Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

Bản tin cuối năm 2022 - Hà Trung Liêm

 

Việt Nam: Những vụ khởi tố, bắt quan chức, doanh nghiệp năm 2022

BBC News 31/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1LbA-MnpdiULMerEyQE85TFlxgQuR5kxG/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong năm 2022, tại Việt Nam, nhiều cựu quan chức lẫn doanh nhân nổi tiếng bị truy tố, xét xử và phải nhận bản án.

Đại án Việt Á

Trong đại án Việt Á, Bộ Công an và công an cả nước đã khởi tố 26 vụ án, 94 bị can để làm rõ nhiều tội danh. Trong số các bị can, có 8 người là cựu lãnh đạo, quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ KH-CN.

<!>

Quá trình điều tra, Bộ Công an xác định bị can Phan Quốc Việt, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã thu lãi 4.000 tỉ đồng và chi “bôi trơn” khoảng 800 tỉ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit xét nghiệm.

Đến nay, Bộ Công an và công an cả nước đã khởi tố 26 vụ án, 94 bị can để làm rõ nhiều tội danh. Trong số các bị can, có 8 người là cựu lãnh đạo, quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ KH-CN.

Việt Nam: 10 sự kiện tôn giáo nổi bật trong năm 2022

Chính quyền càng siết chặt gọng kìm đối với tự do tôn giáo.

Thiện Trường

31/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1kZn6ogKp33bltGksHaBjXPZkRnUfqqxE/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Năm 2022 là năm diễn ra nhiều sự kiện tôn giáo nổi bật nhưng đồng thời cũng là năm chứng kiến việc chính quyền gia tăng sách nhiễu, đàn áp và siết chặt hơn nữa gọng kìm quản lý tôn giáo.

Sau đây là 10 sự kiện tiêu biểu, khái quát nên bức tranh tôn giáo tại Việt Nam trong 12 tháng qua.

Tưởng nhớ 19 năm nhà văn Xuân Vũ qua đời 1/1/2004 – 1/1/2023

30/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1al0vrQmAUQSONi5_XnofKnv_M2gzCBo2/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nói đến nhà văn Xuân Vũ, chắc hẳn người Việt chúng ta không ai không biết những tác phẩm để đời của ông trong đó có “Đường Đi Không Đến” đã đoạt giải thưởng Văn Học Toàn Quốc của VNCH năm 1972,

Ông sinh năm 1930 và qua đời ngày 1/1/2004 do bạo bệnh trong lúc sức sáng tác của ông vẫn còn dồi dào, thọ 74 tuổi

Để tưởng nhớ một chiến sĩ đấu tranh không ngừng nghỉ, một nhà văn đầy nhiệt huyết, một nhà lý luận bằng thực tiễn phản bác nhẹ nhàng nhưng sâu sắc cái chủ nghĩa và chế độ mà trước đây ông đã lầm đi theo vì lòng yêu nước chống thực dân, nhưng sau ông đã nhìn rõ tỏ tường, tòa soạn TS & ĐS xin phép được đăng lại bài dưới đây của tác giả Minh Võ, trích từ Việt Báo để quý độc giả thưởng lãm.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đính kèm hình chụp thủ bút chúc Tết của ông để chúng ta cùng tưởng nhớ.

Trân trọng – Hoàng Độ – (NXB Hưng Đạo)

Trần Trung Đạo - Bài thơ "cuối năm" hay nhất tôi được đọc

29/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1aP00jQZVa3PMb5c2Eb0lcSWQ1GrQ_qM1/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 Khoảng đầu thập niên 1990, căn nhà của vợ chồng tôi ở Dorchester, Massachusetts, trở thành “trụ sở” không phải của một hội văn bút, mà của cả một thế hệ cầm bút lưu vong đang định cư miền Đông Bắc Mỹ.

Gọi là thế hệ bởi vì đa số nhà văn nhà thơ cùng một tuổi. Họ là Trần Hoài Thư (1942), Lâm Chương (1942), Lê Mai Lĩnh (1942), Phạm Nhã Dự khoảng 1942, Trần Doãn Nho (1945) v.v... Trước 1975, họ biết nhau, chơi với nhau, viết chung một báo và nhiều người trong số họ còn vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức cùng một khóa. Tổng cộng khoảng 30 chục người tính cả chúng tôi, những người cầm bút yêu mến họ thuộc thế hệ sau.

Họ “mượn” căn nhà của vợ chồng tôi để sinh hoạt chứ không phải tôi là một phần của họ. Tôi không biết nhiều về họ nên chỉ ngồi nghe. Những người họ gọi bằng tên, bằng “thằng”, bằng “nó” là những tên tuổi lớn mà tôi đọc và kính trọng từ Văn, Bách Khoa, Khởi Hành thời trước 1975.

Điệp Mỹ Linh - Xuân Về Vắng Cha

Truyện ngắn

31/12/2022

https://docs.google.com/document/d/19H3hDC3020j1V_1xHDlgTMntPBombnu4/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true                     

Bà Năm đưa 3 cây nhan gần chạm trán, khấn: “Lạy thổ thần đất đai và cô hồn các bác, hôm nay là 30 Tết, con cầu xin thổ thần đất đai và cô hồn các đẳng phù hộ cho con của con – tên Cúc – làm ăn phát đạt, gặp được người xứng đáng. Nếu lời nguyện của con được linh ứng, con sẽ xin cúng một con gà.”

Cắm nhan xong, quay lại, thấy Bảo và Thảo đang nhìn Bà chăm chăm, vì chưa bao giờ thấy ai cúng và lạy, Bà Năm nạt:

-Nhìn cái gì? Bộ lạ lắm sao?

Hai đứa bé sợ, vừa nhìn nhau vừa bước lui vào phòng, đóng cửa lại. Mẹ của Bảo và Thảo từ trên lầu đi xuống, bà Năm bảo:

-Cúc! Từ ngày tụi mày bảo lãnh tao qua đây tới giờ, đã mấy tháng rồi, mà hai đứa nhỏ cũng “ì” cái mặt tụi nó ra. Tao là bà Ngoại của tụi nó “chớ bộ” tao là... “cứt” sao!

Nhờ sống ở Mỹ khá lâu, ngôn từ và suy nghĩ của Cúc không còn như thời Cúc mới được sang Mỹ theo diện hôn phối, sau khi thành hôn với Đạm. Cúc đáp:

-Tụi nó mới bốn năm tuổi, biết gì đâu mà Má nói thấy ghê!

 

Chúng ta có nên bảo vệ thiên nhiên vì lợi ích của chính nó?

Vì giá trị kinh tế?

Bởi vì thiên nhiên làm chúng ta hạnh phúc?

ĐÚNG LÀ VẬY

Nguồn: Should we protect nature for its own sake? For its economic value? Because it makes us happy? Yes, The Conversation, Dec 5, 2022.

Huỳnh Thị Thanh Trúc dịch

Cập nhật lần cuối: 8:01 tối ngày 5 tháng 12 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1Q5CM_qVxLuDASdDfmGG87FZL_qshBf4i/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true


Bầy cò Marabou đậu trên cây lúc mặt trời mọc ở Vườn quốc gia Serengeti, Tanzania. Sergio Pitamitz /VWPics/Nhóm hình ảnh toàn cầu qua Getty Images

Tuyệt chủng là một phần của sự sống trên Trái Đất. Xuyên suốt phần lớn lịch sử của hành tinh chúng ta, nhiều loài đã thành hình, tiến hóa và cuối cùng biến mất. Tuy nhiên, ngày nay, các hoạt động của con người đã đẩy nhanh quá trình này một cách đáng kể. Trái Đất đang mất đi động vật, chim chóc, bò sát và các sinh vật sống khác nhanh đến mức một số nhà khoa học tin rằng hành tinh này đang bước vào đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu trong lịch sử.

Vào ngày 7 tháng 12 năm 2022, Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập các chính phủ từ khắp nơi trên thế giới tại Montreal cho một hội nghị kéo dài 10 ngày nhằm thiết lập các mục tiêu mới để bảo vệ các hệ sinh thái của Trái Đất và đa dạng sinh học của chúng – sự đa dạng của sự sống ở mọi cấp độ, từ các gien cho đến những hệ sinh thái. Đa số nhất trí rằng đang có một cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, nhưng có nhiều quan điểm khác nhau về lý do tại sao việc bảo vệ sự đa dạng này lại quan trọng.

Năm chuyện tốt đẹp trong chính sách đối ngoại năm 2022

Five Good Foreign Policy News Stories in 2022

https://docs.google.com/document/d/1MHN-gzxQ28nALJ9eO_B2j4nIgsX6O1ts/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Blog Post by James M. Lindsay

30/12/2022

Năm 2022 sẽ được ghi vào sổ sách như một năm khó khăn khác. Nhưng kể lại tất cả những điều tồi tệ đã xảy ra vào năm 2022 khiến bạn dễ dàng bỏ qua những điều tốt đẹp đã xảy ra. Và những điều tốt đẹp đã xảy ra. Dưới đây, không theo thứ tự cụ thể nào, là năm tin tức tốt liên quan đến chính sách đối ngoại. Bạn có thể muốn đọc những gì tiếp theo chặt chẽ. Một số câu chuyện trong số này có thể mang lại nhiều tin tốt hơn vào năm 2023 và hơn thế nữa.

Nhìn lại tình hình Biển Đông trong năm 2022

31/12/2022

VOA Tiếng Việt

https://docs.google.com/document/d/1vWeFG1soeGaEkWdm_Yrs5o5xMwWEwS3H/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trung Quốc trong năm 2022 tiếp tục khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình đối với vùng Biển Đông rộng lớn bằng những hành động ngày càng mang tính cưỡng ép và hăm dọa, và điều này có thể gây bất lợi cho Bắc Kinh vì các nước láng giềng đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ để làm đối trọng, theo nhận định của giới quan sát.

Biển Đông, nơi chứa trữ lượng hải sản và khoáng sản phong phú và là thủy lộ quan trọng cho thương mại toàn cầu, trong những năm gần đây đã chứng kiến căng thẳng bùng lên liên quan tới tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines.

Trung Quốc từ chối công nhận chủ quyền của năm nước kia đối với một phần hoặc cả vùng biển và bác bỏ phán quyết của một tòa án trọng tài quốc tế vô hiệu hóa những tuyên bố chủ quyền lịch sử rộng lớn của nước này vào năm 2016 theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc.

Phát triển thủy điện trên sông Sekong, Srepok, và Sesan (3S).

Hủy diệt nguồn sống của đồng bào vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Lymha( Hà Trung Liêm)tường thuật riêng cho Blog Mekong-Cửu Long

19/5/2016

Các con sông Sekong, Srepok, và Sesan là sông nhánh quan trọng nhất đối với hạ lưu sông Mekong.

Nó  cung cấp lưu lượng nước và trầm tích cần thiết cho các vùng lũ ở hạ lưu và phục vụ như là các tuyến đường chính cho việc di chuyển cá.

Tuy nhiên, phát triển thủy điện nhanh chóng đã  thay đổi đáng kể các sông 3S và các dịch vụ mà họ cung cấp cho người dân địa phương.
Lưu vực sông 3S có diện tích 78.650 km2 ở hạ nguồn Mekong, được chia sẻ bởi Lào (29%), Việt Nam (38%) và Campuchia (33%)

Mặc dù chỉ với 10% của toàn bộ lưu vực sông Mekong, nó đóng góp 23% lượng nước sông Cửu Long hàng năm trung bình (Adamson et al., 2009) khoảng 3.000 mét khối mỗi giây trong mùa khô và 4.500 mét khối mỗi giây vào mùa mưa.

Ngoài dòng nước, 3S cung cấp rất nhiều các dịch vụ hệ sinh thái vào
Sông Cửu Long, đồng bằng ngập nước hạ lưu của nó, và đồng bằng sông Cửu Long:

• Gần 15% xả cặn lơ lửng trong Cửu Long (20 tấn mỗi năm) bắt nguồn từ 3S (Koehnken, 2012). Những trầm tích này là một nguồn chính của chất dinh dưỡng đến Tonle Sap và vùng ĐBSCL quan trọng cho nông nghiệp.

• Các 3S là lưu vực quan trọng nhất trong toàn bộ Cửu Long cho việc duy trì các quần thể cá di cư (Ziv et al., 2012).

• Bởi vì nó gần các vùng lũ hạ lưu sông Mekong, các 3S ảnh hưởng mạnh mẽ đến thủy văn và năng suất của hồ Tonle Sap và đồng bằng sông Cửu Long.

In the Mekong Basin, an ‘unnecessary’ dam poses an outsized threat

Mongabay Series: Mekong dams

https://news.mongabay.com/2022/09/in-the-mekong-basin-an-unnecessary-dam-poses-an-outsized-threat/

30/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1bRPR_aZo29Q1xqd85s7njf9S2QoIFVGu/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

A dam being built in Laos near the border with Cambodia imperils downstream communities and the Mekong ecosystem as a whole, experts and affected community members say.

The Sekong A dam will close off the Sekong River by the end of this year, restricting its water flow, blocking vital sediment from reaching the Mekong Delta in Vietnam, and cutting off migration routes for a range of fish species.

Experts say the energy to be generated by the dam — 86 megawatts — doesn’t justify the negative impacts, calling it “an absolutely unnecessary project.”

This story was supported by the Pulitzer Center’s Rainforest Investigations Network where Gerald Flynn is a fellow.

SIEM PANG, Cambodia — “I remember seeing a buffalo, its head tied to a floating barrel, drifting down the river,” says Pheng Sisuwath, gesturing to the Sekong River from his stilt house in Cambodia’s northeastern province of Stung Treng.

Nguồn:

Báo Quốc Dân

Bản tin Điểm Nhấn

Sao Trắng Blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét