Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

Bản Tin Nóng Cuối Cùng Năm 2022, Tin Giao Thừa và Chào Mừng Năm Mới 2023! Happy New Year 2023! - Lê Văn Hải



Happy New Year 2023! Lời Chúc Mừng Đầu Năm Mới Của Người Mỹ Thường Chúc Nhau Trong Những Ngày Đầu Năm!
• May all your new year 2023 wishes come true!
Chúc mọi điều ước năm mới 2023 của bạn, đều thành sự thật!
• Best wishes for a happy and successful new year 2023!
Xin gởi những lời chúc tốt đẹp nhất, ấm áp nhất, cho một năm mới 2023, vui vẻ và thành công
• Wishing you all the magic of the new year 2023!
Chúc bạn mọi điều thần kỳ, tất cả đều xảy ra thật trong năm mới 2023!
• Let your spirit soar and have a joy-filled new year 2023!
Hãy để tâm hồn bạn bay lên cao và chúc bạn một năm mới 2023 toàn những niềm vui!
<!>

Cấu Đối Của Người Việt Dùng Chúc Tết:

-Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai

-Phúc đem lễ nghĩa trong nhà thịnh
Lộc nảy vinh hoa phú quý Xuân

-Cảnh mới, Xuân mới nhiều đổi mới
Thêm tài, thêm lộc tất vinh quang

-Xuân an khang đức tài như ý
Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên.

-Mai vàng nở rộ mừng Năm Mới
Đào hồng khoe sắc đón Xuân Sang.


2 nhà tiên tri nổi tiếng (hầu như 80% đúng như dự đoán!) cảnh báo trước về vận hạn thế giới và số phận con người trong năm mới 2023

Cùng xem những lời tiên tri cho năm 2023 của 2 nhà tiên tri nổi tiếng trên thế giới đó là Vanga và Nostradamus xem thế giới thay đổi ra sao nhé.

1. Lời tiên tri cho năm 2023 của Vanga


Được biết đến với cái tên Nostradamus Woman, Baba Vanga đến từ Bulgaria đã dự đoán nhiều điều liên quan đến tương lai của chúng ta.

Nhà tiên tri là người gốc Bulgaria, được gọi là Baba Vanga hoặc Nostradamus của Balkans, trở nên nổi tiếng sau khi 80% dự đoán của cô trở thành sự thật.
Tên thật của bà là Vangelia Pandeva Dimitrova và sống từ năm 1911 đến năm 1996. Bà bị mất thị lực sau khi bị cuốn vào một cơn lốc xoáy khi còn nhỏ.
Baba Vanga qua đời năm 1996, hưởng thọ 85 tuổi. Theo thời gian, một số cuốn sách đã được viết về cuộc đời và những lời tiên đoán của Baba Vanga.

Bà trở thành một người nổi tiếng sau khi lường trước được các cuộc tấn công của IS, sự khởi đầu và kết thúc của chiến tranh thế giới thứ 2, sự tan rã của Liên Xô, cái chết của công nương Diana và thậm chí cả Brexit.

Tiếp nối tiên tri của bà Vanga về vận mệnh thế giới năm 2022, nhiều dự đoán của bà đã trở thành sự thật, vì vậy bà trở nên nổi tiếng nhất thế giới. Chúng ta có thể mong đợi điều gì từ lời tiên tri cho năm 2023 của Baba Vanga?

1.1 Thử nghiệm vũ khí sinh học

Một nước lớn sẽ thực hiện các hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí sinh học trên người.
Vanga tuyên bố rằng vào năm 2023, các bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các thí nghiệm trên người dẫn đến cái chết của hàng trăm nghìn người. Mọi người sẽ bị tiêm vi rút gây bệnh như bệnh tả và bệnh dịch hạch.

1.2 Bão Mặt Trời

Vào năm 2023, một cơn bão Mặt Trời, một "sóng thần mặt trời", sẽ xảy ra với thế giới như chưa từng thấy trước đây!
Cơn bão này sẽ tác động nghiêm trọng đến "lá chắn từ trường của hành tinh" ta đang sống và phá hủy các vệ tinh liên lạc với sức tàn phá khủng khiếp đối với con người.

Trái đất cũng sẽ thay đổi quỹ đạo vào năm 2023 và các phi hành gia sẽ quản lý việc du hành vũ trụ đến sao Kim vào năm 2028.

1.3 Hành tinh Trái Đất sẽ đi vào chiều không gian thứ 5 - người ngoài hành tinh sẽ tấn công Trái Đất!

Trong cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh, điện sẽ không được sử dụng trong ba ngày ba đêm, chúng ta sẽ chìm trong bóng tối hoàn toàn.
Chúng ta cũng sẽ không thể nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao , và sau những sự kiện này, trong số tất cả những người trên Trái Đất, sẽ chỉ có 10 nghìn người ít bị ảnh hưởng.

1.4 Chiến tranh hạt nhân

Trong một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Nga, nhiệt độ bề mặt trung bình của hành tinh sẽ giảm xuống còn 16 độ C, gấp ba lần sự chênh lệch nhiệt độ giữa hiện tại và kỷ băng hà cuối cùng, nguy cơ cao là 5 tỷ người sẽ chết.
Để so sánh, trong trường hợp xấu nhất xảy ra đối đầu hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan, sản lượng lương thực toàn cầu sẽ giảm 50%, dẫn đến 2 tỷ người chết vì đói.

1.5 Sinh sản theo phương pháp nhân tạo

Quá trình sinh sản của con người sẽ trở thành một quá trình nhân tạo, chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm với sự hỗ trợ của tử cung nhân tạo
Đến năm 2023, con người sẽ được sinh ra một cách nhân tạo, chỉ trong phòng thí nghiệm, và chỉ những người lãnh đạo mới quyết định loại người sẽ được sinh ra (nhân vật nào, màu da gì,...). Đó sẽ là một quá trình được kiểm soát hoàn toàn và việc sinh tự nhiên sẽ bị hạn chế.

Hình như những lời tiên tri này, chẳng có gì ;à tốt đẹp cả!

2. Lời tiên tri cho năm 2023 của Nostradamus


Là một nhà y học bị mê hoặc bởi thuyết huyền bí, Nostradamus đã mạo hiểm kích động sự phẫn nộ của giáo hội công giáo khi ông dự đoán tương lai trong 20 thế kỷ tới.
Ông ta có phải là một người nhìn xa trông rộng thực sự hay có thể sự chính xác huyền thoại của ông ta chỉ là một huyền thoại được khuếch đại theo thời gian?

Nhà tiên tri đã sống trong sự tôn trọng của hoàng gia và danh tiếng ngày càng tăng, cho đến khi ông qua đời, vào năm 1566.
Không thể chấp nhận được, nhiều người vẫn cực kỳ nghi ngờ về công việc của anh ta, hoặc tệ hơn, họ nghĩ anh ta là một kẻ lừa đảo thông minh đơn giản đã lợi dụng sự đáng tin cậy.

Theo một số nhà nghiên cứu, Nostradamus thậm chí còn dự đoán trước được về cái chết của chính mình: "Bên cạnh chiếc ghế dài và giường, tôi sẽ được tìm thấy khi đã chết".

Sau khi ông thông báo, vào một buổi tối, ông qua đời vì một cơn bệnh gút vào ngày 2/7 năm 1566 (lúc 62 tuổi) và được tìm thấy đã chết vào sáng hôm sau trong phòng ngủ, cạnh bàn làm việc của ông.

Chúng ta có thể mong đợi điều gì từ lời tiên tri cho năm 2023 của Nostradamus? Cùng xem nhé!

Từ khủng hoảng kinh tế, sụp đổ thị trường chứng khoán, trượt giá chính trị - xã hội bất thường cho đến sự suy thoái nghiêm trọng trong hành động và cảm xúc của con người.

Từ quan điểm địa khí hậu, nhu cầu thanh lọc và tái cân bằng Trái đất sẽ dẫn đến bão, lũ lụt, động đất và phun trào núi lửa.

Nostradamus cho rằng vào năm 2023, một kỷ nguyên mới sẽ bắt đầu, cả về lịch, nhưng cũng về mặt thực tế, năm 2023 đánh dấu một thời khắc thiêng liêng, thuận lợi và đồng thời cũng là nguy hiểm trong lịch sử nhân loại, có nghĩa là mang đến cả tai họa và may mắn.
Năm 2023 không có nghĩa là kết thúc, mà là một sự chuyển đổi cơ bản của thế giới chúng ta đang sống, một sự tái sinh của loài người trên một cấp độ tinh thần mới.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Nostradamus là nhà tiên tri và được cho là thần bí nổi tiếng nhất thế giới. Ông tuyên bố rằng ông đã dự đoán tương lai với độ chính xác đáng kinh ngạc .

2.1 Nội chiến ở Mỹ!

Liệu Mỹ có thực sự đối mặt với khả năng xảy ra nội chiến vào năm 2023? Theo các tác phẩm của Nostradamus, vì nghèo đói, chính trị bất ổn, sự kiện như vậy có thể xảy ra vào đầu năm 2023.

2.2 Sự hủy diệt của đế chế lớn!

Nhà tiên tri người Pháp dự đoán rằng có thể có sự hủy diệt của đế chế lớn (có thể là Rusia hoặc Trung Quốc). Bên cạnh đó, khả năng cao một thảm họa toàn cầu sẽ gây ra một số lượng lớn nạn nhân và bệnh nhân.

Về chiến tranh, các cuộc giao tranh trên bộ và dưới nước có khả năng xảy ra vào năm 2023 giữa các cường quốc với nhau.

2.3 Các nước Châu Âu có thể phải đối phó với tình trạng giảm dân số

Theo Nostradamus, vào năm 2023, các nước châu Âu sẽ phải đối phó với tình trạng giảm dân số có thể xảy ra, đây được coi là kết quả cuối cùng của việc sử dụng vũ khí hóa học cũng như các cuộc xung đột liên quan đến hạt nhân khác.

Mọi lời tiên tri của thần thánh đều được tuyên bố là có thể còn đáng sợ hơn bao giờ hết trong năm 2023. Như Nostradamus đã dự đoán, sự kiện lớn đã đến ngày càng gần với chúng ta, đánh dấu sự khởi đầu của Thế chiến III.

Nostradamus cũng đề cập đến khả năng xảy ra thế chiến thứ 3 trong cuốn sách “Les Propheties” sẽ xảy ra từ năm 2022 đến năm 2023.

2.4 Vladimir Putin sẽ bị ám sát, và Tổng Thống Biden sẽ mắc một căn bệnh bí ẩn!

Tiếp nối tiên tri về vận hạn lãnh đạo thế giới năm Nhâm Dần 2022, Nostradamus đã dự đoán 2023 là một năm rất bạo lực đối với cả tổng thống Nga, Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ, Donald Trump.

Theo các chuyên gia, Nostradamus đã cảnh báo về âm mưu ám sát Vladimir Putin, một cuộc xung đột vũ trang ở phương Đông, và về mối quan hệ mới với người đồng cấp Mỹ từ năm 2022 đến năm 2023.

Tổng thống Nga, Vladimir Putin, sẽ bị đội an ninh của ông ta ám sát. Nếu lời tiên tri ứng nghiệm, Putin sẽ bị một người rất thân cận phản bội.

Về phần Biden, nhà tiên tri dự đoán ông ấy sẽ mắc một căn bệnh bí ẩn và một thành viên trong gia đình tổng thống Mỹ sẽ là nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông.

2.5 Khủng hoảng tài chính khổng lồ!

Theo dự đoán của Nostradamus cho năm 2023, chúng ta đang đứng trước bờ vực của một sự sụp đổ thị trường sắp xảy ra.

Sự sụt giảm ngắn hạn nhưng mạnh mẽ của chỉ số chứng khoán Mỹ được coi là tốt nhất vào đầu năm nay đã gây ra hiệu ứng toàn cầu, khiến nhiều người nghĩ đến một cuộc khủng hoảng mới.

Trong khi một số nhà phân tích khẳng định rằng chúng ta không phải chứng kiến một "bong bóng" khác sắp vỡ như năm 2008, thì các chuyên gia khác lại cho rằng sự hỗn loạn kinh tế đang rình rập.

2.6 Vào năm 2023, nước Anh đã có một vị vua mới! (Điều này đã đúng!)

Cái chết của Nữ hoàng sẽ là một trong những sự kiện chấn động nhất ở vương quốc Anh trong 70 năm qua.

Kể từ khi lên ngôi, vào năm 1952, Nữ hoàng Elisabeth II đã sống đủ lâu để gặp 13 thủ tướng của Vương quốc Anh và 13 tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Bây giờ bà đã 92 tuổi và năm nay, triều đại của bà sẽ kết thúc. Trước cái chết của Nữ hoàng, trong ít nhất 12 ngày, vương quốc Anh sẽ để tang và ngừng mọi hoạt động, các chuyên gia ước tính thiệt hại cho nền kinh tế của đất nước là vài tỷ bảng Anh.

Các ngân hàng và thị trường chứng khoán sẽ đóng cửa, và cả lễ tang và lễ đăng quang của người kế vị Nữ hoàng sẽ trở thành ngày lễ quốc gia. Thái tử Charles sẽ lên ngôi Vương quốc Anh. Sau đó, ông sẽ đến thăm Scotland và xứ Wales, ngay sau cái chết của nữ hoàng.

2.7 Một Giáo hoàng mới trong giáo hội Công giáo!

Người ta tin rằng Nostradamus đã đề cập đến đức giáo hoàng Phanxicô trong quatrains 2.97 và 5.31. Nhưng nhà tiên tri người Pháp đã tiên đoán về cái chết của một vị Giáo hoàng vào năm 2023.

Người kế nhiệm Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là một “thanh niên” “sẽ có được vị trí cao” vào năm 2023.

Các diễn giải của Nostradamus cho rằng giáo hoàng mới sẽ tạo ra một vụ bê bối trong giáo hội Công giáo bắt đầu từ năm 2023, kéo dài đến năm 2029.

Giáo hoàng Francis sẽ là vị giáo hoàng thực sự cuối cùng, trong khi người kế vị của ông sẽ là một cây cột có chức vụ giáo hoàng sẽ dẫn đến sự biến mất của Rome, và trên thực tế, ai sẽ là vị giáo hoàng có chủ quyền cuối cùng?

2.8 Cuộc di cư chưa từng có

Người Mỹ sẽ phải đối mặt với vấn đề người nhập cư, và các cuộc tấn công khủng bố sẽ ngày càng cao hơn, nên lượng người di cư để tránh chiến tranh cũng vô cùng lớn!


Cuộc Diễn Hành Lớn Nhất, Quy Mô Nhất, Mỗi Đầu Năm Mới, Được Hàng Triệu, Triệu Người Trên Thế Giới Theo Dõi: Rose Parade 2023, Cấm Du Khách Điều Khiển Drone Vì Lý Do An Ninh!

– Diễn Hành Hoa Hồng (Rose Parade) sẽ thu hút hàng trăm ngàn du khách đến Pasadena vào ngày 2 Tháng Giêng, 2023, vừa ra quy định cấm điều khiển máy bay không người lái (drone).

Theo đài KTLA, đây là lệnh cấm từ Cơ Quan Hàng Không Liên Bang (FAA), tạm thời cấm điều khiển drone trong khu vực tổ chức diễn hành từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều Thứ Hai, 2 Tháng Giêng, vì “lý do an ninh đặc biệt.”


Diễn Hành Hoa Hồng ở Pasadena của năm 2022. (Hình minh họa: Rose Parade)

Diễn Hành Hoa Hồng lần thứ 134 do hãng xe hơi Honda tổ chức sẽ bắt đầu lúc 8 giờ sáng 2 Tháng Giêng, 2023, ở Pasadena, đi từ ngã tư đường Green với Orange, sau đó đi 5.5 dặm để kết thúc ở đường Villa.

Diễn hành này thường được tổ chức vào ngày đầu năm mới, nhưng năm 2023 tổ chức vào ngày 2 Tháng Giêng vì quy định “không tổ chức vào Chủ Nhật.”

Về quy định cấm điều khiển drone, thành phố Pasadena thông báo trên Twitter: “Những ai điều khiển drone sẽ bị phạt, có thể bị bắt và ngồi tù.”

FAA cho biết họ có quyền tạm thời chặn một không phận như một thành phố có quyền chặn đường nếu cần thiết.


Chúc Mừng Năm Mới, Nhìn Lại Năm Qua: Mười Thảm Họa Khí Hậu Đánh Dấu Năm 2022 Vừa Qua!

(Chi Phương)

Từ nắng nóng gay gắt kỷ lục ở bán cầu bắc đến những đợt hạn hán tàn khốc gây ra nạn đói ở phía Đông Phi Châu: Năm 2022 lại tiếp tục là một năm xảy ra nhiều thảm họa khí hậu.
Giáo sư Tom Olivier, chuyên gia về Sinh thái học tại Đại học Reading (Anh Quốc), trả lời Sky News ngày 28/12/2022, cảnh báo rằng tình trạng thời tiết khắc nghiệt sẽ trở nên thường xuyên hơn ở hầu hết các nơi trên thế giới.

Theo hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, các thảm họa này khiến nhiều người phải tị nạn khí hậu hơn. Mối tương quan giữa xung đột vũ trang và khủng khoảng khí hậu đã được ghi nhận kể từ khi vùng đất canh tác màu mỡ ở Syria bị sa mạc hóa.


Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) xin liệt kê 10 thảm họa khí hậu trong năm 2022.

1. Trận Bão Tuyết “Thế Kỷ” ở Mỹ

Hơn 60 người thiệt mạng, trong đó gần một nửa là ở Buffalo, thuộc tiểu bang New York. Trận bão tuyết Elliott đã khiến hàng triệu người Mỹ trải qua một mùa Giáng Sinh đầy ác mộng. Tuyết rơi dày, có nơi lên đến 3 mét. Cơn bão được hình thành do khối khí lạnh ở Bắc Cực tràn xuống đã khiến hàng trăm ngàn người mất điện, giao thông tê liệt, hơn 10.000 chuyến bay bị hủy. Nhiệt độ xuống thấp, có nơi -50°C. Có những người thiệt mạng vì mắc kẹt trong xe xe hơi, có người thì mất tại nhà vì không có điện để sưởi hoặc mắc các bệnh lý khác mà không được sơ cứu kịp thời.

Hiện lượng tuyết rơi đã suy giảm, nhiệt độ đang tăng dần lên, khoảng 8°C vào thứ Năm và 12°C vào thứ Bảy. Cơ quan Khí tượng của Hoa Kỳ dự báo rằng băng tan nhanh vào cuối tuần, kèm theo mưa, có thể gây ra lũ lụt.

2. Lũ Lụt ở Pakistan

Trận lũ lụt kỷ lục do gió mùa và băng tan ở vùng núi phía Bắc Pakistan đã cướp đi sinh mạng của 1400 người trong mùa Hè vừa qua. Một phần ba diện tích Pakistan chìm trong nước. Hàng triệu người không có điện và nước sạch.

Theo Chỉ số Rủi ro Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Risk Index) Pakistan phát ra ít hơn 1% lượng khí thải toàn cầu làm Trái đất nóng lên nhưng đây là quốc gia dễ bị tổn thương đứng hàng thứ tám trước khủng hoảng khí hậu.

3. Nắng Nóng ở Trung Quốc

Từ tháng 6 đến tháng 8/2022, Trung Quốc trải qua đợt nắng nóng tồi tệ nhất từ 60 năm qua với nhiệt độ vượt quá 40 độ C ở một số tỉnh. Nhiệt độ cao đỉnh điểm, liên tục trong hơn 25 ngày ở khu vực Tây-Bắc Tân Cương, phía Bắc Thiểm Tây và các tỉnh phía Đông Giang Tô. Đợt hạn hán nghiêm trọng đã làm khô cạn các con sông, trong đó có sông Dương Tử, con sông dài nhất Á Châu và làm tê liệt hoạt động thủy điện.

Tình trạng này dẫn đến việc cắt điện tại các khu vực công nghiệp trọng điểm, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu cho pin lithium, v.v. Hạn hán cũng ảnh hưởng đến sản xuất lương thực tại khu vực sản xuất lúa mì lớn nhất của Trung Quốc là Hà Nam.

4. Bão Cát ở Trung Đông

Các quốc gia ở Trung Đông gồm Iran, Iraq và Syria đã phải hứng chịu những cơn bão cát và bụi vào tháng Năm vừa qua, khiến hơn 1000 người phải nhập viện vì các vấn đề về hô hấp và làm gián đoạn nhiều chuyến bay.

Mặc dù bão cát trong khu vực không phải là hiếm, nhưng chúng đã xảy ra sớm hơn và thường xuyên hơn, bắt đầu sớm nhất vào tháng 3 năm nay và lan rộng trên một khu vực rộng lớn hơn. Các nhà môi trường cảnh báo rằng các cơn bão cát này có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn do nhiệt độ toàn cầu tăng lên.

5. Cháy Rừng ở Âu Châu

Nhiều nước ở Âu Châu đã phải trải qua những đợt nắng nóng kỷ lục vào mùa Hè qua, nhiệt độ tăng cao từ 40 đến 43 độ C ở nhiều nơi.

Tình trạng khô hạn đã gây ra các vụ cháy rừng, thiêu trụi tổng tộng hơn 780.000 hecta rừng ở Pháp, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Slovenia. Con số này tăng gấp đôi so với mức trung bình 317.000 hecta từ 15 năm qua. Ít nhất hàng chục người thiệt mạng, hàng ngàn người phải di dời và lượng khí thải carbon tăng cao, phá kỷ lục của năm 2003.

6. Sông Ngòi Khô Cạn ở Âu Châu và Mỹ Châu

Do nắng nóng, lượng mưa thấp, Âu Châu cũng đã phải trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất Âu trong khoảng 500 năm. Sông ngòi khô cạn, mùa màng thất bát. Giao thông đường thủy bị ngưng trệ trên sông Rhin ở Đức. Hạn hán làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng do nước từ các hồ thủy điện bị bốc hơi và cản trở việc làm mát các nhà máy điện nguyên tử.

Tại Hoa Kỳ, tình trạng hạn hán nghiêm trọng xảy ra ở các tiểu bang miền Trung, mực nước ở sông Mississippi và các nhánh của sông này giảm mạnh, xuống mức thấp kỷ lục, buộc chính quyền phải xây dựng một con đê rộng khoảng 400 mét để ngăn nước mặn từ Vịnh Mexico tràn vào, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt.

7. Cơn Bão “Sét” ở Ấn Độ

Ít nhất 50 người ở Uttar Pradesh đã bị thiệt mạng do sét đánh trong mùa gió mùa. Thủ hiến tiểu bang của Ấn Độ Yogi Adityanath đã kêu gọi thiết lập hệ thống cảnh báo sấm sét. Theo nhật báo The Independent cho biết tại Ấn Độ có hàng ngàn người chết mỗi năm do bị sét đánh. Nhiều người phải làm việc ngoài trời và nhận thức kém về mức độ nguy hiểm của sét. Nhiều bằng chứng chỉ ra rằng biến đổi khí hậu khiến các cơn bão sét xảy ra thường xuyên hơn.

8. Hạn Hán và Nạn Đói ở Sừng Phi Châu

Tại khu vực Sừng Phi Châu, gồm các quốc gia Djibouti, Eritrea, Ethiopia, Somalia và Uganda, tình trạng hạn hán kéo dài đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất mà lục địa này từng chứng kiến.

Theo số liệu của Carbon Brief, hạn hán và nạn đói đã giết chết 2.500 người ở Uganda và ảnh hưởng đến 8 triệu người ở Ethiopia trong năm nay.

9. Động Đất ở A Phú Hãn

Ngày 21/6, trận động đất mạnh 5,9 độ Richter xảy ra ở miền Đông A Phú Hãn, gây lở đất, phá hủy hàng ngàn ngôi nhà và khiến ít nhất 1.036 người thiệt mạng, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc. Trận động đất, thảm khốc nhất trong nhiều thập kỷ ở A Phú Hãn, khiến quốc gia ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức - từ xung đột xã hội đến nạn đói - đã hoành hành đất nước này kể từ khi chế độ Kabul sụp đổ, phe Taliban trở lại nắm quyền năm 2021.

10. Núi Lửa Tonga Phun Trào

Vào tháng Một, núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai phun trào, đã gây ra nhiều trận sóng thần với quy mô nhỏ trên khắp thế giới. Vụ nổ gây phun trào có thể được nghe thấy ở Alaska, cách đó khoảng 9000 cây số. Tro bụi bao phủ Tonga, hòn đảo bị cô lập trong nhiều ngày và gây ra nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất. Theo các nhà khoa học, vụ phun trào đã thải ra một lượng hơi nước khổng lồ vào tầng bình lưu của Trái đất - đủ để lấp đầy hơn 58.000 bể bơi cỡ Olympic. Các nhà khoa học của NASA cảnh báo rằng rằng lượng hơi nước khổng lồ có thể sẽ góp phần vào sự nóng lên toàn cầu trong vài năm tới.

Dẫu sao năm 2022 cũng có một vài tia hy vọng. Tại Hội nghị Khí hậu Liên Hiệp Quốc COP-27 tại Ai Cập vào tháng 11, gần 200 quốc gia đã đồng ý thiết lập một quỹ để giúp các quốc gia nghèo, dễ tổn thương ứng phó với các thảm họa khí hậu. Diễn đàn đa dạng sinh học COP 15, tại Montréal, Gia Nã Ðại cũng đã thông qua một thỏa thuận mang tính lịch sử, mang tên ‘Côn Minh- Montréal’, cho phép bảo vệ đa dạng sinh học của 30% diện tích Trái đất từ nay đến năm 2030.

Nhà khoa học khí hậu Kristina Dahl lại Liên minh các nhà khoa học (Union of Concerned Scientists) trả lời CNN rằng “có một vài hành động về khí hậu đáng khích lệ vào năm 2022 nhưng chúng ta vẫn còn xa mục tiêu giảm lượng khí thải gây nóng lên toàn cầu và hạn chế sự nóng lên của hành tinh trong tương lai. Năm 2023, cần phải có một cam kết tập thể mạnh hơn và tiến bộ hơn trong việc cắt giảm lượng khí thải nếu chúng ta muốn các hiện tượng khí hậu cực đoan không trở nên tàn khốc hơn nữa”.


Tin Buồn Cuối Năm: Huyền Thoại Túc Cầu Pelé Qua Đời ở Tuổi 82!


(Hình: Pelé trong một sự kiện về chính ông ở Luân Đôn hồi tháng 10/2003.)

Pelé, huyền thoại túc cầu người Ba Tây, qua đời hôm thứ Năm (29/12/2022), thọ 82 tuổi
Pelé chói sáng và đạt đẳng cấp thế giới khi ghi nhiều bàn thắng ngay ở độ tuổi thiếu niên. Ông dẫn dắt đội tuyển quốc gia Ba Tây giành chức vô địch Giải Vô địch Túc cầu Thế giới (World Cup) tới 3 lần.

Ông nhập viện hồi cuối tháng 11, và các Bác sĩ cho biết vào tháng 12 rằng ông đối diện với căn bệnh ung thư đang xấu đi cùng với các vấn đề về thận và tim. Vào tháng 9/2021, ông phải phẫu thuật cắt bỏ một khối u khỏi ruột kết.

Được nhiều người coi là một trong những cầu thủ túc cầu vĩ đại nhất mọi thời đại, Pelé tỏa sáng rực rỡ cả trên sân đấu World Cup khi thi đấu cho đội Ba Tây lẫn khi đá trong các trận đấu cấp câu lạc bộ cũng như các chuyến du đấu quốc tế cùng đội Santos, trước khi góp phần tạo nên làn sóng phấn khích về môn thể thao này ở Hoa Kỳ bằng những hoạt động vào cuối sự nghiệp của ông, gắn với đội New York Cosmos.

Tên thật của ông là Edson Arantes do Nascimento. Ông sinh năm 1940 tại Tres Coracoes, cách Rio de Janeiro khoảng 250 cây số về phía Tây-Bắc. Pelé ký hợp đồng với câu lạc bộ Santos khi mới 15 tuổi.

Đến năm 16 tuổi, ông là một trong những cầu thủ của đội tuyển quốc gia Ba Tây, và vào năm 1958, ông thi đấu lần đầu trong World Cup ở tuổi 17, khẳng định mình trên sân đấu lớn nhất của túc cầu với một bàn thắng trong trận đấu đầu tiên. Ông là cầu thủ trẻ nhất từng ghi bàn ở World Cup nam và là cầu thủ trẻ nhất từng ghi ba bàn trong một trận đấu, đó là thành tích ông lập được trong trận đấu thứ hai của Ba Tây tại giải đấu.
Việc ông ghi được hai bàn thắng nữa trong trận đấu cuối cùng của giải đấu đã giúp Pelé dẫn dắt Ba Tây đến chức vô địch. Ông cùng đội Ba Tây đoạt cúp vô địch World Cup thêm hai lần nữa vào năm 1962 và 1970.

Sự nghiệp thi đấu quốc tế của ông bao gồm 77 bàn thắng sau 92 trận đấu. Ông cùng với Diego Maradona của Á Căn Ðình được Liên đoàn Túc cầu Thế giới (FIFA) vinh danh là hai cầu thủ vĩ đại nhất và ngang nhau trong thế kỷ 20.

Sau khi nghỉ hưu ở Santos và thực hiện các trách nhiệm quốc tế, Pelé gia nhập câu lạc bộ New York Cosmos thuộc Liên đoàn Túc cầu Bắc Mỹ (NASL) vào năm 1975 và chơi trong ba mùa giải ở đó.

Trong cuộc đời hậu sự nghiệp túc cầu, Pelé từng là Bộ trưởng thể thao của Ba Tây, và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã vinh danh ông là Nhà vô địch Thể thao của UNESCO vì tổ chức này đánh giá rằng ông có “cam kết nổi bật về thúc đẩy thể thao và giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”.

Vào năm 2020, Pelé viết trên Twitter rằng ông tự hào về mối quan hệ của ông với Liên Hiệp Quốc, cũng như về việc ông tham gia vào các chiến dịch thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ ở Ba Tây và xóa nạn mù chữ.
“Hôm nay, tôi muốn kêu gọi mọi người tham gia vào các sự nghiệp cao đẹp, cả với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức công cộng và các nhà tài trợ của tôi. Đây là một phần di sản của tôi và tôi hoan nghênh những huyền thoại túc cầu khác cũng đang đi theo con đường này, sử dụng môn thể thao đẹp mắt này để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn”, ông viết.


Tin Buồn Cho Người Công Giáo Trong Giây Phút Giao Thừa: Cựu Giáo Hoàng Benedict XVI Vừa Qua Đời!

Tòa thánh Vatican chjính thức loan báo, cựu Giáo hoàng Benedict XVI đã qua đời hôm nay (31/12), thọ 95 tuổi.

“Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin, cựu Giáo hoàng Benedict XVI đã qua đời lúc 9h34 (giờ địa phương) hôm nay, ở Tu viện Mater Ecclesiae, Vatican. Thông tin chi tiết sẽ được cung cấp sớm nhất có thể”, thông cáo từ Văn phòng báo chí của Tòa thánh Vatican, viết.


(Ảnh: Cựu Giáo hoàng Benedict XVI.)

Các bác sĩ phụ trách việc chăm sóc cựu Đức Giáo Hoàng cho biết, tình hình sức khỏe của Đức Benedict XVI đã “xấu đi, trong thời gian gần đây do tuổi tác”.

Theo các quan chức làm việc trong Tòa thánh Vatican, vài ngày trước Giáo hoàng Francis đã kêu gọi người dân hãy cầu nguyện cho sức khỏe, của cựu Giáo hoàng Benedict XVI.

Hãng tin RT cho hay, cựu Giáo hoàng Benedict XVI, tên khai sinh là Joseph Ratzinger, sinh ra ở Bavaria, Đức. Ông nhậm chức giáo hoàng ngày 19/4/2005. Tháng 2/2013, ông quyết định từ chức vì lý do sức khỏe.


Nhìn Lại Năm 2022 - Năm Đại Hạn Cho Giới Tài Phiệt Nga: 14 Triệu Phú Chết Đầy Bí Ẩn!

(Thu Hằng)
Năm 2022 là “năm đại hạn” cho giới tài phiệt Nga. Trong 12 tháng, tổng cộng đã có đến 14 triệu phú bị thiệt mạng, riêng trong tháng 12 có 2 người người chết một cách bí hiểm ở Ấn Độ: Triệu phú Pavel Antov “nhảy lầu” ở khách sạn nơi ông tổ chức sinh nhật 66 tuổi, được cho là “trầm cảm sau khi bạn của ông” là triệu phú Vladimir Budanov bị chết vì “đau tim” trong phòng ngủ.

Đa số các nhà tài phiệt Nga được phát giác chết trong hoàn cảnh và tư thế rất đáng ngờ, như phim trinh thám: Treo cổ trên cây, chết ở bể bơi, bị ngộ độc, hay ngã từ cầu thang…. Trước khi xảy ra hai vụ chết bí ẩn ở Ấn Độ, nhà tài phiệt Nga Dmitry Zelennov cũng bị sảy chân, rơi qua lan can cầu thang và chết sau bữa tối ở thành phố Antibes, miền Nam Pháp.

Trong bài viết ngày 27/12/2022 tổng hợp chân dung 12 nhà tài phiệt Nga chết một cách kỳ lạ kể từ khi Ðiện Cẩm Linh phát động chiến tranh Ukraine, nhật báo Pháp Le Figaro thắc mắc về số ca tử vong xảy ra trong thời gian ngắn, mối quan hệ của những nhà tài phiệt xấu số này với các tập đoàn Nga trong lĩnh vực dầu khí, như Gazprom hay Lukoil.

Leonid Shulman Tự Tử Trong Phòng Tắm Ngày 30/01

Ông Leonid Shulman là người đầu tiên trong danh sách những cái chết bí hiểm. Ông là Tổng Giám đốc tập đoàn Nga Gazprom, chuyên khai thác, giải quyết và vận chuyển khí đốt. Ông từng đứng đầu dịch vụ vận chuyển của Gazprom Invest, chuyên quản lý những dự án đầu tư của tập đoàn Nga. Doanh nhân 60 tuổi được cho là tự tử trong phòng tắm của căn biệt thự ở vùng Saint-Petersburg ngày 30/1/2022 (một tháng trước khi Tổng thống Putin phát động chiến dịch xâm lăng Ukriana). Một bức thư tuyệt mệnh được tìm thấy bên cạnh thi thể ông.

Alexander Tyulyakov Treo Cổ Trong Garage Ngày 25/02

Lãnh đạo thứ hai của Gazprom qua đời hôm 25/2. Giám đốc Tài chánh Alexander Tyulyakov được phát giác treo cổ trong gara ở tư dinh gần thành phố Saint-Petersburg. Trang Novaya Gazeta thuật lại chi tiết như phim trinh thám là khi Bác sĩ pháp y đang thu thập bằng chứng thì nhiều xe xe hơi lớn chở nhân viên an ninh của tập đoàn Gazprom đã đến, đuổi cảnh sát ra khỏi hiện trường và phong tỏa toàn bộ khu vực.

Mikhail Watford Chết Với Dây Thừng Trên Cổ Ngày 28/02

Chỉ 3 ngày sau, đến lượt Mikhail Watford, một tỉ phú Nga trong ngành dầu khí, cũng được phát giác treo cổ trong nhà xe ở tư dinh, ở ngoại ô phía Tây Luân Đôn, Anh. Theo báo Guardian, cảnh sát nêu cái chết “không thể giải thích được”, nhưng không đánh giá là “khả nghi”. Cảnh sát cũng không tìm được bất kỳ dấu vết nào khác ngoài khả năng tự tử. Tỉ phú 66 tuổi, sinh tại Tolstosheia, đã chuyển đến sống ở Anh trong thập niên 2000. Một bài viết phác họa chân dung tỉ phú người Nga của tờ Sunday Times năm 2015 cho biết ông Watford rời Luân Đôn đến hạt Surrey (ngoại ô Luân Đôn) sống cùng vợ là người Estonia.

Vasily Melnikov và Thảm Kịch Gia Đình Ngày 24/3

Gần 1 tháng sau, tỉ phú người Nga Vasily Melnikov dường như đã tự sát trong căn nhà ở Nijni-Novgorod, phía Tây Nga, bên cạnh còn có thi thể của vợ và 2 con. Ông bị nghi ngờ là thủ phạm 3 vụ sát hại trên. Tuy nhiên, hàng xóm của gia đình, được trang Kommersant trích dẫn, thì không nghĩ như vậy, vì theo họ đó là một gia đình gắn bó. Một số cơ quan truyền thông khác giải thích doanh nhân 43 tuổi, điều hành tập đoàn dược phẩm Medsom, dường như gặp khó khăn tài chánh. Báo mạng Glavred cho rằng công ty của ông bên bờ phá sản do các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Vladislav Avaev Chết Cùng Vợ Con Trong Căn Nhà Khóa Trái Cửa Ngày 18/4

Thi thể của cựu Chủ tịch Gazprombank, từng là công chức cấp cao của Tổng thống Putin tại Ðiện Cẩm Linh và tại Hạ viện, được phát giác bên trong căn nhà ở Mạc Tư Khoa, bên cạnh người vợ đang mang thai và con gái 13 tuổi bị găm đầy đạn. Theo các nhà điều tra Nga, ông Vladislav Avaev, 51 tuổi, có lẽ đã giết gia đình rồi sau đó tự sát. Tạp chí Mỹ Newsweek viết là người đàn ông mang súng và căn nhà bị khóa cửa ở bên trong. Tuy nhiên, ông Igor Volobuev, Phó Chủ tịch ngân hàng Gazprom, hiện tị nạn ở Ukraine, khẳng định với trang Insider rằng đồng nghiệp đã bị sát hại: “Vụ tự tử được dàn dựng”.

Sergey Protossenya Chết Cùng Gia Đình Ngày 19/04

Tỉ phú Nga Sergey Protossenya, 53 tuổi, treo cổ trên cây trong khu vườn tòa biệt thự bên bờ biển Lloret de Mar, Tây Ban Nha, hôm 19/4 nơi cả gia đình đang đi nghỉ. Vợ và con gái 18 tuổi của ông bị đâm đến chết, bên cạnh là một cái rìu, một con dao dình đầy máu. Cảnh sát điều tra nghi ngờ doanh nhân Nga đã sát hại vợ con lúc họ ngủ, sau đó tự vẫn. Truyền thông Tây Ban Nha nêu giả thuyết ba vụ ám sát và được dàn dựng thành thảm kịch gia đình. Tài sản của cựu Giám đốc Novatex, tập đoàn khí đốt lớn thứ hai của Nga, lên đến 400 triệu Euro. Cả gia đình sống ở Bordeux, Pháp. Theo hàng xóm, gia đình tỉ phú Nga sống kín tiếng.

Yuri Voronov Chết Trong Bể Bơi Ngày 4/7

Doanh nhân Nga 61 tuổi đứng đầu một doanh nghiệp đối tác của tập đoàn Gazprom. Xác ông được tìm thấy trong bể bơi tư dinh ở Saint-Peterburg hôm 4/7, với một viên đạn găm vào đầu. Khẩu súng lục được tìm thấy dưới đáy bể. Các nhà điều tra không xác định được là do tự sát hay bị sát hại. Cuộc điều tra của ủy ban Nga thì hướng đến khả năng tranh chấp “với các đối tác thương mại”. Vợ của ông cho rằng ông là nạn nhân một vụ lừa đảo của các đối tác.

Alexander Subbotin Ngộ Độc Nọc Cóc Ngày 10/5

Alexander Subbotin là một cựu viên chức cấp cao của tập đoàn Lukoil, nhà sản xuất dầu khí lớn nhất của Nga. Lukoil nằm trong số hiếm hoi doanh nghiệp phản đối chiến tranh Ukraine. Ngày 19/05, sau buổi tối uống say, doanh nhân 43 tuổi đến nhà một pháp sư mà ông biết, được gọi là Magua Flores, ở ngoại ô Mạc Tư Khoa. Người này đã cứa da của ông để nhỏ nọc cóc vào. Ông Alexander Subbotin bị ngộ độc và chết vì đau tim.

Ravil Maganov Ngã Cửa Sổ Bệnh Viện Ngày 1/9

Doanh nhân người Nga xấu số cũng là một trong những nhà lãnh đạo lâu năm của tập đoàn Lukoil mà ông đồng sáng lập cách đây 30 năm. Theo tập đoàn, ông Ravil Maganov qua đời ngày 1/9 vì bệnh nặng. Tuy nhiên, một số hãng tin như Tass và Interax khẳng định ông tự tử bằng cách nhảy từ cửa sổ tầng 6 của bệnh viện nơi ông điều trị bệnh tim.

Ivan Pechorin Chết Vì Rơi Xuống Biển Ngày 10/9

Ivan Pechorin là Giám đốc công ty phát triển Viễn Đông và Bắc Cực của Nga khi mới 39 tuổi. Ông được Tổng thống Vladimir Putin giao nhiệm vụ khai thác các nguồn năng lượng và mỏ ở phía Đông Nga để đối phó với các biện pháp trừng phạt của phương Tây kể từ khi Mạc Tư Khoa phát động chiến tranh Ukraine. Ngày 10/09, thi thể của ông được phát giác ở biển Nhật Bản, dường như do ngã từ thuyền buồm mà ông thì không biết bơi. Truyền thông Nga thuật lại là ông say rượu và bị ngã xuống biển.

Anatoly Gerashchenko Ngã Cầu Thang Ngày 21/9

Chuyên gia 72 tuổi và là nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực hàng không chết trong hoàn cảnh đầy nghi ngờ hôm 21/9, theo Viện Mạc Tư Khoa nơi ông làm việc. Trang Moskovsky Komsomolets cho biết khi đi thăm một công trường, dường như ông bị ngã cầu thang trong khi lan can chưa được lắp. Nhật báo Nga cho biết ông gần như mù một mắt từ khá lâu.

Dmitry Zelenov Ngã Từ Lan Can Ngày 9/12

Tài phiệt ngành bất động sản Nga chết trong đêm 9/12 sau bữa tối với bạn bè ở thành phố Antibes, miền Nam Pháp. Dường như doanh nhân 50 tuổi bị chóng mặt khi đi trên cầu thang và bị ngã nhào khỏi lan can. Trang Baza của Nga cho biết ông Dmitry Zelenov có vấn đề về tim mạch và từng phải phẫu thuật mạch ít lâu trước khi chết. Theo báo chí Ý Ðại Lợi, trước đó, ông Zelenov chỉ trích cuộc xâm lược Nga ở Ukraine.


Trước Ngày Giao Thừa, Tổng Thống Nga Hội Đàm Với Chủ Tịch Trung Quốc Qua Video Vào 30/12!


(Ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Ðiện Cẩm Linh ở Mạc Tư Khoa, Nga, ngày 3/7/2017.)

- Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình qua video vào thứ Sáu (30/12/2022), để thảo luận về một loạt vấn đề song phương và khu vực.
“Trước hết, hai nhà lãnh đạo sẽ nói về quan hệ song phương Nga-Trung”, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Năm (29/12).

“Và, tất nhiên, sẽ rất quan trọng để trao đổi quan điểm về các vấn đề cấp bách hơn trong khu vực - những vấn đề gần Nga hơn và những vấn đề gần Trung Quốc hơn”, ông Peskov nói thêm nhưng không cung cấp chi tiết cụ thể.

Mạc Tư Khoa đã tìm cách tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh với Bắc Kinh kể từ khi Nga xua quân xâm lược Ukraine vào tháng Hai. Hai nước đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược “không giới hạn” vài ngày trước khi Nga tấn công Ukraine.

Bắc Kinh cũng tăng cường mua dầu khí của Nga kể từ khi các nước Âu Châu cắt đứt quan hệ với Nga, trong khi Mạc Tư Khoa công khai ủng hộ quan điểm của ông Tập về Đài Loan và cáo buộc phương Tây đang cố kích động xung đột về tình trạng của hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố là của Trung Quốc.

Nhưng ông Tập đã có lúc tỏ ra lạnh nhạt với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine; ông Putin hồi tháng 9 đã công khai thừa nhận rằng người đồng cấp Trung Quốc “quan ngại” về các hành động của Nga.


Giây Phút Cuối Cùng: Ủy Ban Điều Tra Vụ 6/1/2021 Quyết Định Chấm Dứt Hoạt Động, Hủy (Không) Trát Triệu Tập Ông Trump!


(Hình: Ủy ban Hạ viện Mỹ về vụ 6/1/2021 công bố báo cáo điều tra tại Điện Capitol, ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn.)

Ủy ban của Hạ viện Mỹ điều tra về vụ bạo loạn ngày 6/1/2021 quyết định hủy trát triệu tập cựu Tổng thống Donald Trump khi họ chấm dứt công việc và chuẩn bị giải thể vào tuần tới.

Dân biểu Bennie Thompson của tiểu bang Mississippi, đảng viên Dân chủ và là Chủ tịch của ủy ban, viết trong thư gửi Luật sư của ông Trump, David Warrington, hôm thứ Tư 28/12 rằng ông chính thức rút lại trát triệu tập.

Ông Thompson viết: “Như ông có thể đã biết, Ủy ban Chọn lọc đã kết thúc các phiên điều trần, công bố bản báo cáo cuối cùng và sẽ sớm chấm dứt hoạt động. Do cuộc điều tra của chúng tôi sắp kết thúc, Ủy ban Chọn lọc không còn có thể truy tìm những thông tin cụ thể được đề cập trong trát triệu tập”.

Ủy ban đã bỏ phiếu đề nghị triệu tập ông Trump trong phiên điều trần cuối cùng được phát trên truyền hình trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi tháng 10, yêu cầu cựu Tổng thống cung cấp lời khai và tài liệu cùng lúc họ điều tra về vai trò của ông trong cuộc bạo loạn ở Điện Capitol vào ngày 6/1/2021 và nỗ lực đảo ngược việc ông bị thất cử trong năm 2020.

Các nhà Lập pháp trong ủy ban công nhận rằng sẽ khó bắt buộc ông Trump tuân thủ trát triệu tập, đặc biệt là khi đảng Cộng hòa sắp tiếp quản Hạ viện vào tháng Một. Nhưng động thái này có giá trị chính trị và biểu tượng.

Ông Trump đã kiện ủy ban hồi tháng 11 để tránh phải hợp tác. Hồ sơ kiện lập luận rằng tuy các cựu Tổng thống đã tự nguyện đồng ý cung cấp lời khai hoặc tài liệu để đáp lại trát triệu tập của Quốc hội trong quá khứ, song “không có Tổng thống hoặc cựu Tổng thống nào bị buộc phải làm như vậy”.

Ủy ban nêu ra yêu cầu về rất nhiều tài liệu, bao gồm các trao đổi thông tin riêng giữa ông Trump và các thành viên Quốc hội cũng như với các nhóm cực đoan. Các Luật sư của ông Trump cho biết rằng yêu cầu như vậy là quá rộng và coi đó là hành vi vi phạm các quyền của ông được quy định trong Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ.

Dù ủy ban chưa bao giờ có được lời khai của ông Trump, song ủy ban đã phỏng vấn hơn 1.000 nhân chứng, bao gồm hầu hết các Phụ tá và đồng minh thân cận nhất của ông trong Tòa Bạch Ốc. Nhiều người trong số những nhân chứng đó đã cung cấp thông tin chi tiết về những nỗ lực của ông Trump nhằm gây ảnh hưởng đến các nhà Lập pháp cấp tiểu bang, viên chức và các nhà Lập pháp cấp liên bang để giúp ông đảo ngược việc bị thất cử.

Trong bản báo cáo cuối cùng được đưa ra hồi tuần trước, ủy ban kết luận rằng ông Trump đã tham gia vào một “mưu đồ gồm nhiều phần” nhằm lật ngược cuộc bầu cử năm 2020 và đã không hành động gì khi xảy ra tình trạng bạo lực. Ủy ban cũng khuyến nghị Bộ Tư pháp điều tra cựu Tổng thống về 4 tội danh riêng rẽ, trong đó có tội tiếp tay cho một cuộc nổi dậy.

Trên truyền thông xã hội vào tối 28/12, ông Trump và các Luật sư của ông coi việc hủy trát triệu tập là một chiến thắng. “Có lẽ họ làm như vậy vì họ biết tôi không làm gì sai, hoặc họ sắp thua trước Tòa”, ông Trump viết trên mạng xã hội của chính ông. Ông gọi ủy ban 6/1 là “Bọn côn đồ chính trị”.


Cháy Sòng Bạc ở Cam Bốt, Ít Nhất 19 Người Chết, Nhiều Người Mất Tích


(Ảnh: Lính cứu hỏa và nhân viên cấp cứu tại hiện trường vụ cháy khách sạn-sòng bạc Grand Diamond City ở Poipet, Cam Bốt, ngày 29/12/2022.)

- Hôm thứ Năm (29/12/2022), giới hữu trách cho biết có ít nhất 19 người thiệt mạng và 30 người mất tích sau khi một đám cháy lớn thiêu rụi khu phức hợp khách sạn-sòng bạc ở một thị trấn Cam Bốt giáp biên giới Thái Lan.

Khoảng 400 nhân viên và khách đang ở trong khách sạn-sòng bạc Grand Diamond City ở thị trấn Poipet khi ngọn lửa bùng phát vào khoảng nửa đêm và có tới 30 người vẫn mất tích.
“Số người chết có thể lên tới hơn 20”, Sek Sokhom, người đứng đầu sở thông tin tỉnh Banteay Meanchey cho biết, và nói rằng ít nhất 60 người đã bị thương.

Một đoạn video cho thấy ngọn lửa được khống chế vào chiều thứ Năm và một nhóm nhân viên ở cầu thang thoát hiểm của tòa nhà đeo mặt nạ phòng độc và mũ chống cháy trước khi bước vào hành lang đầy khói.
Khieu Sopheak, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ, trước đó cho biết không rõ có bao nhiêu người vẫn còn bên trong tòa nhà đã cháy thành than.

Một phần quan trọng trong ngành du lịch của Cam Bốt, vốn là ngành quan trọng đối với nền kinh tế của nước này, các casino ở thủ đô Nam Vang và ở biên giới với Việt Nam và Thái Lan là nhưng điểm thu hút du khách từ các quốc gia Á Châu cấm đánh bạc.
Các sòng bạc ở Poipet đặc biệt phổ biến với du khách Thái Lan, vì đánh bạc là bất hợp pháp chỉ có các sòng bạc không có giấy phép hoạt động chui ở Thái Lan.

Nhà chức trách Thái cho biết ít nhất 25 người đang được điều trị tại các bệnh viện ở tỉnh biên giới Sa Kaeo của Thái Lan.

Chính quyền tỉnh cho biết một người Thái đã qua đời trong bệnh viện và 70% các nạn nhân nhập viện có triệu chứng ngạt khói.


Mỹ Sẽ Phải Đối Phó Với Làn Sóng Di Dân Cuba Lớn Nhất Trong Lịch Sử!

- Ngày 29/12/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tổng hợp tin của các hãng thông tấn quốc tế cho hay chỉ trong một năm, từ ngày 1/12/2021 đến nay, có hơn 270.000 người Cuba, tương đương 2,5% dân số nước này, bị nhà chức trách Mỹ bắt khi tìm cách vượt biên trái phép vào Mỹ. Đây được xem là làn sóng di dân Cuba lớn chưa từng có mà Mỹ phải đối phó.

Người dân Cuba rời bỏ đất nước để đi tìm điều kiện sống tốt hơn, trong bối cảnh đảo quốc này đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất tính từ những năm 1990. Thông tấn xã AFP trích dẫn ông Jorrge Duany, Giám đốc Viện nghiên cứu về Cuba, Đại học quốc tế Florida, số 270.000 di dân Cuba di cư trái phép sang Mỹ và bị chặn lại cao hơn cả những làn sóng di dân hồi năm 1980 (125.000 người), cuộc khủng hoảng Belseros hồi năm 1994 (34.000 người).

Vì không cần có visa nhập cảnh vào Nicaragua, nên nhiều người chọn đi máy bay hoặc tàu biển sang Nicaragua, rồi từ đó chi tiền cho các đường dây buôn người để được đưa sang Mỹ. Tổng chi phí có thể lên tới 7.000 Mỹ kim/người, trong khi lương tháng trung bình ở Cuba chỉ là 157 Mỹ kim.

Những ai không có điều kiện thì chọn sang Mỹ qua ngả Florida. Riêng trong ngày Giáng Sinh, lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã chặn bắt 15 tàu nhỏ gần đảo Keys, cực Nam tiểu bang Florida, nơi có hàng trăm di dân Cuba cập bờ mỗi tuần. Các tàu bị chặn bắt trên biển sẽ bị đưa trở về Cuba, trừ những trường hợp nếu quay về nước sẽ gặp nguy hiểm. Từ ngày 1/10, có hơn 3.700 người Cuba đã bị chặn bắt như vậy, tương đương 50% tổng số từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022. Đó là chưa kể đến những chiếc tàu bị xem là mất tích ngoài khơi. Chẳng hạn hồi tháng 4, một tàu chở 14 di dân đã bị lật ngoài khơi, chỉ có 5 người bơi được vào bờ.

Trong khi đó, thông tấn xã Reuters hôm 28/12 trích dẫn 3 viên chức Mỹ cho biết chính quyền Biden đang lên kế hoạch sớm sử dụng các quy định hạn chế thời dịch để trục xuất nhiều người nhập cư Cuba, Nicaragua và Haiti bị bắt ở biên giới phía Tây-Nam sang phía Mễ Tây Cơ, nhưng cho phép một số người vào Mỹ theo đường hàng không vì lý do nhân đạo.


Phi Luật Tân Chính Thức ‘Liên Lạc Trực Tiếp’ Với Trung Quốc Về Các Quan Ngại Hàng Hải


(Hình: Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr.)

- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm 29/12/2022, một viên chức Phi Luật Tân cho biết Manila sẽ chính thức hóa một chuỗi liên lạc trực tiếp với Trung Quốc vào tháng 1 để tránh “tính toán sai lầm và thông tin sai lệch” ở Biển Đông đang tranh chấp.

Phụ tá Ngoại trưởng Phi Luật Tân Nathaniel Imperial nói trong một cuộc họp báo rằng thỏa thuận này sẽ được ký kết trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr tới Trung Quốc bắt đầu từ ngày 3/1/2023.

Ông Marcos, người đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hồi tháng 5, hứa sẽ “nâng lên cấp độ cao hơn” mối quan hệ của đất nước ông với Trung Quốc, báo hiệu ý định thúc đẩy chương trình nghị sự thân Bắc Kinh của người tiền nhiệm Rodrigo Duterte.

Ông Marcos sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thảo luận về các mối quan hệ song phương, bao gồm cả Biển Đông, ông Imperial cho biết.

Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Manila không cung cấp thêm thông tin về thỏa thuận này.


Tương Lai: Bao Giờ Kinh Tế Trung Quốc Vượt Hoa Kỳ? Hay Không Bao Giờ?

(Ngô Nhân Dụng)


(Hình minh họa.)

Từ nay đến năm 2030, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến đến gần nước Mỹ hơn; nhưng sau đó tốc độ sẽ giảm dần vì chủ trương chỉ huy, kiểm soát của chế độ độc tài sẽ “đụng trần”. Trung Quốc có thể sẽ không bao giờ lớn hơn kinh tế Mỹ.

Đối với ông Tập Cận Bình, 2022 là một năm “tiền cát hậu hung”. Đầu năm, ông được phong nhậm thành vị hoàng đế mới của nước Trung Hoa Cộng sản. Ông đã thành công trị được bệnh dịch Covid, số dân bị nhiễm bệnh và số người chết thấp nhất thế giới. Ông có thể khoe khoang rằng chế độ chính trị độc đảng, độc quyền của ông có hiệu quả tốt hơn các nước dân chủ tự do. Ông kêu gọi cả loài người hãy noi gương sống theo lối của người Trung Quốc.

Cuối năm, ông Tập Cận Bình bắt buộc phải “quẹo chữ U”, đổi chiều 180 độ. Chế độ công an có thể bắt giam bất cứ một người nào không tuân phục bọn nắm quyền, với hệ thống kiểm soát tối tân bằng trí khôn nhân tạo, có thể nhận mặt, gọi tên hàng tỉ người dân, biết rõ ai đã làm gì, ở đâu, ngày giờ nào. Nhưng công an không nhận diện được và không bắt được mấy con virus!

Chưa đầy một tháng, số người mắc bệnh vọt lên gần một nửa dân số 1,4 tỉ, và đang tiếp tục tăng thêm. Nhiều tổ chức nghiên cứu tiên đoán số người chết trong năm 2023 sẽ lên 1 đến 2 triệu. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách sai lầm ngay từ những ngày đầu.

Chính quyền Cộng sản chỉ lo kiểm soát và cấm đoán dân, nhưng không lo việc chích ngừa đầy đủ; bây giờ nước đến chân mới nhẩy. Hệ thống y tế không đủ nhân lực và phương tiện chống bệnh dịch vì ngay từ khi bệnh dịch bắt đầu nhà nước quá tự tin, không lo xây dựng thêm bệnh viện, không huấn luyện thêm nhân viên. Người Trung Hoa trong lục địa ít mắc bệnh nhờ các lệnh cấm đoán, lại ít chịu chủng vaccine, cho nên bây giờ khó đạt được tình trạng “miễn nhiễm tập thể” như ở các nước khác.

Ngoài bệnh dịch Covid, Tập Cận Bình còn một mối lo lớn khác: Kinh tế sẽ giảm tốc độ trong vài năm tới và trong tương lai khó lòng trở lại “thời vàng son” trước đây. Trong cuộc chạy đua kinh tế với Hoa Kỳ, Trung Quốc khó vượt lên như nhiều người đã nghĩ.

Vài chục năm trước, Ngân hàng Đầu tư Goldman Sachs đoán kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt nước Mỹ vào khoảng năm 2025, tức là chỉ còn 3 năm nữa thôi. Sau đó, Goldman Sachs dè dặt đẩy xa thêm 10 năm, đoán đến năm 2035. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (Center for Economic Research) từng tiên đoán vào năm 2028 Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ, sau cũng đẩy lùi tới năm 2033. Nhưng gần đây nhất, chính trung tâm này thấy phải hoãn vài chục năm nữa. Hiện nay, nhiều nhà kinh tế thấy câu trả lời là “Kinh tế Trung Quốc không bao giờ lớn hơn Mỹ!”

Trung Quốc vẫn còn trên đà phát triển nhanh, với tỷ lệ tăng trưởng của Tổng Sản lượng Nội địa (GDP) từ 4% đến 5% như họ ước tính, so với tỷ lệ trên dưới 2% của Mỹ. Hiện GDP Trung Quốc bằng 70% của Mỹ, nếu tính trị giá số sản xuất bằng Mỹ kim. Nhưng nếu tính bằng “khả năng tiêu thụ” (purchasing power parity) thì nước Trung Quốc giàu hơn nước Mỹ từ năm 2016, vì giá các hàng hóa, dịch vụ ở đó rẻ hơn.

Tuy nhiên, một nước giàu hơn không có nghĩa là mọi người dân đều giàu hơn. Đem chia lợi tức quốc gia (GDP) cho dân số, lợi tức bình quân của người Trung Quốc trị giá khoảng 10.000 Mỹ kim, người Mỹ được hưởng gấp 6 lần. Nếu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,75% (từ nay sẽ rất khó) so với 2% ở Hoa Kỳ, thì Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ trong 15 năm nữa; nhưng lúc đó lợi tức bình quân mỗi người Trung Quốc cũng chỉ bằng một phần tư người Mỹ. Một quốc gia giàu gấp bốn lần nước đối thủ sẽ sẵn vốn đầu tư vào các công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật để tiến nhanh thêm, và tăng sức mạnh quân sự dễ dàng hơn.

Chướng ngại lớn nhất khiến kinh tế Trung Quốc không tiến lên hơn Mỹ được là chế độ Cộng sản. Đảng quen đường lối chỉ lo kiểm soát và ngăn cấm, không chấp nhận các quyền tự do của người dân. Trở ngại thứ nhì, không thể nào tránh được dù có chấm dứt chế độ Cộng sản, là dân số Trung Quốc bắt đầu giảm bớt; số người làm việc ngày càng ít hơn, số người già tăng lên.

Các chế độ độc tài thường nuôi ảo tưởng rằng chính sách chỉ huy có hiệu quả hơn kinh tế tự do. Loài người đã thí nghiệm hai lối làm kinh tế đó trong thế kỷ 20. Cộng sản độc tài ở Liên Xô đã gia tăng sản lượng công nghiệp nhanh chóng, nhưng cuối cùng phải “đụng trần”. Vì con người ta không ai muốn làm việc bằng hai chỉ để cho các vị thủ trưởng mua đài, mua xe. Trong thế kỷ 20, cuộc thí nghiệm kinh tế ở Trung Quốc cũng thành công từ thập niên 1980 nhờ áp dụng một số cách làm ăn của tư bản. Nhưng họ sẽ “đụng trần” lần nữa, vì không chấp nhận một yếu tố mạnh nhất trong kinh tế tư bản là quyền tự do suy nghĩ, sáng chế, phát triển, và chấp nhận thử thách trước các vụ đầu tư rủi ro, bất định.

Cộng sản Trung Quốc vẫn đề cao khu vực quốc doanh mặc dù họ làm ăn thiếu hiệu quả. Tài nguyên được dồn cho các xí nghiệp nhà nước, chắc chắn là phí phạm. Tập Cận Bình đã thi thố quyền sinh sát trên cả các ngành công nghiệp điện tử và tin học hàng đầu, như các công ty Alibaba hay Didi. Chính sách đó sẽ làm cho kinh tế Trung Quốc chậm phát triển vì thiếu sáng kiến, không canh tân, tai hại hơn cả những lệnh cấm vận về kỹ thuật tiên tiến của Joe Biden. Bản thân ông Tập Cận Bình là chướng ngại lớn nhất, vì trong các năm sắp tới ông ta sẽ chỉ tiếp tục lo củng cố quyền lực, càng nhiều trở ngại thì càng cứng rắn hơn.

Dân số Trung Quốc có dấu hiệu ngưng tăng trưởng từ năm 2020 và sẽ bắt đầu giảm bớt trong mấy năm tới. Tạp chí Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Cộng báo trước dân số sẽ bắt đầu xuống từ năm 2021 đến 2025, theo dự đoán của các viên chức, bản tin thông tấn xã Reuters tường thuật vào tháng Bảy năm nay. Trong năm 2021, số trẻ em mới sinh ở nhiều tỉnh xuống thấp nhất so với 10 năm trước; trong cả nước chỉ sanh được 10,6 triệu em bé, giảm 1.4 triệu so với năm 2020. Tại tỉnh Hồ Nam, số trẻ sơ sinh chỉ có 500.000, thấp nhất trong 60 năm. Chỉ có tỉnh Quảng Đông có một triệu em bé ra đời.

Riêng lớp người trong tuổi làm việc ở Trung Quốc đã lên cao nhất vào năm 2015, rồi bắt đầu xuống, số người già tăng lên. Hiện nay, cứ 100 người trong tuổi làm việc nuôi 22 người về hưu; đến cuối thế kỷ này cứ 100 người còn đi làm phải nuôi 120 người đã nghỉ việc. Dân số Trung Quốc sẽ già hơn dân Mỹ. Đến năm 2040, người ở tuổi đứng giữa (median age) ở bên Trung Quốc là 46.3 tuổi, người Mỹ là 41.6 tuổi. Tình trạng dân chúng già hơn sẽ khiến kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại.

Người ta có thể giữ vững được tỷ lệ phát triển dù số nhân công giảm bớt, nếu gia tăng sản năng của những người làm việc, bằng máy móc, kỹ thuật, nhất là các tiến bộ trong tin học. Nhưng trên mặt này, chính sách của ông Tập Cận Bình sẽ khiến sản năng của người Trung Hoa không tiến nhanh được bằng các công nhân Mỹ.

Trong khi đó thì chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu ngăn cản không cho kinh tế Trung Quốc qua mặt. Nước Mỹ sẽ đặt mua ở nơi khác và sản xuất lấy nhiều thiết bị trước đây vẫn mua ở bên Trung Quốc. Hơn nữa, sẽ cấm vận để không cho Trung Cộng mua các kỹ thuật tin học, vi tính để học hỏi.

Tháng 10 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra các luật lệ cấm bán các kỹ thuật chế tạo chất bán dẫn mới cho Trung Quốc. Theo kinh nghiệm, khi chính phủ Mỹ cấm không bán chất bán dẫn cho Huawei, công ty này đã bị tê liệt một thời gian dài. Tiếp theo, sẽ có các luật lệ hạn chế việc đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc. Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ còn quyết định giúp các công ty làm chất bán dẫn ở Mỹ, một điều trái ngược với nguyên tắc kinh tế tự do, chỉ vì muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Cộng.
“Chúng ta thấy cả mặt biển thay đổi trong quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc,… một bước nhảy xa chưa từng thấy”, như lời ông Clete Willems, người hoạch định chính sách với Trung Cộng trong chính phủ Donald Trump. “Chính quyền Mỹ coi sự phát minh, sáng chế của người Trung Quốc trong nước họ cũng là một mối đe dọa về an ninh đối với nước Mỹ!”

Từ nay đến năm 2030, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến đến gần nước Mỹ hơn; nhưng sau đó tốc độ sẽ giảm dần vì chủ trương chỉ huy, kiểm soát của chế độ độc tài sẽ “đụng trần”. Trung Quốc có thể sẽ không bao giờ lớn hơn kinh tế Hoa Kỳ.


Vấn Đề Trước Mắt: Liên Hiệp Âu Châu Họp Khẩn Để “Phối Hợp Đối Phó” Dịch Covid-19 ở Trung Quốc

- Ngày 29/12/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay Bắc Kinh đột ngột dỡ bỏ chiến lược “Zero Covid” khiến nhiều nước trên thế giới lo ngại, do số ca nhiễm tại Trung Quốc tăng mạnh và có nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn.

Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp và người dân Trung Quốc không còn bị cấm xuất cảnh, Ủy Ban Âu Châu triệu tập phiên họp khẩn vào sáng 29/12 để “thảo luận các biện pháp có phối hợp” giữa các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu (EU) và các cơ quan y tế của khối.
Brussels phải tìm cách làm sao để tránh tình trạng các nước thành viên đơn phương đưa ra các biện pháp hạn chế ở biên giới, như đã xảy ra hồi đầu đại dịch vào mùa Xuân 2020. Thông tín viên RFI Laxmi Lota tại Brussels cho biết thêm:
“Bộ trưởng Y tế Ý Ðại Lợi đã quyết định bắt buộc xét nghiệm Covid-19 đối với tất cả hành khách đến từ Trung Quốc. Ông giải thích đó là “một biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân Ý Ðại Lợi”.

Tại Bỉ, Thị trưởng Bruges, thành phố nổi tiếng du lịch nhất, muốn giám sát du khách Trung Quốc ra vào thông qua chứng nhận xét nghiệm hoặc chích ngừa. Ông muốn có các quyết định ở cấp Liên Hiệp Âu Châu. Còn Pháp cho biết “sẵn sàng nghiên cứu mọi biện pháp cần thiết, tùy theo diễn biến tình hình ở Trung Quốc”.

Theo những khuyến nghị gần đây nhất của Hội Đồng Âu Châu, được công bố ngày 13/12, không một nước thành viên nào hạn chế việc nhập cảnh vào lãnh thổ vì lý do y tế cộng đồng, trừ trường hợp xuất hiện một loại biến thể mới hoặc tình hình dịch nghiêm trọng trở lại. Trường hợp này đã xảy ra hồi tháng 11/2021: khối 27 nước đã nhất trí đóng cửa biên giới bên ngoài Liên Hiệp Âu Châu đối với nhiều nước miền Nam Phi Châu sau khi biến thể Omicron xuất hiện”.

Trả lời đài phát thanh France Classique sáng 29/12, nhà Dịch tễ học Pháp Brigitte Autran, Chủ tịch Ủy ban theo dõi và dự đoán nguy cơ dịch tễ, cho rằng “hiện chưa cần phải thiết lập các biện pháp kiểm tra đặc biệt ở biên giới”, vì “tình hình được kiểm soát” và “những thông tin khoa học mà chúng tôi có chưa cho thấy xuất hiện những biến thể đáng ngại ở Trung Quốc”.


Ấn Độ Sẵn Sàng Đối Phó Với Làn Sóng Covid-19 Tại Trung Quốc

- Ngày 29/12/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay đối mặt với sự bùng nổ các ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc, chính phủ Ấn Độ yêu cầu xét nghiệm bắt buộc đối hành khách trên các chuyến bay đến từ Trung Quốc và kêu gọi bệnh viện trên toàn quốc luôn chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.

Từ Bangalore, thông tín viên RFI Côme Bastin tường trình:
“Với chưa đến 200 ca nhiễm mỗi ngày, Ấn Độ dường như đã thoát khỏi dịch Covid, mặc dù số người xét nghiệm cũng giảm mạnh. Nhưng làn sóng dữ dội và gây nhiều chết chóc của biến thể Delta vào năm 2021 vẫn khiến nhiều người cảm thấy lo lắng.

Chính phủ không muốn một lần nữa bị cáo buộc đã tỏ ra khinh suất. Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các tiểu bang trong nước cung cấp cho bệnh viện giường và nguồn oxy, mô phỏng các tình huống khẩn cấp, trong khi các trung tâm nghiên cứu về gen tìm cách xác định các biến thể mới.

Tuy nhiên, theo nhà toán học và Dịch tễ học Manindra Agrawal, mọi người chưa cần phải hoảng sợ: “Các mô hình dự đoán của chúng tôi cho thấy 92% người dân Ấn Độ đã phát triển khả năng miễn dịch để chống lại virus. Thật khó để so sánh Ấn Độ với Trung Quốc, quốc gia đã áp dụng chính sách zero-Covid trong vòng 3 năm. Virus đã không lưu hành và nhất là vắc-xin của Trung Quốc thì không đáng tin cậy. Chính phủ Ấn Độ hành động, chủ yếu để tránh bị chỉ trích”.

Với thuật ngữ có phần phân biệt chủng tộc “virus Trung Quốc” đang quay trở lại, một số chuyên gia lên án việc mối lo ngại dịch tễ vào mục đích chính trị. Phe đối lập bị cáo buộc tổ chức các cuộc mít tinh và điều này không làm cho đảng cầm quyền Nhân dân Ấn Độ (BJP) phải bận tâm khi biến thể Ấn Độ, được đổi tên thành biến thể Delta, bùng nổ ở nước này”.


Covid-19: Foxconn Thông Báo Khoản Tiền Thưởng Mới Để “Giữ Chân” Người Lao Động

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 28/12/2022, Foxconn - chuyên gia công iPhone cho tập đoàn Apple - ra thông báo thưởng 700 Euro cho những công nhân chấp nhận tiếp tục làm việc cho đến tháng 3/2023 tại nhà máy ở Trịnh Châu, Trung Quốc.

Nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới hiện đang thiếu nhân công nghiêm trọng do chính quyền Trung Quốc dỡ bỏ đột ngột các biện pháp chống Covid. Dịch bệnh đã lây lan nhanh chóng, kéo theo đó là việc khan hiếm lao động. Từ thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde cho biết chi tiết:
“Nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu khó có thể hoạt động hết công suất trở lại trong tức thì. Dù được hưởng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, với các chiến dịch tuyển dụng và tăng lương, nhưng nhà thầu phụ của tập đoàn Apple vẫn đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động. Trong khi khu công nghiệp này, một thành phố thực sự trong lòng một thành phố, nằm gần phi trường thủ phủ tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, sản xuất đến 80% iPhone made in China. Phong trào phản kháng của công nhân xảy ra vào mùa Thu vừa qua đã làm rối loạn nghiêm trọng hoạt động sản xuất cũng như việc xuất xưởng các loại Iphone đời mới nhất.

Những hình ảnh về các cuộc bạo động phản đối điều kiện làm việc xuống cấp và những biện pháp hạn chế để phòng dịch, cũng như việc không tôn trọng một số hợp đồng tạm thời, đã lan truyền khắp thế giới. Trên hết, đó là sự cảnh báo đối với chính quyền trung ương Trung Quốc rằng nỗi bất mãn xã hội liên quan đến chính sách Zero Covid đang gia tăng.

Người sáng lập Foxconn đã viết thư cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc, lưu ý họ về những nguy cơ kinh tế của việc kéo dài chính sách Zero Covid. Kể từ đó, các biện pháp hạn chế đã được dỡ bỏ, nhưng sự bùng phát dịch bệnh lại làm tê liệt một phần dây chuyền lắp ráp.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Trendforce, được South China Morning Post trích dẫn, cơn sóng thần Omicron có thể khiến số lượng iPhone xuất xưởng giảm 22% trong quý đầu năm 2023”.


Mỹ Chỉ Cho Phép Du Khách Đến Từ Trung Quốc Nhập Cảnh Nếu Có Xét Nghiệm COVID-19 Âm Tính


(Hình: Hành khách ở phi trường Quốc tế Bắc Kinh, ngày 29/12/2022.)

Hoa Kỳ sẽ áp dụng các xét nghiệm COVID-19 bắt buộc đối với khách du lịch từ Trung Quốc, các viên chức y tế Hoa Kỳ cho biết hôm 28/12/2022, cùng với Ấn Độ, Ý Ðại Lợi, Nhật Bản và Đài Loan thực hiện các biện pháp mới sau khi Bắc Kinh quyết định dỡ bỏ các chính sách nghiêm ngặt về Zero-COVID, theo Reuters.

Các viên chức nói với các phóng viên rằng bắt đầu từ ngày 5/1/2023, tất cả hành khách đi máy bay từ 2 tuổi trở lên sẽ phải có kết quả xét nghiệm âm tính không quá hai ngày trước khi khởi hành từ Trung Quốc, Hồng Kông hoặc Macao.

Các viên chức liên bang cho biết những hành khách có kết quả xét nghiệm dương tính hơn 10 ngày trước chuyến bay có thể cung cấp chứng từ đã hồi phục thay cho kết quả xét nghiệm âm tính.

Giới hữu trách Mỹ nói rằng việc thay đổi chính sách này là do thiếu thông tin về các biến thể của virus SARS-CoV-2 và lo ngại rằng số ca mắc COVID gia tăng ở Trung Quốc có thể dẫn đến sự phát triển của các biến thể mới của virus này.

Trong một sự thay đổi chính sách đột ngột, Trung Quốc trong tháng này đã bắt đầu dỡ bỏ chế độ phong tỏa và xét nghiệm COVID nghiêm ngặt nhất thế giới, đưa nền kinh tế đang bị ảnh hưởng của nước này vào quá trình mở cửa trở lại hoàn toàn vào năm tới.

Theo một số chuyên gia y tế quốc tế, việc dỡ bỏ các hạn chế này, tiếp theo sau các cuộc biểu tình phản đối tại nhiều nơi trong nước, cho thấy dịch COVID đang lây lan phần lớn không được kiểm soát và có khả năng lây nhiễm cho hàng triệu người mỗi ngày.

Bắc Kinh bị quốc tế chỉ trích rằng dữ liệu COVID chính thức và số người chết không phù hợp với con số thực tế của đợt bùng phát.
Một viên chức y tế Hoa Kỳ nói trong cuộc họp báo: “Chúng tôi chỉ có thông tin hạn chế về những gì được chia sẻ liên quan đến số ca mắc bệnh đang gia tăng, số ca nhập viện và đặc biệt là số ca tử vong. Ngoài ra, số lượng xét nghiệm trên khắp Trung Quốc đang giảm nên cũng gây khó khăn cho việc biết được tỷ lệ lây nhiễm thực sự là bao nhiêu”.

Với số lượng lớn người ở Trung Quốc chưa bị nhiễm bệnh, sự ra đời của các biến thể Omicron và việc Trung Quốc hủy bỏ các chính sách Zero-COVID, các viên chức Hoa Kỳ lo ngại sẽ có một số lượng lớn các ca nhiễm dẫn đến nhập viện và chết ở Trung Quốc.

Một số chuyên gia y tế toàn cầu cho biết loại virus này có thể lây nhiễm tới 1 triệu người một ngày và các nhóm lập mô hình nghiên cứu dự đoán Trung Quốc có thể có khoảng 2 triệu ca tử vong hoặc hơn nữa.


Thiếu Thông Tin Về Số Ca Nhiễm COVID-19 Tăng Vọt ở Trung Quốc Gây Lo Ngại Toàn Cầu


(Hình: Một bệnh nhân COVID-19 trong một bệnh viện ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, 28/12/2022.)

Việc một số quốc gia yêu cầu phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 đối với hành khách đến từ Trung Quốc phản ánh mối lo ngại toàn cầu rằng có thể đã xuất hiện các biến thể mới của virus trong đợt bùng phát dịch đang diễn ra, và có lẽ chính phủ Trung Quốc không thông báo kịp thời cho phần còn lại của thế giới.

Trung Quốc lâu nay bị cáo buộc là đã không công khai về loại virus này kể từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên ở nước này vào cuối năm 2019.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Đài Loan và Ý Ðại Lợi đã công bố các yêu cầu về xét nghiệm đối với hành khách đến từ Trung Quốc. Hoa Kỳ viện dẫn lý do gồm cả sự gia tăng các ca nhiễm lẫn tình trạng mà Mỹ gọi là thiếu thông tin, bao gồm cả thông tin về trình tự gen của các chủng virus ở Trung Quốc.

Các nhà chức trách ở Đài Loan và Nhật Bản cũng bày tỏ mối quan ngại tương tự.

Mỗi ca nhiễm mới đều tạo cơ hội cho virus corona đột biến và dịch đang lây lan nhanh chóng ở Trung Quốc. Các nhà khoa học không khẳng định liệu tình trạng lây nhiễm tăng vọt có sản sinh ra một biến chủng mới trên thế giới hay không - nhưng họ lo rằng điều đó có thể xảy ra.

Wu Zunyou, trưởng bộ phận Dịch tễ học tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc, nói hôm thứ Năm (29/12/2022) rằng Trung Quốc luôn báo cáo kịp thời các chủng virus mà họ phát giác ra.

Ông phát biểu: “Chúng tôi không giữ bí mật gì cả. Mọi công việc đều được chia sẻ với thế giới”.
ều kiện cho virus lây lan nhanh chóng ở một quốc gia từng chứng kiến tương đối ít ca nhiễm kể từ đợt bùng phát khủng khiếp ban đầu ở thành phố Vũ Hán.

Tiến sĩ David Dowdy, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công Johns Hopkins Bloomberg, nhận xét rằng động thái của Hoa Kỳ có thể nhằm tăng áp lực buộc Trung Quốc phải chia sẻ nhiều thông tin, hơn là ngăn chặn một biến thể mới xâm nhập vào Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã bị cáo buộc là che giấu tình hình virus ở nước này trong thời gian trước đây. Một cuộc điều tra của AP cho thấy chính phủ đã ỉm việc công bố thông tin di truyền về virus trong hơn một tuần sau khi giải mã được nó, khiến các viên chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bất bình.

Chính phủ Trung Quốc cũng kiểm soát chặt chẽ việc phổ biến thông tin về nghiên cứu của Trung Quốc về virus, cản trở sự hợp tác với các nhà khoa học quốc tế.
Nghiên cứu về nguồn gốc của virus cũng đã bị cản trở. Một nhóm chuyên gia của WHO cho biết trong một báo cáo trong năm nay rằng “một số dữ liệu quan trọng” về việc đại dịch bắt đầu bùng phát như thế nào đã bị mất, và họ kêu gọi cần tiến hành một cuộc điều tra chuyên sâu hơn.


Nga Lại Ồ Ạt Oanh Kích Ukraine Với Hàng Trăm Phi Đạn

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay chỉ còn 3 ngày là bước sang năm mới 2023, nhưng sáng 29/12/2022, Ukraine lại bị Nga oanh kích dồn dập với hàng trăm phi đạn. Trên mạng xã hội, không quân Ukraine cho biết các phi đạn liên lục địa của Nga được phóng đi từ các phi cơ và chiến hạm. Nhiều vùng của Ukraine bị nhắm bắn, trong đó có thủ đô Kyiv.

Theo thông tấn xã AFP, quân đội và phủ Tổng thống Ukraine cho biết có tổng cộng hơn 120 phi đạn nhắm vào Ukraine. Riêng tại thành phố cảng Odessa, không quân bắn hạ được 21 phi đạn.

Hiện chính quyền Ukraine chưa công bố tổng số nạn nhân, nhưng ở thủ đô Kyiv, Thị trưởng thông báo có 3 người bị thương, trong đó có 1 thiếu nữ 14 tuổi. Còn tại Lviv, thành phố lớn nhất miền Tây Ukraine, 90% thành phố mất điện sau các vụ oanh kích sáng hôm nay. Tramway và bus cũng không vận hành. Sáng 29/12 thông tín viên RFI Stéphane Siohan cho biết thêm tình hình tại Kyiv:
“Tôi có thể nói rằng hiện giờ một đợt ném bom ồ ạt đang nhắm vào cả nước Ukraine. Một Cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, ông Oleksi Arestovych, sáng 29/12 nói rằng có 100 phi đạn đã được phóng đi từ Nga và nhắm vào Ukraine.

Tôi không thể xác nhận con số nói trên, nhưng còi báo động đã vang lên sáng nay và vào lúc 8 giờ 24 phút, chúng tôi nghe thấy 2 vụ nổ lớn thực sự làm rung chuyển các cửa sổ và sau đó có tiếng súng phòng không kéo dài trong nhiều phút. Khoảng 45 phút sau, dường như các vụ oanh kích vẫn tiếp diễn tại vùng Kyiv.

Cách chỗ tôi khoảng 600-700m, có 2 tòa nhà bị cháy, có lẽ là những mảnh vỡ từ phi đạn bị bắn hạ đã rớt trúng các tòa nhà đó. Thông tin này đã được lực lượng cứu hỏa của thành phố xác nhận. Ngoài ra, báo động cũng vang lên tại nhiều vùng khác của Ukraine. Trên bản đồ, toàn bộ lãnh thổ đều có màu đỏ.

Hiện giờ, nhiều vụ nổ tại các khu dân cư ở Lviv đã được ghi nhận. Thị trưởng Kyiv, ông Vitaliy Klychko, yêu cầu dân chúng dự trữ nước, điện và sạc đầy điện thoại, cũng như nạp điện đầy cho bộ sạc ngoài của điện thoại”.

Hôm 28/12, Bộ trưởng Chuyển đổi số của Ukraine, Mykhailo Fedorov, cho biết Kyiv đã mua khoảng 1.400 drone, chủ yếu là drone trinh sát, và dự kiến phát triển các loại drone chiến đấu có khả năng tấn công các drone gây nổ mà Nga sử dụng.


Kosovo Đóng Cửa Khẩu Chính Với Serbia

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 28/12/2022, Kosovo đã đóng cửa khẩu chính ở biên giới Serbia, sau khi người dân Serbia dựng rào chắn ở khu vực này, gây ra một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây giữa hai bên.

Thông tấn xã AFP cho hay hôm 27/12, hàng chục người biểu tình ở biên giới phía Serbia đã dùng xe vận tải và máy kéo để chặn con đường tới Merdare, cửa khẩu chính giữa Serbia và Kosovo, khiến lãnh thổ này phải đóng cửa biên giới. Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vucevic cho biết việc chặn các con đường là một biện pháp phản đối “có tính dân chủ và ôn hòa” và Beograd đang giữ đường dây liên lạc với các nhà ngoại giao phương Tây để giải quyết cuộc khủng hoảng.

Trước đó, hàng trăm người Serbia ở Kosovo đã dựng rào chắn ở phía Bắc Kosovo từ ngày 10/12, làm tê liệt giao thông giữa hai cửa khẩu, để phản đối việc Kosovo bắt giữ một cựu cảnh sát Serbia, Dejan Pantic.

Hôm 28/12/2022, một tòa án ở Pristina đã quyết định trả tự do cho Dejan Pantic và quản thúc tại gia cựu cảnh sát này.
Trong cùng ngày, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu (EU) đã kêu gọi hai bên “xuống thang vô điều kiện” ở khu vực mà Thủ tướng Serbia Ana Brnabic tuần trước nhận định rằng tình hình “đang trên bờ vực xảy ra xung đột vũ trang”.

Thông tấn xã AFP nhắc lại rằng, từng là một tỉnh miền Nam của Serbia nhưng có đa số dân là người Albania, Kosovo tuyên bố độc lập vào năm 2008. Nhưng cho đến nay, Serbia vẫn không công nhận nền độc lập của Kosovo.


Reuters Tổng Kết Năm Qua: ‘Việt Nam Nằm Trong Số Các Chế Độ Kiểm Soát Chặt Chẽ Truyền Thông Xã Hội Nhất Thể Giới!’


(Hình : CSVN gần đây thắt chặt các quy định giải quyết nội dung mà chính quyền nói là “sai sự thật” trên các nền tảng truyền thông xã hội, bắt giữ và phạt tù nhiều nhà báo, blogger và những người chia sẻ thông tin đi ngược với ý muốn của chính quyền.)

- Ngày 30/12/2022, Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay tình trạng siết chặt kiểm soát internet, cùng với việc nhà chức trách bắt giữ hàng chục nhà báo và blogger, thậm chí cả một người bán phở có tiếng, với tội danh “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN” đang biến Việt Nam trở thành một trong những chế độ kiểm soát chặt chẽ nhất thế giới về truyền thông, ngôn luận và đối với các công ty truyền thông xã hội.

Dẫn câu chuyện của blogger Bùi Văn Thuận, người đã lên tiếng chỉ trích nhà nước Việt Nam về mô hình “bộ đội đi chợ” khi chính quyền giao cho quân đội đảm nhận việc cung ứng thực phẩm cho người dân trong thời gian bị phong toả vì đại dịch, và ông Thuận mới đây bị bị kết án 8 năm tù và 5 năm quản chế vì tội tuyên truyền, hãng tin Reuters trích lời các nhóm nhân quyền nói đây là một cáo buộc được Việt Nam ngày càng gia tăng áp dụng cho nội dung trực tuyến trong lúc nhà nước kiểm soát internet nhiều hơn.
“Chính phủ Việt Nam từ lâu đã kiểm soát các phương tiện truyền thông truyền thống trong nước. Giờ đây họ đang cố gắng kiểm soát không gian trực tuyến”, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói với thông tấn xã Reuters.

Ông Robertson cho rằng Việt Nam đã thông qua một loạt luật để đạt được mục đích đó và đang khai triển bộ máy nhà nước để theo dõi mọi người trên mạng, ép buộc các nền tảng trực tuyến phải kiểm duyệt và xóa nhiều nội dung, kiểm soát truy cập internet….

Trong vài năm gần đây, bằng cáo buộc tội danh “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền”, nhà chức trách Việt Nam đã bắt giữ hàng chục nhà báo và blogger, những người chia sẻ thông tin đi ngược với ý muốn của chính quyền.

Theo thông tấn xã Reuters, với việc thắt chặt các quy định giải quyết nội dung mà chính quyền nói là “sai sự thật” trên các nền tảng truyền thông xã hội, trong đó có quy định buộc phải gỡ xuống trong vòng 24 giờ, đã khiến quốc gia Đông Nam Á trở thành một trong những chế độ kiểm soát chặt chẽ nhất thế giới đối với các công ty truyền thông xã hội.


Trang Mạng Vietgiaitri.Com Bị Phạt Tiền Với Lý Do Trích Đăng Bài của Báo Mà Không Có Phép


(Hình: Một sạp bán báo in tại Việt Nam.)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Việt Hoàng bị Sở Thông tin-Truyền thông Tp. HCM phạt 40 triệu đồng vì có hành vi vi phạm trong lĩnh vực báo chí.

Mạng báo Người Lao động tại Sài Gòn loan tin ngày 29/12/2022. Cụ thể Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Việt Hoàng trích đăng bài vở từ cơ quan báo chí khác mà không xin phép trên trang vietgiaitri.com của đơn vị; ngoài ra Công ty còn thực hiện không đúng quy định về đăng ký, lưu trữ, quản lý thông tin cá nhân theo quy định trên trang mạng xã hội vgt.vn.

Ngoài Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Việt Hoàng có những vi phạm và bị phạt như vừa nêu, Sở Thông tin-Truyền thông Tp. HCM còn được dẫn số liệu về 24 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực hoạt động báo chí, cung cấp thông tin vi phạm pháp luật bị xử phạt với tổng số tiền phạt 780 triệu đồng. Bên cạnh đó có 58 tên miền bị tạm ngưng, thu hồi trong năm vừa qua.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông thành phố, trong thời gian qua xuất hiện tình trạng “tư nhân hóa”, “rửa nguồn” của cơ quan báo chí cho các trang thông tin điện tử tổng hợp; tình trạng “báo hóa” của mạng xã hội trang thông tin điện tử; cung cấp thông tin gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí và hoạt động báo chí điện tử trái phép….

Hôm 28/9 vừa qua, hãng tin Reuters trích các nguồn tin giấu tên cho biết Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị một luật nhằm hạn chế đưa tin tức lên mạng xã hội vì những lo ngại mà Chính phủ Việt Nam gọi là “báo hoá” mạng xã hội.

Hai trong số ba nguồn tin của thông tấn xã Reuters còn nói thêm luật mới nhằm đặt cơ sở pháp lý cho biện pháp kiểm soát việc truyền đi tin tức trên các nền tảng như Facebook và YouTube; cũng như buộc thêm trách nhiệm điều tiết cho các nhà cung cấp. Cơ quan chức năng có thể yêu cầu các công ty mạng xã hội cấm các tài khoản vi phạm theo luật Việt Nam.

Luật pháp Việt Nam hiện tại không cho phép tư nhân được làm báo nhưng Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 cho phép các cơ quan báo có liên quan đến các đơn vị trực thuộc các thành phần kinh tế đủ năng lực được phép hoạt động. Đây được cho là kẽ hở dẫn đến tình trạng “tư nhân hoá” báo chí và “báo hoá” tạp chí theo nhận định của Bộ Thông tin-Truyền thông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét