Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

“Siêu bịp" chưa có đối thủ trong lịch sử: Bán đồng nát tháp Eiffel 2 lần trót lọt, hô biến giấy thành tiền, đến trùm xã hội đen cũng tin lời răm rắp

Cho đến cuối đời, Victor Lustig vẫn còn trong song sắt và vẫn tiếp tục... lừa đảo. Count Victor Lustig được coi là kẻ lừa đảo “vĩ đại” nhất từ trước đến nay. Ông bắt đầu việc này từ khi còn trẻ, mưu đồ của Lustig đã gây rúng động thế giới khi bán được tháp Eiffel của Paris không chỉ một lần mà đến hai lần. Victor Lustig sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở Áo-Hungary, biết 5 thứ tiếng và là kẻ lừa đảo khét tiếng nhất trong lịch sử. Bộ óc thiên tài sa vào con đường bất chính  Nếu bạn từng nghiên cứu về những kẻ lừa đảo nổi tiếng hoặc xuất sắc nhất trong lịch sử, thì cái tên Victor Lustig sẽ luôn đứng đầu. Victor đã được nhận vào Sorbonne - một trong những trường đại học danh tiếng nhất châu Âu.
<!>
Cuộc đời của ông đã có một ngã rẽ sai lầm khi quyết định bỏ học đại học để theo đuổi con đường "bất chính". Đến năm 25 tuổi, anh ta đi khắp thế giới, phạm nhiều tội dưới những cái tên khác nhau.

Victor nắm giữ kỷ lục bị bắt hơn 50 lần. Nhưng bằng nhiều cách khác nhau, ông luôn thoát án vì các nhà chức trách không thể tìm đủ bằng chứng.

Ngoài những đặc điểm nhận dạng như có vết sẹo lồi trên xương gò má trái hay bịa chuyện về việc sinh ra ở thị trấn Hostinné của Séc vào năm 1890, người ta hầu như không có bất kỳ thông tin nào khác về danh tính của người đàn ông bí ẩn này.

Phần lớn những người đã từng tiếp xúc với Victor Lustig đều phải thừa nhận rằng đây là một người đàn ông vô cùng có sức hấp dẫn. Phong thái, ánh mắt cho tới cách nói chuyện của Lustig tạo cảm giác gần gũi và hàm chứa sự quan tâm mà không phải ai cũng làm được.
Cả gan bán máy in tiền

Phi vụ lớn đầu tiên của Lustig là lừa bán một chiếc máy in tiền với giá 10.000 USD.

Victor Lustig đã lừa đảo mọi người bằng việc bán những chiếc hộp có khả năng in những tờ 100 USD. Những công cụ in tiền này sẽ có giá từ 20.000 đến 30.000 USD.

Sự thật là anh ta đã để sẵn một vài tờ 100 USD giả, sau đó chúng sẽ trồi ra rất chậm khỏi hộp như thể chúng đang được in. Vì mất khoảng sáu giờ để “in” ra một tờ tiền, cho nên đến khi hai hoặc ba tờ tiền trong hộp được “in” xong thì Victor đã đi từ lâu.

Kể từ đó, Victor bươn chải gần xa, thậm chí còn có thời gian sang Mỹ và lừa đảo được hàng trăm nghìn USD từ các ngân hàng và doanh nhân ở đây.
Hai lần "bán đồng nát" tháp Eiffel

Không dừng lại ở việc bán máy in tiền, "siêu lừa đảo" còn nảy ra ý tưởng buôn tháp Eiffel.

Victor thuê người làm giả giấy tờ để mình "đóng vai" quan chức của chính phủ Pháp. Với câu chữ mơ hồ nhưng trịnh trọng, ông ta gửi thư mời năm nhà buôn sắt vụn lớn nhất trong thành phố tới gặp mặt tại khách sạn Crillon (một trong những khách sạn hào nhoáng bậc nhất của Paris) để bàn chuyện khẩn.

Cùng với một siêu lừa khác, Lustig chuẩn bị một loạt giấy tờ liên quan và mời chào 6 nhà tư bản ngành luyện kim tới khách sạn Crillon trên quảng trường Concorde để bàn bạc về số phận ngọn tháp.

Nhờ khả năng ăn nói lưu loát, thông thuộc nhiều ngoại ngữ và ngoại hình bảnh bao, Lustig dễ dàng sắm vai Thứ trưởng Bộ Bưu điện Pháp. Lustig vờ tiết lộ về kế hoạch mua bán sắt vụn tháp Eiffiel do kinh phí sửa chữa quá lớn và rằng chỉ có duy nhất những người được y mời đến mới biết được thông tin này bởi chính phủ không muốn những người yêu mến biểu tượng của nước Pháp phản đối.

Sau phiên đấu giá kín, doanh nhân Andre Poisson thành công khi trở thành chủ hạng mục tháo dỡ tháp với mức giá 50.000 USD. Vị triệu phú này thậm chí còn viết ngay một tấm séc và trao lại cho thứ trưởng giả vì những tưởng thắng phi vụ làm ăn béo bở.

Nhưng tới khi mang theo một đội thi công tới tháo dỡ, Andre mới biết mình bị lừa. Còn vị thứ trưởng lừa đảo thời điểm đó cao chạy xa bay tới Bắc Mỹ và thực hiện thêm hàng loạt vụ lừa đảo ở New York và Chicago.

Tới cuối những năm 1930, Lustig trở lại Paris và tiếp tục lừa bán thành công tháp Eiffiel. Số tiền thu được lần này thậm chí còn lớn hơn, 75.000 USD


Lừa cả trùm xã hội đen, làm tiền giả, vượt ngục... và cái kết của bậc thầy lừa đảo

Với bộ óc "thiên tài", Lustig thậm chí đã qua mặt Al Capone - một trùm xã hội đen khét tiếng. Nếu bị phát giác, rất có thể thứ ông đánh mất là mạng sống của chính mình.

Ông xin Capone 50.000 USD Thùy để đầu tư vào một vụ làm ăn. Lustig sau đó đã giữ số tiền được giao cho mình trong một két sắt. Hai tháng sau, Lustig mở két để trả lại 50.000 USD còn nguyên từ ông trùm của mình.

Tiếp theo, ông lừa Capone rằng dù vụ đầu tư (chưa từng xảy ra) thất bại, ông ta vẫn trả lại đầy đủ khoản vay. Diễn xuất của Victor hoàn hảo đến nỗi Capone tưởng rằng mình đang làm ăn với một người trung thực, ngay thẳng.

Đạt được thiện cảm của ông trùm này, Lustig xin được Capone 5.000 USD với lí do là đang thiếu tiền nuôi thân sau khi "trả nợ". Tuy 5.000 USD không phải số tiền quá lớn nhưng không phải ai cũng có "gan" lừa tiền của một ông trùm xã hội đen như Lustig.

Năm 1930, Lustig hợp tác với dược sĩ William Watts và nhà hóa học Tom Shaw để tiến hành một hoạt động tiền giả quy mô lớn. Cứ mỗi tháng, bộ ba này cho lưu thông tới 100.000 USD tiền giả vào nền kinh tế Mỹ và gây ra không ít thiệt hại.

Sau này, Lustig bị bạn gái tố giác vì ghen ông ngoại tình. Ông bị tống vào tù nhưng vượt ngục với một đoạn dây dài làm từ ga trải giường. 1 tháng sau, ông ta bị bắt ở Pittsburgh và bị kết án hai mươi năm tù. Ông trùm lừa đảo qua đời vào tháng 3/1947 do bệnh viêm phổi.

Mục nghề nghiệp trên giấy chứng tử của Victor ghi hắn là "nhân viên bán hàng học việc".

Tổng hợpAnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét