Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2022

Bản tin ngày Thứ hai 26 tháng 12 năm 2022 - Hà Trung Liêm

 

Thầy Doãn Quốc Sỹ – “Khu Rừng Lau” đã trăm tuổi

Nguyễn Công Khanh

Tháng 12/2022

https://docs.google.com/document/d/16jlIGh-huDYJYCFiy3yRSJhH5asL1RpH/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhà văn Doãn Quốc Sỹ  là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không  gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”.

<!>

Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng tiểu sử của thầy trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường Chu Văn An có một năm 1952-1953, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 1951-1952. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 1954, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Sài Gòn năm 1953-1960. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Sài Gòn trước năm 1954. Không hiểu niên học 1953-1954, trước khi di cư thầy dậy ở đâu. Chắc phải kiểm chứng lại mạng này, và đó là một câu hỏi tôi cần tìm hiểu.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhìn nhận ra sao về pháp luật hình sự của Việt Nam?

Nguồn : Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

25/12/2022

Song ngữ Việt Anh.

Đọc thông báo bằng Anh ngữ của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam:

Tại đây

"...“Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cam kết đảm bảo đối xử công bằng và nhân đạo đối với công dân Hoa Kỳ bị phạt tù ở nước ngoài. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ công dân Hoa Kỳ đang bị bắt giữ và gia đình họ trong phạm vi thẩm quyền mà pháp luật quốc tế, luật nội địa và luật của nước sở tại cho phép”.

https://docs.google.com/document/d/1VwLy0g1wUYhYBtwTClouBUSRPkDj3vi1/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Toàn văn của thông báo mang tính tham vấn khuyến cáo này như sau:

Nếu quý vị bị bắt…

Nếu bị bắt, quý vị nên yêu cầu chính quyền thông báo đến Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM. Viên chức Lãnh sự không thể giúp quý vị tại ngoại (khi quý vị ở nước ngoài, quý vị phải tuân thủ luật pháp của nước đó). Tuy nhiên, chúng tôi có thể giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của quý vị và đảm bảo quý vị không bị đối xử ngược đãi.

Viên chức Lãnh sự có thể cung cấp cho quý vị danh sách luật sư, viếng thăm quý vị, cho quý vị biết thông tin chung về luật pháp ở nước sở tại và liên lạc với gia đình và bạn bè của quý vị.

Nguyễn Thọ - Bi kịch lạc quan

25/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1sgC-mkVP7RTl7W0Gs8pqCb5kGQglZZE-/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sinh quyển trái đất đang bị tàn phá nặng nề. Nguồn nước, không khí, lòng đất đều bị ô nhiễm. Mỗi ngày có đến 150 loại thực vật và động vật bị tận diệt. Số sinh vật ít ỏi còn lại trong thiên nhiên nay không còn có thể trung hòa các chất độc do loài người thải ra. Những cuộc chiến tranh đẫm máu, nạn diệt chủng, nạn cướp đất v.v. càng tăng tốc quá trình tàn phá hành tinh.

Các thế lực cực hữu, độc tài, phân biệt chủng tộc toàn cầu ngày càng bành trướng. Tôi thường đặt các câu hỏi: Nền dân chủ Mỹ liệu có sống sót được không? Liệu Ukraine có trụ được qua mùa đông khắc nghiệt với sức tàn phá điên cuồng của Putin không? Liệu liên minh EU có tan vỡ không? Liệu mô hình XHCN phát xít của Trung Quốc có lấn át các nền dân chủ tự do? v.v.

Chuyện Việt Nam ngày Thứ hai 26 tháng 12 năm 2022

Quê Hương tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/14GFHCgnXi1Si1cuYTMSRRRBmMjhtWZze/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hồi ký Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi Phần 5 và 6

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Book

https://docs.google.com/document/d/11eXaByFyaJMcfskKDNFHajbSbz_Je9WP/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

5- VỀ HÀ NỘI

Cuối tháng Một dương lịch, chiều bảy giờ lên xe hơi chạy ra nghỉ ở Ðông Hà. Sáng hôm sau ra đến Nghệ, vào nghỉ nhà người cháu, trưa hôm sau xe mới ra Thanh Hóa, rồi hôm sau nữa mới đến Hà Nội. Dọc đường nhờ trời được bình an. Khi xe đến bến đò sông Gianh, sông rộng, gió to, sóng lớn, tôi thấy gần đó có chiếc tàu con kéo phà chở xe hơi sang sông, tôi hỏi: “Tàu có chạy không?”. Người ta nói: “Tàu hết dầu xăng”. Tôi hỏi: “Có đò nào có mui cho thuê một chiếc để đưa chúng tôi sang trước”. Người ta nói chỉ có chiếc đò không mui thôi. Chúng tôi đang lo nghĩ không biết tính sao, thì thấy người tài xế chạy đi nói thì thầm gì với mấy người chở phà, rồi một lát thấy chiếc đò có mui đến mời chúng tôi xuống. Khi chiếc đò chở chúng tôi ra ngoài, thấy chiếc tàu đốt máy kéo phà đi. Sang bên kia hỏi người lái đò lấy bao nhiêu, người ấy nói: “Cụ cho bao nhiêu cũng được”. Sau tôi mới biết người tài xế biết chúng tôi, đi nói với mấy người chở đò nên họ mới đi lấy đò và cho tàu chạy. Ðây là một việc tỏ ra nhân dân Trung Bộ đối với tôi vẫn có chút cảm tình, không ai ta oán gì trong khi chúng tôi vẫn làm việc. Chỉ có khi đến Thanh Hóa bị lính Tàu và lính Việt Minh khám xe đâm thủng nát cái bồ đựng sách của tôi.

Nguyễn Anh Tuấn  - Viết cho con gái đêm Noel 2022

26/12/2022

https://docs.google.com/document/d/14RiDbIbdp4FKbJlZI5izeo6C4gPRqrvI/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đêm nay, khi con sống trong ngôi nhà ấm áp, như biết bao người trên thế gian đón chờ giây phút Giáng sinh yên bình, thì tại Ukraine, biết bao đứa trẻ đang  chìm trong giá lạnh và không còn tâm trí hơi sức đâu để mong quà của Ông già Noel như mọi năm, trước sự đe dọa của tên lửa, đạn pháo thù địch…

Con đã qua tuổi háo hức chờ đón Giáng sinh với quà của Ông già Noel như nhiều năm qua – một truyền thống đáng yêu của bên Thiên chúa giáo đã trở thành một tập quán chung của toàn thể cộng đồng xã hội bởi cái giá trị Tình thương to lớn nằm trong các khái niệm Phục sinh, Ơn Cứu rỗi, Sứ vụ Bác ái… mà nhạc sĩ Vũ Thành An đã từng ví chúng như là những ngọn đèn để soi giúp con người đi trong bóng tối cuộc đời…

Thời sự đó đây ngày Thứ hai 26 tháng 12 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1MKl18Xbtf0PJ8kcWiyjs4Od5CHBe43KG/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Jonathan Tepperman * - Làm thế nào để quản lý rủi ro từ một Trung Quốc suy yếu?

Nguồn: Jonathan Tepperman, “China’s Dangerous Decline,” Foreign Affairs, 19/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1zt_i8UVnMkPB47UO9zdb9XCafmOkYzzu/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington cần có sự điều chỉnh khi những rắc rối của Bắc Kinh ngày một gia tăng.

Hai tháng vừa qua là một trong những thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc đương đại. Dấu mốc đầu tiên là Đại hội Đảng lần thứ 20, sự kiện được Chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng để loại bỏ những đối thủ duy nhất còn sót lại của mình. Sau đó vài tuần, tại Trung Quốc nổ ra làn sóng biểu tình lan rộng nhất mà nước này từng chứng kiến kể từ các cuộc biểu tình rầm rộ ở Quảng trường Thiên An Môn và nhiều nơi khác vào năm 1989. Thế rồi, chưa đầy một tuần sau, một hồi kết đáng kinh ngạc đã xuất hiện: trong một hành động nhượng bộ hiếm hoi (và không được thừa nhận), Bắc Kinh tuyên bố họ đang nới lỏng một số chính sách “zero COVID” đã khiến rất nhiều người tức giận xuống đường.

Ngày tàn của những lãnh đạo độc tài sẽ ra sao ?

Chi Phương /RFI

25/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1bu82ztCWVRpOKuiZlPmmApyt-M96N7Xi/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Le Point ra liền hai số từ ngày 15-22/12, bắt đầu với câu hỏi : “Có ai đã từng nghĩ đến cái chết của Vladimir Putin sẽ ra sao ?”, đưa độc giả ngược dòng lịch sử được chia theo giai đoạn trị vì của các nhà độc tài như Hitler, Mussolini, Stalin hay Kadhafi, những người đều coi mình là bậc thánh thần. Họ được cho là bất khả chiến bại nhưng khi bị lật đổ, tất cả các điểm yếu bị hé lộ. Trên thực tế, đó là những kẻ đáng thương, bị cô lập.  

Kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến năm 1945, bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 hay Mùa Xuân Ả Rập năm 2010, khi đã đến ngày tàn, buổi xế chiều của mình, số phận của mỗi nhà độc tài lại được định đoạt khác nhau, thường là không mấy tốt đẹp. Có người tự tử như Hitler, có người thì bị hành quyết dã man trước công chúng. Thế nhưng, cũng có người đã lọt lưới, chết trên giường bệnh như Pinochet, ông thậm chí còn có cả quốc tang. Một số thì đi tị nạn ở nước khác. Điều đáng chú ý là những hậu quả về mặt tinh thần mà những nhà độc tài để lại, khó có thể biến mất ngày một ngày hai. 

Nguồn:

Báo Quốc Dân

Bản tin Điểm Nhấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét