Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

Nỗi Oan Của Ban nhạc Phượng Hoàng - Sơn Hà


Hai chữ Phượng Hoàng đẹp vô cùng nhưng ít ai ở Việt Nam dám sử dụng, nhất là sau ngày 30 tháng Tư – 1975 nghiệt ngã. Bởi vì chế độ cộng sản Hà Nội đến ngày nay vẫn còn bị một nỗi ám ảnh to lớn đến từ hai chữ “Phượng Hoàng” hay “Chương trình Phụng Hoàng” (The Phoenix Program). Bị coi như một thứ thuyết âm mưu! Bài viết này xin trình bày sự thật và mong nhà cầm quyền Hà Nội nhìn nhận sai lầm để có một lời xin lỗi chính thức đối với hai nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà của ban nhạc Phượng Hoàng và… trả món nợ lớn cho gia đình của hai nhạc sĩ.
<!>
Xin nói một ít về ban nhạc Phượng Hoàng và những oan khiên mà đảng cộng sản Việt Nam đã áp đặt lên hai nhạc sĩ đầu đàn là Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà. Ở phần sau đề cập đến Chương Trình Phụng Hoàng mà đảng ta thường gọi là “Kế Hoạch Phượng Hoàng”. Chương trình này đã phá tan nát hạ tầng cơ sở của đảng cộng sản trên khắp miền Nam; đã gây nên nỗi kinh hoàng, khiến cho đảng cộng sản đến nay vẫn còn sợ và thù. Trong các tài liệu học tập dành cho đảng viên cộng sản, đảng cho rằng chiến dịch này chỉ là một loạt các “ám sát, thủ tiêu những chiến sĩ của đảng”.

Ban nhạc Phượng Hoàng của phong trào Nhạc Trẻ Việt Nam chẳng có một tí gì liên can đến “Chương Trình Phụng Hoàng” của tình báo Mỹ hay Chương Trình Phượng Hoàng của tình báo Miền Nam. Cái sợ trở thành nỗi ám ảnh đối với đảng cộng sản, rồi hoá thành hành động trả thù vô tội vạ.

Sau đây, xin nói về ban nhạc Phượng Hoàng của phong trào Nhạc Trẻ Việt Nam.Ban Nhạc Phượng Hoàng

Được thành lập bởi hai nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà vào cuối thập niên 1960. Trước khi thành lập ban nhạc Phượng Hoàng, Lê Hựu Hà đã có ban nhạc Hải Âu, cũng mang tên loài chim biển nhưng không phải loài linh điểu Phượng Hoàng. Thời gian này, ở Việt Nam có nhiều ban nhạc trẻ ra đời. Họ mang tên ngoại quốc và thường chỉ hát lại những bản nhạc của Mỹ hay của Pháp, trong đó có nhiều bài được đặt lời Việt. Nhưng đối với Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà, đó không phải là giải pháp tốt. Cả hai nhạc sĩ nhất định phải sáng tác những bản nhạc Việt với âm hưởng mới, hướng đến giới trẻ Việt Nam, do ban nhạc Việt Nam trình bày.

Theo tài liệu của Wikipedia, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang sinh năm 1947 tại Biên Hoà, Việt Nam; qua đời năm 1985. Nhạc sĩ Lê Hựu Hà sinh năm 1946, Biên Hoà, Việt Nam; mất năm 2003.

Những bản nhạc đầu tiên của Phượng Hoàng được giới trẻ chiếu cố và ủng hộ mãnh liệt. Họ gọi đó là nhạc trẻ, nhạc dành cho giới trẻ. Thời kỳ của thập niên 1960 và 1970, không chỉ là những bài hát vui nhộn hay kích động mà có cả những bài trầm buồn, mang tâm trạng của tuổi trẻ thổn thức với vận mệnh của đất nước và của chính mình giữa lúc chiến tranh đang diễn ra khốc liệt từng ngày. Nhạc Phượng Hoàng mang giai điệu mới lạ; lời hát lại mang nhiều ẩn ý, có khi khó hiểu theo kiểu triết lý hiện sinh. Có khi gieo những nghi ngờ…

Xem lại lời ca của bài “Tình Như Sương Khói” của Nguyễn Trung Cang:

“Giờ người đã xa vời…
Giờ người ở phương trời…
Còn gì cho nhau.. trong đôi mắt sâu…
Mang theo những u sầu…
…”
Bài hát “Yêu Đời Yêu Người” của Lê Hựu Hà:

“Bạn thân ơi cố gắng yêu thương người
Dù người không yêu ta, hãy cứ yêu thương hoài
Mặc người ai quen ai, hãy cho nhau một lời
Dù là nghe chua cay, dù là lời thoáng qua tai…
…”
Bài “Thương Nhau Ngày Mưa” củaNguyễn Trung Cang:

“Khi mặt trời vắng bóng
Khi lời nguyền khuất lấp
Nghe lạc loài kiếp sống sao mỏi mong
Như giọt buồn nước mắt
Mưa ngại ngùng héo hắt
Thương người về buốt giá trên đường xa…
…”
Bài “Một Giấc Mơ” (hay Giấc Mơ Qua) của Nguyễn Trung Cang có lời như sau:

“Chuyện hôm qua như giấc mơ lâu rồi!
Chuyện đùa vui! Chuyện đùa thôi!
Người quên ta hay ta đã quên đi người?
Đừng bận tâm!” …

Trong bài “Lời Điều Trần” của Nguyễn Trung Cang:

“Đừng trách tôi hay ngồi riêng
Lòng muốn không vương muộn phiền
Đừng trách tôi đi lẻ loi
Lòng muốn không nghe nhiều lời…
“Đời khói mây ơi phù du, xin quên hận thù…
…Mình hát to lên, vang lên hoà bình…
“Đời ta đời thênh thang
Không thù không ân oán
Rồi đây người yên chăng?
Trong lầu son gác vàng?

Trong loạt bài tìm hiểu về lịch sử Nhạc Trẻ Việt Nam, phát thanh trên đài BBC vào đầu năm 1997, do Xuân Hồng thực hiện, Trường Kỳ nói: “...tôi và anh Joe Marcel cũng như các bạn khác có tìm hiểu tâm lý thanh thiếu niên, không muốn họ thay đổi đột ngột,… dùng những gì họ thích thú, họ muốn thay đổi, để hướng dẫn họ,…”. Cũng trong loạt bài này, nhạc sĩ Nam Lộc nói: “...cùng với sự có mặt của Đức Huy, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang của Phượng Hoàng,v.v… qua những hình thức sáng tạo, qua những âm giai sát với tuổi trẻ… tụi này có thể đưa những bài hát ca ngợi cuộc đời, ca ngợi con người để các em tránh xa những vũng lầy có thể tạo ra một số những tư tưởng tiêu cực… Ở bên Mỹ, phong trào phản chiến rất là mạnh, nó du nhập Việt Nam ru ngủ tuổi trẻ của mình. Vì thế cho nên như anh Trường Kỳ vừa nói”,…

Có người cho rằng, sáng tác của Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà có những lời khó hiểu. Chẳng hạn như nhạc sĩ Phạm Duy. Ông cho rằng Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang là hai nhạc sĩ nồng cốt của ban nhạc Phượng Hoàng, cuối thập niên 1960 đã soạn những ca khúc mới mẻ nhất. Phạm Duy viết trong hồi ký (tập 3, chương 20): “Với nhạc ngữ rất lạ, phù hợp với ban nhạc ‘combo’ hơn là nhạc tiền chiến, những Hợp Khúc của họ hay không thua gì những bài hay nhất của nhạc rock Hoa Kỳ. Nhạc của Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang, theo tôi, phản ảnh một lớp trẻ lạc loài trong xã hội đang sa đoạ”.

Nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng, tệ đoan xã hội ở miền Nam được phản ảnh qua bài “Mặt Trời Đen” của Nguyễn Trung Cang, “…có mùi vị của cần sa hay bạch phiến”:

Mặt trời đen, quá đen, đen như đời ta
Đời hằng mong thoát ly, thấy khung trời xa,
Cuộc đời như chó hoang lang thang về đêm.
Cuộc tình không mấy khi nghe câu dịu êm…
(Mặt Trời Đen – Nguyễn Trung Cang)

Nhận xét của nhạc sĩ Phạm Duy nghe có vẻ lạ tai, khiến có người ngờ vực, hình như trong ca khúc còn có ẩn ý gì chăng? Về sau, có cán bộ văn hoá khám phá rằng, có nhiều ẩn ý trong ca khúc “Mặt Trời Đen”. Như những chữ “thoát ly”, “lang thang về đêm”,… Hay, những chữ “người” trong rất nhiều bài, mà theo nhà thơ Tố Hữu của cộng sản Hà Nội, chữ “người” chỉ để dùng nói đến các lãnh tụ thiên tài của đảng cộng sản như Hồ Chí Minh, Lenin, Staline, Mao,… Dù “người” viết hoa hay không viết hoa.

Đó là những suy diễn vốn sẵn có của những bộ óc “đỉnh cao trí tuệ” ở Hà Nội, có thể nào đó là lý do khiến nhà cầm quyền Hà Nội đày đoạ hai nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà, cho đến chết… mà chưa thôi.
nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang

Ai cũng công nhận các sáng tác của Phượng Hoàng càng ngày càng được giới yêu nhạc biết đến và hâm mộ nhiều hơn. Ngày nay, chế độ cộng sản có ngăn cấm nhưng họ vẫn hát. Nhất là tuổi trẻ Việt Nam. Trong khi đó ở hải ngoại, nhạc của Phượng Hoàng được tự do bay bổng khắp nơi. Rồi theo cơn gió tự do thổi về trong nước.

Cho dù chưa hiểu tại sao, nhưng hiện tượng nhạc Phượng Hoàng bị cấm lưu hành ở trong nước thì quá rõ ràng. Cho dù không có tội danh, nhưng các nhạc sĩ sáng tác của ban nhạc Phượng Hoàng thì bị bị bức hại tàn nhẫn. Nhạc của Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang bị xem là “văn hoá đồi truỵ, phản ánh tư tưởng tiểu tư sản trí thức”,…

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang chết rũ trong tù cải tạo. Một loại tù không bản án. Người bị nhốt không biết mình mang tội gì. Từ rừng sâu, Nguyễn Trung Cang viết về cho vợ con những lời tuyệt vọng qua bài hát “Còn Yêu Em Mãi”:

Yêu em như thuở nào,
tình yêu còn biên đầy trang giấy,
Yêu em như thuở nào,
Tình yêu còn đong đầy trang sách.
Riêng ta nơi núi rừng,
về đêm càng nghe hồn băng giá,
câu ca hay khúc nhạc,
càng thêm sầu cho tình tan nát.

Dù biết cách xa với đời,
dù biết thủy chung chẳng rời,
mà vẫn xót xa tháng ngày,
chờ ta chi nữa em ơi,
còn đâu giây phút tuyệt vời.
(Còn Yêu Em Mãi – Nguyễn Trung Cang)



Lê Hựu Hà, Lê Huy, Elvis Phương, Nguyễn Trung Cang, Trung Vinh

Bài hát này không được hát ở trong nước, được lén lút chuyển ra hải ngoại. Ca sĩ ở hải ngoại hát và thu băng chuyển ngược trở về trong nước.

Một lần xuất hiện trên video hải ngoại, bà mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang nghẹn ngào cho biết con bà đã qua đời trong hoàn cảnh “nghèo khó và tật bệnh”.

Nhạc sĩ Lê Huy, từng là thành viên của ban nhạc Phượng Hoàng, đã đem bài hát “Còn Yêu Em Mãi” bán bản quyền cho một trung tâm băng nhạc hải ngoại, rồi đem tiền về đưa cho bà mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Nhạc sĩ từng ở đỉnh cao của một thời Nhạc Trẻ ở Sài Gòn. Rồi ngày 30-4-75 đến, chế độ mới trù dập đến chết trong tù, không biết mình mang tội gì.

Nhạc sĩ Lê Hựu Hà thì bị suy sụp tinh thần từ ngày bị công an Việt cộng đột nhập vào nhà để lấy đi tất cả băng dĩa nhạc ngoại quốc, một tài sản vĩ đại vô giá, bị đảng cộng sản đánh cướp giữa ban ngày!

“Tất cả những đĩa quý nhất của thế giới, những ấn bản hạn chế của Rolling Stones, Beatles… ông đều có đủ và luôn làm bạn bè kinh ngạc ngưỡng mộ. Thế nhưng một ngày mùa hè cách mạng, các nhân viên Sở Văn hóa Thông tin đã ập đến lục soát và tịch thu, theo “tố giác của quần chúng nhân dân”. Nhìn từng chiếc xe ba gác chồng chất các bản đĩa mà ông nâng niu, chở ra đi, là một trong những điều suy sụp lớn của đời ông. Nhạc sĩ Bảo Chấn kể rằng đời ông chưa bao giờ hoảng sợ bằng nhìn thấy hình ảnh nhạc sĩ Lê Hựu Hà ngồi gọi rượu đế ra uống một mình, trầm ngâm và khóc. Đó là lần uống rượu duy nhất trong đời của người nhạc sĩ chơi rock, Phật tử và không biết thuốc lá, rượu bia”. (trích Tháng Năm, Nghe Phượng Hoàng Gãy Cánh – nhạc sĩ Tuấn Khanh – blog cá nhân).


Tinh thần của nhạc sĩ Lê Hựu Hà bị bức hại ngay từ những ngày đầu của “cách mạng – giải phóng”. Và kể từ đó, Lê Hựu Hà không được hát và không ai dám mời đi hát bất cứ ở đâu.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết: “Sự quay lưng tàn nhẫn, khó hiểu này, đã khiến người vợ sau cùng của ông, ca sĩ Nhã Phương, phải thốt lên trong một cuộc phỏng vấn dành cho 1 nhà báo ở Saigon, 10 năm sau… Ðại ý: ‘Có bầu show đã nói thẳng với Nhã Phương rằng, tôi mời chị, nhưng không mời anh Lê Hựu Hà…’. Nhã Phương tâm sự: “Tôi có cảm tưởng họ muốn làm nhục anh ấy vậy!”.

Nhận xét của ca sĩ Nhã Phương rất đúng về bản chất của con người cộng sản, là trả thù vặt và “làm nhục” những ai bị xem là kẻ thù. Họ làm vậy để đe doạ nhiều người khác. Lê Hựu Hà sống thui thủi một mình, chết trong nhà không ai hay biết.

Cuộc đời của hai nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà đã kết thúc bi thảm nhưng có làm ai sợ? Người ta vẫn cứ thưởng thức nhạc của Phượng Hoàng! Băng đĩa nhạc của Phượng Hoàng giới hâm mộ gom góp từ những sản phẩm trước năm 1975, làm thành bản sưu tập. Mặc dù không được phép, họ vẫn cứ lưu hành lén lút. Mùa Thu Chết của Phạm Duy

Cuối thập niên 1960, nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác bài “Mùa Thu Chết” được Julie trình bày lần đầu tiên và sau đó được đón nhận nồng nhiệt qua các chương trình đại nhạc hội của giới trẻ ở Miền Nam. Nhạc sĩ Phạm Duy viết trong hồi ký (tập 3, chương 18): “bài thơ từng ám ảnh tôi hồi giữa thập niên 50 khi là sinh viên học nhạc tại Pháp, được phổ thành một ca khúc Việt Nam, mang ngữ thuật nhạc trẻ, nối lại truyền thống soạn nhạc mùa thu của các nhạc sĩ lãng mạn trước đây, lần này ở một xúc cảm cao độ nhất. Vì nó khóc một cuộc tình có thật. Nó được soạn theo bài thơ La Chanson du Mal Aimé của Apollinaire:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét