loạn. Cách nay hơn một tuần, một số địa phương như thành phố Thạch Gia Trang (Shijiazhuang), thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, “đã được cả nước cổ vũ” khi các giới chức lãnh đạo địa phương chống lại việc áp dụng các chính sách phòng dịch nghiêm ngặt theo quy định toàn quốc.

Chính quyền Tập Cận Bình rõ ràng đứng trước áp lực phải rời bỏ chính sách Zero Covid. Tuy nhiên, thay đổi mang tính dò dẫm, rụt rè, và thiếu đường hướng thống nhất được hoạch định một cách bài bản, đã dẫn đến việc các địa phương như Thạch Gia Trang, với 11 triệu dân, đã phải phong tỏa trở lại, và xét nghiệm đại trà tại nhiều khu vực, sau khi phát giác gần 700 ca nhiễm mới ngày Chủ Nhật 20/11. Rõ ràng là để từ bỏ chính sách Zero Covid, áp đặt nghiêm ngặt và một cách có hệ thống từ gần 3 năm tại Trung Quốc, không phải là điều đơn giản.

3/ Làm thế nào để Trung Quốc có thể mở cửa trở lại?

Hãng tin Mỹ AP có bài “China’s ‘zero-COVID’ limits saved lives but no clear exit “ mô tả thực trạng và bài toán nan giải này với xã hội Trung Quốc (28/11). Giáo sư Ali Mokdad, chuyên về y tế cộng đồng, Đại học Washington, Seattle, nhận định việc Trung Quốc chỉ dựa vào chính sách Zero Covid, mà “không có kế hoạch B” đang đặt Trung Quốc trước ngõ cụt. Theo nhà virus học Julian Tang, Đại học Leicester (Anh), Trung Quốc không có cách nào khác là phải đi theo con đường chung mà thế giới đã trải qua. Đó là chấp nhận một tỉ lệ lây nhiễm cao trong xã hội, hay nói cách khác, chung sống với virus. Mà để có thể chung sống với virus và hạn chế được tỉ lệ tử vong, có ít nhất 2 điều kiện: Chích ngừa đủ, về số lượng và chất lượng, và điều kiện chăm sóc tốt đối với những người bệnh Covid thể nặng. Đây chính là hai điểm yếu của hệ thống y tế Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là số lượng người cao tuổi chưa chích ngừa khá cao, vắc-xin nội địa được coi là chưa đủ hiệu quả (nhưng chính quyền Bắc Kinh lại không chấp nhận nhập vắc-xin có chất lượng do ngoại quốc chế tạo, theo nhiều nhà quan sát). Cũng như tỉ lệ giường bệnh hồi sức cấp cứu ICU là khá thấp (bài “ ‘No way we can open’: China’s zero-Covid exit plans unravel “, Financial Times, 28/11). Tỉ lệ chích ngừa thấp ở người cao tuổi, nhóm dân cư dễ bị Covid gây tổn hại nhất, tỉ lệ giường bệnh hồi sức thấp cộng với việc thiếu vắng một chính sách mới thay thế cho chính sách Zero Covid cũ khiến con đường mở cửa trở lại của Trung Quốc đầy gian nan.

Trang mạng truyền thông Hoa Kỳ NBC News có bài nhận định đáng chú ý “For China, moving away from ‘zero-Covid’ is easier said than done“ (“Đối với Trung Quốc, ra khỏi chính sách Zero-Covid: nói dễ hơn làm”), nhấn mạnh đến một trong những điều quan trọng cần thay đổi để ra khỏi “Zero Covid”. Đó là từ bỏ tâm lý lo sợ virus thái quá, một tâm lý đã được hệ thống tuyên truyền Trung Quốc phổ biến rộng rãi trong xã hội những năm qua. Việc chính quyền Trung Quốc buộc phải thả lỏng cho một số cuộc biểu tình bùng lên trong những ngày qua, cũng có thể là một tín hiệu cho thấy đã đến lúc Bắc Kinh chấp nhận phải điều chỉnh chính sách đi vào ngõ cụt này.

Trung Quốc mở cửa trở lại bằng con đường nào là một thực tế hoàn toàn để ngỏ. Trái ngược với dự đoán lạc quan của khá nhiều nhà quan sát, dự báo Trung Quốc có thể sẽ mở cửa trở lại bình thường, trong từ 4 tháng đến hơn nửa năm nữa (xác suất 60% mở cửa lại trong quý hai 2023, và 30% sớm hơn, theo Goldman Sachs, dẫn theo SCMP, ngày 23/11/2022), một số chuyên gia khác như nhà nghiên cứu Philippe Le Corre (nghiên cứu tại Havard Kennedy School và Giáo sư trường ESSEC), tỏ ra rất dè dặt. Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài France Infos (ngày 28/11), ông Philippe Le Corre khẳng định Bắc Kinh sẽ không chính thức từ bỏ chính sách Zero Covid về nguyên tắc, bởi Tập Cận Bình coi đây là chuyện gắn liền với uy tín cá nhân. Nhà Trung Quốc học Jean-Philippe Béja (CNRS), trong cuộc trả lời Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) phát ngày 29/11, cũng chia sẻ quan điểm này khi nhấn mạnh: Chính quyền Tập Cận Bình sẽ không lùi bước trước các áp lực. Độc quyền về lẽ phải vẫn sẽ tiếp tục là chủ trương lớn của chính quyền Tập Cận Bình. Nhà Trung Quốc học Emmanuel Lincot (Viện Iris), trên Le Figaro, cảnh báo: Các cuộc biểu tình phản kháng cũng có thể là cơ hội giúp Tập Cận Bình củng cố thêm quyền lực.


Càng Ngày Càng Sôi Động Với Giải Túc Cầu Thế Giới

Anh 3 – 0 Wales: Ta Thắng Mình và Hai Đồng Minh Dẫn Đầu Bảng

(Nguyễn Hùng)


(Hình: Anh thắng Wales cũng chỉ là ‘quân ta thắng quân mình’ bởi cả hai đều nằm trong Vương Quốc Liên Hiệp Anh vốn cũng gồm cả Scotland và Bắc Ái Nhĩ Lan.)

Đối với Anh, đứng đầu bảng B với 7 điểm, nhỉnh 2 điểm so với Hoa Kỳ ở vị trí thứ hai, khiến tuyển Anh gặp Senegal còn Hoa Kỳ phải gặp Hòa Lan trong trận tới.
Sau trận Anh hòa Hoa Kỳ tôi không hy vọng gì trận Anh-Wales sẽ thú vị. Thậm chí tôi vẫn giữ buổi dạy karate kéo dài hết hiệp một mà kết quả vẫn là 0-0.

Vừa cho lớp karate nghỉ sớm để về kịp xem hiệp hai, tôi được xem bàn thắng đầu tiên từ cú đá phạt bay qua hàng rào của các cầu thủ Wales và đi vào góc xa khung thành. Người ghi bàn đầu tiên ở phút 50 chính là Marcus Rashford.

Chỉ ít phút sau, Phil Foden nhận được đường chuyền trong mơ của Harry Kane và đá bóng sệt vào góc xa đối diện với bàn thắng đầu tiên. Bàn thứ ba cũng nhờ công của Rashford ở phút thứ 68. Cả ba bàn thắng đều cho thấy sự xuất sắc của các cá nhân cũng như sự phối hợp tốt của toàn đội.

Nhưng Anh thắng Wales cũng chỉ là ‘quân ta thắng quân mình’ bởi cả hai đều nằm trong Vương Quốc Liên Hiệp Anh vốn cũng gồm cả Scotland và Bắc Ái Nhĩ Lan. Chẳng ai nghĩ Wales có thể tiến xa hơn vòng đấu bảng nên chuyện Wales dừng chân sau ba trận đấu không phải là bất ngờ. Đối với Anh, đứng đầu bảng B với bảy điểm, nhỉnh hai điểm so với Hoa Kỳ ở vị trí thứ hai, khiến tuyển Anh gặp Senegal còn Hoa Kỳ phải gặp Hòa Lan trong trận tới.

Nếu Anh thắng Iran với tỷ số 6-2, Hoa Kỳ chỉ ghi được một bàn trong trận gặp Iran và đó cũng là bàn thắng duy nhất của trận đấu nhờ công của Christian Pulisic, người không may bị chấn thương và phải tới khám ở bệnh viện sau trận đấu.

Iran cũng có một vài cơ hội để gỡ hòa và nếu có chút may mắn họ đã có thể vào vòng trong. Hoa Kỳ phải thắng mới có thể đi tiếp trong khi Iran chỉ cần hòa. Hai đội tuyển quốc gia Iran và Hoa Kỳ cũng gặp nhau trong bối cảnh hai nước có quan hệ căng thẳng; Iran đổ cho Hoa Kỳ đổ dầu vào lửa của các cuộc biểu tình đòi quyền tự do cho phụ nữ ở Iran trong khi Hoa Kỳ trừng phạt các viên chức Iran sau những đợt trấn áp biểu tình.
Các cầu thủ Hoa Kỳ sẽ gặp tuyển Hòa Lan vào thứ Bảy trong khi Anh có thêm một ngày nghỉ vì họ gặp Senegal vào Chủ Nhật.

Theo xếp hạng mới nhất của FIFA (Liên đoàn Túc cầu Thế giới), Anh đứng thứ 5, Hòa Lan thứ 6, Hoa Kỳ thứ 16 và Senegal thứ 18. Hai đội vừa bị loại ở bảng B, Wales và Iran đứng thứ 19 và 20.

Đội có thứ hạng cao nhất, Ba Tây, cũng đã lọt vào vòng trong với hai trận thắng trước Serbia và Thuỵ Sĩ ở bảng G.
Tuy nhiên đội đứng thứ hai, Bỉ, hiện mới được ba điểm sau khi thắng Gia Nã Ðại 1-0 nhưng lại thua 0-2 trước Morocco tại bảng F.

Hai đội khác đã lọt vào vòng 16 đội là Bồ Đào Nha ở bảng H và Pháp tại bảng D.
Tại bảng E, bất ngờ là Đức đang ở cuối bảng với 1 điểm, theo sau là Costa Rica 3 điểm, Nhật Bản 3 điểm và Tây Ban Nha 4 điểm.

Bảng C cũng có bất ngờ khi Ba Lan dẫn đầu với bốn điểm theo sau là Á Căn Ðình 3 điểm, Saudi Arabia 3 và Mễ Tây Cơ mới được 1 điểm.


World Cup 2022: Quá Hồi Hộp! Đội Nào Sẽ Vào Vòng Loại Trực Tiếp?



(Hình: Tiền đạo số 10 Lionel Messi của Á Căn Ðình (trái) tranh bóng cùng tiền đạo Robert Lewandowski số 9 của Ba Lan trong trận đấu ngày 30/11 tại sân vận động 974 ở Doha, Qatar.)
Giải Vô địch Túc cầu Thế giới (World Cup) tại Qatar đang tiến gần đến giai đoạn loại trực tiếp. Các đội đầu tiên hội đủ điều kiện:

Ba Tây

Ba Tây đủ tiêu chuẩn vào vòng loại trực tiếp sau các chiến thắng liên tiếp trước Thụy Sĩ và Serbia và hiện đang dẫn đầu bảng G trước trận đấu cuối cùng với Cameroon.

Đội tuyển túc cầu Ba Tây biệt danh là Selecao đã năm lần vô địch World Cup và là ứng viên sáng giá trước giải đấu năm nay để giành danh hiệu thứ sáu kỷ lục.

Ba Tây tham dự mọi kỳ World Cup kể từ năm 1930 nhưng không lọt vào trận chung kết kể từ lần cuối cùng họ giành danh hiệu vô địch vào năm 2002.

Thành tích trong Bảng:

Ba Tây-Serbia 2-0
Ba Tây-Thụy Sĩ 1-0

Cameroon đấu với Ba Tây vào ngày 2/12.

Anh

Anh giành vé vào vòng loại trực tiếp với tư cách đầu bảng B với 7 điểm, sau các chiến thắng cách biệt trước Xứ Wales và Iran và trận hòa không bàn thắng với Hoa Kỳ.

Tam Sư, đội đã lọt vào chung kết Euro 2020, dự kiến sẽ đối đầu với đội á quân bảng A là Senegal vào ngày 4/12.

Chiến thắng World Cup duy nhất của Anh là vào năm 1966. Anh đứng thứ tư chung cuộc vào năm 2018.

Thành tích trong Bảng:

Anh-Iran 6-2
Anh-Hoa Kỳ 0-0
Xứ Wales-Anh 0-3


Pháp

Một đội tuyển khác được yêu thích để giành chức vô địch giải đấu là các nhà đương kim vô địch Pháp. Đội Pháp đã làm đúng kỳ vọng và trở thành đội đầu tiên giành quyền vào Vòng 16 đội với các trận thắng liên tiếp trước Úc Ðại Lợi và Đan Mạch.

Được dẫn dắt bởi tiền đạo AC Milan, Olivier Giroud, đội Pháp hiện đang đứng đầu bảng D, chuẩn bị chơi trận thứ ba với đội cuối bảng là Tunisia.

Pháp đã 2 lần vô địch World Cup vào các năm 1998 và 2018.

Thành tích trong Bảng:

Pháp-Úc Ðại Lợi 4-1
Pháp-Đan Mạch 2-1
Pháp gặp Tunisia ngày 30/11


Hòa Lan

Hòa Lan đã giành được một suất vào Vòng 16 đội với các chiến thắng trước nhà vô địch Phi Châu Senegal và đội chủ nhà Qatar, đứng đầu bảng A bất chấp trận hòa 1-1 với Ecuador.

Các cầu thủ Hòa Lan - bất bại trong 18 trận gần nhất sau khi bị loại tại Euro 2020 - sẽ đối đầu với đội Mỹ vào ngày 4/12.

Hòa Lan đã về nhì tại ba kỳ World Cup vào các năm 1974, 1978 và 2010. Năm nay đánh dấu sự trở lại đấu trường quốc tế của họ sau khi không thể vượt qua vòng loại vào năm 2018.

Thành thích trong Bảng:

Hòa Lan-Senegal 2-0
Hòa Lan-Ecuador 1-1
Hòa Lan-Qatar 2-0


Bồ Đào Nha

Sau cú đúp trong hiệp hai của Bruno Fernandes, Bồ Đào Nha đã vượt qua vòng loại với chiến thắng 2-0 trước Uruguay, sau khi thua đội bóng Nam Mỹ ở Vòng 16 đội năm 2018.

Thành tích tốt nhất của Bồ Đào Nha tại World Cup là vị trí thứ ba vào năm 1966. Gần đây nhất, đội tuyển này đã giành chức vô địch Euro 2016 tại Pháp.

Hiện là cầu thủ tự do sau cuộc chia tay cay đắng với Manchester United, đội trưởng Cristiano Ronaldo trở thành cầu thủ nam đầu tiên ghi ít nhất một bàn ở 5 kỳ World Cup khác nhau, sau khi sút thành công quả phạt đền trong trận mở màn gặp Ghana.

Thành tích trong Bảng:


Bồ Đào Nha-Ghana 3-2
Bồ Đào Nha-Uruguay 2-0

Đội Bồ Đào Nha sẽ gặp đội Nam Hàn vào ngày 2/12.

Senegal

Với chiến thắng quyết định 2-1 trước Ecuador, Senegal đã vào Vòng 16 đội và sẽ đối đầu với Anh vào ngày 4/12.

Các nhà đương kim vô địch Phi Châu bắt đầu World Cup bằng trận thua trước Hòa Lan, nhưng đã có thể xoay chuyển vận may bằng chiến thắng 3-1 trước chủ nhà Qatar.

Đây là lần thứ ba Senegal tham dự World Cup. Senegal đã lọt vào tứ kết năm 2002.

Thành tích trong Bảng:

Senegal-Hòa Lan 0-2
Senegal-Qatar 3-1
Senegal-Ecuador 2-1


Hoa Kỳ

Hoa Kỳ lọt vào Vòng 16 đội sau khi đánh bại Iran với tỷ số 1-0, đứng thứ hai ở bảng B với 5 điểm sau hai trận hòa với Xứ Wales và Anh.

Chiến thắng diễn ra sau khi căng thẳng nảy sinh giữa hai nước khi Tehran kêu gọi loại đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ khỏi giải đấu vì tranh chấp ngoại giao liên quan đến quốc kỳ Iran.

Hoa Kỳ sẽ gặp Hòa Lan trong trận đấu đầu tiên của vòng loại trực tiếp vào ngày 3/12.

Đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ đã tham gia 11 kỳ World Cup và chưa bao giờ vượt qua vị trí thứ ba hồi năm 1930.

Thành tích trong Bảng:

Hoa Kỳ-Xứ Wales 1-1
Hoa Kỳ-Anh 0-0
Hoa Kỳ-Iran 1-0


Coi Đá Banh Mà Không Được Nhậu? Chuyện Nhỏ Đối Với Fan Hâm Mộ ở Qatar


Người hâm mộ túc cầu tại ‘World Cup không nhậu nhẹt’ ở Qatar sẵn sàng chi bộn tiền cho một ly bia, một số người tìm cách tuồn bia rượu vào các sân vận động nhưng đa số đều chấp nhận chuyện cấm rượu bia tại giải đấu đầu tiên ở một quốc gia Hồi giáo.

Hai ngày trước khi trận đấu đầu tiên bắt đầu hồi giữa tháng 11, Liên đoàn Túc cầu Thế giới (FIFA) thông báo bia có cồn sẽ không được bán tại các sân vận động ở Qatar, nơi uống rượu hoặc say xỉn nơi công cộng là vi phạm pháp luật.

Mặc dù bia có mặt tại các khu vực dành riêng cho người hâm mộ Giải Vô địch Túc cầu Thế giới (World Cup) và trong một số khách sạn, nhưng rắc rối và chi phí đắt đỏ -- nửa lít gần 14 Mỹ kim tại các khu vực dành cho người hâm mộ -- là quá mắc đối với nhiều cổ động viên từ các quốc gia nơi mà bia là một phần trong thói quen xem thi đấu thể thao.

“Đối với tôi, uống bia, xem một trận đấu, thưởng thức trận đấu với bạn bè là một truyền thống”, ông Stefaan Pacquee, một Bác sĩ người Bỉ bay tới Qatar từ Sydney (Úc Ðại Lợi), cho biết lúc bước vào một sân vận động trước trận Bỉ thua Ma-rốc 0-2 hôm 27/11.

Ông nói lần đầu ông vừa xem túc cầu vừa uống bia là từ lúc 16 tuổi, cùng với bố mình.

Không Bia Rượu

Fan hâm mộ tên Christian Kopatsch người Đức cho biết rượu thường bị cấm tại các trận đấu ở quê hương ông vì được coi là có nguy cơ gây bạo lực cao giữa các ủng hộ viên, vì vậy ‘World Cup không bia rượu’ chẳng phải là một sự thay đổi lớn lao gì đối với ông.

Ông nói ông nhận thấy bầu không khí có một sự thay đổi, ngoài những cuộc đụng độ nhỏ giữa một số người hâm mộ Mễ Tây Cơ và Á Căn Ðình, không có báo cáo nào về bạo lực, trái ngược với rắc rối nổ ra ở Bỉ sau chiến thắng của Ma-rốc và cuộc ẩu đả giữa fan hâm mộ Anh với fan xứ Wales ở Tenerife, Tây Ban Nha.
“Tôi nghĩ ở đây yên bình hơn. Không tràn lan những người say xỉn và mọi người đơn giản là bình thường và vui vẻ”, ông Kopatsch nói trước trận hòa 1-1 của Đức với Tây Ban Nha vào Chủ Nhật 27/11.

Ông thậm chí không thử tìm mua một cốc rượu.
“Tôi có thể không uống rượu bia trong một tuần”, ông nói.

Không phải ai cũng chấp nhận các quy tắc này.

Một đoạn video được chia sẻ trên Twitter cho thấy các nhân viên an ninh đã tịch thu một thứ dường như là một cặp ống nhòm được một người hâm mộ Mễ Tây Cơ biến thành chai rượu bí mật để tìm cách đem vào khi xem trận đấu của nước mình với Á Căn Ðình vào thứ Bảy 26/11, trận đấu mà Mễ Tây Cơ đã thua 2-0.

Nhưng hầu hết những người hâm mộ dường như hiểu rằng, đối với giải đấu này, những thói quen cũ sẽ phải được tạm dừng.

Người hâm mộ Tây Ban Nha Raimundo Oujo, một doanh nhân đến từ La Coruna, nói tâm trạng tại các sân vận động ít căng thẳng hơn bình thường một chút do lệnh cấm rượu.
“Thực tế là chúng tôi luôn ăn mừng bằng rượu trước hoặc sau đó, nên tôi nghĩ nó có thể tạo ra sự khác biệt nhưng không phải là yếu tố quan trọng”, ông nói.
“Hãy ăn mừng theo cách khác, hoặc bạn cũng có thể ăn mừng khi trở về nhà và sau đó bạn có thể tổ chức một bữa tiệc lớn”.


Nhảy Cầu Nhiều Vì Thua Cá Độ: Việt Nam Cấm Đánh Bạc, Cá Độ Qua Ví Điện Tử Nhân World Cup

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn thông báo việc cấm sử dụng dịch vụ thanh toán ví điện tử trong các giao dịch đánh bạc và cá độ mùa Giải Vô địch Túc cầu Thế giới (World Cup) 2022.

Truyền thông nhà nước đưa tin cho biết Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán cần giám sát chặt chẽ hành vi lợi dụng dịch vụ để đánh bạc, cá độ bất hợp pháp trong mùa World Cup 2022.

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được yêu cầu phải quản lý chặt việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán, ví điện tử, rà soát các trường hợp có dấu hiệu mua, bán, thuê, cho thuê; mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; mua, bán, thuê, cho thuê thẻ ngân hàng hoặc thông tin thẻ ngân hàng, mở hộ thẻ ngân hàng.

Cá độ túc cầu đã trở nên phổ biến ở Việt Nam thời gian qua và đặc biệt nở rộ vào mỗi mùa World Cup.

Theo truyền thông nhà nước, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lạng Sơn mới đây vừa triệt phá đường dây cá độ túc cầu có giao dịch hơn 100 tỉ đồng, bắt tạm giam bốn người liên quan.

Những người này bị cáo buộc sử dụng tài khoản cá độ túc cầu từ ngoại quốc qua mạng internet rồi sau đó chia nhỏ tài khoản cho các “chân rết” để cho những người đánh bạc trong và ngoài tỉnh sử dụng để cá cược. Cơ quan điều tra xác định có 11 tài khoản như vậy liên tỉnh với số tiền khoảng trên 100 tỉ đồng.

Trung Quốc: Cựu Lãnh Đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân Qua Đời!


(Hình: Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân vẫy tay chào đám đông khi đến Hong Kong vào ngày 30/6/1997.)

Cựu lãnh đạo Trung Quốc, Giang Trạch Dân, người đề ra 16 chữ vàng và bốn tốt trong quan hệ Việt-Trung, vừa qua đời ở tuổi 96 vào lúc 12 giờ trưa ngày 30/11/2022 tại Thượng Hải.

Thông cáo báo chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết ông Giang Trạch Dân mất vì bệnh máu trắng và suy đa tạng.
Thông cáo cũng nhìn nhận ông “là một nhà lãnh đạo xuất chúng và có tiếng tăm, một chiến sĩ Cộng sản đã được tôi luyện”.

Ông Giang Trạch Dân là người lên nắm quyền sau cuộc đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, vào năm 1989.

Ông giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989 đến năm 2002 và chức Chủ tịch Trung Quốc từ năm 1993 đến 2003.

Ông Giang Trạch Dân là người đã dự Hội nghị Thành Đô với các lãnh đạo Việt Nam vào tháng 9 năm 1990 nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ hai nước. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận đôi bên vẫn chưa được công bố.

Ông cũng là người chứng kiến việc Việt Nam và Trung Quốc “khép lại quá khứ, mở ra tương lai” khi mời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt sang thăm Trung Quốc vào tháng 11/1991.

Vào tháng 11/1994, ông Giang Trạch Dân sang thăm Việt Nam và trở thành lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc sang thăm Hà Nội kể từ sau chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ vào năm 1963.

Tại Hà Nội, ông Giang Trạch Dân đã đề ra 16 chữ vàng trong giải quyết những bất đồng trong quan hệ hai nước. Đó là “Phương hướng rõ ràng, từng bước tiến lên, đại cục làm trọng, hữu hảo hiệp thương”.

Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sang Trung Quốc hồi năm 1999, lãnh đạo hai nước đã đề ra phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Đây được coi là tư tưởng chủ đạo trong chỉ đạo quan hệ hai nước.

Ông Giang Trạch Dân cũng là người đề ra quan hệ bốn tốt với Việt Nam. Đó là: láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.

Cũng trong thời kỳ ông Giang Trạch Dân nắm quyền, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết một loạt các thỏa thuận quang trọng như “Hiệp ước Biên giới trên đất liền Trung Quốc-Việt Nam”, “Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa” và “Hiệp định Hợp tác nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ”. Đây là những Hiệp định gặp phải nhiều chỉ trích của người Việt trong và ngoài nước vì họ cho rằng Việt Nam đã nhượng bộ cho Trung Quốc quá nhiều.


Cựu Chủ Tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân Về Với “Bác Mao!”


(Hình AP: Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 18/10/2017.)

Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời hôm 30/11/2022 ở tuổi 96 vì bệnh bạch cầu và suy đa tạng, thông tấn xã Reuters dẫn truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.
Ông Giang qua đời lúc 12 giờ 13 phút chiều tại thành phố Thượng Hải, quê hương của ông, Tân Hoa Xã loan tin và đăng một bức thư gửi của Đảng Cộng sản cầm quyền, Quốc hội, chính phủ và quân đội gửi đến người dân Trung Quốc thông báo về sự ra đi của ông.
“Sự ra đi của đồng chí Giang Trạch Dân là một tổn thất khôn lường đối với Đảng, quân đội và nhân dân các dân tộc của chúng ta”, bức thư viết, cho biết thông báo được đưa ra với “sự đau buồn sâu sắc”.

Bức thư mô tả “Đồng chí Giang Trạch Dân kính yêu của chúng ta” là một nhà lãnh đạo kiệt xuất có uy tín cao, một người theo chủ nghĩa Mác vĩ đại, một chính khách, nhà chiến lược quân sự và nhà ngoại giao, đồng thời là một chiến binh Cộng sản đã được thử thách lâu năm.

Ông Giang lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc để che khuất sự im lặng sau cuộc đàn áp đẫm máu Thiên An Môn đối với những người biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 1989, nhưng ông đã đưa đất nước thoát khỏi sự cô lập ngoại giao sau đó, hàn gắn hàng rào với Hoa Kỳ và chứng kiến sự bùng nổ kinh tế chưa từng có.

Lần cuối cùng người ta nhìn thấy ông Giang xuất hiện trước công chúng là vào tháng 10/2019 cùng với các cựu lãnh đạo khác xem cuộc duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Dưới thời ông Giang, Trung Quốc đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chánh Á Châu 1997-1998, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 và giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa Hè 2008 tại Bắc Kinh.

Ông Giang coi một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của mình là việc Hong Kong được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 sau hơn 150 năm cai trị của Anh, mặc dù việc trao trả lãnh thổ này đã được nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình thoả thuận vào năm 1984.

Quan trọng hơn có lẽ là thuyết “Ba đại diện” của ông, một lý thuyết tiến bộ với một cái tên khó hiểu, đã giúp định hình Trung Quốc hiện đại bằng cách mời các doanh nhân – những người từng bị săn đuổi như những con chó của chủ nghĩa tư bản - tham gia vào đảng Cộng sản.

Bất chấp những tin đồn rằng ông muốn bám lấy quyền lực, ông Giang nghỉ hưu vào năm 2002, trao lại quyền lực cho Hồ Cẩm Đào trong quá trình chuyển đổi lãnh đạo không đổ máu đầu tiên của Trung Quốc kể từ cuộc cách mạng năm 1949.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Thủ Tướng Iraq Công Du Iran Để Tăng Cường Quan Hệ Song Phương

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 29/11/2022, Thủ tướng Iraq, ông Mohammed Chia al-Soudani đã có mặt tại Iran để thực hiện chuyến công du chính thức đầu tiên tới quốc gia láng giềng kể từ khi ông nhậm chức cách nay một tháng.

Chuyến công du này thể hiện mong muốn khẳng định mối quan hệ đoàn kết giữa tân chính phủ Iraq với Iran. Từ thủ đô Baghdad của Iraq, thông tín viên Marie-Charlotte Roupie của Đài RFI tường trình:

Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Tehran, Thủ tướng Iraq đã tìm cách trấn an lãnh đạo nước láng giềng. Trong cuộc gặp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, Thủ tướng Iraq Mohammed Chia al-Soudani nói rằng ông nhất quyết không cho phép bất kỳ nhóm hay tổ chức nào sử dụng lãnh thổ Iraq để đe dọa an ninh của Iran.

Từ vài tuần qua, lực lượng Vệ binh Cách mạng đã oanh kích các vị trí của nhóm đối lập Kurd Iran nằm ở vùng Kurdistan trên lãnh thổ Iraq, ở bên kia biên giới. Iran cáo buộc những nhóm này khuyến khích và trang bị vũ khí, thúc đẩy các cuộc biểu tình chống chế độ đang diễn ra ở nước này.

Thủ tướng Mohammed Chia al-Soudani tuyên bố tăng cường hợp tác song phương để tránh việc xâm phạm liên tiếp chủ quyền của Iraq. Tuy nhiên, nhìn từ Baghdad, ít người tin rằng Tehran sẽ ngừng oanh kích nếu chế độ này cảm thấy bị đe dọa.

Ngoài vấn đề an ninh, ông al-Soudani cũng kêu gọi phát triển các mối quan hệ kinh tế và mong muốn hai kình địch lớn trong khu vực là Iran và Ả Rập Saudi nối lại các cuộc đàm phán.


Bỉ Mở Lại Phiên Tòa Xét Xử Vụ Khủng Bố Năm 2016

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 30/11/2022, Tòa án Bỉ mở lại phiên xét xử 10 bị cáo tham gia vào cuộc tấn công khủng bố hồi năm 2016, khiến 32 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương tại phi trường Brussels.

Từ thủ đô Brussels của Bỉ, thông tín viên Pierre Benazet của Đài RFI cho biết thêm chi tiết:
Phiên tòa khởi động lại vào hôm 30/11 tại Brussels. Phiên xử đầu tiên diễn ra hôm 12/9 đã bị gián đoạn do điều kiện ở phòng xử án không được bảo đảm. Các bị cáo đã từ chối hầu tòa, họ tố cáo những buồng kính riêng biệt cho từng bị cáo trong suốt phiên xử là vô nhân đạo. Chánh tòa đã đồng ý với phản ứng của các bị cáo và vì vậy, một không gian cách biệt, chung cho các bị cáo đã được bố trí. Các bị cáo sẽ cùng ra hầu tòa trong không gian này, tương tự như phiên tòa xử vụ khủng bố ngày 13/11/2015 ở Paris. Nhưng khác với phiên tòa ở Paris, phiên tòa tại Bỉ sẽ là bồi thẩm nhân dân xét xử các bị cáo.

Về việc lập bồi thẩm đoàn, một ngàn cư dân của khu vực Brussels trong độ tuổi từ 28 đến 65 đã được thừa phát lại triệu tập và 300 người được miễn trừ. Hôm 30/11, tất cả những người khác sẽ tới tòa và họ cũng có thể yêu cầu được miễn tham gia bồi thẩm đoàn. Phải có 12 bồi thẩm viên nhưng do phiên tòa có thể kéo dài 6 tháng, Bỉ đã thay đổi luật và số lượng bồi thẩm viên đã tăng gấp đôi từ 12 lên 24 người. Thứ Hai tới (5/12) sẽ là ngày đầu tiên diễn ra các cuộc tranh luận về nội dung vụ án.

Nga Nói Sẽ Tập Trung Xây Dựng Hạ Tầng Vũ Khí Nguyên Tử Vào Năm 2023


(Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu.)

- Theo tin của thông tấn xã Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hôm 30/11/2022 rằng Nga sẽ đặc biệt chú ý đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho lực lượng nguyên tử của mình vào năm 2023.

Ông Shoigu cho biết như trên khi phát biểu trên truyền hình rằng Nga cũng sẽ làm việc để cải thiện khả năng chiến đấu của lực lượng phi đạn và rằng các cơ sở đang được xây dựng để chứa các hệ thống phi đạn mới. Nga có kho vũ khí nguyên tử lớn nhất thế giới với gần 6.000 đầu đạn.

Tổng thống Vladimir Putin đặt lãnh thổ mà Nga chiếm giữ của Ukraine dưới chiếc ô nguyên tử của Mạc Tư Khoa, đồng thời cảnh báo rằng ông sẵn sàng bảo vệ “sự toàn vẹn lãnh thổ” của Nga bằng mọi phương tiện sẵn có. Hoa Kỳ cho biết họ cảnh báo Nga về hậu quả của bất kỳ việc sử dụng vũ khí nguyên tử nào.

Nga và Mỹ dự kiến sẽ tổ chức các cuộc đàm phán tại Cairo trong tuần này về Hiệp ước START mới hiện có của họ, thoe đó hạn chế số lượng đầu đạn mà mỗi bên có thể khai triển.

Nhưng Mạc Tư Khoa đã rút lui ngay trước thềm cuộc họp, cáo buộc Hoa Kỳ có hành vi độc hại chống Nga và cố thao túng Hiệp ước để có lợi cho mình.

NATO Cam Kết “Tiếp Tục Sát Cánh Với Ukraine”

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay Ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) họp tại Bucharest (thủ đô của Lỗ Ma Ni) trong 2 ngày 29 và 30/11/2022.

Trong ngày họp đầu tiên, hôm 29/11, Tổng Thư ký Jens Stoltenberg lên án Tổng thống Nga Vladimir Putin “tìm cách sử dụng mùa Đông làm vũ khí chiến tranh” do không tiến triển trên thực địa, đồng thời lãnh đạo NATO hứa sẽ gia tăng hỗ trợ, “tiếp tục sát cánh với Ukraine chừng nào cần thiết”.

Ông Jens Stoltenberg nêu tình hình đáng lo ngại tại Ukraine: “Chúng ta đã thấy những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Âu Châu sáng trưng còn Ukraine chìm trong bóng tối…. Khôi phục mọi thứ là một nhiệm vụ vô cùng lớn”. Ukraine phải đối mặt với một mùa Đông vô cùng khó khăn do thiếu điện và nước vì quân Nga “cố tình” tập trung oanh kích các cơ sơ hạ tầng dân sự.

Tổng Thư ký NATO lên án mục tiêu của Ðiện Cẩm Linh là “gây ra nhiều đau đớn nhất có thể cho dân thường Ukraine để cố phá vỡ sự ủng hộ, sự đoàn kết của họ trong cuộc chiến chống xâm lược Nga”. Tuy nhiên, ông khẳng định “chúng ta (tức NATO và Ukraine) sẽ không lùi bước”.

Theo thông tấn xã AFP, phát biểu với Tổng Thư ký Jens Stoltenberg trước cuộc họp, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleba tiếp tục kêu gọi NATO cung cấp thêm vũ khí, nhưng “nhanh hơn”. Ukraine hiện cần máy phát điện và phi đạn hệ thống phòng không Patriot.

Rất nhiều nước NATO thông báo viện trợ cho Kyiv. Ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ thêm 53 triệu Mỹ kim, bổ sung cho khoản viện trợ 55 triệu Mỹ kim trước đó để mua máy phát điện giúp Ukraine. Đức sẽ cung cấp cho Kyiv “hơn 350 máy phát điện”, trị giá 56 triệu euro. Pháp chuẩn bị cho Ukraine vay 100 triệu euro, bổ sung cho khoản vay 300 triệu euro vào tháng 3/2022. Theo thông cáo của bộ Kinh Tế Pháp, khoản tiền trên “giúp duy trì hoạt động cho các cơ sở hạ tầng trọng yếu, vào lúc Nga gia tăng các chiến dịch phá hủy khi mùa Đông tới”.


NATO Tìm Cách Củng Cố Cho Các Nước Láng Giềng của Nga Khi Mạc Tư Khoa Tấn Công Ukraine Trên Nhiều Mặt Trận


(Hình: Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại cuộc họp các Ngoại trưởng của khối tại Bucharest, thủ đô của Lỗ Ma Ni, ngày 30/11/2022.)

- Theo tin của thông tấn xã Reuters, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskiy cho biết các lực lượng Nga đang cố gắng tiến công ở phía Đông-Bắc và phía Đông và “lên kế hoạch gì đó” ở phía Nam, trong khi Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) hôm 30/11/2022 tìm cách trấn an các quốc gia khác do lo ngại về tình hình bất ổn mà Mạc Tư Khoa gây ra.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết các lực lượng của họ đẩy lùi 6 cuộc tấn công của Nga trong 24 tiếng đồng hồ qua ở khu vực phía Đông Donbas, trong khi pháo binh Nga không ngừng nã vào hữu ngạn sông Dnipro và thành phố Kherson ở phía Nam.

Thời tiết mùa Đông cản trở giao tranh trên mặt đất và ông Zelenskiy nói với người Ukraine rằng sẽ có một cuộc tấn công lớn của Nga vào tuần này nhắm vào cơ sở hạ tầng điện đang gặp khó khăn của Ukraine, mà Mạc Tư Khoa đã tấn công hàng tuần kể từ đầu tháng 10.

Ông cho biết quân đội Nga đang tấn công các khu vực Donbas gồm Donetsk và Luhansk ở phía Đông cũng như Kharkiv ở phía Đông-Bắc, nơi Ukraine đã đẩy lùi lực lượng Nga vào tháng 9.

Ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu qua video hàng đêm: “Tình hình ở phía trước rất khó khăn”. Ông nói thêm: “Mặc dù tổn thất rất lớn, những kẻ chiếm đóng vẫn đang cố tiến lên” ở Donetsk, Luhansk và Kharkiv. Và “chúng đang lên kế hoạch gì đó ở phía Nam”, ông nói mà không giải thích chi tiết.

Thông tấn xã Reuters không thể xác minh độc lập các tin tức chiến trường mới nhất.

Các Bộ trưởng Ngoại giao của liên minh NATO, bao gồm cả Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, tập trung vào việc giúp đỡ các quốc gia mong manh lo ngại về sự ổn định của chính họ trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng do chiến tranh Ukraine gây ra.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Moldova, Georgia và Bosnia đều đang “đối mặt với áp lực từ Nga”.


Ngoại Trưởng Mỹ: NATO Lo Ngại Về Việc Tăng Cường Quân Sự ‘Mờ Ám’ của Trung Quốc


(Hình: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu tại Bucharest, Lỗ Ma Ni, ngày 30/11/2022.)

- Theo tin của thông tấn xã Reuters, hôm 30/11/2022, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết các đồng minh NATO lo ngại về sự tăng cường quân sự nhanh chóng và không rõ ràng của Trung Quốc cũng như sự hợp tác của nước này với Nga, đồng thời thảo luận về các biện pháp cụ thể để giải quyết các thách thức do Bắc Kinh đặt ra.
“Các thành viên trong liên minh của chúng tôi vẫn lo ngại về các chính sách cưỡng ép của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bằng cách sử dụng thông tin sai lệch, bằng việc phát triển quân đội nhanh chóng, không minh bạch, bao gồm cả việc hợp tác với Nga”, ông Blinken nói trong một cuộc họp báo sau cuộc họp kéo dài hai ngày của các Ngoại trưởng của liên minh quốc phòng phương Tây.
“Nhưng chúng tôi cũng cam kết duy trì đối thoại mang tính xây dựng với Trung Quốc bất cứ khi nào có thể và chúng tôi hoan nghênh các cơ hội để cùng nhau giải quyết những thách thức chung”, Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.

Trong khi Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) tiếp tục tập trung vào việc duy trì sự hỗ trợ thống nhất cho Ukraine, các thành viên cũng muốn tăng cường khả năng phục hồi của liên minh bằng cách xem xét những thách thức mới, bao gồm cả những thách thức do Trung Quốc đặt ra, ông Blinken nói.

“Những gì chúng ta nói hôm nay, một lần nữa, bảo đảm rằng chúng ta đang làm việc để thích nghi theo những cách cụ thể để đáp ứng các thách thức”, ông Blinken nói mà không nêu chi tiết.

Hoa Kỳ và các đồng minh của họ nhận ra rằng có một cuộc cạnh tranh để định hình thế giới đằng sau sự chia rẽ của Chiến tranh Lạnh.
“Có một sự thừa nhận rằng theo nhiều cách, cũng có cái mà người Âu Châu gọi là sự cạnh tranh có hệ thống giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia của chúng tôi”, ông Blinken nói. “Nhưng cũng có một sự thừa nhận rằng bất cứ khi nào có thể, chúng ta phải tìm cách hợp tác trong những vấn đề thực sự lớn”.


Kho Vũ Khí Nguyên Tử của Trung Quốc Sẽ Tăng Gấp Ba Lần Vào Năm 2035

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay Báo cáo được Ngũ Giác Đài công bố hôm 29/11/2022 cho biết kho vũ khí nguyên tử của Trung Quốc có khả năng tăng gấp ba, lên 1.500 đầu đạn vào năm 2035, và đồng thời nhấn mạnh rằng lực lượng Không quân Trung Quốc ngày càng lợi hại.

Theo hãng tin AFP, báo cáo này cho biết rằng theo ước tính của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, kho dự trữ đầu đạn nguyên tử đang hoạt động của Trung Quốc đã vượt quá 400 đầu đạn và nếu Trung Quốc tiếp tục phát triển kho vũ khí nguyên tử với tốc độ hiện tại, Bắc Kinh có thể sẽ có một kho dự trữ khoảng 1.500 đầu đạn vào năm 2035. Mặc dù vậy, con số này vẫn ít hơn rất nhiều so với kho vũ khí của Hoa Kỳ và Nga với việc mỗi nước có vài ngàn đầu đạn nguyên tử.

Tuy nhiên, Hoa Thịnh Ðốn xác định Bắc Kinh là thách thức lớn nhất đối với Hoa Kỳ và báo cáo hàng năm về quân đội Trung Quốc nhấn mạnh đến những tiến bộ cả về vũ khí nguyên tử lẫn vũ khí quy ước. Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, tướng Pat Ryder nhận định rằng việc Trung Quốc tăng cường kho vũ khí nguyên tử của mình sẽ là nguồn gốc của sự bất ổn trong khu vực Đông Á.


Nam Hàn Điều Máy Bay Chặn Chiến Đấu Cơ của Trung Quốc, Nga Bay Vào Vùng Nhận Dạng Phòng Không


(Ảnh minh họa máy bay F15K của Nam Hàn.)

- Theo tin của thông tấn xã Reuters, Quân đội Nam Hàn cho biết họ đã điều máy bay chiến đấu nghênh cản 2 máy bay chiến đấu của Trung Quốc và sáu máy bay chiến đấu của Nga đi vào vùng nhận dạng phòng không của nước này hôm 30/11/2022.

Hai máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc liên tục ra vào Khu vực nhận dạng phòng không Nam Hàn (KADIZ) ngoài khơi bờ biển phía Nam và Đông-Bắc của Nam Hàn bắt đầu từ khoảng 5 giờ 50 sáng hôm 29/11, Tham mưu trưởng liên quân (JCS) của Nam Hàn cho biết.

Các máy bay này quay lại khu vực vài tiếng đồng hồ sau đó từ Biển Nhật Bản, cùng với các máy bay chiến đấu của Nga, bao gồm máy bay ném bom TU-95 và máy bay chiến đấu SU-35, và rời đi sau 18 phút ở vùng KADIZ, JCS cho biết.

“Quân đội của chúng tôi đã điều các máy bay chiến đấu của lực lượng Không quân nghênh cản máy bay Trung Quốc và Nga tiến vào vùng KADIZ để thực hiện các chiến thuật nhằm chuẩn bị cho một tình huống bất ngờ có thể xảy ra”, JCS cho biết trong một tuyên bố.

Tuyên bố cũng nói rằng các máy bay này không vi phạm không phận của Nam Hàn.
Vùng nhận dạng phòng không là khu vực mà các quốc gia yêu cầu máy bay ngoại quốc thực hiện các bước đặc biệt để xác định mình. Không giống như không phận của một quốc gia - vùng trời phía trên lãnh thổ và lãnh hải của quốc gia đó - không có quy tắc quốc tế nào áp dụng cho các vùng nhận dạng phòng không.

Mạc Tư Khoa không công nhận vùng nhận dạng phòng không của bán đảo Triều Tiên. Bắc Kinh cho biết khu vực này không phải là không phận lãnh thổ và tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do đi lại ở đó.

Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản cũng đã điều máy bay chiến đấu sau khi máy bay ném bom Trung Quốc bay từ Biển Hoa Đông vào Biển Nhật Bản, nơi chúng được hai máy bay không người lái của Nga tham gia, Bộ Quốc phòng Nhật sau đó cho biết trong một thông cáo báo chí.

Trung Quốc và Nga trước đó cho biết máy bay chiến đấu của họ đang tiến hành các cuộc tập trận chung thường xuyên.


Thượng Viện Mỹ Thông Qua Dự Luật Bảo Vệ Hôn Nhân Đồng Tính

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 29/11/2022, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật bảo vệ hôn nhân đồng tính áp dụng trên toàn lãnh thổ với 61 phiếu thuận, 36 phiếu chống. Dự luật sẽ được đưa ra bỏ phiếu ở Hạ viện vào tuần tới, và có nhiều khả năng được thông qua do có được sự ủng hộ của Dân biểu thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Các Thượng Nghị sĩ đã bỏ phiếu bác điều khoản ghi “hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một phụ nữ”. Theo thông tấn xã AFP, các Nghị sĩ Hoa Kỳ chuẩn bị trước để tránh nguy cơ Tối cao Pháp viện điều chỉnh luật năm 2015 cho phép hôn nhân đồng giới tại tất cả các tiểu bang, như trường hợp Tối cao Pháp viện bác quyền phá thai trước đó.

Thượng Nghị sĩ Chuck Schumer, đứng đầu đảng Dân chủ tại Thượng viện, hoan nghênh tinh thần làm việc của cả hai đảng và đánh giá “chúng ta đã vượt qua được một bước mang tính quyết định cho công bằng của những người Mỹ thuộc cộng đồng LGBTQ”.

Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ “nhanh chóng” ký văn bản ngay khi được Hạ viện thông qua vào tuần tới. Theo ông, “Hoa Kỳ đang tái khẳng định sự thật cơ bản: tình yêu là tình yêu và người Mỹ sẽ có thể kết hôn với người mà họ yêu”.

Trong thông cáo tối 29/11, tổ chức bảo vệ quyền công dân ACLU đánh giá quyết định của Thượng viện là “một bước tiến lịch sử” cho quyền của các gia đình LGBT, đồng thời kêu gọi Quốc hội Mỹ tiếp tục đấu tranh cho cuộc sống của những người chuyển giới.

Trước đó, vào tháng 7/2021, Hạ viện Mỹ đã thông qua một văn bản tương tự, được toàn bộ Dân biểu Dân chủ và 47 Dân biểu Cộng hòa ủng hộ. Tuần tới, Hạ viện sẽ thông qua luật sửa đổi này để đồng nhất hai văn bản. Bước này chỉ mang tính thủ tục. Ngay khi được Hạ viện thông qua, đạo luật sẽ được trình lên Tổng thống ký phê chuẩn.


Tin Việt Nam

Cựu Trụ Trì Chùa Phước Quang Lừa 68 Tỉ Đồng Bị Tuyên Y Án Chung Thân!


(Hình: Phạm Văn Cung (áo xanh) tại tòa.)

- Cựu trụ trì chùa Phước Quang ở Vĩnh Long, ông Phạm Văn Cung bị Tòa án Nhân dân cấp cao tại Tp. HCM tuyên y án chung thân trong một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đồng phạm với Phạm Văn Cung là Nguyễn Tuấn Sĩ, sinh năm 1968, chạy xe ôm, bị tòa bác toàn bộ kháng cáo, tuyên ba năm tù với cùng tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Một đồng phạm khác của ông Cung là Lê Nguyên Khoa, đã bỏ trốn và đang bị truy nã. Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 29/11/2022.
Phạm Văn Cung, trước khi bị bắt, ngoài cương vị là trụ trì chùa Phước Quang, còn kiêm Giám đốc trung tâm cô nhi viện Suối nguồn tình thương tọa lạc tại thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long.

Theo cáo trạng, vào tháng 9/2008, ông Cung được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long bổ nhiệm làm trụ trì chùa Phước Quang sau ba năm tu hành tại ngôi chùa này.

Đến tháng 11/2012, ông được giao làm Giám đốc Trung tâm cô nhi viện Suối nguồn tình thương. Ông Cung cùng lúc đó bổ nhiệm Lê Nguyên Khoa (sinh năm 1986) làm thư ký giúp việc cho mình. Trong cương vị mới, Cung giới thiệu với các bị hại là có quen nhiều lãnh đạo cấp cao ở Trung ương.

Ông đã cấu kết với Lê Nguyên Khoa dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để tổ chức thực hiện hành vi lừa đảo nhiều bị hại. Cung và Khoa còn lôi kéo Nguyễn Tuấn Sĩ giúp sức cùng tham gia thực hiện hành vi lừa đảo để chiếm đoạt 600 triệu đồng trong việc cầm và chuộc xe hơi. Tính đến thời điểm bị bắt, tổng số tiền mà Phạm Văn Cung cùng đồng phạm đã chiếm đoạt được lên tới hơn 67 tỉ đồng.


Viện Kiểm Sát Đề Nghị Mức Án 8 Đến 9 Năm Tù Với Cựu Giám Đốc Bệnh Viện Mắt Tp. HCM

- Truyền thông nhà nước loan tin ngày 30/11/2022 cho hay Tòa án Nhân dân Tp. HCM tiếp tục xét xử vụ Nguyễn Minh Khải, cựu Giám đốc Bệnh viện Mắt Tp. HCM cùng 7 đồng phạm về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Tại phiên xử diễn ra cùng ngày, Viện Kiểm sát đánh giá ông Nguyễn Minh Khải, có vai trò chủ mưu cầm đầu, phải chịu trách nhiệm chính về sai phạm đấu thầu chọn thủy tinh thể, gây thiệt hại hơn 14 tỉ đồng, nên đề nghị tòa tuyên tám đến chín năm tù.

Viện Kiểm sát cũng thừa nhận ông Khải có nhiều tình tiết giảm nhẹ vì là Bác sĩ xuất sắc, có nhiều đóng góp cho bệnh viện và xin khắc phục một tỉ đồng. Tuy nhiên, đại diện Viện Kiểm sát kết luận, hành vi của ông Khải đã kéo theo nhiều Bác sĩ giỏi của bệnh viện vào vòng lao lý nên cũng cần xử phạt ông ở mức án nghiêm khắc.

Đối với bị cáo Võ Thị Chinh Nga (56 tuổi, cựu Phó Giám đốc, tổ trưởng tổ chuyên gia), đại diện Viện Kiểm sát nhận định, bà này đã có hành vi chỉ đạo những nhiều người khác sửa đánh giá, loại các nhà thầu hợp lý, thực hiện theo ý chí của Giám đốc Khải, giúp sức những nhà thầu không đủ điều kiện trúng thầu. Viện Kiểm sát đề nghị tòa tuyên bà Nga 3-4 năm tù.

Tương tự, đối với những bị cáo còn lại, Viện Kiểm sát xác định họ đều là những Bác sĩ có chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mắt, có nhiều đóng góp cho bệnh viện, phạm tội do nể nang, phụ thuộc, đã khắc phục một phần thiệt hại... nên đề nghị hội đồng xét xử giảm nhẹ một phần hình phạt; tuyên các bị cáo từ 12 tháng tám ngày tù (bằng thời gian tạm giam) đến 4 năm tù.

Trước đó, trả lời câu hỏi của Luật sư, ông Khải thừa nhận bản thân có thiếu sót trong quá trình lập hồ sơ mời thầu.

Vụ Việt Á: Bắt Tạm Giam Phụ Tá Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam


(Hình: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong một phỏng vấn với Reuters ở Tokyo, thủ đô của Nhật Bản, hôm 22/5/2014.)

- Đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay vào ngày 30/11/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra-Bộ Công an thông báo việc khởi tố và bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Trịnh – Phụ tá Phó Thủ tướng – vì liên quan đến vụ Việt Á.

Thông báo cho biết ông Trịnh bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự”.

Báo chí Nhà nước và thông báo Bộ Công an không nêu cụ thể ông Trịnh là Phụ tá cho ai, nhưng những thông tin được công bố rộng khắp trước đó cho thấy ông này đã được bổ nhiệm làm Phụ tá cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từ tháng 12/2018.

Vụ bắt giữ mới nhất này của Công an Việt Nam được tiến hành khi công an mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan”. Đây là một trong những vụ án quan trọng thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo thông báo của Bộ Công an, “ông Nguyễn Văn Trịnh, Phụ tá Phó Thủ tướng Chính phủ, đã lợi dụng vị trí công tác can thiệp, tác động các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tại Bộ Y tế để Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành Kit xét nghiệm COVID-19 trái quy định pháp luật, giúp Công ty Việt Á tiêu thụ sản phẩm Kit xét nghiệm COVID-19 tại các đơn vị, địa phương, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước. Hành vi của ông Nguyễn Văn Trịnh phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Việt Á bị cáo buộc đã thổi giá bộ xét nghiệm lên khoảng 45% và đút lót cho các đối tác khoảng 800 tỉ đồng.

Tính đến lúc này, có ít nhất khoảng 90 người đã bị khởi tố do có liên quan đến vụ Việt Á. Trong số này có tám viên chức thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Kỹ thuật và hàng chục lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y tế các tỉnh, thành phố.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bộ Công An Gỡ Phong Tỏa Tài Sản 20 Doanh Nghiệp


(Hình: Trụ sở của Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn.)

- Truyền thông nhà nước loan tin ngày 30/11/2022 cho hay Cơ quan Điều tra-Bộ Công an vừa gỡ lệnh phong tỏa tài sản của 20 doanh nghiệp liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Đây là những công ty nằm trong danh sách 762 công ty bị Bộ Công an yêu cầu tạm dừng giao dịch tài sản để phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Vạn Thịnh Phát hồi đầu tháng này.

Hôm 8/10, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông thuộc Vạn Thịnh Phát và các tổ chức, đơn vị có liên quan.

Cùng với quyết định trên, Bộ Công an cũng khởi tố và bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và ba lãnh đạo khác của Vạn Thịnh Phát về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo truyền thông nhà nước, trong số các công ty được gỡ phong tỏa có Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hiệp ở tỉnh Gia Lai được xem là doanh nghiệp xuất cảng nông sản lớn nhất tỉnh này.

Báo Tiền Phong cho biết, công ty này được gỡ phong tỏa vì chỉ giao dịch với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) để vay vốn kinh doanh cà phê chứ không liên quan đến bất động sản của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Doanh nghiệp này cũng đã có đơn gửi Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao để trình bày việc công ty chỉ vay tiền Ngân hàng SCB hơn 71 tỉ đồng để thu mua cà phê của 10.000 gia đình nông dân.

Ngân hàng SCB là ngân hàng bị cho là có liên quan trực tiếp tới Vạn Thịnh Phát mặc dù lãnh đạo ngân hàng này khẳng định không có liên quan. Nhiều tuần qua, người dân ở các tỉnh, thành của Việt Nam đã tập trung biểu tình phản đối ngân hàng này đã chào mời người dân mua chứng khoán của các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát nhưng giờ lại “bỏ của chạy lấy người”.

Liên quan đến việc gỡ phong tỏa các doanh nghiệp liên quan, theo truyền thông nhà nước, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cáo mới đây đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Bộ Công an khẩn trương rà soát đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hiệp và tất cả các doanh nghiệp khác. Nếu thấy không liên quan đến hành vi của các bị can, đối tượng trong vụ án thì tháo gỡ, hủy bỏ yêu cầu tạm dừng giao dịch để doanh nghiệp thực hiện các giao dịch hợp pháp với ngân hàng, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.


An Giang: Nguyên Giám Đốc Công An và Nguyên Chỉ Huy Trưởng Bộ Đội Biên Phòng Bị Kỷ Luật Đảng


(Hình: Thiếu tướng Bùi Bé Tư - nguyên Giám đốc Công an An Giang.)

- Cựu Giám đốc Công an An Giang Bùi Bé Tư và Đại tá Nguyễn Thượng Lễ - cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh này - vừa bị cách hết các chứ vụ trong Đảng vì những vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo truyền thông nhà nước, quyết định này được đưa ra tại cuộc họp Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì vào ngày 30/11/2022.

Theo kết luận được Ban Bí thưa đưa ra, ông Bùi Bé Tư bị xác định đã vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; vi phạm quy định của Bộ Công an và quy chế làm việc trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Tư cũng bị kết luận phải chịu trách nhiệm khi để nhiều đơn vị công an tỉnh vi phạm nghêm trọng trong công tác phòng, chống tội phạm, để lọt tội phạm.

Đối với Đại tá Nguyễn Thượng Lễ, Ban Bí thư kết luận, trong thời gian giữ chức vụ Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh đã vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và quy chế làm việc, quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; chịu trách nhiệm chính, trách nghiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Bộ đội Biên phòng tỉnh; cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025.

Các sai phạm của hai ông được xác định là gây hậu quả nghiêm trọng, khiến dư luận bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, ngành Công an và lực lượng Bộ đội Biên phòng.


Việt Nam Tăng Tốc Khởi Công 12 Dự Án Cao Tốc Bắc-Nam Giai Đoạn 2 Trong Tháng 12


(Hình: Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2 là một trong những dự án giao thông trọng điểm sẽ được khởi công trong tháng 12/2022.)

- Bộ Giao thông-Vận tải yêu cầu các ban quản lý dự án phải hoàn thành các công đoạn chuẩn bị để khởi công 12 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam giai đoạn hai (2021-2025) trong tháng tới.

Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thắng đưa ra yêu cầu trên tại buổi họp giao ban sáng 30/11 và được truyền thông nhà nước loan trong cùng ngày.

Tờ Pháp Luật trích lời ông Thắng nói rằng phải đẩy nhanh thủ tục khởi công thì mới có thể giải ngân vốn, đưa dự án về đích đúng hạn.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông-Vận tải, đến giữa tháng 11/2022, dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đã phê duyệt xong kế hoạch lựa chọn nhà thầu với tổng số 25 gói thầu. Công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán cũng đã xong và hiện đang thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với 12 gói thầu.

Đại diện Bộ Giao thông-Vận tải cho biết nghiêm cấm các hành vi không bảo đảm minh bạch trong lựa chọn nhà thầu và các hành vi bị cấm khác trong đấu thầu. Quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, chỉ định thầu phải bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch. Giám đốc Ban quản lý dự án là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Giao thông-Vận tải trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng bảo đảm khởi công đồng loạt 12 dự án trong tháng 12/2022.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết giai đoạn trung hạn ngân sách dự kiến phân bổ cho ngành giao thông hơn 300.000 tỉ đồng, nhưng để hoàn thành các dự án đã được quy hoạch cần thu hút vốn tư nhân. Do đó, ông Thắng nói nhiệm vụ của ngành là cần phải ngay lập tức xây dựng chính sách, đề án thu hút tối đa nguồn lực xã hội thực hiện các dự án của Bộ Giao thông-Vận tải theo hình thức đối tác công-tư (PPP).

Dự án đường cao tốc Bắc-Nam dài 2.063 cây số, có điểm đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) và điểm cuối ở thành phố Cà Mau. Đây là công trình cao tốc được kỳ vọng góp phần phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.
Thế nhưng, hôm tháng 7/2022, Bộ Giao thông-Vận tải cho biết dự án trọng điểm đang đứng trước nguy cơ vỡ tiến độ bởi các chỉ số giá vật liệu của địa phương không bám kịp thực tiễn khiến nhà thầu càng làm, càng lỗ.

Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến Chính phủ ngày 4/7/2022, Bộ Giao thông-Vận tải cũng nhận định giá nhiên, vật liệu thời gian qua có biến động lớn ngoài khả năng dự báo của các bên liên quan. Việc tính toán chi phí trượt giá theo công thức điều chỉnh giá thông thường chưa bù đắp được mức độ biến động giá khiến nhà thầu thi công trên dự án cao tốc (giai đoạn 2017-2020) thua lỗ và thiếu hụt tài chánh, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.


Sài Gòn: Dự Án Tổng Kho Xăng Dầu Dang Dở, Nguy Cơ Lãng Phí Hàng Ngàn Tỉ Đồng


(Hình: Dự án tổng kho xăng dầu ở huyện Nhà Bè, Sài Gòn, bị đình trệ từ giữa năm 2020 đến cuối tháng 11/2022.)

- Một dự án tổng kho xăng dầu ở Sài Gòn bị đình trệ trong khoảng 2 năm rưỡi, với nguy cơ cao là hàng ngàn tỉ đồng bị lãng phí, một số báo Việt Nam cho biết trong những ngày này.

Các bản tin và phóng sự ảnh của báo Phụ Nữ Tp. HCM, VnExpress và Zing News cho hay dự án Tổng kho xăng dầu Phú Xuân-Nhà Bè, đặt ở huyện Nhà Bè (Sài Gòn), được khởi công năm 2016 và đến giữa năm 2020 đạt khoảng 70% tiến độ, nhưng rồi đã dừng lại ở thời điểm đó.

Theo ông Trần Sĩ Huân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Kho cảng xăng dầu hàng không miền Nam, tức chủ đầu tư, dự án phải tạm dừng vì bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và vướng nợ xấu, công trình thiếu vốn, đi vào ngõ cụt, các báo trong nước tường thuật.

Tin cho hay giá trị dự án là 12.000 tỉ đồng, với dự kiến khi đạt đủ công suất hoạt động vào năm 2024, tổng kho này có sức chứa 450.000 mét khối xăng dầu, bảo đảm dự trữ đủ lượng xăng dầu tiêu thụ cho Sài Gòn trong khoảng 45 ngày và cả khu vực miền Nam khoảng 16 ngày.

Nhưng việc dự án bị đình trệ trong khoảng 2 năm rưỡi tính đến nay làm cho các hạng mục rơi vào cảnh xây dựng dở dang và bị xuống cấp trầm trọng, Phụ Nữ Tp. HCM, VnExpress và Zing News đưa ra quan sát.

Các báo này mô tả rằng cỏ dại phủ kín toàn bộ dự án đang trong tình trạng gần như bỏ hoang; nhiều khối sắt thép, bêtông, máy móc, vật liệu... nằm ngổn ngang, phơi nắng mưa trong 2 năm rưỡi, bị hỏng hóc, hoen rỉ theo thời gian.

Vị đại diện của chủ đầu tư nói với các báo rằng nếu được giải quyết sớm về nguồn vốn để thi công trở lại, dự án vẫn có thể hoàn thành được vào tháng 6/2024. Hiện nay, phía doanh nghiệp đang gửi các văn bản tới Thủ tướng, thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan mong sớm có hướng giải quyết để dự án có thể tiếp tục khai triển xây dựng, đưa vào hoạt động.

Hoa Kỳ Tập Huấn Cho Các Nhân Viên Chích Ngừa COVID-19 ở Việt Nam


(Hình: Chích vắc-xin ở Việt Nam.)
- Hoa Kỳ thời gian qua đã tài trợ và tập huấn cho hàng ngàn nhân viên chích ngừa COVID-19 ở Việt Nam.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hôm 29/11/2022 cho biết rằng dự án có tên gọi MOMENTUM, được cơ quan này tài trợ nhằm hỗ trợ kỹ thuật khai triển vắc-xin COVID-19 tại Việt Nam, đã tập huấn cho hơn 4.700 cán bộ trong và ngoài ngành y tế về chích ngừa COVID-19.

Ngoài ra, tin cho hay, dự án này đã phát giác và thống kê được 1,7 triệu người sống ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn mà chưa được chích hoặc chưa chích đầy đủ, từ đó hỗ trợ tổ chức 1.318 điểm chích lưu động để chích 738.000 liều vắc-xin COVID-19 cho những trường hợp khó khăn nêu trên.

USAID cho biết thêm rằng các cán Bộ Y tế ở 5 tỉnh dự án là Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Nam và Ninh Thuận đã được trang bị những công cụ hữu ích như công cụ lập kế hoạch chi tiết, hệ thống Google form báo cáo các chỉ số hằng ngày theo quy định của Bộ Y tế, và cơ chế điều phối, phối hợp hiệu quả của các cán Bộ Y tế và ngoài y tế.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cho biết tiếp rằng dự án MOMENTUM được thực hiện phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế).
Liên quan tới hỗ trợ khác của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống COVID-19 ở Việt Nam, đầu tháng trước, Hoa Kỳ đã trao tặng thêm 1.499.940 liều vắc-xin Pfizer-BioNTech cho Việt Nam.

Tòa Ðại sứ Mỹ cho biết rằng lô vắc-xin này được bàn giao thông qua cơ chế COVAX và được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer tại thành phố Kalamazoo, tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ. Số vắc-xin này tiếp nối 3 đợt trao tặng trước đó mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam với tổng cộng 6 triệu liều vắc-xin.

Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam nói rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 “dựa trên nền tảng là mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia và nguồn hỗ trợ của Hoa Kỳ trị giá hơn 1 tỉ Mỹ kim trong những năm qua nhằm giúp Việt Nam phát triển hạ tầng y tế”.

Tin cho hay, ngoài việc trao tặng 7,5 triệu liều vắc-xin, kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, Hoa Kỳ đã cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu Mỹ kim nhằm giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch.


Đặc Phái Viên Hoa Kỳ Về Quyền của Người Đồng Tính, Song Tính và Chuyển Giới Thăm Việt Nam


(Hình: Cuộc gặp của bà Stern với viên chức Việt Nam hồi tháng Năm vừa qua.)

- Bà Jessica Stern, Đặc phái viên Hoa Kỳ về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (viết tắt là LGBTQI+), đang có chuyến thăm Việt Nam nhân chuyến công du 3 quốc gia Đông Nam Á.

Theo tin từ Văn phòng của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Stern tới Việt Nam từ ngày 28/11 tới 2/12/2022. Sau đó, đặc phái viên này sẽ tới Phi Luật Tân và Nam Dương từ ngày 3 tới 9/12.

Văn phòng của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết rằng trong các chuyến thăm này, bà Stern “sẽ gặp gỡ các viên chức chính phủ và đại diện của xã hội dân sự để thảo luận về nhân quyền, bao gồm cả việc thúc đẩy nhân quyền của những người LGBTQI+”.

Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của bà Stern trong năm nay sau chuyến công du Việt Nam hồi tháng Năm.

Khi đó, theo Cổng thông tin của Quốc hội Việt Nam, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh đã có buổi tiếp đón và làm việc với bà Stern. Trong cuộc gặp, bà Anh nói rằng vấn đề về quan điểm, nhận thức và quyền của cộng đồng LGBTQI+ tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới “rất nhạy cảm, nhiều quan điểm trái chiều về góc độ pháp lý và xã hội” nhưng “việc thay đổi nhận thức của nhiều người đã có chuyển biến tích cực”.

Theo Cổng thông tin này, bà Anh nói thêm rằng Việt Nam “đã có một số bước tiến” trong việc bảo đảm các quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới, những năm vừa qua như bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, bỏ quy định cấm phẫu thuật chuyển đổi giới tính với những người đã hoàn thiện về mặt giới tính và cấm phân biệt đối xử với người xác định lại giới tính.

Ngoài ra, tin cho hay, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội Việt Nam còn cho bà Stern biết rằng Bộ Y tế đang xây dựng Dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính nhằm bảo đảm cho người có nhận diện khác giới tính hiện nay được sống đúng với giới tính mà họ mong muốn.

Thêm nữa, bà Anh cũng nói rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng xây dựng Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và bổ sung nhiều nội dung quan trọng liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình với người đồng tính, song tính, chuyển giới

Không có nhận xét nào: