Kính thưa quí bạn
Hôm nay xin góp mặt trong bàn cà phê ảo ở phố rùm cùng các bạn với những chuyện liên hệ tới sức khỏe và thực phẩm cùng vài thứ linh tinh khác
1. Bác Sĩ Đinh Đại Kha viết “Lạm bàn về việc mách thuốc trên mạng” các bạn “mê tín” “toa thuốc mạng” tưởng cũng nên đọc qua cho biết.
2. Anh Hoài trình bày thêm về "bằng thạc sĩ". Anh Bình và giải thích thêm về Van bang Bac si Tien si Thac si. Anh Tráng, ở Pháp, góp ý thêm vể bằng cấp của Pháp.
3. Vài chuyện về thực phẩm, Maggi, thiền sư, . . . . Cá nào nên tránh ăn. Câu đố vui.
HCD 30-Sep-2022
<!>
----------
Bài viết của Bác Sĩ Đinh Đại Kha tôi giữ nguyên layout :
From: DaiKha Dinh
To: . . . . . . . . . . . . .Sent: Thursday, September 29, 2022 at 09:14:09 PM PDT
Subject: Chuyện chẳng đặng đừng
Lạm bàn về việc mách thuốc trên mạng
Từ xưa tới nay, câu chuyện mách thuốc đã rất phổ thông ở khắp mọi nơi trên trái đất này. Bên nước ta, người mách thuốc có khi giới thiệu những thang thuốc đầy đủ các vị thuốc Bắc chính cống, rồi có người nói tới các loại thuốc Nam, thậm chí tới các cây cỏ linh tinh cũng được người ta cho là những món thuốc thần diệu. Người giới thiệu phô trương hiệu quả “có một không hai” của môn thuốc, dựa vào kinh nghiệm bản thân, hoặc kinh nghiệm của thân nhân, lại có khi là: “Tôi nghe chính thằng X kể lại rõ ràng, nó uống thuốc này chỉ có 3 ngày là hết bệnh. ”
Xưa kia, việc mách thuốc chỉ lan truyền hạn chế qua nhóm người hiện diện khi nghe chuyện. Nay thì đã có mạng thông tin, chuyện gì cũng có thể có rất nhiều người đọc được và thử áp dụng. Vì thế, bên tiếng Anh mách nhau nhiều loại thần dược như sinh tố E, sụn cá mập, thuốc bào chế bằng lá bạch quả (ginkgo biloba)… Tin mách thuốc tiếng Việt trên mạng cũng không chịu kém, nào là đông trùng hạ thảo, nấm linh chi rồi tới canh dưỡng sinh, lá đu đủ chữa ung thư… Phong trào này không khi nào ngừng, khi một món thuốc hết ăn khách thì lại có món khác xuất hiện để thay thế. Điều nguy hiểm là có những bệnh nhân ung thư vì muốn thử thần dược mà bỏ ngang việc trị liệu chính thức, khiến tử vong sớm hơn. Ấy là chưa kể các phản ứng phụ nguy hiểm của các môn thuốc mệnh danh là dược thảo, thí dụ như thuốc bào chế bằng lá bạch quả gây xuất huyết bộ tiêu hóa. Thuốc này được tiếng là giúp trí nhớ, đặc biệt tốt cho người già. Các cụ uống vào rồi có một số bị tử vong mà không rõ nguyên nhân. Tới khi mổ khám nghiệm tử thi mới biết do xuất huyết bộ tiêu hóa. Sự việc này đã xảy ra trong một số nhà dưỡng lão (nursing home) bên Mỹ.
Tưởng cũng không nên can thiệp vào việc mách thuốc đó. Nó có và sẽ tiếp tục có, không ai cản được. Tuy nhiên, tôi chỉ muốn yêu cầu các bạn Y Nha Dược chúng ta đừng gián tiếp làm chuyện này. Khi quý vị chuyển lại lời mách thuốc kèm theo chức vị của mình e rằng người đọc nghĩ là chúng ta khẳng định giá trị của món thuốc đó. Đôi khi chúng ta lầm tưởng tin tức trên mạng có giá trị khoa học vì do một nhóm thuộc một trường đại học y khoa phổ biến. Về điều này, xin phép nhắc lại mấy nguyên tắc căn bản về y khoa chứng cứ (evidence based medicine) mà chúng ta ít nhiều đều đã am hiểu:
- Số người tình nguyện tham dự thử nghiệm lâm sàng phải là số nhiều để bảo đảm sác xuất (probability) cao. Con số này tối thiểu cũng phải là nhiều ngàn.
- Cần 2 nhóm có tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe tương đương, cho dùng thuốc giống nhau rồi so sánh kết quả thử nghiệm đôi bên.
- Hình thức thử nghiệm dùng phương thức ẩn danh kép (double-blind study) để đạt kết quả hoàn toàn khách quan.
- Thời gian theo dõi thường là khoảng 5 năm để biết chắc là thuốc có hiệu lực lâu dài và cũng để cho kết quả thử nghiệm khỏi bị ảnh hưởng của hiệu ứng thuốc giả (placebo effect) là điều xảy ra trong lối 6 tháng đầu tiên.
- Tỷ số kết quả tốt sẽ tính theo quy luật thống kê để quyết định thử nghiệm này có áp dụng được cho tập thể hay không.
Vì vậy cho nên khi một nhóm y học đưa ra một thống kê về bệnh lý, chúng ta cần tìm hiểu chi tiết về các số liệu đề xuất. Nói thí dụ họ cho biết là số người ăn, uống những món này sẽ sống lâu hơn nhóm không ăn hay không uống những thứ đó. Nếu thống kê của họ dựa vào việc lượm lặt trong sổ sách hộ tịch (đọc giấy khai tử), thử hỏi hai nhóm ăn uống khác nhau có tình trạng sức khỏe tương đương không? Ấy là chưa kể họ còn có những thói quen sinh hoạt khác nhau không, thí dụ người này vận động thân thể nhiều hơn người kia, người này ưa dùng thuốc ngủ, người kia thì không…
Thông thường khi các trường đại học y khoa phổ biến tin tức loại này mà nếu không áp dụng y khoa chứng cứ (thí dụ như làm thống kê theo hộ tịch), họ đều ghi thêm đây là khơi mào một giả thuyết để nghiên cứu. Nếu họ thử nghiệm theo đúng qui luật y khoa chứng cứ, cũng phải ghi chú chờ các nhóm khác thử nghiệm kiểm chứng. Các nhóm truyền thông dựa theo đó đổi thành tin tức giật gân để câu khách. Chúng ta nên tránh truyền lại loại tin tức có thiên kiến (biased news) này mà coi là nói có sách mách có chứng.
Hơn nữa, đối với chúng ta trong giới Y Nha Dược thì tốt hơn hết là nên tìm kiếm các tin tức y học cập nhật trong các trang web chuyên môn như Medscape, Medline, Merk Manuel… là những nguồn thông tin y khoa có kiểm chứng đứng đắn. Hà cớ gì ham của lạ mà lên mạng tìm đọc những tin tức giật gân không đâu.
Tôi xin cáo lỗi đã viết dài dòng về một vấn đề y học thường thức mà quý bạn Y Nha Dược chắc chắn đã hiểu biết từ lâu rồi. Mục đích là để giúp bạn đọc ngoài nghề thêm kiến thức. Và cũng mong rằng những dòng này góp ý để các diễn đàn Y Nha Dược thông tin hoàn toàn theo khoa học. Mong vậy thay!
Đ Đ K (2022)
HCD: Xin gởi theo đây email góp ý của Bác Sĩ Bình
Cám ơn anh Năng đã chuyển bài của anh Kha. Thời buổi này, cái gì cũng lên Net, gửi tới gửi lui, có nhiều bài bậy bạ cũng chuyển, rất tai hại như anh Kha nói, mà mình đành chịu, không sao cản được.
Bình.
---------------
Sent: Thursday, September 29, 2022 5:19 CH
To: huy017 1@ gmail. com
Subject: Re: Van bang Bac si Tien si Thac si, giai dap cau do vui, hoi ve Gmail, rang hay thi that la hay
Cám ơn anh Đẳng và các anh đã giải nghĩa.
Đúng là VN thời nay dùng chữ lung tung, rất khó hiểu.
Trong ngành Y, Bác Sĩ hay Tiến Sĩ Y Khoa là 2 cách gọi khác nhau. Khi bác sĩ đi học thêm, thi đậu bằng agrégé của Pháp thì mình gọi là Thạc Sĩ, như các thầy Phạm Biểu Tâm, Nguyễn Hữu. .
Bình.
Sent from my iPad
HCD: Cám ơn Bác Sĩ.
Chúng ta thấy mấy hôm nay nhiều vị đã giải thích về bằng cấp Dr, PhD, Thạc sĩ (ở Việt Nam, Pháp, Mỹ. . . ) rất là chi tiết. Điểu nầy giúp cho các em học sinh và phụ huynh có cái nhìn tổng quát trước.
------------
Bài viết của Dr Vũ Xuân Hoài tôi giữ nguyên layout :
Kính anh Đẳng,
Email qua lại mấy hôm nay bàn tán về "bằng thạc sĩ". Hôm nay xin trình bày với anh thêm về "bằng thạc sĩ". Xin thưa rằng thạc sĩ không phải là một bằng như ta thường hiểu, tức là vào trường học, ra trường có bằng thạc sĩ. Thực tế không có như vậy. Thạc sĩ là một loại "certification" của chính phủ Pháp cho những người muốn theo đuổi nghề dạy học. Nói tóm lại thì "giáo sư thạc sĩ" mà người Việt Nam mình gọi trước năm 1954 là "professeur agrégé" trong tiếng Pháp. Nó là cái gì? Có phải là một cái bằng mà trường cấp cho sinh viên sau khi đã hội đủ những điều kiện nào đó không? Còn bằng thạc sĩ của VN bây giờ nó là cái quái gì thì chắc trong chúng ta không ai biết.
Trước hết ta nói sơ qua về hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ. Muốn dạy ở tiểu học hoặc trung học thì phải có "teaching credential" do tiểu bang cấp. Mỗi tiểu bang ở Hoa Kỳ đều có quy định riêng cho teaching credentials. Nói chung là candidates phải có tối thiểu là bằng cử nhân và phải có "formal training" về vài phương diện mà tiểu bang quy định. Sau đó phải qua một kỳ thi, nếu thi đỗ thì có teaching credential, có thể dạy tiểu học hoặc trung học, tùy loại credential. . Những người không có teaching credential thực thụ mà muốn dạy giờ kiếm ăn ở California thì chỉ cần thi đỗ CBEST (California Basic Education Skills Test) la có thể xin làm substitute teacher, dạy giờ thế cho các thầy giáo thực thụ khi họ vắng mặt. Muốn làm giáo sư chính ngạch ("tenure-track" hoặc "tenured") ở đại học thì không cần credential, nhưng đại đa số các trường đều đòi hỏi giáo sư phải có bằng Ph. D. , trải qua vài năm làm postdoctoral fellowship và có nhiều nghiên cứu giá trị đăng trên các tạp chí khoa học danh tiếng. Trong các trường đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ thì việc giảng dạy trong lớp không quan trọng, nhưng làm nghiên cứu mang tiền (research grants) về cho trường quan trọng hơn. Do đó mà họ chú trọng về mặt nghiên cứu, và đó cũng là lý do tại sao khoa học và kỹ thuật của Hoa Kỳ tiến xa hơn các nước Châu Âu từ đệ nhị thế chiến đến nay. Ngoài các giáo sư chính ngạch, các trường đại học Hoa Kỳ còn có thêm một loại giáo sư khác, gọi là adjunct professors. Các giáo sư này không phải là giáo sư chính ngạch và thường trực của trường. Hễ trường có tiền thì còn mướn họ, nhưng hết tiền thì sa thải. Các giáo sư có tenure không bao giờ bị sa thải, trừ khi vì lý do kỷ luật. Trong thời gian gần đây con có một loại giáo sữa mà trước đây không có, đó là "teaching professors". Những người này chỉ chuyên dạy học trong lớp, không cần phải làm nghiên cứu.
Hệ thống giáo dục của Pháp dựa trên căn bản từ chương. Họ chú trọng vào khả năng giảng dạy của giáo sư. Chính phủ Pháp có vài cách khác nhau để mướn các giáo sư trung học và đại học, trong đó có các kỳ thi tuyển, thuộc loại civil service exam, như là "agrégation" hoặc là CAPES (Certificat d'aptitude au professorat de l'enseignement du second degré). Có hai loại agrégation (les concours externe et interne). Những người nào đỗ "Le concours interne de l'agrégation" hoặc CAPES thì được gọi là "professeurs certifiés. " Những người nào đỗ "Le concours externe de l'agrégation" thì được gọi là "professeurs agrégés", trước năm 1954 gọi là giáo sư thạc sĩ, danh giá hơn professeurs certifiés nhiều. Lại có một kỳ thi gọi là "Le concours externe spécial de l'agrégation" dành cho những người có bằng tiến sĩ. Những người qua những kỳ thi tuyển bên trên được đưa tên vào một danh sách những người có thể hành nghề dạy học chuyên môn. Cũng như là các luật sư có tên trong luật sư đoàn ngày xưa ở VN thì mới có thể mở văn phòng hành nghề.
Nói tóm lại thì thạc sĩ không phải là một bằng cấp theo ý nghĩa thông thường về bằng cấp. Lại càng không đúng nếu nói thạc sĩ là bằng cao nhất, phải xong tiến sĩ mới "học" được. Đòi hỏi tối thiểu cho các "agrégatifs" (candidates cho các kỳ thi agrégation) là họ phải có 5 năm giáo dục bậc đại học (cỡ như bằng Master). Chỉ có Le concours externe spécial de l'agrégation mới đòi hỏi bằng tiến sĩ. Nôm na thì nó chỉ là cái bằng hành nghề dạy học ở các nước theo hệ thống giáo dục của Pháp. Xin xem link này nếu muốn biết thêm chi tiết (https://www. devenirenseignant. gouv. fr/pid33987/enseigner-dans-les-classes-prepa-au-college-ou-au-lycee-l-agregation. html).
Kính,
Hoài
HCD: Cám ơn anh Hoài,
-----------
Dưới đây là email góp ý của anh Nguyễn Vĩnh-Tráng (cư ngụ tại Pháp) về bằng cấp tại Pháp
From: vinh. ng 1@ wanadoo.fr
Date: 9/29/22 10:27 PM (GMT-08:00)
To: huy017 1@ gmail. com
Subject: RE: Van bang Bac si Tien si Thac si, giai dap cau do vui, hoi ve Gmail, rang hay thi that la hay
30/09/2022
Kính Anh Huỳnh Chiếu Đẳng,
Anh ký tên HCĐ, và có người gọi Anh là Anh Đẳng, nên tôi tò mò tìm tên Anh trên Google, thì biết Anh nổi tiếng như cồn. Tôi đã học hỏi nơi Anh Đẳng rất nhiều. Tôi định viết thơ cho Anh, nhưng hiện nay, tôi đang bận, vì đang viết một bài về Lịch Sử, mà đối với tôi, rất quan trọng, và cho đăng ra, càng sớm, càng tốt, khoảng 36 trang. Tôi đã mất trên một năm nay mà viết chưa xong. Một mặt, là tôi đã đọc sách sử VN, ngoại quốc, nhưng khi viết bài, thì phải cho xuất xứ như tên của tác giả, tên của sách, tên của nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi xuất bản, trang số mấy, thành muốn viết một trang, tôi phải tìm sách, đọc lại gần cả trăm trang, mới tìm lại xuất xứ được, vì tôi đã cao tuổi (82 tuổi), nên quên rất nhiều. Đi vào bếp định lấy cái gì, thì khi vào bếp, lại tự hỏi mình vào đây để làm gì ! Mặt khác, tôi người Huế, không phân biệt được hỏi, ngã (sẻ, sẽ), n, ng ở cuối một chữ (ngan, ngang), hay c, t cuối một chữ (các, cát), thành phải tra từ/tự điển, hầu như mỗi chữ, vì một bài viết, dù cho công phu đến thế nào mà có nhiều lỗi chánh tả, thì bài viết mất giá trị nhiều lắm. Đã như thế, tôi còn làm biếng, đôi khi cả một tuần, 10 ngày, tôi cũng không viết đến, để thì giờ xem TV về chiến tranh ở Ukraine hay nghe guitar Vô Thường. Tôi thích Toán, từ nhỏ đến bây giờ, nên thấy những bài toán của Anh Đằng ra, mà tôi thấy tôi làm được, thì tôi ngứa ngáy lắm, nhưng bấm bụng, để đó đã, vì viết vội vàng, thì thiếu trước, hụt sau, như cái 3 chấm sau số 9 (0,999999…), cũng may nhờ Anh Đẳng, khéo léo nhắc cho, mới nhớ ra, vv…
Chuyện học hành, bằng cấp ở Pháp phức tạp lắm. Theo tôi, Pháp là một nước độc nhất trên thế giới, có cái chế độ học hành nầy. Ngay cho cả một số đông giáo sư trung học và đại học Pháp cũng lầm lẫn. Một Tiến Sĩ (Docteur) chấm bài một Thạc Sĩ (Agrégé). Một Thạc Sĩ (Agrégé) chấm bài một Tiến Sĩ (Docteur), chưa nói đến những trường Cao Đẳng, thi vào rất khó (Institut National, Ecole National khác với Ecole National Supérieure, nhưng cũng gọi là Grandes Ecoles hết), như Anh Đạt đã nói (Thạc sĩ Y khoa chấm bài Tiến Sĩ Y Khoa/Bác Sĩ). Lúc trước VNCH lấy theo cách học của Pháp, nên có chuyện đó xảy ra, vì thời đó, các giáo sư đại học, phần nhiều, học ở Pháp về dạy đại học ở VN.
Vài tháng nữa, sau khi viết xong bài viết của tôi, nếu Anh Đẳng cho phép, tôi sẽ tỷ mỷ giải thích vì sao có chuyện nầy.
Thơ hơi dài, đã làm mất thì giờ của Anh Đẳng. Cám ơn Anh Đẳng nhiều, đã đọc cái thơ thô thiển nầy của tôi.
Thân chúc An Lành.
Kính,
Nguyễn Vĩnh-Tráng.
HCD: Cám ơn anh đã giải thích về tên các bằng cấp của Pháp. Khi có thì giờ xin anh viết thêm.
---------
Câu đố vui hôm nay:
Thưa các bạn tôi mất khoảng 5 giây, các bạn tìm thử coi. Phải tìm theo phương pháp, nếu đọc dò từng số e lâu lắm.
-------------
Thiền sư đạo sĩ hồi 3.
From: tri tran <trant tri35 1@ yahoo. com>
Sent: Thursday, September 29, 2022 5:36 CH
To: huy017 1@ gmail. com
Subject: Re: [quanvenduong] FW: Van bang Bac si Tien si Thac si, giai dap cau do vui, hoi ve Gmail, rang hay thi that la hay
Thưa g/s
Tôi xin góp vui vào câu chuyện
Tôi xin có ý kiến như sau
Câu chuyện Đạo sĩ và Thiền sư qua đò.
xin trích :
Có câu chuyện kể về hai vị, một Thiền sư, một đạo sĩ qua sông như sau. (Đạo sĩ ở đây có nghĩa là người tu tiên có phép thần thông).
- Huynh cứ tự nhiên qua trước đi.
Đạo sĩ liền vén áo đi trên nước như đi trên đất bằng. Qua tới bờ bên kia đạo sĩ đưa tay ngoắc, ý bảo Thiền sư hãy đi qua như mình.
- Huynh luyện tập bao lâu mới được phép thần thông đi trên mặt nước như trên đất bằng như vậy?
Đạo sĩ đáp:
- Phải luyện tập mất ba mươi năm, tôi mới được như vầy.
Thiền sư cười:
- Công phu ba mươi năm của huynh chỉ đáng giá hai xu. Tôi tốn có hai xu tiền đò mà thôi.
Bởi đạo sĩ luyện tập ba mươi năm cũng qua sông được, còn thiền sư chỉ tốn hai xu cũng qua sông được, có hơn gì đâu. . . . hết trích.
Nhưng xin thưa là câu chuyện còn tiếp.
tiếp câu chuyện :
Sau khi nghe Thiền sư cười nói có vẽ khinh thường, Đạo sĩ mới từ tốn hỏi vị Thiền sư " Thưa huynh,vậy xin hỏi huynh , nếu có lúc nào Huynh có việc khẩn cấp cần qua sông mà không có đò, vậy Huynh phải tốn bao nhiêu xu để qua được bên kia sông ? "
Thiền sư : ???
RẰNG HAY THI THẬT LÀ HAY
hết chuyện
Về nước chấm Maggi
From: kp <zpham 1@ yahoo. com>
Sent: Friday, September 30, 2022 4:59 SA
To: quanvenduong <quanvenduong 1@ googlegroups. com>; huy017 1@ gmail. com
Subject: Maggi mua tại Toronto, Canada
Cảm ơn Thầy đã phân tích về ingredients của chai Maggi. . . . em đính kèm 1 PDF Maggi mua tại các tiệm tạp hóa Tây, Việt, Tàu ở quanh vùng tp Toronto, Canada. Chỉ ghi Imported By Nestlé, còn có label tiếng TQ. . . . Vậy là làm ờ xứ nào?
Nhìn ingredients. . . . thì đa số là nước, muối, bột ngọt và các hóa chất. . . . . Vậy mà rất nhiều nhà VN, HK, TQ, Phi, Thái v. v. đều bị ghiền.
Xin gởi bài phóng sự CBC làm từ năm 2019.
"It's used 4,600 times a second but many North Americans have never heard of Maggi. "
Chúc Thầy luôn khỏe vui.
HCD: Thưa các bạn nhiều bằng hữu thường sợ xì dầu nước tương thường do người Hoa sản xuất nên mua Maggi ăn cho an toàn mà chưa kiểm xem coi thành phần Maggi ra sao. Sau vài email tôi nói về Maggi, bằng hữu ZP (ZDũng Phạm) nhìn thử cái nhãn chai Maggi mua ở Canada thấy chẳng in sản xuất ở nước nào.
( trích - >) Nhìn ingredients. . . . thì đa số là nước, muối, bột ngọt và các hóa chất. . . . . Vậy mà rất nhiều nhà VN, HK, TQ, Phi, Thái v. v. đều bị ghiền. (< - hết trích)
-------------------------
What is the healthiest fish to eat?Danh sách cá có lợi cho sức khỏe (click link dưới để đọc chi tiết từ loại cá)These are some of the healthiest fish for your diet, according to Healthline — though read further for more details on how to ensure you’re not contributing negatively to the environment:
- Alaskan salmon
- Cod
- Herring
- Mahi-mahi
- Mackerel (other than king mackerel)
- Perch
- Rainbow trout
- Sardines
- Striped bass
- Tuna (other than bluefin and bigeye tuna), especially canned light tuna
- Wild Alaskan pollock
- Arctic char
What are the worst fish to eat?Cá không nên ăn nhiều lý do chứa nhiều kim loại thủy ngân. Click link dưới nếu muốn biết chi tiết.
The worst fish to eat are those high in mercury, according to WebMD. Avoid these fish for that reason:
- Imported swordfish
- Imported marlin
- Shark
- Tilefish
- King mackerel
- Orange roughy
Some types of tuna, such as bluefin and bigeye tuna, may also be more likely to have higher levels of mercury, according to WebMD.
HCD: Nhắc quí bà nội trợ rằng ăn miết một món một nhãn hiệu thì nguy lắm, đừng tưởng ăn cá là tốt rồi ăn hoài thì nguy. Sẽ trở lại chuyện nầy khi có thì giờ.
--
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét