Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Tin Nóng: Hôm Nay, Nga Đặt Cả Thế Giới Vào Tình Trạng Trước Chiến Tranh! (Nguyên Tử!) Khi Putin Tuyên Bố Chính Thức Sát Nhập Các Vùng Đất Của Ukraine! - Lê Văn Hải


Tin Nóng…Như Lửa!...Cháy!
Hôm Nay, Nga Đặt Cả Thế Giới Vào Tình Trạng Trước Chiến Tranh! (Nguyên Tử!) Khi Putin Tuyên Bố Chính Thức Sát Nhập Các Vùng Đất Của Ukraine! Trong Buổi Lễ Ở Ðiện Cẩm Linh! Hôm Nay: Thế Giới Sững Sờ, Như Trời Trồng! Chưa Biết Giải Quyết Ra Sao Các Ngày Tới, Khi Tổng Thống Nga Tuyên Bố Sáp Nhập Các Vùng Đất của Ukraine Trong Buổi Lễ ở Ðiện Cẩm Linh!
<!>


(Tổng thống Nga Vladimir Putin.)

Hôm nay, thứ Sáu (30/9/2022), Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì buổi lễ sáp nhập 4 khu vực của Ukraine bị lực lượng của ông ta chiếm đóng một phần, động thái này khiến cuộc chiến kéo dài 7 tháng của ông ta leo thang thêm và bước sang một giai đoạn mới khó lường.

“Đây là ý nguyện của hàng triệu người”, ông Putin nói trong bài phát biểu trước hàng trăm chức sắc ở Sảnh Thánh George của Ðiện Cẩm Linh.

Buổi lễ diễn ra 3 ngày sau khi cái gọi là cuộc trưng cầu dân ý được thực hiện gấp gáp đã kết thúc, trong đó các thế lực ủy nhiệm của Mạc Tư Khoa tại các khu vực bị chiếm đóng tuyên bố đa số dân, lên tới 99%, ủng hộ việc gia nhập Nga.

Các chính phủ của Ukraine và phương Tây nói rằng các cuộc bỏ phiếu, được công bố chỉ cách đây 10 ngày, đã được tiến hành dưới họng súng và là giả hiệu, bất hợp pháp.

Ukraine, Mỹ và người đứng đầu Liên Hiệp Quốc đều cho rằng buổi lễ sáp nhập không có giá trị pháp lý, riêng Kyiv mô tả đây là một “màn trình diễn quái đản của Ðiện Cẩm Linh”.

Trong một bài phát biểu liên tục xen kẽ với những tràng vỗ tay, ông Putin tuyên bố rằng Nga có bốn khu vực mới. Ông nói: “Những người sống ở Luhansk, Donetsk, vùng Kherson và vùng Zaporizhzhia sẽ trở thành đồng bào của chúng ta mãi mãi”.

Ông hối thúc Ukraine ngừng hành động quân sự và quay trở lại bàn đàm phán. Kyiv đã tuyên bố sẽ giành lại tất cả các vùng đất bị Nga chiếm giữ và nói rằng quyết định của Nga về sáp nhập các vùng lãnh thổ đã hủy hoại bất kỳ triển vọng đàm phán nào.

Trong bài phát biểu của mình, ông Putin gợi lại ký ức về những vị anh hùng Nga từ thế kỷ 18 đến Ðệ nhị Thế chiến và lặp lại những cáo buộc quen thuộc chống lại phương Tây, buộc tội phương Tây bóc lột thuộc địa và nhắc lại việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí nguyên tử đánh vào Nhật Bản hồi cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Việc sáp nhập vội vã này đồng nghĩa là tiền tuyến của cuộc chiến hiện nay sẽ đi qua lãnh thổ mà Nga tuyên bố là của họ và ông Putin đã nói rằng ông ta sẵn sàng phòng thủ bằng vũ khí nguyên tử nếu cần.

Một số chính trị gia phương Tây gọi đó là lời lẽ lừa bịp. Hoa Kỳ cho biết họ đã cảnh báo Nga về hậu quả thảm khốc nếu nước này sử dụng vũ khí nguyên tử.

Đặt Cả Thế Giới Vào Tình Trạng “Cái Cầy Trước Con Trâu!” Khi Ông Putin Tuyên Bố Sáp Nhập Các Vùng Lãnh Thổ Ukraine Vào Nga!


(Tổng thống Nga Vladimir Putin tỏ quyết tâm sáp nhập các vùng lãnh thổ mà Nga chiếm được từ Ukraine.)

- Hôm 30/9/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bắt đầu chính thức sáp nhập 15% lãnh thổ Ukraine khi ông chủ trì một buổi lễ ở Ðiện Cẩm Linh để tuyên bố 4 vùng của Ukraine là lãnh thổ của Nga.

Phát ngôn nhân của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov, cho biết buổi lễ sẽ diễn ra vào lúc 3 giờ chiều ngày 30/9 tại Hội trường St George của Đại Ðiện Cẩm Linh để ký ‘các thỏa thuận về việc sáp nhập các vùng lãnh thổ mới vào Liên bang Nga’.

Các thỏa thuận sẽ được ký kết ‘với tất cả 4 vùng lãnh thổ đã tổ chức trưng cầu dân ý và đưa ra các yêu cầu tương ứng với phía Nga’, ông Peskov cho biết.

Ukraine và phương Tây đã bác bỏ các cuộc bỏ phiếu được dàn xếp vội vã, được tổ chức tại các khu vực Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson bị chiếm đóng 7 tháng sau cuộc xâm lược của Nga, gọi đó là trưng cầu dân ý giả dối bất hợp pháp diễn ra dưới nòng súng.

Quyết định của ông Putin sáp nhập các khu vực này vào Nga có nghĩa là Mạc Tư Khoa sẽ sáp nhập một khu vực ở miền Đông và miền Nam Ukraine có diện tích gần bằng Bồ Đào Nha cùng với Bán đảo Crimea, vùng đất họ đã chiếm đoạt từ Ukraine và tuyên bố là một phần của Nga hồi năm 2014.

Sau lễ ký kết, ông Putin sẽ có một bài phát biểu quan trọng và gặp gỡ các viên chức quản trị các vùng này do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm.

Buổi lễ nằm trong quy trình mà ông Peskov cho biết ông Putin sẽ phát biểu riêng rẽ trước Quốc hội Nga sau đó.

Một chương trình ca nhạc ăn mừng trên Quảng trường Đỏ được lên kế hoạch vào tối 30/9. Ông Peskov cho biết truyền thông sẽ được thông báo liệu ông Putin có đến dự hay không.


Thủ Đô Ukraine, Kyiv Họp Khẩn Cấp Chuẩn Bị Ứng Phó Sau Khi Nga Sáp Nhập 4 Vùng của Ukraine!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 30/10/2022, trong khi Ðiện Cẩm Linh tổ chức rầm rộ tại Mạc Tư Khoa nghi lễ để Tổng thống Vladimir Putin chính thức tuyên bố sáp nhập 4 vùng đất Kherson, Zaporijia, Donetsk và Louhansk của Ukraine vào Nga, Kyiv triệu tập cuộc họp khẩn cấp Hội đồng An ninh Quốc gia để chuẩn bị ứng phó với những hậu quả hậu quả tiếp theo của việc sáp nhập lãnh thổ.

Các lãnh đạo và dư luận Ukraine giờ không còn do dự đặt ra nguy cơ Nga có thể sử dụng vũ khí nguyên tử. Thông tín viên Stéphane Siohan của Đài RFI tại thủ đô Kyiv của Ukraine tường trình:

“Có lẽ thế giới chưa bao giờ tới gần việc sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật để giải quyết xung đột như bây giờ. Đó là luồng dư luận đang nổi lên hiện nay tại Kyiv trong khi quân đội Ukraine đang khiến Ðiện Cẩm Linh phải hứng chịu thất bại mới, lần này là tại Lyman trong vùng Donbass. Tại đó, quân Nga đang hầu như đang bị bao vây chặt.

Tổng thống Volodymyr Zelensky triệu tập cuộc họp đặc biệt Hội đồng An ninh Quốc gia hôm 30/9. Cuộc họp sẽ có đại diện của bộ tổng tham mưu quân đội để bàn biện pháp đáp trả việc Nga sáp nhập các vùng phía Đông-Nam của Ukraine.

Theo các nguồn tin tình báo, cuộc họp cũng sẽ nêu lên phản ứng của Ukraine và các đối tác phương Tây trong trường hợp Nga tấn công nguyên tử chiến thuật.

Giờ đây, các viên chức ở Kyiv không còn ngần ngại đề cập đến kịch bản này, nhưng họ cũng nhận định bất kể trường hợp nào cũng không làm thay đổi chiến lược của Ukraine là giành lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
Dư luận cũng bắt đầu dần dần nêu ra giả thuyết sử dụng nguyên tử. Trên mạng xã hội người Ukraine tranh luận với nhau về việc chuẩn bị cho khả năng này xảy ra, nhưng với thái độ bình thản đến ngạc nhiên, cứ như thể đó là điều không thể tưởng tượng”.

Mỹ Dự Tính Tới Các Chế Tài Đáp Trả Kế Hoạch Sát Nhập của Nga


(Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre.)

- Ngày 28/9/2022, Tòa Bạch Ốc loan báo Hoa Kỳ đang làm việc với các đồng minh về các chế tài sẽ áp đặt nếu Nga sáp nhập các khu vực mới của Ukraine, và các chế tài này sẽ bao gồm các hình phạt đối với các cá nhân và thực thể bên trong và bên ngoài Nga ủng hộ việc sáp nhập ấy.

Hoa Thịnh Ðốn đang để mắt đến Nga sau khi các lực lượng thân Nga ở các khu vực chiếm đóng của Ukraine tiến hành trưng cầu dân ý trong tuần này.

Tổng thống Joe Biden đã lên án các cuộc trưng cầu dân ý là những cuộc bỏ phiếu giả hiệu và cảnh báo Hoa Kỳ sẽ không bao giờ công nhận bất kỳ sự sáp nhập nào của Mạc Tư Khoa.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre nói với các phóng viên: “Để đáp lại, chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác để áp đặt thêm thiệt hại kinh tế đối với Nga cũng như các cá nhân và thực thể trong và ngoài nước Nga ủng hộ hành động này”.

Bà cho biết Hoa Kỳ sẽ vận động toàn cầu phản đối các nỗ lực sáp nhập của Nga, bao gồm cả tại Liên Hiệp Quốc.

Bà cho hay: “Dựa trên thông tin của chúng tôi, mọi khía cạnh của quá trình trưng cầu dân ý này đều đã được dàn cảnh và dàn dựng bởi Ðiện Cẩm Linh”.

Biện Pháp Nóng: Mỹ Trừng Phạt Chế Tài Nga Ngay Vì Sáp Nhập Các Khu Vực của Ukraine!


(Tổng thống Mỹ Joe Biden.)

Hôm thứ Sáu (30/9/2022), Hoa Kỳ ra quyết định trừng phạt hơn 1.000 cá nhân và công ty liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine của Nga, bao gồm cả Thống đốc Ngân hàng Trung ương và gia đình của các thành viên Hội đồng An ninh, sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký các Hiệp ước sáp nhập các vùng bị chiếm đóng của Ukraine vào Nga bất chấp luật quốc tế.

Bộ Ngân khố đã chỉ định hàng trăm thành viên của cơ quan Lập pháp Nga, các nhà lãnh đạo cơ sở hạ tầng tài chánh và quân sự của nước này và các nhà cung cấp vào các lệnh trừng phạt. Bộ Thương mại đã thêm 57 công ty vào danh sách vi phạm kiểm soát xuất cảng và Bộ Ngoại giao đã thêm hơn 900 người vào danh sách hạn chế visa.

Tại Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy nói nước ông đang nỗ lực “tăng tốc” để gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO).

Tổng thống Joe Biden nói về các bước đi của ông Putin: “Đừng nhầm lẫn: Những hành động này không có tính hợp pháp”.

Ông nói những trừng phat tài chánh mới sẽ làm tổn thương những người và công ty bên trong và bên ngoài Nga “cung cấp hỗ trợ chính trị hay kinh tế cho những nỗ lực bất hợp pháp nhằm thay đổi tình trạng của lãnh thổ Ukraine”

“Tôi mong muốn được ký luật do Quốc hội chuyển sang sẽ cung cấp thêm 12 tỉ Mỹ kim hỗ trợ Ukraine”, ông nói.

Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu đang đẩy mạnh cường độ trừng phạt sau khi Nga tuyên bố động viên thêm 300.000 quân tham gia cuộc xâm lược Ukraine và ông Putin phê chuẩn kết quả của “cuộc trưng cầu dân ý” sáp nhập do Ðiện Cẩm Linh dàn dựng mà Kyiv và phương Tây gọi là các cuộc bầu cử giả hiệu.

Ông Putin cảnh báo rằng Nga sẽ không bao giờ từ bỏ các khu vực đã sáp nhập —Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia — và sẽ bảo vệ chúng như một phần lãnh thổ có chủ quyền của mình.

Cả hai viện của Quốc hội Nga sẽ họp vào tuần tới để thông qua các Hiệp ước cho các khu vực gia nhập Nga.

Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen nói, “Chúng tôi sẽ không đứng nhìn Putin cố gắng sáp nhận các phần đất của Ukraine một cách gian lận”.

“Bộ Ngân khố và chính phủ Hoa Kỳ đang thực hiện hành động sâu rộng ngày hôm nay để tiếp tục làm suy yếu tổ hợp công nghiệp quân sự vốn đã xuống cấp của Nga và làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh bất hợp pháp của nước này”.

Ngoại trưởng Antony Blinken nói Hoa Kỳ “dứt khoát bác bỏ nỗ lực gian lận của Nga nhằm thay đổi biên giới của Ukraine được quốc tế công nhận”.

Ông nói: “Đây là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc”.

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cũng đã nói chuyện với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg. Nội dung cuộc trò chuyện đã phác họa “cam kết vững chắc của Hoa Kỳ và NATO đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

Các nhà Lập pháp của Đảng Dân chủ và Cộng hòa trong tuần này cáo buộc chính quyền Biden đã cam kết nhiều hơn khả năng cung cấp về độ hiệu quả và nhanh chóng đối với các vòng chế tài ban đầu nhắm vào nước Nga và làm tổn hại khả năng của Putin trong việc duy trì cuộc chiến tại Ukraine.

Bị thúc ép bởi các nhà Lập pháp trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để xác định các chế tài có thể buộc chấm dứt cuộc xâm lược của Nga, Phụ tá Bộ trưởng Ngân khố Elizabeth Rosenberg, một trong những Kiến trúc sư chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch chế tài, cho biết Mỹ phải tập trung trên hết vào việc kiềm chế lượng dầu kỷ lục và lợi nhuận từ khí đốt của Nga, vốn là những thứ giúp Nga vượt qua các đòn trừng phạt tài chánh của thế giới và tiếp tục chiến tranh.

Mỹ và các đồng minh Âu Châu đang gấp rút hoàn tất thỏa thuận về một biện pháp mà họ hy vọng sẽ thực hiện được mục tiêu đó và mang lại cú đấm hạ gục đã hứa hẹn từ lâu đối với nền kinh tế Nga: Đặt giá trần lên dầu xuất cảng bằng đường hàng hải của Nga, điều đó sẽ ảnh hưởng lên giá dầu mà ông Putin có thể bán trên thị trường toàn cầu.

Các viên chức Bộ Ngân khố và Ngoại giao cũng đang kêu gọi gia tăng các chế tài đối với các nhà cung cấp vũ khí và kỹ thuật cao của Nga. Họ nói rằng cùng nhau, các biện pháp trừng phạt trong hai lĩnh vực đó có thể làm cho khả năng tài trợ cho cuộc chiến tại Ukraine trở nên không bền vững.

Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu đã áp đặt các chế tài tài chánh đáng kể đối với Nga, giới lãnh đạo và các nhà tài phiệt giàu có gắn liền với Putin.

Các đồng minh đã tấn công vào lượng dự trữ của Ngân hàng Trung ương, vốn là nền tảng cho nền kinh tế Nga; đồng thời ngăn cản nhiều ngân hàng Nga tham gia mạng lưới tài chánh toàn cầu quan trọng, SWIFT.

Trong khi đó, chiến tranh đang có tác động tàn khốc đối với nền kinh tế toàn cầu và đã góp phần làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng và lương thực trên toàn thế giới.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế tuần này cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ mất 2,8 ngàn tỉ Mỹ kim sản lượng vào năm 2023 vì chiến tranh.


Thử Xem Khả Năng Nga Có Dám Dùng Vũ Khí Nguyên Tử Bảo Vệ Các Vùng Lãnh Thổ Mới Chiếm Đoạt của Ukraine?

Thanh Hà

Tổng thống Putin có sử dụng bom nguyên tử, huy động “vũ khí nguyên tử chiến thuật” để bảo vệ “dân tộc Nga” đang sống tại Kherson, Zaporijjia hay Donetsk và Lugansk sau khi sáp nhập 4 vùng lãnh thổ này vào với nước Nga? Tối thiểu có ba yếu tố để hy vọng Ðiện Cẩm Linh không quá liều lĩnh.

Cùng lúc loan báo lệnh “động viên” lính dự bị hôm 21/9/2022 chủ nhân Ðiện Cẩm Linh đã nhấn mạnh sẽ “huy động mọi phương tiện” để bảo vệ quyền lợi của nước Nga, hàm ý kể cả những phương tiện quân sự mà từ sau Ðệ nhị Thế chiến đến nay chưa ai dám nghĩ đến. Kyiv và phương Tây lập tức cân nhân nhắc khả năng Mạc Tư Khoa giải quyết chiến tranh Ukraine bằng “vũ khí nguyên tử chiến thuật”.

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh của Ukraine, Oleksy Danilov hôm 29/9 cho biết đang chuẩn bị một “kế hoạch chi tiết hướng dẫn các công dân Ukraine phải làm những gì” trong kịch bản Nga liều lĩnh dùng vũ khí nguyên tử.

Với Vladimir Putin ở Ðiện Cẩm Linh, “điều gì cũng có thể xảy ra”. Mọi người đã tưởng rằng Mạc Tư Khoa chỉ hù dọa nhưng sẽ không xâm lược Ukraine. Giờ đây không ai dám quả quyết là Tổng thống Nga sẽ dừng lại đúng lúc. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là về mặt quân sự và chiến lược, vũ khí nguyên tử, đặc biệt là các loại vũ khí “nguyên tử chiến thuật” có giúp Mạc Tư Khoa đảo ngược tình huống trên trận địa Ukraine hay không? Câu trả lời là không.

Theo Xavier Tytelman, một cựu phi công và cố vấn trong ngành quốc phòng, một quả bom nguyên tử “chiến thuật tai hại bằng hàng trăm phi đạn HIMARS” nhưng phương tiện này không cho phép quân đội Nga vô hiệu hóa lực lượng quân sự của Ukraine.

Bruno Tertrais, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp, giải thích, một quả bom nguyên tử “chiến thuật” chỉ rơi vào một chỗ, với những tác động tàn khốc đối với con người, với môi trường, nhưng quân đội của Ukraine không tập trung ở một chỗ mà đang hiện diện ở rải khác khắp nơi. Đó là chưa kể một khi mà Nga đã liều lĩnh dùng vũ khí nguyên tử, chắc chắn là phương Tây sẽ đáp trả và cái giá phải trả đối với nước Nga là sẽ “rất đắt” về mặt quân sự.

Câu hỏi kế tiếp, nếu tính đến giải pháp nguyên tử thì Nga theo đuổi những mục đích gì? Chuyên gia về vũ khí nguyên tử Benjamin Hautecouverture, cũng thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp lưu ý: học thuyết quân sự của Nga quy định rõ bốn trường hợp “tự vệ” cho phép chính quyền sử dụng loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này. Nhưng “may mắn thay” ba kịch bản trong số đó nói rõ “ngay cả trong trường hợp một số hành động thù nghịch nhắm vào nước Nga, cũng không nhất thiết phải dùng đến vũ khí nguyên tử”.

Lý do thứ nhì cho phép các nhà quan sát thiên về giả thuyết Mạc Tư Khoa, chỉ đem lá bài nguyên tử ra để “khủng bố tinh thần” những người yếu bóng vía, bởi một khi Nga thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống lãnh thổ Ukraine hay bắn chệch sang bất kỳ một quốc gia Âu Châu nào khác, thì “Vladimir Putin đẩy nước Nga vào tình thế còn tệ hại hơn cả so với Bắc Hàn”.

Bruno Tertrais nói rõ hơn: Mạc Tư Khoa sẽ “đánh mất tất cả, mất các điểm tựa về ngoại giao, kể cả Trung Quốc”. Theo cựu Ðại sứ Pháp tại Mạc Tư Khoa Jean de Gliniasty, đây là lằn ranh đỏ mà Bắc Kinh không bao giờ cho phép Nga vượt qua. Ông Tytelman thẩm định, không có Trung Quốc, “chỉ nội 3 tuần lễ, kinh tế Nga hoàn toàn sụp đổ”.

Cuối cùng, liên quan đến “vũ khí nguyên tử chiến lược”, trước khi bấm vào nút nguyên tử, Tổng thống Vladimir Putin sẽ phải vượt qua được hai cửa ải quan trọng. Một là phải thuyết phục được hai nhân vật chủ chốt là Bộ trưởng Quốc phòng Serguei Choigu và tổng tư lệnh quân đội Nga, tướng Valeri Vassilievitch Guerassimov rằng để mất các vùng lãnh thổ mới sáp nhập ở miền Đông và miền Nam Ukraine “đe dọa trực tiếp đến quyền lợi cốt lõi của nước Nga”. Mặt khác, Tổng thống Vladimir Putin cũng ít nhiều phải có sự đồng lòng của công luận Nga vào lúc mà dân tình đã rất bất mãn vì lệnh động viên bán phần.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là mọi người có thể hoàn toàn gạt bỏ rủi ro “vũ khí nguyên tử” vì lẽ, tới nay các khái niệm và định nghĩa về “vũ khí nguyên tử chiến thuật” của Nga còn rất mơ hồ và “đầy rẫy những vùng xám”. Isabelle Facon, chuyên gia về quốc phòng của Nga tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược giải thích, Mạc Tư Khoa đã trang bị một số “vũ khí hiện đại” mà ở đó đường biên giới giữa “thế nào là vũ khí quy ước” với “vũ khí nguyên tử không còn được phân định rõ ràng”.

Hơn nữa, ngay cả “học thuyết quốc phòng” của Nga cũng mập mờ về định nghĩa thế nào là “mối đe dọa đối với quyền lợi cốt lõi” và sự “sống còn” của nước Nga để cho phép sử dụng vũ khí nguyên tử. Chính những “khoảng trống đó” mở đường cho các kiểu diễn giải khác nhau, mà đấy mới chính là mối “nguy hiểm” đáng sợ nhất trong cách Tổng thống Putin tiếp cận vấn đề Ukraine.

Ngũ Giác Đài Công Bố Thêm 1,1 Tỉ Mỹ Kim Viện Trợ Quân Sự Cho Ukraine Ngay Tức Khắc!

*

(Hệ thống Rốc-két Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS).)

Ngũ Giác Đài viện trợ thêm 1,1 tỉ Mỹ kim cho Ukraine, nâng tổng số viện trợ quân sự của Hoa Kỳ dành cho Ukraine lên gần 17 tỉ Mỹ kim kể từ khi chính quyền Biden nhậm chức.

Gói viện trợ mới nhất bao gồm tài trợ cho 18 Hệ thống Rốc-két Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) và đạn dược, các vũ khí mà viên chức quốc phòng Mỹ cho rằng đã chứng tỏ hiệu quả cao trong việc giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ kể từ khi Nga xâm lược vào tháng Hai năm nay.

Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine 16 HIMARS và một viên chức quốc phòng cấp cao nói với báo giới hôm 28/9 rằng chính quyền Biden đang bắt đầu quá trình mua sắm 18 hệ thống kế tiếp vì phải mất “nhiều năm” để mua sắm, chế tạo và giao hàng.

Gói mới nhất tài trợ cho việc mua sắm vũ khí và thiết bị trong khuôn khổ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, vốn tài trợ cho các hợp đồng tập trung vào nhu cầu quốc phòng và an ninh dài hạn của Ukraine.

Các vũ khí và thiết bị khác trong gói 1,1 tỉ Mỹ kim sẽ mất từ hai tháng đến hai năm để chuyển giao cho Ukraine, theo viên chức quốc phòng cấp cao. Chúng bao gồm các hệ thống chống lại máy bay không người lái mà Nga đang sử dụng nhắm vào quân đội Ukraine, 22 radar, khoảng 150 chiếc xe vận tải quân sự Humvee, khoảng 150 xe chiến thuật để kéo vũ khí, hàng chục xe vận tải kéo thùng, áo giáp và thiết bị liên lạc, giám sát và giải quyết chất nổ.

Bảo trì và đào tạo cũng được tài trợ trong gói này.

Theo Ngũ Giác Đài, các lực lượng Nga đã sử dụng các máy bay không người lái do Iran sản xuất để nhắm vào các lực lượng Ukraine, khiến họ cần phải chống lại các loại vũ khí này.

Ngũ Giác Đài đã sử dụng quyền hạn rút tiền của Tổng thống để cung cấp vũ khí nhanh hơn.

Hôm 28/9, một viên chức quân sự cấp cao cho biết Hoa Kỳ thấy “một số nhỏ” lính trừ bị đầu tiên từ đợt động viên mới nhất của Nga chuyển đến Ukraine. Nga đã công bố kế hoạch kêu gọi khoảng 300.000 quân tham chiến ở Ukraine giữa những tổn thất nặng nề trên chiến trường.

Hàng chục ngàn người đàn ông Nga đã bỏ xứ chạy sang các nước láng giềng ở biên giới kể từ khi lệnh động viên được công bố.

Mỹ Truy Tố Tỉ Phú Nga Oleg Deripaska Vì Vi Phạm Luật Chế Tài


(Tỉ phú Nga Oleg Deripaska.)

- Ngày 29/9/2022, các Công tố viên Hoa Kỳ công bố cáo trạng về vi phạm các chế tài hình sự đối với ông Oleg Deripaska, một tỉ phú Nga nằm trong số hơn hai chục đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin bị Hoa Thịnh Ðốn đưa vào danh sách đen vì bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016.

Bản cáo trạng đệ trình lên tòa án liên bang ở Manhattan nói ông Deripaska vi phạm lệnh trừng phạt vì lưu dụng 3 nữ đồng phạm, những người đã cung cấp hoặc sắp xếp các dịch vụ phục vụ cho lợi ích của ông ta.

Không liên lạc được với ông Deripaska, 54 tuổi, để ghi nhận phản hồi.

Theo cáo trạng, bà Olga Shriki đã dàn xếp việc bán một studio ở California trị giá 3,1 triệu Mỹ kim vào năm 2019 cho ông Deripaska.

Cáo trạng cũng cho biết bà Shriki và đồng phạm Natalia Bardakova đã sắp xếp vào năm 2020 để bà Ekaterina Voronina từ Nga sang Mỹ để sinh con cho ông Deripaska. Cáo trạng nói rằng một chuyến đi khác đã được sắp xếp trong năm nay để bà Voronina có thể sinh cho ông đứa con thứ hai.

Ông Deripaska, người sáng lập công ty sản xuất nhôm Rusal có trụ sở tại Mạc Tư Khoa, đã bị chế tài vào năm 2018 dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump.

Bộ Ngân khố Mỹ, cơ quan thực thi các lệnh trừng phạt, lúc đó nói rằng ông Deripaska bị đưa vào danh sách đen vì ông hành động hoặc tuyên bố hành động cho chính phủ Nga.


Khó Ra Khỏi Nước! Nga Ngưng Cấp Sổ Thông Hành Cho Các Công Dân Đã Bị Động Viên!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay càng lúc càng khó ra khỏi nước Nga. Để ngăn chận người Nga trốn lệnh động viên, chính quyền Mạc Tư Khoa hôm 28/9/2022 thông báo “ngưng cấp sổ thông hành quốc tế cho tất cả các công dân đã bị gọi đi nghĩa vụ quân sự hay đã được lệnh động viên”.

Công dân Nga cần có sổ thông hành quốc tế để được nhập cảnh vào nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng riêng với một số nước lân cận như Armenia, Belarus, Kazakhstan hay Khirghizistan thì chỉ cần chứng minh thư là đủ.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại lệnh cấm vừa ban hành hôm 28/9 được đưa ra vào lúc người dân Nga trong tuổi đi lính hối hả tìm đường ra ngoại quốc, tránh bị điều sang chiến trường Ukraine. Điều khiến các công dân Nga lo ngại hơn cả là một số quốc gia lân cận đã đóng hẳn các cửa khẩu.

Hàng chục ngàn người Nga đã chạy trốn lệnh “động viên lính dự bị”, chủ yếu tìm đường sang Gruzia, Khazakhstan và Mông Cổ bằng đường bộ. Tình trạng gây lo ngại cho chính quyền Nga đến nỗi, cách đây hai ngày, nhân viên an ninh Nga ra tận biên giới với Gruzia để kiểm tra giấy tờ những người muốn xuất ngoại.

Tuần trước, khi thông báo lệnh “động viên bán phần”, Tổng thống Vladimir Putin nói rõ chỉ huy động những ai “có kinh nghiệm chiến đấu” nhưng trên thực tế, thông tấn xã AFP ghi nhận, cả người già, hay sinh viên… đều bị gọi đi lính. Theo giới quan sát, Mạc Tư Khoa huy động một lực lượng đông hơn nhiều so với con số 300.000 quân như Bộ Quốc phòng đã thông báo.

Cơ quan biên phòng Âu Châu Frontex thẩm định đã có khoảng 66.000 công dân Nga nhập cảnh vào Liên Hiệp Âu Châu (EU) trong tuần lễ từ ngày 19 đến 25/9/2022. Con số này cao hơn 30% so với môt tuần lễ trước đó. Chỉ riêng Phần Lan, có đường biên giới chung với Nga 1.300 cây số, đã đón nhận thêm 30.000 công dân Nga. Estonia, Lithuania, Latvia và Ba Lan từ ngày 19/9 đã bắt đầu hạn chế việc đón nhận các công dân Nga.

Theo số liệu của Frontex, từ khi chiến tranh Ukraine khai mào cuối tháng 2/2022, đã có hơn 1,3 triệu công dân Nga nhập cảnh vào Liên Hiệp Âu Châu bằng đường bộ. Trong chiều ngược lại, cũng đã có hơn 1,2 triệu người Nga đã trở về nước, cũng qua các đường biên giới trên bộ.

Tổng Thống Putin Cáo Buộc Mỹ và Đồng Minh Gây Nổ Đường Ống Nord Stream


(Đường ống dẫn khí Nord Stream 2 bị rò rỉ ở Biển Baltic.)

- Hôm thứ Sáu (30/9/2022), Tổng thống Nga Vladimir Putin trực tiếp cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh gây nổ đường ống Nord Stream.

“Các biện pháp trừng phạt vẫn không đủ đối với người Anglo-Saxon: họ chuyển sang phá hoại”, ông Putin nói. “Thật khó tin nhưng có một sự thật là họ đã gây ra các vụ nổ trên đường ống dẫn khí đốt quốc tế Nord Stream”, vẫn lời ông Putin.

Ông Putin nói thêm: “Họ bắt đầu phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng toàn Âu Châu. Ai được lợi từ việc này, mọi người đều rõ. Tất nhiên, kẻ nào được lợi thì kẻ đó làm thôi”.

Người ta ghi nhận tình trạng áp suất giảm mạnh trên cả hai đường ống vào ngày 26/9 và các nhà địa chấn học phát giác có các vụ nổ, gây ra làn sóng suy đoán về kẻ nào có thể đã phá hoại một trong những hành lang năng lượng quan trọng nhất của Nga.

Liên Hiệp Âu Châu (EU) nói họ nghi ngờ có hành vi phá hoại đã gây ra thiệt hại cho đường ống Nord Stream 1 và 2 do Gazprom đứng đầu vận hành ở vùng biển Thụy Điển và Đan Mạch. Tòa Bạch Ốc đã bác bỏ cáo buộc của Nga về việc Mỹ đứng sau các sự việc.

Ông Putin nói Mạc Tư Khoa có thông tin tình báo chỉ ra rằng phương Tây đứng sau điều mà ông gọi là một “hành động khủng bố” nhằm vào các đường ống.

Các Nước EU, Liên Hiệp Âu Châu Tạm Đồng Ý Ngay Về Các Lệnh Trừng Phạt Mới Đối Với Nga!


(Cờ EU tại Brussels, thủ đô của Bỉ.)

- Hôm thứ Sáu (30/9/2022), ba nguồn tin ngoại giao nói với thông tấn xã Reuters rằng các nước Liên Hiệp Âu Châu đạt được thỏa thuận ban đầu về vòng trừng phạt thứ tám của khối đối với Nga vì gây ra chiến tranh xâm lược Ukraine.

Cơ quan Hành pháp EU hồi đầu tuần này khuyến nghị rằng khối này cần áp đặt thêm các biện pháp hạn chế thương mại và đưa thêm các cá nhân vào sổ đen, và hướng tới - thay vì áp dụng ngay lập tức - biện pháp giới hạn giá đối với dầu của Nga đi bằng đường biển đến các nước thứ ba, hầu hết số dầu này được các công ty Âu Châu bảo hiểm.

Các Ðại sứ của 27 nước EU tại Brussels (thủ đô của Bỉ) đã thảo luận về đề xuất này hôm 30/9 và họ đã bước đầu bật đèn xanh, dự kiến việc chuẩn thuận cuối cùng sẽ diễn ra vào tuần tới, ba nguồn tin cho biết.

Các nguồn tin giấu tên cho hay 27 nước cần có sự nhất trí hoàn toàn mới áp đặt các biện pháp trừng phạt, và nếu họ có sự khác biệt khó vượt qua được, vấn đề sẽ được đưa ra cuộc họp của các nhà lãnh đạo quốc gia của khối ở Praha vào ngày 6-7/10.

Trong khối EU, Hung Gia Lợi là nước chỉ trích mạnh mẽ nhất các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Các biện pháp trừng phạt mới được tính đến vì gần đây đã có thêm các bước leo thang của Mạc Tư Khoa trong cuộc chiến kéo dài 7 tháng: đó là lệnh động viên quân, lời đe dọa nguyên tử và động thái tiến tới chính thức sáp nhập vào Nga một phần lớn lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng.

Liên Hiệp Âu Châu Tiếp Tục Nỗ Lực Đối Phó Vất Vả Với Khủng Hoảng Năng Lượng

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 30/9/2022, Bộ trưởng Năng lượng các thành viên Liên Hiệp Âu Châu (EU) gặp nhau trở lại tại Brussels (thủ đô của Bỉ) để thảo luận chi tiết về nội dung kế hoạch của Ủy Ban Âu Châu nhằm kiềm chế giá năng lượng đang có xu hướng tăng mạnh tại lục địa.

Đánh thuế vào các ngành năng lượng siêu lợi nhận, khống chế giá khí đốt và tiếp tục cắt giảm tiêu thụ là những hướng thảo luận chủ yếu của các Bộ trưởng. Thông tín viên Pierre Bénazet của Đài RFI tại Brussels cho biết thêm chi tiết:

“Các nước Âu Châu sẽ được khuyến cáo phải giảm trung bình 10% tiêu thụ năng lượng của mình. Đây đã là một nỗ lực lớn của tất cả các nước, nhưng cố gắng này sẽ còn đi kèm theo bắt buộc cắt giảm 5% tiêu thụ trong các giờ cao điểm.

Ưu tiên thứ hai, có tên gọi là “trưng thu lãi tức” của các nhà sản xuất điện. Ý tưởng là buộc những công ty sản xuất, trừ nhiệt điện khí hay thủy điện, phải trả lại phần lãi do chênh lệch giữa giá thành sản xuất và giá bán điện. Âu Châu sẽ ấn định giá trần sản xuất điện 180 Euro một megawatt/giờ. Nếu giá bán của các công ty điện vượt giá trần thì phần chênh lệnh sẽ sẽ bị trưng thu để phân phối lại cho người tiêu dùng.

Còn có nội dung để chấm dứt tình trạng siêu lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực lọc dầu hay buôn bán dầu, khí và than đá. Liên Hiệp Âu Châu có thể sẽ áp đặt các công ty đó một khoản gọi là “đóng góp tương trợ tạm thời”.

Phần lợi tức cao hơn mức trung bình năm trước sẽ bị đánh thuế tới 33%. Các công dân Âu Châu sẽ được hưởng khoản thu này”.

Giá Năng Lượng Tăng Vọt: Đức Chi Thêm 200 Tỉ Euro Để Hỗ Trợ Các Gia Đình và Doanh Nghiệp

- Ngày 30/9/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay các nước Âu Châu đang trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng nhất kể từ Ðệ nhị Thế chiến.

Giá năng lượng tăng vọt đang làm điêu đứng nước Đức, quốc gia phụ thuộc nặng nề vào khí đốt Nga. Hôm 29/9, Bá Linh thông báo một kế hoạch trợ giúp mới tổng giá trị 200 tỉ Euro để kìm giá năng lượng, hỗ trợ các gia đình và doanh nghiệp, nhằm góp phần giảm các hậu quả của cuộc khủng hoảng có thể đẩy nước Đức vào suy thoái kinh tế trong năm tới.

Số tiền vừa được đưa ra cao gấp đến hai lần so với khoản chi khổng lồ tổng trị giá 100 tỉ Euro, mà chính phủ Đức đã tung ra từ đầu cuộc chiến Ukraine đến nay, cũng liên quan đến năng lượng. Thông tín viên Pascal Thibaut tường trình từ thủ đô Bá Linh của nước Đức:

“Từ “Wumms” đã từng được sử dụng một lần, bây giờ lại có thêm một cú “Wumms” nữa. Từ tiếng Đức này có thể tạm dịch là “nhanh như chớp”. Thủ tướng Olaf Scholz một lần nữa đã chọn cách thể hiện bóng bẩy để nói về các biện pháp với tổng giá trị 200 tỉ mà Bá Linh sẽ tung ra để kìm giá năng lượng.

Các biện pháp, mà hiện vẫn chưa được ấn định cụ thể, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân và các doanh nghiệp, vốn đang phải gánh chịu hóa đơn tiền điện và khí đốt tăng vọt. Khoản hỗ trợ này được lên kế hoạch cho đến mùa Xuân năm 2024. Quỹ Bình ổn Kinh tế sẽ tài trợ cho những chi phí này thông qua các khoản tín dụng.

Thông báo của Thủ tướng Scholz đáp ứng các nguyện vọng của Thống đốc các tiểu bang, bày tỏ hôm thứ Tư, yêu cầu chính quyền liên bang có các biện pháp mạnh để đối phó với mối lo ngại ngày càng gia tăng của người dân. Nhiều cuộc biểu tình chống việc giá cả gia tăng đã diễn ra. Phe cực hữu đang nhận được nhiều ủng hộ hơn theo các thăm dò dư luận, và đang khai thác các nỗi lo ngại trong dân chúng.

Gói tiền 200 tỉ Euro này bổ sung cho 3 kế hoạch hỗ trợ tổng trị giá 100 tỉ đã được Bá Linh thông qua. Thuế giá trị gia tăng đối với khí đốt đã được hạ xuống. Khoản phụ phí nhắm vào khí đốt gây tranh cãi dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1/10, đã bị hủy bỏ. Nếu được áp dụng, biện pháp này sẽ buộc các gia đình và doanh nghiệp phải trả nhiều hơn cho năng lượng”.


Tin Nóng Cộng Ðồng Người Việt Hải Ngoại!

Người Việt ở Florida: ‘Bão Ian Đánh Mạnh Quá! Nhanh Quá! Ghê Quá!’


(Cảnh hoang tàn trên bờ biển ở thành phố Fort Myers sau khi bão Ian quét qua.)

Bão Ian là cơn bão mạnh nhất từng đánh vào tiểu bang Florida trong nhiều năm qua, một số người Việt đã hứng chịu cơn bão này nói với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) trong lúc họ đang vật lộn với những thiệt hại do bão gây ra.

Hôm 29/9/2022, một ngày sau khi bão đi qua, các đội cấp cứu đã đi thuyền và lội qua những con đường ngập nước hôm 29/9 để cứu hàng ngàn người dân Florida bị kẹt trong những ngôi nhà lênh láng nước và những tòa nhà đổ nát, hãng tin AP cho biết.

Khi đánh vào Florida, Ian có sức mạnh cấp 4 và được cho là một trong những cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào Mỹ. Nó làm ngập lụt nhà cửa ở cả hai bên bờ tiểu bang Florida, cắt đứt con đường duy nhất đến đảo Sanibel nơi có 6.300 người dân sinh sống, phá hủy một bến cảng lịch sử và làm 2,67 triệu ngôi nhà và cơ sở kinh doanh bị mất điện.

Bốn người được xác nhận đã chết ở Florida, bao gồm hai cư dân ở Đảo Sanibel nằm ven bờ biển phía Tây Florida, Dana Souza, quản lý thành phố Sanibel nói với hãng thông tấn AP. Tuy nhiên, tờ Wall Street Journal dẫn lời các viên chức Florida cho biết đã có ít nhất 21 người chết và con số thương vong còn tiếp tục gia tăng.

Ở vùng xung quanh thành phố Fort Myers, nơi được xem nằm trong tâm bão, nhiều ngôi nhà đã bị thổi bay và nằm trên những đống đổ nát. Các cơ sở kinh doanh gần biển đã hoàn toàn bị san phẳng, để lại những đống đổ nát. Các cầu tàu vỡ nát trôi lềnh bềnh cạnh những chiếc tàu bị hỏng và lửa cháy âm ỉ trên các nền đất từng có các ngôi nhà, theo mô tả của hãng thông tấn AP.

Con đường vào Fort Myers tràn ngập cây cối gãy đổ và các mảnh đổ nát khác. Xe hơi bị bỏ lại trên đường sau khi bị khi nước dâng làm chết máy.

Thống đốc Florida Ron DeSantis cho biết đã có ít nhất 700 cuộc giải cứu, chủ yếu bằng máy bay với sự tham gia của Tuần duyên, Vệ binh Quốc gia và các đội tìm kiếm và cấp cứu đô thị.

Các cảnh sát trưởng ở Tây-Nam Florida cho biết các trung tâm 911 đã bị tràn ngập với hàng ngàn cuộc gọi từ những người bị mắc kẹt, một số trường hợp đe dọa tính mạng. Các đội cứu nạn đã cưa cây đổ để tiếp cận những người bị mắc kẹt. Nhiều người ở những chỗ bị bão đánh nặng nhất đã không thể kêu cứu vì không có điện và không có mạng.

Hàng dài người đang xếp hàng tại các cây xăng ở Fort Myers vốn chỉ cho phép vài khách hàng vào cùng lúc.

‘Gió Thổi Rất Mạnh’

“Bão xong tôi có lấy xe đi vòng vòng, tôi thấy các cột đèn, các bảng hiệu đều rơi rụng hết”, anh Trí Nguyễn, 34 tuổi, một cư dân sống ở Fort Myers cùng vợ và hai con nhỏ, nói với VOA.

Anh Trí kể vào đêm khi bão đánh tới, ‘gió thổi rất ghê’ khiến anh sợ nhà anh bị thổi bay.

“Gió lớn đến mức nếu đứng ở ngoài đường thì mình có thể bị thổi bay luôn”, anh nói và cho biết hai vợ chồng anh lúc đó chỉ lo cho an toàn của con nhỏ.

Khi được hỏi tại sao không di tản theo khuyến cáo của nhà chức trách, anh Trí nói anh ‘thấy không cần’. “Tôi ở đây đã được mười mấy năm rồi, tôi biết được bão như thế nào rồi và cũng đã chuẩn bị tinh thần”, anh nói.

Theo nhận định của anh thì Ian là cơn bão mạnh nhất từ trước đến giờ mà anh chứng kiến, ‘mạnh hơn bão Irma hồi năm 2017’. Mặc dù ngôi nhà của anh vẫn đứng vững trong bão nhưng cây cối xung quanh đổ nhiều và ‘nhà lưới phía sau bị rách’, anh cho biết.

Tuy nhiên, điều may mắn là khu vực của anh không bị mất điện, mất nước, trong khi cơ sở làm ăn của anh nằm ở khu vực bị mất điện nên anh nói ‘không biết bao giờ mới mở tiệm trở lại được’.

‘Bị Đánh Hai Lần’

Cách Fort Myers khoảng 45 phút lái xe về phía Tây-Bắc, ông Quang Bùi, 54 tuổi, một nông dân trồng cây ăn trái ở Punta Gorda, nói với VOA cây cối trong vườn của ông, bao gồm mãng cầu na, xoài, sa pô chê…, đã bị bứng gốc hết. Tuy nhiên, không có thiệt hại về hoa màu vì vườn của ông đã được thu hoạch xong.

“Bão vô mạnh quá. Cây cối đổ hết, nhà kho bay hết, mobile home (nhà di động) tốc mái hết”, ông nói và cho biết phải mất từ 2 đến năm 4 ông mới khôi phục vườn cây ăn trái được như xưa.

Thiệt hại theo ông tính toán là ‘khoảng 50-60 ngàn Mỹ kim đổ lại’. Ông nói ông không có mua bảo hiểm cho vườn cây nhưng sẽ báo cáo thiệt hại cho FEMA (Cơ quan Quản lý Thảm họa Liên bang) để được cứu trợ.

“Bão lớn thế này dù có đề phòng gì đi nữa thì cũng bó tay”, ông nói và thừa nhận bản thân không thể làm gì để cứu vườn cây.

So sánh với bão Irma hồi năm 2017, ông Quang nói: “Con Irma lướt nhanh qua thôi, còn con này đi quá chậm mà sức gió quá mạnh”.

Theo lời ông thì khu vực của ông hứng trọn mắt bão và trên thực tế ‘bị đánh đến hai lần’. “Sau khi mắt bão đi qua thì đến rìa bão quất thêm một trận banh ta lông hết”, ông nói.

Hiện giờ khu vực quận hạt của ông đã bị cúp điện toàn bộ, ông cho biết, và mô tả ‘cột điện ngã và dây điện đứt tràn giang đại hải’.

Do mất điện dẫn đến mất nước nên gia đình ông đang xài máy phát điện và múc nước giếng, cũng theo lời ông Quang.

“Trước khi bão đến chính quyền thông báo là chỉ mua đồ dự trữ cho ba ngày mà giờ qua ba ngày rồi mà điện vẫn chưa khôi phục lại”, ông than thở.

“Cả vùng hiện giờ chỉ có 1-2 cây xăng mở. Tôi phải lái xe nửa tiếng mới có cây xăng mà phải xếp hàng chờ 5-6 tiếng mới đổ được xăng”, ông nói thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét