Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

Kính Chuyển Tin Về Tình Hình Căng Thẳng Trung Quốc, Việt Nam Cũng Đang Sợ Ảnh Hưởng Và Tin Đó Đây Theo Dòng Thời Sự. - Lê Văn Hải


Trong Khi Các Quốc Gia Khác Lo Giựt Giải Vô Địch Túc Cầu Thế Giới, Việt Nam Không Cần Làm Gì, Cũng Vui Mừng Tuyên Bố, Đã Giựt Giải Vô Địch! Vì Đã Đưa Hơn 100 Ngàn Lao Động! Đi Làm Việc (Ở Đợ) ở Ngoại Quốc, Trong Vòng Chưa Đầy 11 Tháng! - (Hình: Người lao động được đào tạo kỹ năng hầu hạ trước khi đi làm đầy tớ ở ngoại quốc.) Trong ngày 29/11/2022, Cục Quản lý Lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao động Thương binh & Xã hội cho truyền thông hay có 122.004 lao động Việt Nam đi làm việc ngoại quốc trong 11 tháng đầu năm 2022, vượt kế hoạch của năm 2022.
<!>
Đại diện Cục cho biết, theo kế hoạch, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở ngoại quốc trong năm 2022 theo hợp đồng sẽ là 90.000 người, tuy nhiên đến thời điểm này, con số thực tế đã vượt xa kế hoạch đề ra.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước cho biết, khi dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề xuất các giải pháp, chính sách kịp thời để đẩy mạnh đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại các thị trường trọng điểm, truyền thống. Đồng thời, tìm kiếm các ngành nghề mới, các thị trường mới có việc làm ổn định, thu nhập cao tiếp nhận lao động Việt Nam.
Qua đó, Bộ đã làm việc với cơ quan chức năng các nước tiếp nhận, đề nghị mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam, tăng số lượng lao động nhập cảnh để những lao động đã được đào tạo, hoàn thành các thủ tục có thể xuất cảnh; đề nghị nước tiếp nhận có chính sách tăng lương cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, ăn, ở của người lao động.

Các chuyên gia nhận định trên tờ Nhân lực Nhân tài Việt rằng trước tình hình lao động mất việc tăng cao, việc đưa lực lượng này ra ngoại quốc làm việc là một giải pháp khả thi để thoát “bẫy” thu nhập thấp. Đó không chỉ là giải pháp tình thế mà còn là một hướng đi hiệu quả.

Ông Lê Long Sơn - Tổng Giám đốc Esuhai Group - nhận định: “Nếu không có con đường phát triển cho lao động phổ thông, họ sẽ khó mà trụ nổi tới khi nghỉ hưu với công việc chân tay nặng nhọc trong các nhà máy, xí nghiệp”.


Cả Thế Giới Quan Ngại Tình Hình Căng Thẳng Trung Quốc! Có Thể Lại Thêm Một Thiên An Môn?

Chống Chính Sách “Zero-Covid”: Liên Hiệp Quốc Lên Tiếng Kêu Gọi CS Trung Quốc Tôn Trọng Quyền Biểu Tình Ôn Hòa, Quyền Tự Do Ngôn Luận, Không Đàn Áp, Bắt Bớ, Bỏ Tù Những Người Xuống Đường Phản Đối!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tổng hợp tin của các hãng thông tấn quốc tế cho hay ngày 28/11/2022, Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ đã yêu cầu chính quyền Trung Quốc tôn trọng quyền biểu tình ôn hòa của người dân. Phong trào phản đối chính sách Zero Covid của Trung Quốc cũng diễn ra tại nhiều thành phố ở ngoại quốc.

Theo thông tấn xã AFP, phủ Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, hôm qua, kêu gọi chính quyền Trung Quốc “không giam cầm tùy tiện” những người biểu tình phản đối các chính sách dịch tễ một cách ôn hòa. Phát ngôn viên của phủ Cao Ủy Nhân Quyền, Jeremy Laurence, cũng kêu gọi Bắc Kinh đối xử với những người biểu tình “theo đúng luật pháp quốc tế về nhân quyền”.

Cũng ngày 28/11, trong một cuộc trả lời báo giới, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc John Kirby khắng định “chính quyền Mỹ ủng hộ quyền biểu tình ôn hòa” tại Trung Quốc cũng như khắp nơi trên thế giới, và đồng thời cho biết Tổng thống Joe Biden “theo sát” các diễn biến tại Trung Quốc. Ông John Kirby không bình luận về nội dung các yêu sách của người biểu tình Trung Quốc, nhưng khẳng định quyết tâm “duy trì các kênh đối thoại” với Bắc Kinh.
Trước đó, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc rất khó duy trì chính sách “Zero Covid”, trong khi đó, chích ngừa, xét nghiệm và điều trị thì “hiệu quả hơn là các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt”.

Phong trào phản kháng chống chính sách Zero Covid của Bắc Kinh lan ra ngoại quốc. Theo thông tấn xã Reuters hôm 28/11, biểu tình diễn ra tại hơn một chục thành phố trên thế giới, đặc biệt tại Luân Đôn, Paris, Tokyo, Sydney. Các cuộc biểu tình thu hút hàng chục, thậm chí hàng trăm người. Tại Paris, cuộc biểu tình trước Trung tâm Pompidou hôm Chủ Nhật thu hút khoảng 200 người.

Tham gia biểu tình chủ yếu là sinh viên du học và giới ly khai. Theo thông tấn xã Reuters, đây là các cuộc biểu tình hiếm hoi ở ngoại quốc ủng hộ phong trào phản kháng trong nước. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua tuyên bố chính quyền Trung Quốc không ghi nhận bất cứ một cuộc biểu tình nào ở ngoại quốc yêu cầu chấm dứt chính sách “Zero Covid”.

Liên Hiệp Âu Châu về Truyền thanh và Truyền hình (tên tiếng Anh là European Broadcasting Union, EBU / UER), liên minh các phương tiện truyền thông dịch vụ công lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Thụy Sĩ, hôm qua đã lên án các vụ đàn áp nhắm vào các phóng viên đưa tin bài về biểu tình chống chính sách y tế tại Trung Quốc.

Liên Hiệp Âu Châu về Truyền thanh và Truyền hình EBU tập hợp 112 tổ chức thành viên thuộc 56 quốc gia Âu Châu, Bắc Phi và Cận Đông, và có thành viên liên kết tại 19 quốc gia thuộc nhiều khu vực khác trên thế giới, trong đó có Trung Quốc và Hồng Kông.


Dân Hồng Kông Tỏ Tình Liên Đới Tranh Đấu Chặt Chẽ Với Người Biểu Tình ở Trung Quốc Lục Địa

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay Hồng Kông hiện là nơi duy nhất thuộc Trung Quốc không còn áp dụng chính sách Zero Covid nghiêm ngặt.

Phong trào biểu tình tại Trung Quốc trong những ngày gần đây phản đối chính sách Zero Covid đã khiến nhiều người Hồng Kông ngạc nhiên. Bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người từ sau phong trào đấu tranh dân chủ hồi mùa Hè 2019, các cuộc tập hợp tại Hồng Kông vẫn diễn ra để bày tỏ tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc lục địa. Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy của Ðài RFI ngày 29/11/2022 cho biết:

Vài bó hoa trắng và vài ngọn nến đặt trên nền đất ở một lối đi dành cho người đi bộ tại khu phố trung tâm thương mại và một hàng người, tổng cộng khoảng 30 người, giương ra phía trước một tờ giấy trắng, thay cho biểu ngữ, cũng giống như ở Trung Quốc. Đó là một trong những cử chỉ rụt rè tỏ tình đoàn kết của Hồng Kông dành cho những người biểu tình ở Trung Quốc, sau cái chết của 6 người trong vụ hỏa hoạn ở Urumqi và sau khi có những người chết vì chính sách Zero Covid.

Các cuộc tập trung quy mô nhỏ cũng diễn ra tại một số trường Đại học. Kể từ mùa Hè nổ ra bạo động hồi năm 2019, không có cuộc biểu tình hay tụ tập nào được phép diễn ra ở Hồng Kông. “Các biện pháp phòng dịch” đã tạo thuận lợi cho việc cấm mọi hình thức tụ tập thành nhóm.

Vào tuần trước, một nhân viên chuyển phát nhanh, 42 tuổi, đã bị bắt vì tội phiến loạn, chiểu theo luật an ninh quốc gia, chỉ vì người này đã đăng lại một video cho thấy một sự việc tại một trận đấu bóng bầu dục ở Nam Hàn, liên quan đến vụ ban tổ chức thay vì phát quốc ca Trung Quốc thì lại phát nhầm bài hát của những người gây bạo động ở Hồng Kông.

Hồng Kông hiện giờ vẫn đang bị trấn áp hoàn toàn và nhiều người cho rằng việc biểu tình ở Hồng Kông hiện nay còn khó hơn cả ở Trung Quốc đại lục.


(Hình: Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết ông đã chỉ thị triệu tập đặc sứ Trung Quốc về sự việc liên quan đến nhà báo Ed Lawrence của BBC.)

Hôm thứ Ba (29/11/2022), Anh vừa triệu tập Đại sứ Trung Quốc để nêu vấn đề đối xử với nhà báo Anh mà hãng tin BBC nói đã bị cảnh sát Trung Quốc hành hung khi đang đưa tin về một cuộc biểu tình ở Thượng Hải.

Sự việc đã làm trầm trọng thêm căng thẳng ngoại giao kéo dài giữa Anh và Trung Quốc về một loạt vấn đề, bao gồm nhân quyền, cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Đài Loan, luật an ninh ở Hồng Kông và các chính sách kinh tế của Trung Quốc.
Vào Chủ Nhật, BBC cho biết nhà báo Ed Lawrence của họ đã bị đánh đập, bắt giữ và còng tay trong khi đưa tin về các cuộc biểu tình chống lại các biện pháp nghiêm ngặt về COVID-19. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối cáo buộc này.

Phát biểu khi đến dự cuộc họp của các Ngoại trưởng Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) ở Bucharest (thủ đô của Lỗ Ma Ni), Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết ông đã chỉ thị triệu tập đặc sứ Trung Quốc về việc này.

Ông nói: “Điều rất quan trọng là chúng ta phải bảo vệ quyền tự do truyền thông. Đó là điều cốt lõi trong hệ thống niềm tin của Vương quốc Anh, và điều rất quan trọng là các nhà báo có thể tiến hành công việc của họ mà không bị cản trở và không sợ bị tấn công”.
Hôm thứ Hai, Thủ tướng Rishi Sunak đã chỉ trích cách giải quyết của Trung Quốc đối với các cuộc biểu tình, nói rằng thay vì lắng nghe người dân của mình, chính phủ đã chọn cách đàn áp thêm nữa.

Điều này đã khiến Tòa Đại sứ Trung Quốc ở Luân Đôn lên tiếng chỉ trích. Hôm thứ Ba, Tòa Đại sứ Trung Quốc công bố một tuyên bố trên trang web của mình do một phát ngôn viên của Tòa Đại sứ nói: “Phía Vương quốc Anh không có tư cách để đưa ra phán xét về chính sách COVID của Trung Quốc hoặc các vấn đề nội bộ khác”.

Tuyên bố nói thêm rằng có “những vấn đề nghiêm trọng” trong chính sách COVID của Anh.
“Trung Quốc tôn trọng quyền đưa tin của các nhà báo, nhưng họ phải tuân thủ luật pháp và quy định của nước sở tại. Không nhà báo nào, kể cả người Anh, được miễn trừ”.

Lần gần đây nhất mà Anh triệu tập một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc là vào tháng 10, để phê phán về cách đối xử với một người đàn ông đang biểu tình bên ngoài Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Manchester, miền Bắc nước Anh.
Người đàn ông này cho biết anh ta bị những người đàn ông đeo mặt nạ kéo vào trong khuôn viên, đá và đấm, trong một sự việc đã được camera ghi lại. Trung Quốc nói những người biểu tình đã xông vào cơ sở của họ.

Trước đó, vào tháng 8, Anh đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc để yêu cầu ông này giải thích về hành động của nước ông đối với Đài Loan. Trung Quốc phản ứng bằng cách chỉ trích Thủ tướng lúc đó là bà Liz Truss về “lời lẽ vô trách nhiệm”.
Một ủy ban của Quốc hội Anh hôm thứ Ba cho biết họ sẽ đến thăm Đài Loan trong tuần này để gặp Tổng thống Thái Anh Văn và các viên chức cấp cao khác.


Trung Quốc: Cách Thức Phong Trào Phản Kháng Bất Ngờ Vượt Qua Kiểm Duyệt và Trấn Áp, Không Còn Tính Cách Địa Phương Mà Toàn Quốc!

(Trọng Nghĩa)

Trong những ngày cuối tuần qua, cư dân nhiều nơi tại Trung Quốc đã biểu tình phản đối chính sách zero Covid nghiêm ngặt. Phong trào phản kháng đặc biệt lan rộng sau một vụ hỏa hoạn chết người hôm 24/11/2022 tại Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương, nơi mà chính sách phong tỏa khắc nghiệt được áp dụng liên tục. Theo các quan sát viên phương Tây, dù không rầm rộ, nhưng làn sóng phản đối đang diễn ra thuộc loại nghiêm trọng nhất đối với chế độ Bắc Kinh kể từ phong trào Thiên An Môn năm 1989.

Theo ghi nhận của tạp chí Mỹ Foreign Policy ngày 28/11, tại Trung Quốc, các cuộc biểu tình không phải là không có, nhưng hiếm khi có quy mô toàn quốc vì một lý do duy nhất. Hầu hết các cuộc biểu tình ở Trung Quốc cho đến gần đây đều nhằm vào những mục tiêu cục bộ, giới hạn ở cấp địa phương, tránh thách thức chế độ về mặt ý thức hệ.

Các cuộc biểu tình công khai phản đối đảng Cộng sản Trung Quốc thậm chí còn hiếm hơn, nhất là ở Bắc Kinh, nơi vụ một người trương biểu ngữ kêu gọi phế truất Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 10 vừa qua đã trở thành một tin tức quan trọng.

Thế nhưng trong những ngày cuối tháng 11 này, một số người biểu tình đã công khai kêu gọi Tập Cận Bình từ chức, với những tấm biển trống hay tờ giấy trắng được giương lên đã trở thành biểu tượng phản đối kiểm duyệt, trong lúc các đoạn video về các cuộc biểu tình được lan truyền trên mạng xã hội.

Theo giới quan sát, trong một chế độ sẵn sàng đàn áp thẳng tay những người bất đồng chính kiến và áp dụng một chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt, những người phản kháng tại Trung Quốc đã sáng tạo ra vô số cách thức để bày tỏ nỗi bất bình, tố cáo chính sách zero Covid, và thể hiện sự ủng hộ đối với các cuộc biểu tình.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP ngày 28/11, một trong những hình thức được người biểu tình sử dụng phổ biến là phô trương những tờ giấy trắng, những tấm biển trống trong các cuộc tập hợp hay trên mạng. Bên cạnh đó, là hiện tượng chơi chữ nở rộ.

Giấy A4 Trắng: Biểu Tượng Chống Kiểm Duyệt

Tại nhiều thành phố, kể cả ở Bắc Kinh hôm 27/11 vừa qua, người ta thấy một số người biểu tình giơ cao những tờ giấy trắng khổ A4 để thể hiện sự đoàn kết và tỏ thái độ chống lại tình trạng thiếu tự do ngôn luận ở Trung Quốc. Trên mạng xã hội WeChat, nhiều người đã cho đăng những ô vuông màu trắng trên tài khoản của họ. Ai cũng ngầm hiểu là những tấm biển trống hay tờ giấy trắng biểu thị cho việc không ai được quyền viết gì trên đó.
Trên internet cũng lan truyền nhiều bức ảnh cho thấy các sinh viên trường Đại học Thanh Hoa (Tsinghua) hàng đầu tại Trung Quốc giơ cao các tấm biển trên ghi phương trình Friedmann - được chọn vì sự tương đồng giữa tên của nhà vật lý và cụm từ “freed man”, nghĩa là “người được giải phóng”, “người được tự do”, hay từ “freedom”, tức là “tự do”.

Và sau khi chính quyền cho chặn các từ khóa và địa danh rõ ràng hơn trên các công cụ tìm kiếm trên internet, nhiều bài đăng vô nghĩa đã xuất hiện trên ứng dụng WeChat và Vi Bác, bao gồm các ký tự mang nghĩa “tích cực” được lặp đi lặp lại, chẳng hạn như “đúng, đúng, đúng, đúng, đúng” hay “tốt, tốt, tốt”. Ngay hôm sau, các bài đăng vô nghĩa đó, cũng như những bài đề cập đến tờ “giấy A4” đã bị xóa khỏi các trang xã hội, mặc dù các bài đăng tương tự vẫn tiếp tục lan truyền theo cách khác.

Chơi Chữ Đòi Hạ Bệ Tập Cận Bình

Theo thông tấn xã AFP, nhiều người dùng mạng xã hội cũng chuyển sang cách chơi chữ tinh vi để nói về các cuộc biểu tình, từ việc sử dụng các từ ngữ như “vỏ chuối”, có cùng chữ cái đầu với tên của Chủ tịch Tập Cận Bình trong tiếng Hoa kèm theo từ “Hà Đài (rêu tôm)”, có cách phát âm tương tự như cụm từ “hạ đài” tức là “bước xuống”.
Một cách thức phổ biến thứ hai là mỉa mai, châm biếm, tách rời hình ảnh ra khỏi bối cảnh thực để biểu thị ý phản kháng. Các video clip về Tập Cận Bình cũng như các câu nói của Chủ tịch nước Trung Quốc đã được trích dẫn nhưng với mục đích ủng hộ các cuộc biểu tình, trong đó có một video quay cảnh ông Tập nói: “Bây giờ người dân Trung Quốc có tổ chức và không nên để bị coi thường”.

Cư dân mạng cũng lan truyền các đoạn video chế (meme) về World Cup đang diễn ra ở Qatar, sử dụng hình ảnh của những người hâm mộ túc cầu không đeo khẩu trang để chế nhạo chính sách zero Covid tại Trung Quốc.

Trong một video được chia sẻ rộng rãi nhưng đã bị kiểm duyệt, một cư dân mạng xã hội đã chèn thêm âm thanh của một người hét to: “Hãy đeo khẩu trang vào!” và “Hãy làm xét nghiệm Covid” vào cảnh khán giả cổ vũ World Cup.

Công Khai Ca Ngợi Tự Do

Một số đám đông vào cuối tuần qua đã kêu gọi ông Tập từ chức một cách rõ ràng và hô vang những khẩu hiệu như “Xét nghiệm Covid thì không, tự do thì có”, gợi đến một tấm biểu ngữ được một người phản kháng đơn độc tại Bắc Kinh treo lên ngay trước Đại Hội đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10.

Và một video lan truyền đã nhanh chóng bị các nhà kiểm duyệt gỡ xuống cho thấy các sinh viên tại ký túc xá của trường Đại học hát bài “Hải Khoát Thiên Không” (tiếng Anh là “Boundless Oceans, Vast Skies”) của ban nhạc pop Quảng Đông Beyond -- một bài ca ngợi tự do từng được những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông sử dụng trước đại dịch.

Những người khác thận trọng hơn, tổ chức những cuộc biểu tình có vẻ là im lặng và dâng hoa và nến để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ hỏa hoạn chết người ở Tân Cương tuần trước đã gây ra làn sóng giận dữ mới nhất.

Tại rất nhiều nơi ở Trung Quốc, nhiều nhóm đã hát quốc ca và Quốc Tế Ca tại các cuộc tập hợp của họ, để khỏi bị chính quyền cáo buộc rằng các cuộc biểu tình là phản quốc hoặc do các thế lực ngoại quốc xúi giục.

Vượt Tường Lửa Để Phổ Biến Thông Tin

Các mạng xã hội quốc tế như Twitter và Instagram bị Bức tường lửa của Trung Quốc ngăn chặn, nhưng những cư dân am hiểu kỹ thuật đã có thể công bố thông tin về các cuộc biểu tình bằng các loại nhu liệu điện toán VPN đặc biệt.

Để đưa thông điệp ra ngoài biên giới Trung Quốc, các tài khoản Twitter được điều hành ẩn danh đang mở hộp thư đến của họ để gửi video từ khắp nước, trong khi một số cuộc biểu tình phản đối được trực tiếp truyền đi qua mạng Instagram.
Và nhiều du học sinh Trung Quốc cũng đã tổ chức các cuộc biểu tình tương tự trên khắp thế giới, bao gồm cả ở một số thành phố ở Bắc Mỹ và Âu Châu.

Trong một video trên Instagram được thông tấn xã AFP chứng thực, một số người biểu tình đã dựng một biển hiệu mô phỏng con đường Urumqi của Thượng Hải trên một cột đèn bên ngoài Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Toronto, Gia Nã Ðại.


Nguy Cơ Biểu Tình Tăng, CS Trung Quốc Không Còn Hung Hăng, Vội Nới Lỏng Một Số Quy Định COVID!


(Hình: Cảnh sát phong tỏa một địa điểm biểu tình chống chính sách “zero-COVID” nghiêm nhặt tại Thượng Hải ngày 27/11/2022.)

Hôm 28/11/2022, Trung Quốc nới lỏng một số quy định về kiểm soát dịch nhưng khẳng định chiến lược “zero-COVID” cho dù các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp đất nước phản đối các hạn chế và một số người yêu cầu Chủ tịch Tập Cận Bình từ chức.
Chính phủ không đề cập đến các cuộc biểu tình vốn là sự phản đối lớn nhất đối với Đảng Cộng sản cầm quyền trong nhiều thập niên, nhưng việc nới lỏng một ít các quy tắc dường như nhằm dập tắt các cuộc biểu tình.

Cuối tuần qua, người biểu tình đã hô to khẩu hiệu, “Hãy dỡ bỏ lệnh phong tỏa!” tại một thành phố ở khu vực phía Tây của Trung Quốc, trong khi ở Thượng Hải, trung tâm tài chánh, người biểu tình giơ cao những tờ giấy trắng như một sự thể hiện bất đồng quan điểm thầm lặng.
Một cư dân Thượng Hải nói với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) rằng ông không còn sợ dịch bệnh lây lan nữa vì nó đã trở nên bình thường.

Ông nói: “Tôi cứ ăn bất cứ thứ gì tôi muốn ăn, và làm bất cứ điều gì tôi muốn làm. Có gì phải lo lắng? Cảm lạnh thôi. Đó là chuyện bình thường”.

Những người khác ở Thượng Hải hô vang: “Tập Cận Bình! Hãy từ chức! Đảng Cộng sản Trung Quốc! Hãy từ bỏ quyền hành!”
Cảnh sát đã bắt giữ hàng chục người biểu tình, đưa họ đi bằng xe cảnh sát và xe buýt. Không rõ có bao nhiêu người bị bắt.

Chính sách “zero-COVID” của ông Tập đã hạn chế đáng kể tình trạng lây nhiễm thông qua các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đã làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày ở đất nước 1,4 tỉ dân này. Các cuộc biểu tình nổ ra tại các địa điểm trên khắp đất nước dường như cho thấy rằng nhiều người Trung Quốc đã trở nên mệt mỏi với các đợt cách ly kéo dài và xét nghiệm đại trà.

Chính quyền thành phố Bắc Kinh ngày 28/11 nói sẽ không còn lập cổng để chặn người dân vào các khu chung cư có người bị COVID. Tuy nhiên, chính quyền không đề cập đến một vụ hỏa hoạn chết người vào tuần trước ở khu vực phía Tây Tân Cương vốn làm dấy lên các cuộc biểu tình về việc liệu có phải nhân viên cứu hỏa và nạn nhân có bị chặn bởi các cánh cửa khóa chặt và các biện pháp kiểm soát COVID khác hay không.
“Các lối đi phải được thông thoáng để vận chuyển y tế, thoát hiểm khẩn cấp và cấp cứu”, hãng tin China News Service dẫn lời một viên chức kiểm soát dịch bệnh thành phố tuyên bố.

Chính phủ đổ lỗi cho “các thế lực có động cơ thầm kín” đã liên kết vụ cháy với các biện pháp nghiêm ngặt chống COVID.
Ngoài việc nới lỏng các quy định ở Bắc Kinh, các viên chức ở Quảng Châu, đô thị sản xuất và thương mại phía Nam và là điểm nóng lớn nhất trong làn sóng lây nhiễm mới nhất của Trung Quốc, cho biết một số cư dân sẽ không còn phải xét nghiệm hàng loạt nữa.

Urumqi, nơi xảy ra vụ hỏa hoạn chết người, và một thành phố khác ở khu vực Tân Cương phía Tây-Bắc cho biết các chợ và cơ sở kinh doanh ở những khu vực được coi là có nguy cơ lây nhiễm thấp sẽ mở cửa trở lại trong tuần này và dịch vụ xe buýt công cộng sẽ hoạt động trở lại.

Chính sách “zero-COVID” nhằm mục đích cách ly mọi người nhiễm bệnh đã giúp Trung Quốc giữ số ca bệnh, tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng dân số, thấp hơn so với Hoa Kỳ. Kết quả là hàng triệu người Trung Quốc đã bị giam giữ trong nhà tới 4 tháng.
Hôm 28/11, Trung Quốc ghi nhận 40.437 ca nhiễm, trong khi con số của Hoa Kỳ hôm 27/11 là 41.997 ca.

Bất chấp các cuộc phản đối và nới lỏng một số quy tắc, tờ Nhân dân Nhật báo của đảng cầm quyền kêu gọi thực hiện chiến lược chống virus corona một cách hiệu quả, cho thấy chính phủ của ông Tập không có kế hoạch thay đổi hướng đi.

Phản ứng của Hoa Kỳ Đối Với Việc Phong Tỏa Trung Quốc

Phái bộ Hoa Kỳ tại Trung Quốc cho biết họ thường xuyên nêu quan ngại với chính phủ Trung Quốc về các hạn chế COVID và ảnh hưởng của chúng đối với người Mỹ sống hoặc đến thăm nước này.
“Chúng tôi khuyến khích tất cả công dân Hoa Kỳ dự trữ đủ thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm đủ dùng trong 14 ngày cho chính họ và bất kỳ thân nhân nào trong gia đình họ”, các viên chức Hoa Kỳ nói.

Tại Hoa Thịnh Ðốn, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết họ ủng hộ quyền của người dân Trung Quốc được phản đối một cách ôn hòa các hạn chế COVID.
“Chúng tôi từ lâu đã nói rằng mọi người đều có quyền biểu tình một cách ôn hòa, tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Điều này bao gồm cả ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, một phát ngôn viên nói.
“Chúng tôi nghĩ rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rất khó có thể ngăn chặn loại virus này thông qua chiến lược zero COVID của họ”.


An Ninh Nghiêm Ngặt: Trung Quốc Siết Chặt Kiểm Soát ở Nhiều Nơi, Để Ngăn Ngừa Các Cuộc Tiếp Tục Biểu Tình Chống “Zero Covid”

(Trọng Thành)

Hôm 29/11/2022, các lực lượng an ninh có mặt dày đặc tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc để ngăn chặn các cuộc biểu tình chống chính sách Zero Covid. Biểu tình dự kiến tại nhiều nơi ở Trung Quốc tối 28/11, đã không diễn ra.

Theo hãng tin Pháp AFP, tại Thượng Hải, các nhóm an ninh túc trực sẵn tại mỗi cửa ra vào metro. Phố Urumqi, Thượng Hải, trung tâm của các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật, bị kiểm soát chặt. Ít nhất 12 xe cảnh sát túc trực tại chỗ, theo ghi nhận của một phóng viên. Nhiều người biểu tình cho biết đã bị công an gọi đến để điều tra về việc tham gia vào các cuộc tuần hành những ngày vừa qua. Tình hình tương tự tại Bắc Kinh, công an được khai triển khắp nơi để sẵn sàng trấn áp bất cứ cuộc tập hợp nào. Riêng tại Hàng Châu, thành phố miền Đông, cách Thượng Hải 170 cây số về phía Nam, bất chấp sự hiện diện của công an, nhiều cuộc biểu tình nhỏ vẫn nổ ra.

Việc chính quyền Trung Quốc kiểm soát chặt thông tin khiến truyền thông quốc tế khó thẩm định được số lượng các cuộc biểu tình trên toàn Trung Quốc trong kỳ nghỉ vừa qua. Hãng tin Mỹ CNN hôm nay đưa ra con số 20 cuộc biểu tình lớn tại 15 thành phố, bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải. Theo tạp chí Times Higher Education, có trụ sở tại Luân Đôn, chuyên theo dõi giáo dục Đại học toàn cầu, biểu tình, phản kháng đã diễn ra tại tổng cộng 79 Đại học tại Trung Quốc.

Nhiều Đại học Cho Sinh Viên Về Quê

Theo hãng tin Mỹ AP, nhiều Đại học đã quyết định mở cửa cho sinh viên về quê và phong tỏa trở lại, để tránh nguy cơ bùng lên các hoạt động phản kháng mới. Cách nay hơn 30 năm, các Đại học tại Trung Quốc từng là nơi diễn ra nhiều cuộc vận động thúc đẩy cải cách dân chủ, với đỉnh điểm là cuộc phản kháng tại quảng trường Thiên An Môn 1989.

Tại nhà ga phía Nam Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết tình hình sinh viên sáng 29/11:

Nhiều xe buýt lớn màu xám đậu tại ga phía Nam Bắc Kinh sáng nay. Cả một đoàn dài vali kéo. Người sinh viên này của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh không lưỡng lự tranh thủ cơ hội này để rời khỏi trường, trước khi trường phong tỏa trở lại.

Anh nói: “Sáng nay, họ cho chúng tôi một giờ để ra đi trước khi phong tỏa. Nếu chúng tôi muốn đi thì phải trước 11 giờ. Tôi cho rằng chính quyền phải thay đổi chính sách này”.
Không phải tất cả các sinh viên lên tàu để về quê sáng nay đều đã tham gia biểu tình đòi thay đổi chính sách Zero Covid trong những ngày gần đây. Nhưng một nữ sinh viên Đại học Giao Thông (Jiao Tong) cho chúng tôi biết cô không muốn bỏ lỡ cơ hội này.

Cô nói: “Chúng tôi đã xét nghiệm Covid liên tục 4 ngày, bây giờ họ để chúng tôi đi. Tôi thật sự sung sướng được trở về nhà. Năm nay tôi đã chỉ có mặt tại trường trong ba tháng. Tôi cũng không biết có thể trở lại trường vào 6 tháng tới hay không. Vì vậy, tôi mang tất cả mọi thứ đi”.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1989, các khẩu hiệu phản kháng được giương lên tại các trường Đại học, bao gồm Đại học Thanh Hoa (Tsing Hua) ở Bắc Kinh, Đại học của giới tinh hoa của chế độ.

Người sinh viên môn toán này đến từ Đại học Thanh Hoa cho biết tâm trạng hết sức chán ngán của anh: “Yêu sách của những người phản đối là hợp lý. Các sinh viên đã phản ứng, và họ đã có câu trả lời. Giờ đây, đa số sinh viên muốn ra đi, nếu không người ta sẽ buộc chúng tôi phải đón Tết tại ký túc xá Đại học. Tất cả mọi người đều lo sợ cho tương lai. Có một tâm trạng hoảng hốt bao trùm”.

Nỗi lo ngại cũng có thể thấy ở thượng đỉnh quyền lực: sáng hôm nay, an ninh mặc thường phục hiện diện đông đảo tại những nơi đã diễn ra các cuộc biểu tình cuối tuần qua.

Đẩy Mạnh Chích ngừa Với Người Trên 60 Tuổi

Chính quyền Trung Quốc hôm nay quyết định tăng cường chích ngừa Covid-19 cho người cao tuổi. Cho đến nay, mới chỉ có 65,8% người ở độ tuổi trên 80 được chích ngừa. Việc chích ngừa chưa đủ mức, đặc biệt ở người cao tuổi, là một nguyên nhân chính mà chính quyền nêu ra để biện minh cho chính sách phong tỏa nghiêm ngặt từ gần 3 năm nay. AFP dẫn thông tin từ Ủy ban Y tế Quốc gia cho hay chính quyền sẽ đẩy mạnh chích ngừa với cả hai nhóm tuổi, từ 80 trở lên, và từ 60 đến 79. Chích ngừa đủ mức có thể cho phép Bắc Kinh chấm dứt chính sách Zero Covid.


Độc Tài Cộng Sản Có Khác: Chính Quyền Trung Quốc Bắt Đầu Truy Lùng, Ruồng Bắt Những Người Biểu Tình Về COVID!


(Hình: Công an tập trung đến địa điểm của cuộc biểu tình chống các biện pháp hạn chế COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 28/11/2022 sau buổi cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Urumqi.)
Chính quyền Trung Quốc bắt đầu điều tra một số người tụ tập tại các cuộc biểu tình hồi cuối tuần vừa qua chống lại các biện pháp kiềm chế COVID-19, những người có mặt tại các cuộc biểu tình ở Bắc Kinh nói với Reuters, khi vẫn còn nhiều công an trên đường phố.

Hai người biểu tình nói với thông tấn xã Reuters rằng những người tự nhận là công an Bắc Kinh vào thứ Ba (29/11/2022) đã yêu cầu họ khai báo trên giấy với đồn công an về các hoạt động của họ vào tối Chủ Nhật (27/11). Một sinh viên cũng cho biết đã bị trường Đại học hỏi có ở trong khu vực xảy ra biểu tình hay không và làm bản tường trình.
“Tất cả chúng tôi đang cố gắng xóa bản lưu các cuộc trò chuyện của mình”, một người khác từ chối nêu tên đã chứng kiến cuộc biểu tình ở Bắc Kinh nói. Người này cho biết công an đã hỏi làm thế nào mà họ biết về cuộc biểu tình và động cơ của họ đi tới đó là gì.

Không rõ làm thế nào chính quyền xác định được những người mà họ muốn thẩm vấn về việc tham gia biểu tình, và cũng không rõ chính quyền muốn thẩm vấn bao nhiêu người.

Văn phòng Công an Bắc Kinh không đáp lại lời đề nghị bình luận của Reuters. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói các quyền và tự do phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.
Sự bất mãn âm ỉ với các chính sách ngăn chặn COVID nghiêm ngặt 3 năm sau khi đại dịch bùng phát đã biến thành các cuộc biểu tình ở các thành phố cách nhau hàng ngàn kilomet vào cuối tuần qua.

Làn sóng bất tuân dân sự lớn nhất ở Trung Quốc đại lục kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền cách đây một thập niên xảy ra khi số ca mắc COVID đạt mức cao kỷ lục hàng ngày và nhiều vùng rộng lớn thuộc một số thành phố phải đối mặt với các đợt phong tỏa mới.

Một viên chức y tế cho rằng công chúng than phiền về các biện pháp kiểm soát COVID chủ yếu là do việc khai triển không linh hoạt.
“Các vấn đề được công chúng nêu ra không nhằm vào bản thân công tác phòng chống dịch bệnh mà tập trung vào việc đơn giản hóa các biện pháp phòng chống và kiểm soát”, Cheng Youquan nói với các phóng viên, đồng thời nói thêm rằng nhà chức trách nên khẩn cấp giải quyết các mối lo ngại.

COVID đã lan rộng mặc dù Trung Quốc nhìn chung vẫn tự cô lập mình với thế giới và yêu cầu người dân phải hy sinh nhiều điều để tuân thủ việc xét nghiệm thường xuyên và cách ly kéo dài.
Phong tỏa đã làm trầm trọng thêm một trong những đợt suy giảm tăng trưởng mạnh nhất mà Trung Quốc phải gánh chịu trong nhiều thập niên, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và làm chao đảo thị trường tài chánh.

Chứng khoán Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ tăng giá khi các nhà đầu tư đặt cược rằng các dấu hiệu bất mãn dân sự có thể thúc đẩy việc nới lỏng các hạn chế và cổ vũ cho việc nới lỏng các quy định về huy động vốn cho các hãng phát triển bất động sản.

Chỉ số bluechip của Trung Quốc CSI300 tăng 3% trong phiên giao dịch tốt nhất trong ba tuần qua. Chỉ số tổng hợp Thượng Hải tăng 2,3% lên mức cao nhất trong hai tháng và Hang Seng của Hồng Kông tăng 5%.
Kế hoạch tăng tỷ lệ chích ngừa ở người cao tuổi cũng giúp vực dậy tâm lý thị trường.

“THẬT ĐÁNG SỢ”

Tại Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang ở miền Đông, các video trên mạng xã hội mà Reuters không thể kiểm chứng độc lập cho thấy hàng trăm công an chiếm một quảng trường lớn vào tối thứ Hai để ngăn người dân tụ tập.

Một video cho thấy công an, bao quanh bởi một đám đông nhỏ cầm điện thoại thông minh, tiến hành bắt giữ trong khi những người khác cố gắng kéo người bị giam giữ trở lại.

Công an Hàng Châu không bình luận lập tức với thông tấn xã Reuters.

Tại Thượng Hải và Bắc Kinh, công an đang tuần tra các khu vực nơi một số nhóm trên dịch vụ nhắn tin Telegram đề nghị mọi người tụ tập trở lại. Sự hiện diện của công an vào tối thứ Hai là để bảo đảm không có cuộc tụ tập nào diễn ra.
“Thật đáng sợ”, Philip Qin, 22 tuổi, cư dân Bắc Kinh, nói về số lượng lớn công an trên đường phố.

Người dân cho biết công an đã yêu cầu người dân đi qua những khu vực đó đưa điện thoại để kiểm tra xem họ có mạng riêng ảo (VPN) và ứng dụng Telegram đã được người biểu tình sử dụng hay không. VPN bị coi là bất hợp pháp đối với hầu hết mọi người ở Trung Quốc, trong khi ứng dụng Telegram bị chặn khỏi Internet của Trung Quốc.
Một số người biểu tình đã sử dụng các ứng dụng hẹn hò để tránh bị công an kiểm duyệt và giám sát.

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình là từ một vụ hỏa hoạn vào tuần trước ở thành phố Urumqi ở miền Tây mà chính quyền cho biết đã làm 10 người thiệt mạng.
Một số người dùng internet nói rằng các biện pháp phong tỏa do COVID đã cản trở nỗ lực giải cứu người dân trong tòa nhà đang cháy. Các viên chức đã phủ nhận điều này.

“THẾ LỰC NƯỚC NGOÀI”

Các blogger theo chủ nghĩa dân tộc nổi tiếng, chẳng hạn như Ren Yi, cháu trai của lãnh đạo Đảng Cộng sản Ren Zhongyi (Nhâm Trọng Di), và Yu Li, người sử dụng bút danh Sima Nan, viết rằng các cuộc biểu tình đã được kích động bởi “các thế lực ngoại quốc”.

Các nhà chức trách cũng thường xuyên cảnh báo rằng “các thế lực ngoại quốc” đang gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và cáo buộc họ khuấy động các cuộc biểu tình dân chủ năm 2019 tại Hồng Kông.

Các viên chức nói chính sách COVID đã giúp kiềm chế số người chết chỉ ở mức hàng ngàn người, tránh được cảnh có hàng triệu người chết như ở những nơi khác. Nhiều nhà phân tích cho rằng nếu nới lỏng chính sách trước khi tăng tỷ lệ chích ngừa có thể dẫn đến dịch bệnh và tử vong lan rộng, khiến các bệnh viện quá tải.

Trong một bài xã luận không đề cập đến các cuộc biểu tình, Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng, kêu gọi người dân “kiên định thực hiện” các chính sách về COVID.

Cháy Nhà Hàng Xóm, Bao Giờ Thì Đến Phiên Mình! Biểu Tình Lan Rộng ở Trung Quốc, Hà Nội Sửa Soạn Đối Mặt Với Mối Nguy Nào Đang Rình Rập Chung Quanh?

(Chu Lập Luân)


(Hình: Người dân cầm giấy trắng phản đối chính sách Không COVID ở Trung Quốc trong một cuộc tưởng niệm các nạn nhân vụ hỏa hoạn ở Urumqi tại Đại học Hồng Kông hôm 29/11/2022.)

Trung Quốc Hỗn Loạn

Hơn một tháng sau Đại hội XX, Đảng Cộng sản Trung Quốc bất ngờ chứng kiến một làn sóng phẫn nộ bùng lên từ mấy ngày nay. Tại hàng chục thành phố lớn từ Thượng Hải đến Bắc Kinh, Vũ Hán, Quảng Châu, Trùng Khánh, người biểu tình đòi tự do đi lại và chấm dứt các đợt phong tỏa không hồi kết trong phòng chống COVID-19.
Cho đến ngày 27/11/2022, các cuộc biểu tình chống các lệnh hạn chế vì đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã bước sang đêm thứ hai và lan sang các thành phố lớn như Bắc Kinh. Người biểu tình đã tập hợp ở thủ đô Bắc Kinh và trung tâm tài chánh Thượng Hải, một số hô vang thông điệp yêu cầu Chủ tịch Tập Cận Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải từ chức. Hàng ngàn người đã tập hợp tại Thượng Hải vào cuối tuần qua.

Mọi người đã đổ xuống đường phố ở các thành phố lớn và tập trung trong khuôn viên của các trường Đại học trên khắp Trung Quốc, tạo thành một làn sóng phản đối chưa từng thấy trên toàn quốc kể từ sau khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 1989 bị dập tắt.

Các lực lượng an ninh Trung Quốc hôm 28/11 đã xuất hiện dày đặc trên các đường phố của Bắc Kinh và Thượng Hải sau khi xuất hiện những lời kêu gọi trên mạng về việc tổ chức một đêm biểu tình nữa để yêu cầu quyền tự do chính trị và chấm dứt các lệnh phong tỏa để kiểm soát dịch COVID-19.

Sự việc bắt đầu với một vụ hỏa hoạn gây thương vong vào tuần trước ở Urumqi, thủ phủ của khu vực Tân Cương, là chất xúc tác khiến công chúng phẫn nộ, khi nhiều người đổ lỗi cho việc phong tỏa để kiểm soát dịch COVID-19 đã cản trở các nỗ lực cấp cứu.

Chính sách “Không COVID” của Tập Cận Bình, quy định cách ly tất cả những người mắc bệnh, đã giúp giữ cho số ca mắc bệnh của Trung Quốc thấp hơn so với Mỹ và các nước lớn khác. Tuy nhiên, chính sách này đã khiến hàng triệu người phải ở trong nhà suốt bốn tháng qua và một số người đã phàn nàn về việc thiếu nguồn cung thực phẩm và y tế.

Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng trước đã hứa hẹn sẽ khắc phục tình trạng gián đoạn này bằng cách thay đổi quy định cách ly và các quy tắc khác. Tuy nhiên, công chúng ngày càng mất kiên nhẫn sau khi số ca mắc tăng đột biến khiến các thành phố phải thắt chặt kiểm soát. Ngày 28/11, số ca mắc mới hằng ngày đã tăng lên 40.347 trường hợp, trong đó có 36.525 ca không có triệu chứng.

Người Dân Bất Mãn

Kể từ sau cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, chưa từng có nhiều người Trung Quốc chấp nhận nguy cơ bị bắt giữ và bất chấp hậu quả để xuống đường biểu tình như lần này. Bates Gill, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Chính sách Asia Society, nhận định: “Trong suốt 10 năm cầm quyền của Tập Cận Bình, đây là lần thể hiện bất bình công khai và lan rộng nhất của người dân đối với chính sách của chính phủ”.

Sự bất mãn của công chúng với chính sách “Không COVID” của Tập Cận Bình, thể hiện trên mạng xã hội, áp phích trong các trường Đại học hoặc các cuộc biểu tình, là thách thức đối nội lớn nhất của Tập Cận Bình kể từ cuộc biểu tình năm 2019 ở Hồng Kông nhằm chống lại Dự luật Dẫn độ.
Các nhà phân tích cho biết mặc dù các cuộc biểu tình khiến Tập Cận Bình bối rối, nhưng chúng không thể lật đổ được ông ta, bởi vì Tập Cận Bình có toàn quyền kiểm soát đảng, quân đội, bộ máy an ninh và tuyên truyền.

Như thường lệ, Bắc Kinh đã cáo buộc “các thế lực có động cơ ngầm” đã tìm cách liên kết vụ hỏa hoạn với các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Tại một khu vực ở trung tâm kinh tế của Thượng Hải, nơi những người biểu tình tụ tập hồi cuối tuần trước, nhiều người đã chứng kiến cảnh sát đã dẫn giải hai người đi. Bộ máy kiểm duyệt không gian mạng của Trung Quốc cũng tìm cách loại bỏ các dấu hiệu của các cuộc biểu tình do phương tiện truyền thông xã hội phát động.

Sau Đại hội XX, Tập Cận Bình đã ở đỉnh cao quyền lực, khi tái nhiệm với tư cách là lãnh đạo đảng và tổng tư lệnh quân đội, đồng thời bổ nhiệm các thân tín của mình vào tất cả các vị trí quan trọng trong đảng. Các lãnh đạo từng bày tỏ quan điểm trái ngược hoặc quản lý theo phong cách khác với Tập Cận Bình đều không được trọng dụng. Mặc dù sự sắp xếp “độc đoán” này cho phép Tập Cận Bình tập trung quyền lực hơn, nhưng nó cũng cho thấy những vấn đề bất ổn nội tại trong xã hội Trung Quốc mà các cuộc biểu tình đã phơi bày phần nào
Ngay trong thời gian đang diễn ra Đại hội XX, tại cầu Tứ Thông (Sitong), một người biểu tình đơn độc đã treo một biểu ngữ lên án Tập Cận Bình trước khi bị bắt giữ.

Mặc dù hầu hết những người biểu tình lần này chỉ quan tâm đến việc phản đối chính sách phong tỏa các khu dân cư hoặc bỏ việc xét nghiệm vi-rút thường xuyên. Nhưng cũng có một số người biểu tình hô vang “đả đảo Tập Cận Bình, đả đảo Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Nhiều sinh viên Đại học Thanh Hoa đã giơ cao một tờ giấy trên đó có in một phương trình của Milton Friedman, theo một số người giải thích đó là một cách chơi chữ. Friedman đọc gần giống như “free man” (người tự do).

Thế nhưng, không đơn giản chỉ là tên gọi của Milton Friedman giống cách gọi “người tự do”. Milton Friedman đã từng đến Trung Quốc vài lần trước đây và ông ta cũng rất được chào đón ở Trung Quốc khi đó. Một phương châm nổi tiếng của Milton Friedman nói với lãnh đạo Trung Quốc khi nước này muốn chuyển sang kinh tế thị trường, đó là “Free to choose”, có nghĩa là “tự do chọn lựa”.Điều này cũng mang hàm ý rất lớn trước việc người dân Trung Quốc không được tự do chọn lựa cuộc sống của họ, lãnh đạo của họ….

Lance Gore, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Đông Á ở Tân Gia Ba, nhận định: “Với việc xung quanh chỉ toàn kẻ nịnh hót, Tập Cận Bình đã tự nhốt mình trong vòng vây của những lời nịnh bợ, điều này có thể khiến ông đánh giá thấp hoặc không cảm nhận được các tác động tiêu cực mà người dân đã phải chịu đựng từ chính sách ‘Không COVID’”.

Hà Nội Nghĩ Gì?

Tất cả các báo chí chính thống của Việt Nam đều im bặt trước các cuộc biểu tình phản kháng này ở Trung Quốc. Nhiều người đã dí dỏm so sánh là nếu như báo chí Việt Nam tấp nập đưa tin về những cuộc biểu tình ở Âu Châu hoặc ở Mỹ, thậm chí khoét sâu những khía cạnh mâu thuẫn xã hội ở những quốc gia này, nhưng đối với Trung Quốc thì báo chí cách mạng lại vờ như không thấy gì.
Chúng ta còn nhớ trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh hồi đầu tháng này của ông Nguyễn Phú Trọng, hai bên Việt-Trung đã đưa ra một Tuyên bố chung, trong đó có đoạn: “…thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực chống khủng bố, chống “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”…”

Thể chế của Hà Nội là sao chép từ Bắc Kinh. Kể cả tư duy “diễn biến hòa bình” hay “cách mạng màu” cũng học hỏi từ quan thầy Trung Quốc. Mặc dù ngay trong lòng xã hội các nước phương Tây cũng vẫn còn đầy rẫy những bất bình, mâu thuẫn. Nhưng tại các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, những bất bình và mâu thuẫn xã hội còn trầm trọng hơn rất nhiều lần. Nhưng chính quyền vờ như không thấy. Một mặt chính quyền dùng bộ máy tuyên truyền khổng lồ của mình để “vú cả lấp miệng em”, mặt khác, họ dùng quân đội, công an để đàn áp, bắt bớ những người dân dũng cảm lên tiếng phản kháng.

Các cuộc biểu tình vừa qua cho thấy, kể cả việc kiểm soát chặt chẽ xã hội như ở Trung Quốc, thì sự bất bình và các mâu thuẫn xã hội cũng không dễ bị dập tắt bằng bạo lực. “Tức nước thì vỡ bờ”, chính vì vậy, đây cũng là bài học để chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải nghiêm túc học hỏi.

Theo thông tin từ báo chí chính thống thì nền kinh tế Việt Nam đang có những con số đầy ấn tượng. Tỷ lệ tăng trưởng GDP ở mức cao, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp. Mọi chỉ số chính quyền đưa ra đều đẹp như mơ, nhưng thực tế thì nền kinh tế Việt Nam đang tổn thương nghiêm trọng. Việc người dân phải chật vật xếp hàng mua xăng gần đây là một biểu hiện cho thấy việc điều hành nền kinh tế đang có rất nhiều lỗ hổng.
Ngoài ra, các cuộc thanh trừng chính trị gần đây như bắt bớ lãnh đạo các tập đoàn Tân Hoàng Minh, FLC, Vạn Thịnh Phát… đã bồi thêm vào nền kinh tế Việt Nam những vết thương chí mạng. Trong tình trạng kinh tế khó khăn này, những người nghèo luôn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Chính vì vậy, cần phải công khai minh bạch các thông tin cần thiết, xây dựng một xã hội thực sự dân chủ với sự tham gia phản biện của đông đảo người dân và các tổ chức xã hội dân sự thì mới có thể đưa đất nước phát triển theo hướng đúng đắn.
Nếu Hà Nội chỉ noi gương Bắc Kinh trong việc đàn áp, bắt bớ, luôn đổ lỗi các bất đồng và mâu thuẫn trong xã hội chỉ là “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, chối bỏ những vấn đề thực sự bất ổn trong đời sống của người dân thì chắc chắn sẽ có một ngày người dân sẽ đứng lên phản kháng. Và khi đó thì liệu Đảng Cộng sản có còn tồn tại được hay không?


Thời Cơ Đã Đến? Chờ Đợi Một Cuộc Cách Mạng Giấy Trắng Khác ở Việt Nam!

(Tuấn Khanh)


(Hình: Người biểu tình tưởng niệm các nạn nhân chết trong vụ hỏa hoạn ở Urumqi. Cuộc tưởng niệm biến thành biểu tình phản đối chính sách Không COVID của chính phủ. Biểu tình diễn ra hôm 28/11/2022 ở Bắc Kinh.)

Không có dòng tin nào về diễn biến lớn đang xảy ra tại Trung Quốc trên các trang báo Việt Nam. Trong khi khắp mạng xã hội người Việt đều có những hình ảnh và tin tức liên quan sự tức giận của dân chúng, bùng nổ tại nhiều thành phố tại Trung Quốc vào cuối tháng 11/2022 thì báo chí dòng chính Việt Nam lại đẩy mạnh những câu chuyện về việc mùa Đông đang đến ở Âu Châu với nỗi khốn khổ vì thiếu khí đốt Nga hoặc bạo loạn ở Bỉ sau trận thua tại Giải Vô địch Túc cầu Thế giới (World Cup).
Có thể thấy giới tuyên truyền viên và Ban Tuyên giáo Việt Nam cũng hết sức bối rối trước bối cảnh này, mặc dù sự kiện đã dội đến Việt Nam gần một tuần. Lệnh trên đưa xuống là ngăn chặn các báo không được đưa tin tức nóng bỏng hiện có ở Trung Quốc, trong khi giới tuyên truyền viên thì vẫn chưa được chỉ đạo những ngôn ngữ hợp lý nào để phản bác lại những người đưa tin. Cho đến khi giới sinh viên và người dân Trung Quốc ở trên khắp thế giới bắt đầu hưởng ứng biểu tình thì người ta mới thấy xuất hiện một giọng điệu phê bình cũ mòn, rằng đó chỉ là những thành phần bất mãn chế độ nhân cơ hội, chứ còn thật ra đa số người dân Trung Quốc đều ủng hộ Tập Cận Bình.

Tại Trung Quốc, sự bất lực trong việc ngăn chặn tin tức của Bắc Kinh đã được tờ The Guardian phanh phui. Các tài khoản bot của Trung Quốc Trung Quốc – các chương trình giả lập con người để phục sự việc đưa tin tự động trên các mạng xã hội - đang được sử dụng tối đa để làm tràn ngập các bề mặt truyền thông bằng quảng cáo dịch vụ khiêu dâm và cờ bạc, khi người dùng tìm kiếm tin về một thành phố lớn trong Trung Quốc, chẳng hạn Thượng Hải hoặc Bắc Kinh, hoặc sử dụng chữ viết Trung Quốc, với từ khóa liên quan. Các bài đăng đầy tính khuyến khích hưởng thụ được thiết kế để che khuất tin tức về các cuộc biểu tình ở Trung Quốc, trong một nỗ lực rõ ràng do nhà nước chỉ đạo nhằm ngăn chặn các tin tức hay video ghi lại các cuộc biểu tình.

Dĩ nhiên Hà Nội cũng không muốn lan truyền những hình ảnh mang tính đoàn kết và phẫn nộ của người dân Trung Quốc, với bối cảnh cũng rất quen thuộc ở Việt Nam vào một năm trước. Món nợ của chính quyền Bắc Kinh bất lực không thể đối phó được với giải pháp chống dịch, chỉ có cách duy nhất là giam nhốt người dân, dường như là một mô tả gián tiếp về sai lầm đang được chia đôi của hai nước liền kề nhau.

Nếu Việt Nam có một nền kinh tế dẻo dai và đủ mạnh, có lẽ giờ phút này nhiều thành phố ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục trong tình cảnh phong tỏa tương tự. Thành phố lớn nhất và giàu có nhất của miền Nam đã được đưa vào để thí nghiệm cho một cuộc xiết chặt y tế, bao gồm cả an ninh và lương thực đã dẫn đến một sự mệt mỏi tận Trung ương: bởi Sài Gòn là thành phố duy nhất có khả năng đóng góp đến 82% ngân sách.

Không phải là người Việt Nam đã lãng quên cơn ác mộng đại dịch COVID-19, chỉ là thói quen không nói ra đã trở thành một tập quán xã hội để giữ an toàn cho bản thân mình. Câu chuyện hỏa hoạn trong vùng phong tỏa tại Urumqi (Tân Cương) giết chết ít nhất 10 người trong một tòa nhà chung cư – đã nhắc người Việt nhớ lại những ngày tháng khắc nghiệt mà họ đã từng trải qua: Chắc chắn con số xác thực về những người chết bởi COVID-19 ở Việt Nam không phải chỉ là hơn 43 ngàn, ít nhất đối với nhiều bệnh nhân ngày thường khác, cũng đã chết lặng lẽ trong phong tỏa. Cách Trung Quốc đối xử một cách tàn nhẫn với người dân, tạo ra một sự liên tưởng, cho thấy chính sách “Zero COVID” là một mệnh lệnh thép để duy trì chế độ chứ không kể đến sự tồn vong của thường dân.

Thế khó của Ban Tuyên giáo và báo chí Việt Nam lúc này là tránh nói về chuyện phản ứng của hàng trăm ngàn người dân Trung Quốc, bởi không muốn mô tả về sức mạnh của người dân đang đòi hỏi thay đổi chính quyền và cả việc nhắc lại một sai lầm còn nóng hổi, đã diễn ra bằng xương máu.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, nhà phân tích sự bế tắc của chủ nghĩa Cộng sản bằng luận thuyết khoa học của mình, đã từng có một nhận định hết sức thú vị “Mọi sự ớn lạnh của Trung Quốc đều dẫn đến run rẩy ở Việt Nam”. Trong khi những thanh niên và người dân Trung Quốc đang giơ tờ giấy trắng để mô tả về một xã hội bị thanh trừng sạch sẽ theo ý đảng Cộng sản thì báo chí Việt Nam cũng gián tiếp đưa những tờ giấy trắng trên trang báo của mình, trơ trẽn nói rằng thế giới này không có gì đáng lưu tâm ngoài lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa và thụ hưởng.

Bất chấp sự tảng lờ cố ý của truyền thông nhà nước, những hình ảnh và tin tức về sự bất mãn của người dân Trung Quốc đang được người dân Việt Nam đưa lại, xuất hiện ngày càng nhiều trên Twitter, Telegram, Facebook hay YouTube. Nó mở ra cho những ai chứng kiến một suy nghĩ khác về sự hùng mạnh bất toại của chế độ độc tài rằng: Nếu một chính quyền bất lương với nhân dân thì nó sẽ bị gọi tên để loại bỏ. Chắc chắn không có ngoại lệ nào trên hành tinh này, kể cả việc lý tưởng hóa về một loại chủ nghĩa được đặt lên người dân, để tuyên truyền rằng giai cấp cầm quyền là tuyệt đối chính nghĩa hay vinh quang mãi mãi.


Nhà Cầm Quyền CSVN Bắt Đầu Lo Sợ Hiệu Ứng Domino, Từ Các Cuộc Biểu Tình ở Trung Quốc! Đám Cháy Sẽ Lan Mạnh Đến Việt Nam?


(Hình: Người dân ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) biểu tình hôm 28/11/2022.)

Một số nhà bình luận thời sự ở Hà Nội cho rằng Cộng sản Việt Nam đang hạn chế đưa tin về những cuộc biểu tình rộng khắp tại Trung Quốc vì lo ngại hiệu ứng domino, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong báo chí.
Từ giữa tuần trước, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở các thành phố của Trung Quốc khi dân chúng bất bình với các biện pháp nghiêm ngặt thuộc chính sách Không COVID của quốc gia có hơn 1,4 tỉ dân.

Các cuộc biểu tình bùng phát sau cái chết của 10 người ở khu vực Tân Cương trong vụ hỏa hoạn chỉ vì lực lượng cứu hỏa không thể đến hiện trường dễ dàng do các hạn chế được áp dụng để phòng chống COVID.Người biểu tình kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng và yêu cầu Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình từ chức.

Theo thông tấn xã Reuters, hàng ngàn người đã tham gia biểu tình ôn hòa ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Thành Đô và nhiều thành phố khác, nguyên tử là sinh viên và trí thức. Người biểu tình giơ cao những tấm giấy trắng để thể hiện sự phản đối.
Chính quyền Trung Quốc đã điều động cảnh sát và an ninh để bắt giữ người biểu tình.

Truyền thông nhà nước, bị kiểm soát chặt chẽ bởi Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã im lặng hoặc đưa tin một cách hạn chế.
Trong số các tờ báo lớn, chỉ có Tuổi Trẻ online đêm 28/11 đưa tin về phản ứng của Liên Hiệp Quốc và Anh quốc cùng Hoa Kỳ về biểu tình của dân chúng ở Hoa Lục. Tuy nhiên, Tuổi Trẻ đã gỡ bài báo này trước lúc mặt trời lên. Đến sáng sớm thứ ba (29/11), màn hình chuyển báo lỗi (404). Đầu đề bài báo ở Google search còn có chữ biểu tình nhưng nội dung đã bị xóa.

Báo mạng VietStock trưa 29/11 có bài Chứng khoán Trung Quốc trượt dốc trước làn sóng biểu tình từ người dân chỉ đưa vắn tắt “Các đợt biểu tình lan rộng vào cuối tuần trước khi người dân ở các thành phố lớn – bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải – đổ ra đường để phản đối các biện pháp kiểm soát dịch COVID của Trung Quốc”.

Việt Nam còn kiểm duyệt tin tức từ truyền thông quốc tế. Tin biểu tình của truyền hình CNN phát trên cáp bị cắt bỏ và hiện lên dòng chữ: Tín hiệu yếu xin quý khách thông cảm.

Đại tá quân đội đã về hưu, Tiến sĩ Nguyễn Phú Hải, cho rằng hành xử của truyền thông nhà nước thiếu tính chuyên nghiệp. Trong tin nhắn gửi đến Đài Á Châu Tự Do (RFA), ông nói:
“Việc Việt Nam không đưa tin về tình hình biểu tình rộng khắp ở Trung Quốc hiện nay là thể hiện của một hệ thống truyền thông thiếu tính chuyên nghiệp. Sự thật và trung thực phải là cốt lõi của truyền thông tử tế!”

Theo ông, người dân Trung Quốc phản đối chính sách cực đoan “Zero COVID” của Đảng Cộng sản Trung Quốc là hành động tất yếu. Họ không thể ngồi yên chịu đói khát, thậm chí là chết bởi chính sách sai lầm của chính phủ.

Sợ ảnh Hưởng Quan Hệ Ngoại Giao Với Trung Quốc

Doanh nhân Đặng Thanh (đổi tên vì lý do an ninh) từ Hà Nội cho rằng phía Việt Nam không đưa tin bất lợi cho Nhà nước Cộng sản Trung Quốc vì sợ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia có quan hệ chiến lược toàn diện và có thể tác động tiêu cực đến các chính sách, trong đó có kinh tế mà chính quyền Trung Quốc áp dụng cho Việt Nam.

Cùng chia sẻ suy nghĩ này, cựu sĩ quan tình báo quân đội Vũ Minh Trí nói với RFA:

“Tôi thấy việc này (hạn chế đưa thông tin về biểu tình ở Trung Quốc- PV) chẳng có gì là lạ. Nó hoàn toàn dễ hiểu, đặc biệt là kể từ năm 1999 khi mà phương châm Bốn tốt-16 chữ vàng được lãnh đạo của hai đảng, hai chế độ nhất trí với nhau”.

Nhà Nước Việt Nam Sợ Hiệu ứng Domino

Một số nhà quan sát thời cuộc cho rằng truyền thông nhà nước không muốn và không dám đưa tin biểu tình của dân chúng ở Trung Quốc vì Chính phủ Việt Nam rất sợ sự phản kháng của dân chúng lây lan từ quốc gia khổng lồ phía Bắc trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang có nhiều bất ổn.

Trong những tuần qua, tại các tỉnh, thành ở Việt Nam đã xảy ra các cuộc biểu tình, tụ tập của người dân phản đối một số ngân hàng, doanh nghiệp vì bị mất tiền đầu tư vào các doanh nghiệp này.

Hà Nội cũng đã từng có kinh nghiệm về những vụ biểu tình quy tụ hàng ngàn người ở các thành phố lớn vào năm 2018 phản đối Dự luật Đặc khu.

Doanh nhân Đặng Thanh cho rằng:
“Tình trạng biểu tình ở Trung Quốc sẽ tác động đến dân trí ở Việt Nam. Nó khích lệ đến nguyện vọng mong muốn thay đổi của người dân nước ta. Đặc biệt là trong thời gian gần đây khi Chính phủ Việt Nam đã có những hành động được cho là thiếu kiên quyết trong việc bảo vệ quyền lợi người dân, khi họ bị thiệt hại lớn bởi các ngân hàng”.

Ông Vũ Minh Trí nói:
“Vận mệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chế độ Cộng sản ở Trung Quốc tương quan với vận mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ Cộng sản ở Việt Nam. Trong bối cảnh chế độ Cộng sản ở Trung Quốc bị dông đảo người dân phản đối và người ta đòi thay đổi thì phía Việt Nam im lặng là điều dễ hiểu vì ‘trông người mà ngẫm đến ta’ hay ‘có tật giật mình’”.

Luật sư và cũng là một nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội, trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh, đặt câu hỏi:
“Trung Quốc là một xã hội toàn trị hơn Việt Nam mà người dân còn biểu tình như vậy thì tại sao người dân Việt Nam không thực hiện quyền biểu tình?”

Nói về quyền biểu tình của người dân, học giả Hà Hoàng Hợp nói:
“Nhà nước Việt Nam trì hoãn nhiều năm việc ban hành luật biểu tình. Hy vọng sẽ không trì hoãn thêm nữa”.

Facebooker Dương Quốc Chính, người có 65.000 người dõi theo trên Facebook, cho rằng việc ngăn chặn tin tức của Việt Nam cũng rất ít tác dụng do mạng xã hội quá phổ biến.

Ông tin rằng truyền hình Nhà nước (VTV) sẽ phải sớm đăng tin nay mai vì “Chặn vô ích thì chặn làm gì? Lại mang tiếng là bị đảng bạn chỉ đạo”.


Tin Quốc Tế Đó Đây:

14 Thành Phố Âu Châu Cam Kết Tham Gia Tái Thiết Thủ Đô Ukraine

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 28/11/2022, Diễn đàn Kinh tế lần thứ bẩy về Kyiv diễn ra tại thủ đô Brussels của Bỉ. Mục tiêu chính là tái thiết thủ đô Ukraine sau chiến tranh. Diễn đàn này cũng có mục tiêu huy động các hỗ trợ để giúp Kyiv vượt qua mùa Đông khắc nghiệt năm nay, khi một phần lớn cơ sở hạ tầng của Ukraine bị quân đội Nga tàn phá.

Theo kênh truyền thông Bỉ RTBF, ít nhất 14 thành phố Âu Châu - bao gồm các chính quyền và các doanh nghiệp tư nhân - cam kết tái thiết thủ đô Kyiv. Trong số các đại diện thành phố tham dự diễn đàn Paris, Brussels, Helsinki hay Sarajevo. Đại diện các thành phố Âu Châu nói trên hứa sẽ thông báo cho nhau về các phương tiện có thể đáp ứng các nhu cầu của Kyiv.

Nhu cầu là rất lớn. Một phần lớn các cơ sở hạ tầng của Kyiv đã bị phá hủy. Thị trưởng Kyiv, ông Vitali Klitschko, nhấn mạnh: “Hệ thống sưởi, điện, nước, tất cả đã bị phá hủy chỉ trong ít ngày. Hiện tại, chúng tôi đang làm việc 24 trên 24 tiếng đồng hồ, để phục hồi các cơ sở hạ tầng nói trên. 40 đến 50% gia đình hiện vẫn bị mất điện”.

Nhu cầu khẩn cấp hàng đầu là máy phát điện. Từ nhiều tuần qua, thủ đô nước Bỉ đã viện trợ cho Kyiv và cam kết hỗ trợ thủ đô Ukraine trong việc sửa chữa các nhà máy điện bị Nga oanh kích.

Trong khi đó, hôm nay, Hoa Kỳ cho biết, bên lề hội nghị của Khối Minh ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) tại thủ đô Bucharest của Lỗ Ma Ni, sẽ công bố một gói trợ giúp tài chánh “quan trọng” để giúp Kyiv khắc phục các thiệt hại do Nga gây ra. Khoản trợ giúp này nằm trong kế hoạch quốc tế của các nhà cấp vốn “hỗ trợ cuộc kháng cự dân sự của người Ukraine”. Một hội nghị về chủ đề này dự kiến diễn ra tại Paris ngày 13/12 tới.

Các Ngoại trưởng NATO họp tại Bucharest trong 2 ngày 29 và 30/11. Một chủ đề chính là các hậu thuẫn của Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương là hỗ trợ Ukraine chống xâm lăng Nga về các phương tiện quân sự và dân sự. Theo thông tấn xã Reuters, trong một phát biểu tại Bucharest, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh một lần nữa: “NATO sẽ ủng hộ Ukraine chừng nào còn cần thiết”, và Ukraine phải giành được thêm chiến thắng trên chiến trường, để đàm phán tìm giải pháp hòa bình Nga được thuận lợi.

Khối NATO đang xem xét tăng cường hỗ trợ Ukraine về hệ thống phòng không và đạn dược. Bên cạnh đó là các phương tiện “phi sát thương”, như thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái, nhiên liệu, vật tư y tế và các trang thiết bị dùng cho mùa Đông.

Chiến Tranh Ukraine: Nga Tính Toàn Gì Mà Dồn Chiến Hạm Về Biển Đen, Biển Azov và Địa Trung Hải

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 28/11/2022, phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy miền Nam của quân đội Ukraine, bà Natalia Houmenyuk khẳng định trên truyền hình Ukraine là Nga đang tập trung các chiến hạm ở Biển Đen để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới.

Theo báo Le Monde, phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy miền Nam của quân đội Ukraine nói đến sự hiện diện của một tàu tuần dương “phóng phi đạn, mang theo 8 phi đạn loại Kalibr”. Đối với bà Natalia Houmenyuk, điều này cho thấy Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới nhắm vào Ukraine.

Theo Hải quân Ukraine, 11 chiến hạm Nga, trong đó có cả tàu tuần dương trang bị phi đạn nói trên hiện giờ đang tập trung ở Biển Đen, ngoài khơi Ukraine. Ngoài ra, còn có nhiều tàu khác của Nga hiện diện ở vùng biển Azov và Địa Trung Hải, với tổng số 76 phi đạn có thể được phóng đi.

Trước đó, tối Chủ Nhật, trên video phát thường nhật, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky đã cảnh báo là tình hình tuần này có thể cũng nhiều khó khăn như tuần trước, ý nói tới các vụ pháo kích của Nga khiến Ukraine mất điện trên diện rộng trong khi mùa Đông đã bắt đầu, nhiệt độ xuống rất thấp.

Trong khi đó, sau cuộc họp với Tổng thống Lỗ Ma Ni Klaus Yohannis, tại Bucharest, Tổng Thư ký Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg hôm 28/11 lưu ý: “Chúng ta phải chuẩn bị đối phó với các cuộc tấn công mới nhắm vào Ukraine”.

Lãnh đạo NATO cảnh báo, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang “cố sử dụng mùa Đông như một loại vũ khí chiến tranh chống lại Ukraine”. Ông Stoltenberg nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc NATO phải đầu tư vào quốc phòng, bởi vì Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương đang phải “đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất từ một thế hệ nay”.

Về phía Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW), Giám đốc cơ quan này nói chiến tranh ở Ukraine làm gia tăng mối đe dọa về việc “sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm cả vũ khí hóa học”.
Thông tấn xã AFP nhắc lại các mối đe dọa và cáo buộc về việc sử dụng vũ khí nguyên tử, hóa học và sinh học đã được nhắc đến kể từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra, nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các loại vũ khí này đã được khai triển.

Chiến Tranh Ukraine: Liên Hiệp Âu Châu Tìm Cách Chống Luồn Lách Trừng Phạt Nga

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay song song với việc viện trợ Ukraine chống quân xâm lược, Liên Hiệp Âu Châu (EU) đang tìm cách phát huy hiệu quả các biện pháp trừng phạt Nga.

Quả thực, các trừng phạt mà Liên Hiệp Âu Châu ban hành kể từ khi Vladimir Putin điều quân xâm lược Ukraine hôm 24/2/2022 đã nhiều lần bị lách. Từ thủ đô Brussels của Bỉ, thông tín viên Pierre Benazet của Đài RFI ngày 29/11/2022 gửi về bài tường trình:

Biện pháp chống luồn lách sẽ được áp dụng đối với mọi loại trừng phạt mà Liên Hiệp Âu Châu ban hành, nhắm vào Iran, Miến Điện, rồi Venezuela hoặc Somalia, nhưng dĩ nhiên và trên hết là nước Nga bị đưa vào tầm ngắm của Liên Hiệp Âu Châu. Trước khi Nga xâm lược Ukraine, Liên Hiệp Âu Châu đã ban hành các biện pháp trừng phạt sau khi Mạc Tư Khoa công nhận các nước Cộng hòa ly khai Donetsk và Lugansk. Cho đến nay, Liên Hiệp Âu Châu đã ban hành liên tiếp 8 loạt biện pháp trừng phạt, một nửa số đó bao gồm các biện pháp lấp lỗ hổng của các trừng phạt đã được ban hành trước đó.

Thế nhưng, dĩ nhiên là các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu chỉ có thể nhắm vào những đối tượng mà Liên Hiệp Âu Châu muốn trừng phạt. Do vậy, từ nay, nếu các nước khác lách các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu, họ sẽ bị Liên Hiệp Âu Châu xem là phạm tội hình sự. Ví dụ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua là việc Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc vận chuyển dầu lửa của Nga đến Âu Châu.

Trước mắt, đó là một quyết định mang tính nguyên tắc, bởi vì các định chế của Liên Hiệp Âu Châu hiện giờ phải lập một danh sách các biện pháp trừng phạt áp dụng với những đối tượng vi phạm. Và nhất là phải có một quy định chung về hành vi lách lệnh trừng phạt vì hiện giờ 27 nước thành viên vẫn có định nghĩa khác nhau.


Tổng Thống Pháp Tới Hoa Thịnh Ðốn Để Thảo Luận Về Ukraine và Chính Sách Thương Mại

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 29/11/2022, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến Hoa Thịnh Ðốn và sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức cấp quốc gia 2 ngày, từ sáng 30/11.

Năm 2018, ông Macron đã có chuyến công du Mỹ cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng thống Donald Trump. Do vậy, lần này là chuyến thăm cấp Nhà nước thứ hai của ông Macron, một “vinh dự” mà nguyên thủ Pháp hy vọng có thể tận dụng để thúc đẩy một giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến tại Ukraine, bảo vệ Âu Châu trước chính sách bảo hộ thương mại Mỹ. Nguyên thủ Pháp cũng hy vọng củng cố lại mối quan hệ song phương Paris-Hoa Thịnh Ðốn bị rạn nứt sau vụ phá vỡ hợp đồng bán tàu ngầm cho Úc Ðại Lợi. Từ Hoa Thịnh Ðốn, đặc phái viên đài RFI, Valerie Gas tường thuật:

Đây là cuộc thăm viếng cấp Nhà nước đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden và chính Emmanuel Macron là người được hưởng. Tại điện Elysée, người ta không quên nhắc lại điều đó để chứng tỏ tầm quan trọng của sự kiện, bởi vì Emmanuel Macron còn là vị Tổng thống Pháp đầu tiên đã được Hoa Thịnh Ðốn hai lần mời đến thăm Mỹ ở cấp Nhà nước, nấc cao nhất trong nghi thức lễ tân, một biểu hiện trọng thị hiếm có và đánh giá cao theo như những người thân cận của Tổng thống Pháp. Họ ca tụng một mối quan hệ “vô cùng đặc biệt” giữa Pháp và Mỹ, một mối quan hệ từng trải qua một thời kỳ giá lạnh khi Úc Ðại Lợi hủy bỏ một hợp đồng quan trọng với Pháp và chuyển sang hợp tác với Mỹ, liên quan đến việc cung cấp tàu ngầm.

Thế rồi, thời gian cũng trôi qua và Emmanuel Macron thực hiện chuyến công du này với tham vọng củng cố một “mối quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương” mới, rút ra từ những hệ quả cuộc chiến tranh tại Ukraine và bảo đảm cho Âu Châu có một chỗ đứng trong cuộc tranh đua toàn cầu nhất là với Trung Quốc.

Với Joe Biden, Tổng thống Macron vào thời điểm hiện tại, ít dùng tới lá bài mối quan hệ cá nhân như ông đã từng làm với Donald Trump dù rằng những người thân cận của ông mô tả mối quan hệ với Biden là thuận hòa và hữu nghị. Tại Hoa Thịnh Ðốn, một trong số các thách thức đối với Macron là làm thế nào thể hiện sự gần gũi của ông với Tổng thống Mỹ.


Phần Lan Mua Thêm Vũ Khí Từ Hoa Kỳ Để Tăng Cường Phòng Thủ


(Hình: Một chiếc phi vơ F/A-18C Hornet được nạp AGM-154 JSOW được phóng từ hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk. AGM-154 JSOW là một trong những vũ khí mà Hoa Kỳ vừa đồng ý bán cho Phần Lan.)
- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa phê duyệt thương vụ bán vũ khí quan trọng thứ hai cho Phần Lan trong vòng 1 tháng, giúp nước láng giềng Bắc Âu của Nga trong nỗ lực tăng cường phòng thủ do chiến tranh ở Ukraine, Phần Lan và Hoa Kỳ cho biết.

Sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2, chính phủ Phần Lan đã quyết định cấp thêm 1,7 tỉ Euro (1,76 tỉ Mỹ kim) để mua vũ khí và các vật liệu quốc phòng khác chỉ riêng trong năm nay.

Cố vấn Chính phủ Iikka Marttila thuộc Bộ Quốc phòng Phần Lan cho biết hôm thứ Ba (29/11/2022) rằng: “Một phần đáng kể trong số đó sẽ được chi cho (các giao dịch mua từ) Hoa Kỳ”.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng đề xuất bán phi đạn chiến thuật AIM 9X Block II, AGM-154 JSOW và các thiết bị liên quan, với giá ước tính 323,3 triệu Mỹ kim, sẽ cải thiện năng lực vũ khí không đối không và không đối đất của Phần Lan.
Phần Lan có kế hoạch sử dụng các phi đạn này với phi đội máy bay tàng hình F-35 mới mà họ cũng đang mua từ Hoa Kỳ.

Đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã phê duyệt việc bán 150 Hệ thống pháo phản lực đa nòng có dẫn hướng và các thiết bị liên quan với chi phí ước tính là 535 triệu Mỹ kim.

Phần Lan đã xây dựng khả năng phòng thủ riêng trong nhiều thập niên, nhưng sau khi Nga khởi xướng “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, Phần Lan đã xin gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) cùng với nước láng giềng Thụy Điển, một động thái đảo ngược chính sách an ninh lâu nay của họ.

Ông Marttila cho biết việc chấp thuận bán vũ khí của Hoa Kỳ diễn ra vào thời điểm có nhu cầu quốc tế cao và sự cạnh tranh đối với các hệ thống vũ khí vì lý do chiến tranh.

“Tất nhiên chúng tôi nhấn mạnh vị trí của mình là nước láng giềng của Nga và tìm cách gây ảnh hưởng theo cách mà chúng tôi có thể làm để mua những thứ này càng nhanh càng tốt”, ông nói với Reuters, đồng thời cho biết thêm các giao dịch mua vũ khí mới nhất sẽ được Bộ phê duyệt vào đầu năm tới.


Gia Nã Ðại Gia Tăng Chi Tiêu Quốc Phòng và An Ninh Mạng Để Đối Phó Với Trung Quốc


(Hình: Hộ vệ hạm Gia Nã Ðại HMCS Calgary tham gia diễn tập RIMPAC 2016 tại Hawaii, Mỹ, tháng 8/2016.)

- Ngày 29/11/2022, Đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay trong Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới công bố vào hồi cuối tuần qua, Gia Nã Ðại đặt ra kế hoạch chi khoảng 1,7 tỉ Mỹ kim cho quốc phòng và an ninh mạng trong khu vực và cam kết sẽ đối phó với một Trung Quốc đang gây bất ổn.
Trong bản chiến lược dài 26 trang, Gia Nã Ðại đã chỉ ra một loạt các hoạt động của Trung Quốc gây quan ngại bao gồm vấn đề Biển Đông, cưỡng bách lao động và nhân quyền ở Tân Cương.

Theo chiến lược này, Gia Nã Ðại sẽ gia tăng sự hiện diện của Hải quân nước này trong khu vực và tăng cường tương tác quân sự, khả năng tình báo nhằm hạn chế những hành động cưỡng bách và đe dọa an ninh khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Gia Nã Ðại Anita Anand nói tại một họp báo rằng Gia Nã Ðại sẽ điều 3 khu trục hạm đến khu vực này hàng năm. Ngoài ra các máy bay và quân đội Gia Nã Ðại cũng sẽ tham gia các hoạt động tập trận chung tại đây.
Chính phủ Gia Nã Ðại cho biết sẽ hợp tác cùng với các đối tác như Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu (EU) trong các vấn đề về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên mới đây đã lên tiếng phản đối chiến lược này của Gia Nã Ðại.
“Chiến lược của Gia Nã Ðại về Trung Quốc đầy những định kiến ý thức hệ, phóng đại cái gọi là mối đe dọa của Trung Quốc vowisi những cáo buộc không căn cứ và tấn công nhắm vào Trung Quốc” – ông Triệu Lâp Kiên nói.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định nước này theo đuổi con đường phát triển hòa bình và “sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền, không bao giờ xâm lược”.


Tin Việt Nam

Cao Bằng: 18 Học Sinh Bị Ngất, Khóc Thét, Nghi Do Rối Loạn Phân Ly



(Hình: Các Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra tâm lý học sinh tại điểm trường Bắc Kạn có 9 trẻ bị rối loạn “phân ly tập thể”.)

- Ngày 29/11/2022, Đài Á Châu Tự Do trích thuật tin của truyền thông trong nước cho hay 18 học sinh tại một trường tiểu học ở Cao Bằng bỗng dung bị ngất, khóc thét, sợ hãi, nghi mắc hội chứng rối loạn phân ly tập thể.
Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng, ông Nông Tuấn Phong nói trên tờ VNExpress đây là chứng rối loạn tâm lý thường gặp ở môi trường đông người, nhất là trường học.

Hiện 18 học sinh, có hai nam, 16 nữ là học sinh tại 2 trường Tiểu học Nà Rại và Cốc Pàng đang được theo dõi sức khỏe tại nhà.

Đại diện nhà trường cho truyền thông hay, sự việc xảy ra hôm 24/11, khi đó có một số học sinh bỗng dưng ngất, khóc thét, co cứng chân tay, sợ hãi, gọi hỏi không trả lời, kích động, đánh người.... Thời gian mỗi cơn kích động kéo dài khoảng từ ba đến năm phút, sau đó tăng dần lên 10-30 phút.

Sau đợt kích động, các em ngủ lịm khoảng 10-20 phút rồi tỉnh lại và tiếp xúc bình thường. Triệu chứng chỉ xuất hiện khi ở nơi đông người, khởi phát từ một học sinh và lan truyền sang các em khác.

Theo ông Phong, kết quả khám lâm sàng ban đầu không có bất thường bệnh lý, hầu hết các em có biểu hiện tâm lý. Sau khi kiểm tra, đánh giá, ngành y tế xác định các em mắc chứng rối loạn phân ly tập thể, điều trị chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý và giáo dục.
Cũng theo ông Phong, trong 2 ngày 25 và 26/11, các Bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng đã đến trường hướng dẫn các giáo viên giải quyết khi xảy ra ca bệnh tương tự, nhanh chóng đưa học sinh bị bệnh ra phòng riêng, yên tĩnh để theo dõi.

Ông Phong cho biết nhiều trẻ bị rối loạn phân ly không phải bất thường, hiện tất cả đều ổn định song cần gia đình và nhà trường phối hợp để không lặp lại và phụ huynh không nên tỏ ra quá lo lắng.

Theo Bác sĩ Nguyễn Mai Hương, Phó Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), rối loạn phân ly là một nhóm các bệnh lý tâm thần thường gặp, tỷ lệ 0,3-0,5% dân số mắc. Rối loạn phân ly tập thể là tình trạng xảy ra đồng loạt trong một nhóm hoặc một tập thể như trường học, đám đông. Khi một người trong nhóm có biểu hiện bệnh, những người còn lại có xu hướng “bị lan truyền”. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ những tổn thương não bộ gây rối loạn phân ly và rối loạn phân ly tập thể. Theo Bác sĩ Hương, một trong những yếu tố thuận lợi khiến trẻ mắc chứng bệnh trên là sống trong môi trường giáo dục không thích hợp, cha mẹ quá nuông chiều hoặc quá khắt khe với con.... Ngoài ra những người nhân cách yếu, thiếu kiềm chế, thiếu tự chủ, tính dễ xúc động, thích được chú ý, cơ thể suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, trong giai đoạn dậy thì... cũng dễ mắc.


TikToker Nờ Ô Nô Bị Phạt Hơn 7 Triệu Đồng


(Ảnh: Đoạn video của TikToker Nờ Ô Nô gây “bão mạng”.)

- TikToker Nờ Ô Nô vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông Tp. HCM phạt 7,5 triệu đồng vì hành vi đăng tải loạt video có nội dung không tôn trọng người già neo đơn.
Theo truyền thông nhà nước, vào chiều ngày 29/11/2022, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Tp. HCM phối hợp Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng kỹ thuật cao Công an Tp. HCM làm việc với ông Phạm Đức Tuấn (chủ kênh TikTok Nờ Ô Nô) về việc đăng tải video clip “Một ngày tử tế của Nô, Người nghèo ăn gì - Nờ Ô Nô cho ăn đó” có nội dung bị cho là không tôn trọng người già neo đơn.

Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã lập biên bản vi phạm và ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông Tuấn về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc với mức phạt tiền 7,5 triệu đồng. Đồng thời buộc TikToker này cam kết không tái phạm.

TikToker Nờ Ô Nô với tài khoản có hơn 600.000 lượt người theo dõi đã gây bất bình trong dư luận mạng những ngày qua vì loạt video được cho là có sử dụng những từ ngữ thiếu tôn trọng người nghèo. Trong series này, Tiktoker đã dùng những câu như “Nghèo mà còn chê đồ ăn” hay “bớt nghèo lại đi nha, không ai giúp hoài đâu”.

Đoạn clip với hơn 4 triệu lượt xem đã bị xóa khởi TikTok sau đó.

Sau khi vấp phải phản đối trên mạng và báo chí trong nước, tài khoản TikTok này vào ngày 28/11 cũng đã bị khóa.


Hà Nội Kêu Gọi Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn Về Đầu Thú Trước Phiên Tòa Sơ Thẩm


(Hình: Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC.)

- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao yêu cầu bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng bảy người đang bỏ trốn về đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng ngay trước phiên Tòa Sơ thẩm dự kiến diễn ra vào ngày 21/12/2022 tới.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và 35 bị cáo khác sẽ bị đưa ra xét xử trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.
Cả tám bị can đang trốn lệnh truy nã đều bị truy tố tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngoài ra, bà Nhàn và ông Trần Mạnh Hà (Phó tổng Giám đốc Công ty AIC) – người cũng đang bỏ trốn – còn bị truy tố thêm tôi “Đưa hối lộ”.

Theo cáo trạng, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã thiết lập quan hệ với lãnh đạo tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Ðầu tư và các sở, ngành khác của tỉnh Đồng Nai rồi câu kết, thông đồng với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế… thiết lập “quân xanh” tham gia đấu thầu và trúng 16 gói thầu, thu lợi bất chính gần 150 tỉ đồng.

Ngoài ra, bà Nhàn còn bị cáo buộc đã chỉ đạo cấp dưới nhiều lần đưa hối lộ cho cựu Bí thư Đồng Nai, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai mỗi người 14,5 tỉ đồng, và cựu Giám đốc Sở Y tế Đông Nai 14,8 tỉ đồng.

Bà Nhàn cũng bị báo chí Pháp và Do Thái đưa tin là người trung gian trong các thương vụ mua bán vũ khí giữa Chính phủ Việt Nam và Do Thái trị giá khoảng 500 triệu Mỹ kim.
Báo Haaretz của Do Thái trích một nguồn tin giấu tên ở Việt Nam cho rằng nguyên nhân thực sự đứng đằng sau vụ truy tố bà Nhàn là do các thỏa thuận mua bán vũ khí. Lý do chính là cuộc cạnh tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Công an Tô Lâm.


Bà Nguyễn Phương Hằng Bị Tạm Giam Thêm 2 Tháng


(Hình: Bà Nguyễn Phương Hằng,)
- Truyền thông nhà nước loan tin hôm 29/11/2022 cho hay bà Nguyễn Phương Hằng bị tiếp tục tạm giam thêm 2 tháng để điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện Kiểm sát Nhân dân Tp. HCM.

Bà Nguyễn Phương Hằng (sinh năm 1971) – Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam – bị khởi tố về tội “Lợi dụng cá quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Theo truyền thông nhà nước, Viện Kiểm sát Nhân dân Tp. HCM đã có lệnh tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị truy tố từ Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Tp. HCM. Theo quy định, Viện Kiểm sát nghiên cứu hồ sơ và đưa ra quyết định truy tố bà Hằng thì sẽ ra cáo trạng. Còn nếu hồ sơ còn nhiều vấn đề cần làm rõ thì Viện Kiểm sát sẽ có quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung như trên.

Bà Hằng bị bắt giam từ ngày 24/3/2022 và sau đó liên tục bị gia hạn tạm giam để điều tra. Ngày 21/6, bà Hằng bị gia hạn tạm giam thêm 2 tháng. Đến ngày 18/8, bà hằng bị gia hạn tạm giam thêm 19 ngày. Đến tháng 9, bà Hằng bị gia hạn tạm giam thêm 2 tháng.

Hồi đầu tháng 11, Viện Kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án của bà Hằng sau khi Cơ quan Điều tra hoàn tất kết luận điều tra.
Hồi tháng 10, gia đình bà Hằng đã viết đơn xin cho bà Hằng được tại ngoại điều tra để chữa bệnh, nhưng cho đến giờ bà Hằng vẫn tiếp tục bị tạm giam.


Hơn 41 Ngàn Người Lao Động Mất Việc, Gần 7.000 Người Bị Nợ Lương

- Đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay hơn 41 ngàn người lao động bị chấm dứt hợp đồng và hơn 400 ngàn người bị giảm giờ làm, thôi việc, ngừng việc từ giữa năm 2022 đến nay.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết thông tin trên tại hội nghị trực tuyến về tình hình cắt giảm việc làm trong doanh nghiệp diễn ra chiều 28/11/2022.

Cụ thể, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động cho biết, qua số liệu thống kê tại 44 tỉnh, thành từ giữa năm 2022 đến nay, có 1.235 doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất đã làm ảnh hưởng tới 472.000 công nhân, trong đó 41.500 người bị chấm dứt hợp đồng lao động, số còn lại bị giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng….

Trong số đó, có hơn 30.270 lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và 9.441 lao động đang trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị ảnh hưởng.

Cũng theo Tổng Liên đoàn Lao động, tính tới điểm hiện nay, có 30 doanh nghiệp nợ lương của 6.946 người lao động với tổng số tiền là 110,227 tỉ đồng; có 121 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của 32.315 lao động với tổng số tiền là 237,932 tỉ đồng.

Đó cũng là một trong những nguyên do khiến hàng loạt cuộc đình công đã xảy ra. Theo con số thống kê được truyền thông nhà nước trích dẫn, đến cuối tháng 11, đã có 144 cuộc ngừng việc tập thể tại các khu công nghiệp, chế xuất, khu kinh tế, tăng 53 cuộc so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân phần lớn vẫn liên quan đến lương, phúc lợi bị cắt giảm hoặc chưa được điều chỉnh trong khi lao động tiếp tục bị giảm sút thu nhập sau hai năm đại dịch COVID-19.

Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động dự báo khó khăn sẽ tiếp tục kép dài và trong năm 2023 sẽ còn nhiều lao động mất việc, bị cắt giảm việc làm. Thậm chí, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động đưa ra dự đoán sẽ có thể có nhiều chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nợ lương, bảo hiểm xã hội cùng nhiều chế độ khác.


Xuất Cảng Điện Thoại Di Động Từ Việt Nam Giảm Trong Tháng 11


(Hình: Công nhân đii vào nhà máy của Samsung ở Thái Nguyên hôm 13/10/2016.)
- Ngày 29/11/2022, Đài Á Châu Tự Do trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay sản xuất và xuất cảng điện thoại di động của Việt Nam đã giảm trong tháng 11 theo số liệu thống kê của Chính phủ.

Theo thông tấn xã Reuters, đây là dấu hiệu cho thấy hãng Samsung Electronics đang thay đổi để đáp ứng với nhu cầu đang xuống trên toàn cầu.

Sản lượng điện thoại di động trong 11 tháng qua của Việt Nam đã giảm 6,1% theo số liệu của Tổng cục Thống kê. Theo số liệu được công bố, giá trị xuất cảng của điện thoại di động trong tháng 11 giảm 1% so với tháng trước đó và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Điện thoại di động của Samsung sản xuất tại Việt Nam vốn chiếm một nửa sản lượng điện thoại di động của hãng này và chiếm 1/5 xuất cảng của Việt Nam.

Thông tấn xã Reuters trích dẫn các nguồn tin từ Chính phủ, nhân viên Samsung xác nhận là hãng này gần đây đã cắt giảm sản xuất điện thoại di động tại Việt Nam lần thứ hai trong năm nay.
Hiện không rõ là Samsung có cắt giảm sản xuất toàn bộ hay chỉ chuyển dịch sản xuất sang các nước khác.

Samsung đầu tư khoảng 18 tỉ Mỹ kim vào sáu nhà máy ở Việt Nam. Hai trong số các nhà máy này chuyên sản xuất điện thoại di động. Hiện Samsung chưa đưa ra bình luận gì về thông tin mới.

Hồi đầu tháng này, một nguồn tin cho thông tấn xã Reuters biết Samsung đã cắt giảm sản xuất đáng kể thêm lần nữa sau khi hãng này đã giảm bớt sản xuất tại Việt Nam vào nửa đầu năm vào thời kỳ đại dịch. Môt nguồn tin Chính phủ cho Reuters biết Samsung cắt giảm sản xuất hai lần trong năm nay.

Ba nhân viên của hãng nói với thông tấn xã Reuters về thông tin cắt giảm này và cho biết công nhân được phép lấy ngày nghỉ phép năm dù ngày lễ Giáng sinh đang đến gần, trái ngược với các năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, xuất cảng của Việt Nam trong tháng 11 đã giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 29,18 tỉ Mỹ kim.


Việt Nam Xuất Lô Bưởi Đầu Tiên Sang Hoa Kỳ


(Hình: Trồng bưởi xuất cảng ở Bến Tre.)

- Tòa tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn thông báo trên trang Facebook của họ hôm 28/11/2022 rằng Việt Nam vừa xuất cảng lô bưởi đầu tiên sang Hoa Kỳ.
Đăng kèm theo bức ảnh xe vận chuyển lô bưởi thứ nhất sang thị trường Mỹ, cơ quan ngoại giao này cho biết rằng “100 tấn bưởi Việt Nam được xuất cảng sang Mỹ hôm nay”.

Cổng thông tin chính phủ (VGP News) đưa tin, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức lễ công bố xuất cảng lô bưởi đầu tiên của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam được dẫn lời “chia sẻ niềm vui, niềm tự hào khi trái bưởi của Việt Nam đã chính thức được xuất cảng sang Hoa Kỳ” và “Bến Tre là địa phương xuất cảng lô bưởi đầu tiên sang thị trường đầy tiềm năng và đòi hỏi tiêu chuẩn, chất lượng cao này”.

Theo VGP News, tỉnh Bến Tre đã hướng dẫn, hỗ trợ người dân chăm sóc vườn bưởi theo tiêu chuẩn an toàn, chất lượng; chú trọng đến các đối tượng kiểm dịch thực vật phía Hoa Kỳ, quan tâm cũng như xây dựng các vùng trồng, tổ chức sơ chế, đóng gói sau thu hoạch bảo đảm đúng quy định.

Cổng thông tin chính phủ cũng dẫn lời Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam nói rằng “đây là cơ hội quý giá đối với trái bưởi tươi và tiếp tục hứa hẹn kết quả đàm phán tích cực để mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam trong thời gian tới”.

Theo VGP News, ông Nam “bày tỏ niềm tin tưởng rằng trái bưởi hay bất kỳ loại nông sản nào khác muốn đi xa, tạo thị trường bền vững, thì mọi thành phần tham gia trong chuỗi giá trị nông sản cần phải chung sức chung lòng, hợp tác để cùng đi lên”.


Đừng Tin Những Gì CS Nói: Trung Quốc Nói Đã Đuổi Chiến Hạm Mỹ Khỏi Khu Vực Quần Đảo Trường Sa


(Hình: Tàu USS Chancellorsville có phi đạn điều hướng ở Cảng San Diego, Hoa Kỳ, trong một cuộc diễn tập vào tháng 3/2013.)

- Hôm 29/11/2022, Quân đội Trung Quốc cho biết quân đội nước này đã đuổi một tàu tuần dương có phi đạn điều hướng của Mỹ ra khỏi vùng nước gần khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ đã bác bỏ thông tin này.

Thông tấn xã Reuters trích lời phát ngôn viên Bộ tham mưu Chiến khu miền Nam của Quân Giải phóng Nhân dân Trung hoa – Điều Quân Lý (Tian Junli) – nói rằng: “Các hành động của quân đội Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc”.
Chiến hạm của Hải quân Mỹ có tên USS Chancellorville gần đây đã đi qua khu vực Eo biển Đài Loan.

Theo thông tấn xã Reuters, Hải quân Hoa Kỳ trong một tuyên bố mới đã gọi tuyên bố của Trung Quốc là “sai” và gọi đây là “hành động mới nhất “trong một loạt các hành động của Trung Quốc nhằm làm sai lệch về các hoạt động trên biển hợp pháp của Mỹ”.
“Tàu USS Chancellorsville thực hiện hoạt động tự do hàng hải – FONOP – theo luật quốc tế và đã tiếp tục thực hiện cá hoạt động bình thường ở vùng biển nơi tự do ở vùng biển quốc tế được áp dụng” – tuyên bố của Hải quân Mỹ viết.

Trung Quốc hiện đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông với đường đứt khúc chín đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển nhưng đã bị Tòa Trọng tại quốc tế bác bỏ trong một phán quyết hồi năm 2016.

Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần lên tiếng phản đối những đòi hỏi về chủ quyền quá đáng ở Trung Quốc tại vùng biển này. Để thách thức các hành động của Trung Quốc, Hoa Kỳ thường xuyên cho tàu tuần tra đi vào Biển Đông, đi sát vào các đảo và bãi đá mà Trung Quốc đòi chủ quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét