Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

Nóng: Thế Giới Lo Sợ Về Kịch Bản Tồi Tệ! Kết Thúc Chiến Tranh Nga và Ukraine! Bằng Vũ Khí Nguyên Tử!


Khối NATO Cảnh Cáo Nga Sẽ Lãnh ‘Hậu Quả Nghiêm Trọng’ Nếu Tấn Công Nguyên Tử! Bất kỳ việc sử dụng vũ khí nguyên tử nào của Nga là không thể chấp nhận và sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng, Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) ngày 27/9/2022 cảnh cáo sau khi một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra cảnh báo nguyên tử nghiêm khắc đối với Ukraine và phương Tây.
<!>


(Hình AP: Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nói: “Bất kỳ việc sử dụng vũ khí nguyên tử nào là tuyệt đối không thể chấp nhận được, nó sẽ thay đổi hoàn toàn bản chất của cuộc xung đột và Nga phải biết rằng một cuộc chiến tranh nguyên tử không thể thắng và không bao giờ được tiến hành”.

“Khi chúng ta thấy lời lẽ nguyên tử đó lặp đi lặp lại từ Nga, từ Tổng thống Putin, chúng ta xem xét nghiêm túc - và do đó chúng ta đang truyền đi thông điệp rõ ràng rằng điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Nga”.

Cùng ngày 27/9, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky cho biết đã thảo luận với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg về việc các nước thành viên NATO hỗ trợ thêm cho các lực lượng vũ trang Ukraine.

Cuộc điện đàm giữa ông Zelensky với ông Stoltenberg diễn ra sau cuộc trưng cầu dân ý Nga tổ chức tại 4 khu vực chiếm đóng của Ukraine về việc sáp nhập vào Nga. Ông Zelensky cảm ơn ông Stoltenberg vì đã lên án các cuộc trưng cầu dân ý mà Ukraine và các đồng minh phương Tây gọi là giả mạo bất hợp pháp.

“Chúng tôi đã thảo luận về các diễn biến trên chiến trường hiện tại và sự hỗ trợ hơn nữa của các quốc gia thành viên của liên minh NATO đối với lực lượng vũ trang Ukraine”, ông Zelensky cho biết.


Ông Medvedev Hăm Dọa: Phác Họa Kịch Bản Bi Thảm! Nga Sẽ Tấn Công Nguyên Tử Vào Ukraine!


(Hình AP: Ông Dmitry Medvedev.)

Ông Dmitry Medvedev, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm 27/9/2022 nêu ra những nét chính trong kịch bản một cuộc tấn công nguyên tử vào Ukraine, nói rằng Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu sẽ rất sợ hãi về một “ngày tận thế nguyên tử” nên không dám trực tiếp bước vào cuộc xung đột này, theo thông tấn xã Reuters.

Dmitry Medvedev, cựu Tổng thống hiện giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, nói Nga có quyền tự vệ bằng vũ khí nguyên tử nếu nước này bị đẩy đi quá giới hạn của họ và đây “chắc chắn không phải là lời nói suông”.

Tuần trước, ông Putin ra lệnh tổng động viên lực lượng đầu tiên của Nga kể từ Ðệ nhị Thế chiến và ủng hộ kế hoạch sáp nhập vùng lãnh thổ Ukraine, cảnh báo phương Tây rằng ông không nói suông khi cho hay ông sẽ sẵn sàng sử dụng vũ khí nguyên tử để bảo vệ Nga.

Ông Medvedev nói trong một bài đăng trên Telegram: “Hãy tưởng tượng rằng Nga buộc phải sử dụng vũ khí đáng sợ nhất chống lại chế độ Ukraine, chế độ đã thực hiện một hành động gây hấn quy mô lớn gây nguy hiểm cho chính sự tồn tại của nhà nước chúng ta”.

Phát biểu trên của ông Medvedev trích dẫn thuật ngữ chính xác của một trong những điều kiện của học thuyết tấn công nguyên tử của Nga: “gây hấn với Liên bang Nga bằng vũ khí thông thường khi chính sự tồn tại của nhà nước bị đe dọa”.

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan hôm 25/9 cho biết Hoa Kỳ sẽ đáp trả một cách dứt khoát trước bất kỳ hành động sử dụng vũ khí nguyên tử nào của Nga nhằm vào Ukraine và đã nói rõ với Mạc Tư Khoa về “hậu quả thảm khốc” mà nước này sẽ phải đối mặt.

Khoảng 90% đầu đạn nguyên tử trên thế giới do Nga và Hoa Kỳ nắm giữ, hai nước cho đến nay vẫn là những cường quốc nguyên tử lớn nhất thế giới.

Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, Nga có 5.977 đầu đạn nguyên tử trong khi Mỹ có 5.428 đầu đạn, còn Trung Quốc có 350, Pháp có 290 và Anh có 225.

Bình luận của ông Medvedev được đưa ra trong bối cảnh Nga chuẩn bị sáp nhập nhiều vùng lãnh thổ Ukraine sau các cuộc trưng cầu dân ý tại các khu vực do Nga kiểm soát ở Ukraine mà Ukraine và phương Tây coi là một trò giả mạo bất hợp pháp.

Các nhà ngoại giao cho rằng chiêu dùng nguyên tử của Nga cho thấy ông Putin đang cố gắng dọa phương Tây để giảm bớt sự ủng hộ đối với Ukraine bằng cách ám chỉ sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật để bảo vệ các vùng lãnh thổ của Ukraine bị Nga sáp nhập.

Đường Ống Khí Đốt Của Nga Bất Ngờ Bị Rò Rỉ Đầy Bí Ẩn, Âu Châu Nghi Ngờ Có Âm Mưu Phá Hoại!


(Hình REUTERS: Đường ống Nord Stream 1 ở Đức.)

Thông tấn xã Reuters loan tin cho hay hôm 27/9/2022, các nước Âu Châu gấp rút điều tra vụ rò rỉ không rõ nguyên nhân trong hai đường ống dẫn khí đốt của Nga chạy dưới Biển Baltic gần Thụy Điển và Đan Mạch. Những đường ống gas này là tâm điểm trong cuộc khủng hoảng năng lượng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.

Các chuyên gia và cả Nga, nước đã xây dựng đường ống này, cho biết không loại trừ khả năng bị phá hoại.

Cơ quan Hàng hải Thụy Điển đã đưa ra cảnh báo về hai vụ rò rỉ trong đường ống Nord Stream 1, ngay sau khi người ta phát giác ra một điểm rò rỉ trên đường ống Nord Stream 2 gần đó, đã khiến Đan Mạch hạn chế tàu bè qua lại trong bán kính 5 hải lý.

Cả hai đường ống đều là tâm điểm trong cuộc chiến năng lượng leo thang giữa các thủ đô Âu Châu và Mạc Tư Khoa, vốn đã gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế lớn của phương Tây, khiến giá khí đốt tăng vọt và gây ra một cuộc săn lùng các nguồn cung cấp năng lượng thay thế.

“Có một số dấu hiệu cho thấy đó là hành động gây thiệt hại có chủ ý”, một nguồn tin an ninh Âu Châu cho biết, đồng thời nói thêm rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận. “Ta phải hỏi: Ai sẽ có lợi trong vụ này?”

Nga cũng nói rằng vụ rò rỉ này là gây ra lo ngại và có lẽ hành vi phá hoại là một trong những nguyên nhân. Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên: “Ngay bây giờ không có phương án nào có thể bị loại trừ”.

Cả hai đường ống đều không bơm khí đốt đến Âu Châu vào thời điểm rò rỉ được phát giác trong bối cảnh có bất đồng về cuộc chiến ở Ukraine, nhưng các sự việc sẽ làm tiêu tan thêm chút hy vọng còn sót lại là Âu Châu có thể nhận khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 trước mùa Đông.

Nhà điều hành đường ống Nord Stream AG cho biết: “Vụ phá hoại xảy ra cùng ngày đồng thời trên ba đường ống dẫn khí đốt ngoài khơi của hệ thống Nord Stream là chuyện chưa từng có”. Cơ quan này cho biết thêm: “Hiện vẫn chưa thể ước tính thời gian khôi phục cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt”.

Mặc dù cả hai đường ống đều không hoạt động, nhưng cả hai vẫn còn chứa khí đạt áp suất chuẩn.

Bộ trưởng Năng lượng Đan Mạch Dan Jorgensen cho biết trong một bình luận bằng văn bản rằng việc rò rỉ khí đốt đã được phát giác ở đường ống Nord Stream 2 giữa Nga và Đan Mạch hôm 26/9.

Gazprom, công ty thuộc quyền kiểm soát của Ðiện Cẩm Linh và nắm độc quyền xuất cảng khí đốt của Nga bằng đường ống, từ chối bình luận.

Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Âu Châu thông qua Nord Stream 1 trước khi đình chỉ hoàn toàn việc chuyển khí đốt vào tháng 8, đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra khó khăn kỹ thuật. Các chính trị gia Âu Châu cho rằng đó là lý do để ngừng cung cấp khí đốt.

Đường ống Nord Stream 2 mới vẫn chưa đi vào hoạt động thương mại. Kế hoạch sử dụng để cung cấp khí đốt đã bị Đức loại bỏ vài ngày trước khi Nga đưa quân vào Ukraine vào tháng 2.

Ông Jakub Godzimirski, một Giáo sư nghiên cứu tại Học viện Ngoại giao Na Uy, chuyên gia về chính sách năng lượng của Nga, cho biết vụ rò rỉ này có thể là trục trặc kỹ thuật nhưng cho rằng có khả năng xảy ra phá hoại.


Không Chừa Một Ai! Tổng Thống Putin: Nông Dân Thuộc Diện Những Người Nga Bị Gọi Nhập Ngũ!


(Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ tọa cuộc họp về nông nghiệp ở Sochi, 27/9/2022.)

Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay trong cuộc họp với các viên chức hôm 27/9/2022, Tổng thống Vladimir Putin phát biểu rằng nông dân cũng thuộc diện những người Nga bị gọi nhập ngũ, điều này báo hiệu có thêm những rủi ro tiềm tàng đối với vụ mùa năm 2023.

Nga là nước xuất cảng lúa mì lớn nhất thế giới. Mùa Thu là mùa bận rộn đối với nông dân khi họ gieo lúa mì vụ đông cho năm sau và thu hoạch đậu nành và hạt hướng dương. Việc gieo hạt vụ đông đã bị chậm lại đáng kể do mưa nhiều.

Ông Putin nói tại cuộc họp được phát trên truyền hình: “Tôi cũng muốn nói chuyện với những người đứng đầu khu vực và những người đứng đầu các doanh nghiệp nông nghiệp. Nằm trong việc động viên quân một phần, những người làm nghề nông cũng thuộc diện được gọi nhập ngũ. Gia đình của họ phải được hỗ trợ. Tôi yêu cầu quý vị đặc biệt chú ý đến vấn đề này”.

Thông báo hôm 21/9 về đợt tổng động viên đầu tiên của Nga kể từ Ðệ nhị Thế chiến, trong bối cảnh Mạc Tư Khoa gọi cuộc chiến của họ là hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine, đã khiến những người đàn ông thuộc diện nhập ngũ đổ xô vượt biên và khiến đông đảo người dân bất bình.

Các viên chức cho biết có thêm 300.000 người Nga sẽ gọi nhập ngũ để phục vụ cho chiến dịch động viên quân. Một số vùng giáp biên giới với Ukraine ở miền Nam và miền Trung của Nga, chẳng hạn như vùng Kursk, là những nơi sản xuất ngũ cốc lớn.

Ông Putin cũng nói tại cuộc họp rằng Nga đang trên đà thu hoạch vụ mùa kỷ lục 150 triệu tấn ngũ cốc, bao gồm 100 triệu tấn lúa mì, vào năm 2022.

Lo Ngại: Số Lượng Người Nga Vào Âu Châu Tăng Kỷ Lục! Hơn 30%! Sau Lệnh Huy Động Quân của Putin!


(Hình AP: Người Nga chờ vượt biên giới Nga vào Kazakhstan tại cửa biên giới Mariinsky để tránh lệnh động viên.)

Số lượng người Nga vào Liên Hiệp Âu Châu (EU) tăng vọt sau lệnh động viên một phần của Mạc Tư Khoa, và số người vượt biên trái phép có thể sẽ tăng lên nếu Nga đóng cửa biên giới không cho những người trong độ tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự ra khỏi nước, cơ quan biên giới EU Frontex cảnh báo ngày 27/9/2022.

Sau những thất bại trên chiến trường Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố lệnh động viên một phần hôm 21/9, một động thái khiến hàng ngàn người Nga đổ xô vượt biên giới sang các nước láng giềng.

“Trong tuần qua, gần 66.000 công dân Nga đã nhập cảnh vào EU, tăng hơn 30% so với tuần trước đó. Hầu hết tới Phần Lan và Estonia”, Frontex cho biết trong một thông báo, đề cập đến tuần lễ từ ngày 19/9 đến ngày 25/9.

Frontex nói chỉ trong 4 ngày qua, 30.000 công dân Nga đã đến Phần Lan.

Phần lớn người Nga sang EU có giấy phép cư trú, có visa hoặc có hai quốc tịch, Frontex cho biết.

Cơ quan này nói: “Frontex ước tính rằng các vụ vượt biên bất hợp pháp có thể sẽ gia tăng nếu Liên bang Nga quyết định đóng cửa biên giới đối với những người trong độ tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự”, đồng thời cho biết thêm rằng về lâu dài, việc người Nga lưu trú bất hợp pháp tại EU cũng có thể xảy ra.

27 quốc gia EU ngày 26/9 đã bắt đầu thảo luận về cách đối xử với làn sóng này nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào.

Vào cuối tháng 8, EU không thống nhất được về một lệnh cấm visa đối với du khách Nga, một động thái được các nước Baltic và một số nước khác yêu cầu. Thay vào đó, EU quyết định làm cho việc nhận visa nhập cảnh vào khối này trở nên đắt đỏ và mất thời gian hơn đối với du khách Nga.

Hôm 19/9, Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan bắt đầu thực thi các hạn chế nhập cảnh đối với du khách Nga.

Phần Lan có kế hoạch đưa ra các hạn chế tương tự.

Kazakhstan Vất Vả Xoay Sở Lo Cho Những Người Nga Vượt Biên Tránh Chiến Tranh, Sau Khi Putin Tuyên Bố Động Viên!


(Người Nga đang chờ làm thủ tục nhập cảnh Kazakhstan.)

Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters loan hôm 27/9/2022 cho hay các viên chức cho biết Kazakhstan đang vất vả xoay sở để tiếp nhận hàng chục ngàn người Nga rời bỏ tổ quốc kể từ khi Mạc Tư Khoa tuyên bố động viên thêm quân hồi tuần trước, nhưng chính phủ Kazakhstan chưa có kế hoạch đóng cửa biên giới.

Những người đàn ông Nga, một số có gia đình, bắt đầu băng qua biên giới trên bộ dài thứ hai thế giới sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh huy động quân dự bị vào tuần trước trong bối cảnh chiến dịch quân sự ở Ukraine bị đình trệ.

Người Nga không cần thị thực hoặc thậm chí sổ thông hành để vào Kazakhstan, mà chỉ cần giấy tờ tùy thân Nga. Tiếng Nga cũng được sử dụng rộng rãi ở Kazakhstan, nơi có đông đảo dân tộc thiểu số người Nga sinh sống.

Tuy nhiên, làn sóng người Nga đột ngột tràn vào đã kéo căng cơ sở hạ tầng của quốc gia rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt này. Chính phủ Kazakhstan cho biết gần 100.000 người Nga đã vượt qua biên giới kể từ khi có tuyên bố tổng động viên. Các khách sạn và nhà trọ đã kín chỗ, và tiền thuê nhà cũng tăng vọt.

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, đứng đầu chính quyền từ chối ủng hộ cái mà Nga gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” ở Ukraine, kêu gọi sự kiên nhẫn và khoan dung.

Ông nói trong một bài phát biểu hôm 27/9: “Rất nhiều người từ Nga đã đến đây trong vài ngày qua”. Ông nói thêm: “Hầu hết trong số họ buộc phải ra đi trong tình thế tuyệt vọng”.

“Chúng ta phải chăm sóc họ và bảo đảm an toàn cho họ. Đây là một vấn đề chính trị và nhân đạo”, ông Tokayev nói.

Ông nói, chính phủ của ông sẽ thảo luận về tình hình này với Mạc Tư Khoa.
Trong khi một số người Kazakhstan kêu gọi đóng cửa biên giới hoặc hạn chế người Nga nhập cảnh, một số khác sắp xếp các điểm gặp gỡ cho những người Nga đang kéo đến và thiết lập mạng lưới tình nguyện viên để giúp họ tìm nơi tá túc.

Liên Hiệp Quốc Phản Đối Tình Hình Nhân Quyền ‘Bi Thảm!’ Nạn Quân Xâm Lược Nga Giết Người Hàng Loạt Phi Pháp Ở Ukraine!


(Các binh sĩ Ukraine khai quật thi thể của một thành viên Vệ binh Quốc gia Ukraine, người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, tại làng Dementiivka, vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 26/9/2022.)

Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters Reuters cho hay hôm 27/9/2022, Văn phòng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã gây ra tình trạng nhân quyền bi thảm và dẫn đến một loạt các vi phạm nhân quyền, bao gồm giết người và tra tấn phi pháp, có thể đã đạt mức tội ác chiến tranh.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền (OHCHR) cho biết trong một báo cáo rằng họ đặc biệt lo ngại về việc tra tấn và ngược đãi đối với những người bị giam giữ bởi lực lượng Nga và các nhóm vũ trang liên đới, nhưng văn phòng cũng nói là cả hai bên đều có hành vi vi phạm nhân quyền.

OHCHR cũng cho biết họ “rất lo ngại” về “những rủi ro to lớn” do các hành động thù địch gần hoặc trong các nhà máy điện nguyên tử gây ra, đồng thời kêu gọi thực hiện ngay các bước nhằm phi quân sự hóa nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzia do lực lượng Nga chiếm đóng.

Kyiv và Mạc Tư Khoa không đưa ra bình luận ngay lập tức về báo cáo này, được thực hiện từ ngày 1/2 đến ngày 31/7 và dựa trên công việc của Phái bộ Giám sát Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Ukraine. Cả hai bên đều bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền.

“Cuộc tấn công vũ trang liên tục của Liên bang Nga chống lại Ukraine và các hành động thù địch liên quan đã dẫn đến tình trạng nhân quyền bi thảm trên khắp đất nước. Xung đột vũ trang đã dẫn đến một loạt các vi phạm nhân quyền ảnh hưởng đến cả dân thường và chiến binh”, báo cáo cho biết.

OHCHR cho biết họ đang tiếp tục lập hồ sơ và xác minh các cáo buộc về việc sát hại trái pháp luật hàng trăm dân thường của các lực lượng vũ trang Nga ở các khu vực Kyiv, Sumy và Kharkiv.

Báo cáo cho biết OHCHR cũng đã ghi lại ít nhất sáu vụ giết hại dân thường bị xem là những kẻ phản bội vì có cáo buộc họ hợp tác với Nga trong các khu vực bị chiếm đóng.

OHCHR cho biết họ đã ghi nhận những vi phạm luật nhân quyền và luật pháp quốc tế của cả hai bên đối với việc đối xử với tù nhân chiến tranh và những người không tham chiến.

Cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết các vi phạm bị cáo buộc bao gồm hành quyết phi pháp, tra tấn và ngược đãi, bạo lực tình dục, phớt lờ các bảo đảm xét xử công bằng, từ chối hỗ trợ y tế, thiếu thức ăn và nước uống, và điều kiện vệ sinh kém.

Chiến Tranh Ukraine: Nga Tăng Tốc Dùng Nhiều "Drone" Tấn Công Do Iran Chế Tạo!

Ngày 27/9/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tổng hợp tin của các hãng thông tấn quốc tế cho hay vào lúc các cuộc trưng cầu dân ý do Nga tổ chức ở 4 khu vực của Ukraine mà Mạc Tư Khoa mong muốn sáp nhập đang đến hồi kết thúc, chiến sự vẫn diễn ra ác liệt tại nhiều vùng khác nhau trên lãnh thổ Ukraine, đặc biệt với việc quân đội Nga gia tăng dùng drone tấn công cảng Odessa ở miền Nam.

Theo hãng tin Anh Reuters, chính quyền thành phố Odessa cho biết là trong những ngày qua, Nga đã thực hiện ít nhất 5 cuộc tấn công vào các mục tiêu ở cảng này bằng drone do Iran chế tạo.

Hãng tin Mỹ AP đã trích dẫn nguồn tin từ quân đội Ukraine xác nhận là vào tối 26/9, một cuộc tấn công bằng drone vào Odessa đã gây ra một vụ nổ và hỏa hoạn lớn khí đánh trúng một cơ sở quân sự của Ukraine.

Đây là cuộc tấn công mới nhất của Nga vào cảng này của Ukraine, dùng đến loại drone sản xuất tại Iran. Nguồn tin Ukraine cho biết là lực lượng phòng không của họ đã bắn rơi được 4 chiếc drone loại Shahed 135.

Còn theo thông tấn xã Reuters, bộ chỉ huy phía Nam của Lực lượng Vũ trang Ukraine hôm 27/9 cho biết cuộc phản công của họ ở Kherson đã gây thiệt hại đáng kể cho quân Nga.

Các viên chức Ukraine cũng cho biết rằng Nga trong đêm 26/9 đã bắn phi đạn vào các khu vực phía Nam của Zaporijjia và Mykolaiv,

Chiến sự cũng tiếp diễn ở khu vực Kharkiv ở miền Đông-Bắc Ukraine, với lực lượng phản công Ukraine đã cố gắng vô hiệu hóa 4 cây cầu và các phương tiện vượt sông khác để làm gián đoạn đường tiếp tế cho các lực lượng Nga ở phía Nam.

Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết khu vực Donbass ở miền Đông vẫn là ưu tiên chiến lược hàng đầu của đất nước ông – vì đó cũng là ưu tiên của Nga.

Chính quyền Kyiv hôm 26/9 cho biết là họ đang điều tra về một ngôi mộ tập thể mới gần biên giới Nga, mười ngày sau khi phát giác hơn 440 ngôi mộ và một hố chôn tập thể gần Izium, ở khu vực Kharkiv. Về phát giác mới này, giới chức quân đội và các viên chức lãnh đạo Ukraine tiết lộ là đã tìm thấy từ 90 đến 100 thi thể nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Nga Chắc Chắn Sẽ Vội Sáp Nhập Các Vùng Chiếm Đóng Của Ukraine Vào Cuối Tháng 9, Là Đất Của Mình!

Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay ngày 27/9/2022 là ngày cuối cùng của cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga 4 vùng bị chiếm đóng hoàn toàn hoặc bán phần ở miền Đông và nam Ukraine.

Chính quyền Kyiv và phương Tây lên án cuộc trưng cầu dân ý do Nga tổ chức là “giả hiệu”, đồng thời cảnh báo đáp trả mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo tình báo Anh, Tổng thống Vladimir Putin dự kiến thông báo sáp nhập vào ngày 30/9.

Tại Donetsk, miền Đông Ukraine, hôm 27/9 cũng là ngày bỏ phiếu trực tiếp duy nhất để những người không bỏ phiếu được trong những ngày qua có thể đến bỏ phiếu từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối. Đặc phái viên Anissa El Jabri của Đài RFI tường trình từ một điểm bỏ phiếu ở Donetsk:

“Không còn những đội cơ động, những nơi di chuyển được giữ bí mật và những hòm phiếu được mang đến tận sân các khu chung cư hay nhà dân, lần này ở vùng Donetsk, sẽ là cuộc bầu cử trực tiếp. Theo phía chính quyền, vì lý do an ninh, không còn chuyện xếp hàng ngoài phố. Người dân vào phòng phiếu sau khi được kiểm tra an ninh và chờ đến lượt bầu cử.

Ít người được chờ tại chỗ. Tối hôm qua, chính quyền công bố tỉ lệ tham gia bỏ phiếu cho vùng Donetsk đã lên đến 77%. Kết quả sẽ nhanh chóng được công bố. Thế nhưng, ở Nga dù sao người ta cũng đã thảo luận về quy chế của những vùng lãnh thổ này. Đối với nhà lãnh đạo vùng Crimea, “thời điểm ngã ngũ an bài sắp đến. Những vùng đất này sẽ hoàn toàn thuộc về Liên bang Nga”. Đối với ông Sergey Aksyonov, “như thế, người ta sẽ không còn nói đến chiến dịch quân sự nữa, mà có thể là chiến dịch chống khủng bố trên lãnh thổ của chúng tôi”.

Quy chế mới của các vùng lãnh thổ này sẽ cho phép lực lượng an ninh Nga FSB kiểm soát việc ra vào, tiến hành khám xét nhà riêng mà không cần lệnh của Tư pháp. Từng được lập ở Cộng hòa Tchetchenia năm 1999, quy chế này kéo dài 10 năm”.

Chính quyền Nga, được thông tấn xã AFP trích dẫn, bảo đảm rằng “kết quả tạm thời” sẽ được thông báo ngay tối thứ Ba (27/9) hoặc trong những ngày tới. Sau đó, Nghị Viện Nga sẽ bỏ phiếu văn bản hợp thức hóa việc sáp nhập bốn vùng Lugansk, Donetsk (ở miền Đông) và Kherson, Zapirijjia (miền Nam Ukraine) vào Nga.

Bộ Máy Tuyên Truyền Giống Cộng Sản Mà Chẳng Ai Tin: Loan Báo Kết Quả Biểu Quyết Sơ Khởi Cho Thấy Đa Số Ủng Hộ Nga Sáp Nhập 4 Khu Vực của Ukraine!


(Cư dân thuộc hai vùng Luhansk và Donetsk do các phần tử đòi ly khai được Nga hậu thuẫn kiểm soát, hiện sống tại Crimea, bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý tại Sevastopol, Crimea, ngày 23/9/2022.)

Một phần kết quả sơ khởi từ các cuộc bỏ phiếu bên trong nước Nga về việc có nên sáp nhập bốn khu vực Nga chiếm đóng của Ukraine hay không cho thấy đại đa số ủng hộ, hãng thông tấn nhà nước RIA loan tin ngày 27/9/2022, sau cái gọi là trưng cầu dân ý mà Kyiv và phương Tây tố cáo là một trò giả dối.

Các cuộc bỏ phiếu được sắp xếp vội vã đã diễn ra trong năm ngày tại 4 khu vực - Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson - chiếm khoảng 15% lãnh thổ Ukraine. Những người di tản từ các khu vực đó có thể bỏ phiếu ở Nga.

RIA cho biết số liệu ban đầu từ các điểm bỏ phiếu trên đất Nga cho thấy đại đa số ủng hộ việc gia nhập Nga. Con số này dao động từ 96,97% cho vùng Kherson, dựa trên 14% số phiếu được kiểm, đến 98,19% ở Zaporizhzhia, dựa trên 18% số phiếu được đếm.

Đối với cái gọi là Cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk thì tỷ lệ ủng hộ xấp xỉ 98% trong số 14% và 13% số phiếu được kiểm đếm.

Tại các khu vực bị chiếm đóng, các viên chức do Nga bổ nhiệm bưng các thùng phiếu từ nhà này sang nhà khác mà Ukraine và phương Tây gọi là một hành động cưỡng ép phi pháp nhằm tạo cớ hợp pháp cho việc Nga sáp nhập bốn khu vực vừa kể của Ukraine.

Sau động thái này, Tổng thống Vladimir Putin có thể miêu tả bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine nhằm chiếm lại các nơi này là một cuộc tấn công nhắm vào chính Nga. Tuần trước, ông tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí nguyên tử để bảo vệ “sự toàn vẹn lãnh thổ” của Nga.

Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, kêu gọi Liên hiệp Âu Á Châu đặt thêm các chế tài kinh tế đối với Nga để trừng phạt nước này vì đã dàn dựng các cuộc bỏ phiếu, mà theo ông sẽ không thay đổi hành động của Ukraine trên chiến trường.

Kyiv đã nhiều lần cảnh báo rằng việc Nga sáp nhập thêm các vùng lãnh thổ sẽ phá hủy bất kỳ cơ hội hòa đàm nào, bảy tháng sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược nước láng giềng. Kyiv nói rằng những người Ukraine giúp Nga tổ chức các cuộc bỏ phiếu sẽ đối mặt với cáo trạng phản quốc.

Các lá phiếu này nhắc nhớ cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea sau khi Nga chiếm giữ khu vực này của Ukraine vào năm 2014, khi các nhà lãnh đạo Crimea tuyên bố 97% phiếu bầu để ly khai khỏi Ukraine và gia nhập Nga.

Ông Putin nói trên kênh truyền hình nhà nước hôm 27/9 rằng cuộc biểu quyết nhằm bảo vệ người dân khỏi điều mà ông gọi là cuộc đàn áp người sắc tộc Nga và những người nói tiếng Nga ở Ukraine, điều mà Kyiv đã phủ nhận.

Ông nói: “Việc cứu người dân ở tất cả các vùng lãnh thổ mà cuộc trưng cầu này đang được tổ chức là tâm điểm của chúng tôi và là tâm điểm chú ý của toàn xã hội và đất nước chúng tôi”.

Trong những tháng gần đây, Mạc Tư Khoa đã “Nga hóa” các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của mình, bao gồm việc cấp cho cư dân sổ thông hành Nga và viết lại giáo trình của các trường học.

Các cuộc trưng cầu dân ý đã được vội vã tiến hành trong tháng này sau khi Ukraine giành được đà tiến trên chiến trường bằng cách đẩy lùi các lực lượng Nga ở khu vực Đông-Bắc Kharkiv.

Bà Valentina Matviyenko, người đứng đầu Thượng viện Nga, cho biết nếu kết quả bỏ phiếu thuận lợi, Thượng viện có thể xem xét việc hợp nhất bốn khu vực này vào ngày 4 tháng 10, ba ngày trước khi ông Putin kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của mình.

Bình Luận Thời Cuộc:

Thế Giới Không Thể Bỏ Qua Dầu Mỏ Nga, Cỗ Máy Rút Tiền Phục Vụ Chiến Tranh Của Putin!

(Phan Minh)

Kể từ khi chiến tranh nổ ra ở Ukraine vào tháng 2 năm nay, nguồn xuất cảng nhiên liệu hóa thạch đã mang lại cho Nga gần 168 tỉ Euro. Nhưng tình hình có thể sẽ thay đổi. Đó là nội dung bài viết trên tuần báo Pháp L’Express ngày 19/9/2022. RFI xin giới thiệu.

Bình thường, chỉ có những chiếc thuyền nhỏ màu trắng và xanh của ngư dân địa phương và một vài chiếc du thuyền sang trọng đi đến vùng nước trong vắt của vịnh Laconia, ở cực Nam Peloponnesos, Hy Lạp. Nhưng trong những tuần gần đây, những chiếc thuyền lớn hơn đã đi qua biển Ionia, tiến sát bờ biển thuộc đảo Kythera. Vào cuối tháng 8, hai nhà báo của tờ Nikkei Asia, Nhật Bản, đã chứng kiến một sự kiện gây tò mò: Hai chiếc tàu chở dầu đỗ cạnh nhau và những chiếc máy bơm khổng lồ bơm dầu từ tàu này sang tàu kia. Trong vận tải hàng hải, hoạt động chuyển hàng “tàu sang tàu” (ship to ship) không có gì là đặc biệt cả. Ngoại trừ trong trường hợp cụ thể này, đó là chiếc tàu chở dầu của Nga. Một chiếc là tàu chở dầu, Sea Falcon, mang cờ Hy Lạp, rời cảng dầu Ust Luga ở Tây-Bắc nước Nga hôm 04/08. Chiếc tàu kia mang tên Jag Lok, được đăng ký tại Ấn Độ thì rời cảng Aliaga ở Thổ Nhĩ Kỳ và sau khi được bơm dầu vào khoang chứa, không ai biết điểm đến của chiếc tàu này, vì tàu tắt hệ thống phát đáp, thiết bị cho phép biết được các di chuyển của tàu.

168 Tỉ Doanh Thu Từ Xuất cảng Sản Phẩm Năng Lượng

Kể từ khi Nga tiến hành cuộc chiến ở Ukraine và phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây, hoạt động “ship to ship” đã trở thành mốt. Theo dữ liệu do công ty Refinitiv có trụ sở tại Luân Đôn tổng hợp, đã có 175 vụ chuyển hàng theo phương thức này ở ngoài khơi bờ biển Hy Lạp từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2022 so với chỉ 9 vụ vào cùng thời kỳ năm 2021. Cảng Kalamata dường như là địa điểm chiến lược của hoạt động kinh doanh hưng thịnh này. Theo ước tính của S&P Global, các chuyến tàu chở dầu của Nga từ các cảng Biển Đen đến Kalamata đã tăng gấp đôi trong 3 tháng đầu cuộc chiến.

Trong khi Âu Châu đang tìm cách giảm và thậm chí có kế hoạch cắt hoàn toàn lượng dầu nhập cảng của Nga kể từ ngày 5/12, thì doanh thu từ vàng đen vẫn tiếp tục chảy vào kho bạc của Nhà nước Nga, gián tiếp tài trợ cho nỗ lực chiến tranh của Vladimir Putin. Phải thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt thương mại và tài chánh đang bắt đầu gây khó khăn cho nền kinh tế Nga: sản xuất xe hơi bị đình trệ và các hãng hàng không không được các nhà cung cấp phương Tây cung cấp phụ tùng thay thế, do vậy Nga đang tháo dỡ một số máy bay của mình để tìm thiết bị còn thiếu. Lệnh cấm vận đối với tất cả các linh kiện điện tử cũng làm tê liệt toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng. Bộ Ngoại giao Pháp nhận định rằng “với những cuộc suy thoái dự kiến vào năm 2022 và 2023, GDP của Nga sẽ quay trở lại mức hồi năm 2000. Một bước thụt lùi hơn 20 năm”.

Thực tế là Mạc Tư Khoa vẫn nhận được nguồn tiền từ các chuyến vận chuyển dầu và khí đốt của họ. Khối lượng xuất cảng có thể đã giảm, nhưng giá đã tăng quá cao đến mức các hóa đơn thanh toán bằng Mỹ kim có giá trị như vàng. Vì vậy người ta vẫn nghe thấy điệp khúc, xét cho cùng Nga không đến nỗi bị thiệt hại nhiều về kinh tế. Theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA), một tổ chức tư vấn của Phần Lan, Nga đã thu về khoảng 168 tỉ Euro từ xuất cảng dầu khí trong khoảng thời gian từ 24 tháng 2 đến 15 tháng 9. Theo tính toán của Lauri Myllyvirta, Giám đốc phân tích của CREA, “riêng Liên Hiệp Âu Châu đã trả gần 100 tỉ Euro”. Trong số tiền này, 56 tỉ Euro được rót thẳng vào kho bạc của bộ Tài chánh Nga. Và chính việc bán dầu thô và các sản phẩm phái sinh, đặc biệt là dầu diesel, giúp Nga thu được nhiều tiền nhất, chiếm gần hai phần ba tổng số tiền xuất cảng dầu khí.

Vàng đen là máy rút tiền phục vụ mục đích quân sự của Putin. Tất nhiên, Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Ả Rập Xê-út. Nhưng lại là nước xuất cảng dầu nhiều nhất trên thế giới: gần 15% nguồn cung dầu thô của thế giới được khai thác ở các mỏ Ural và Siberia. Putin biết điều đó và ông đang tận dụng điều này. Bởi việc thay đổi lộ trình của các tàu chở dầu dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều so với việc xây dựng các đường ống dẫn dầu khí mới. Pierre Terzian, Giám đốc Petrostrategies giải thích: “Ngay từ khi bắt đầu chiến tranh, Mạc Tư Khoa đã tìm kiếm khách hàng mới, và họ đã tìm được nhiều nước sẵn sàng mua dầu của mình với giá hời”. Như thể một nền địa chính trị dầu mỏ mới đang hình thành, dựa trên bản đồ của các chế độ ủng hộ Putin.

Ấn Độ và Những Khoản Mua Rất Hời

Nếu hồi mùa Xuân, dầu Bắc Hải thấp giá hơn dầu Brent là gần 35 Mỹ kim một thùng, thì nay, mức chênh lệch dường như được giảm, chỉ còn khoảng 20 Mỹ kim. Nhưng cũng quá đủ để tìm được các chuyến hàng của Nga rất hấp dẫn về mặt tài chánh đối với một loạt các quốc gia Á Châu hoặc Phi Châu chưa thực sự lên tiếng sau cuộc xâm lược Ukraine. Đứng đầu trong số đó là Trung Quốc, và nhất là Ấn Độ. Nước này không mua một giọt dầu nào của Nga trước chiến tranh Ukraine, bỗng trở nên rất hào hứng mua nhiều. Cũng giống như Ba Tây, nước đã ký với Mạc Tư Khoa vào đầu tháng 7 một hợp đồng khổng lồ chiếm gần 30% doanh số bán dầu diesel của Nga trên thế giới.

Đầu Óc Cơ Hội của Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất

Và sau đó là những nước cơ hội, như Ai Cập và đặc biệt là Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Pierre Terzian nhấn mạnh: “Những nước này là bậc thầy trong lĩnh vực xuất-nhập cảng dầu của Iran, vốn đang bị trừng phạt. Họ cũng làm điều tương tự với dầu thô của Nga”. Vào tháng 8, lượng dầu của Nga cập cảng lớn Fujairah trên bờ biển phía Đông của Các tiểu vương quốc Ả Rập, đã cao ngất ngưởng. Vàng đen này, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất trộn với dầu của họ để tái xuất cảng ra khắp thế giới. Ngoài ra, họ còn tinh chế dầu thô của Nga ngay tại chỗ và sau đó bán lại với giá cao ở Âu Châu, Anh và thậm chí là Hoa Kỳ. Dầu của Nga vẫn tiếp tục được vận chuyển qua hệ thống ống dẫn. Tại Ceyhan, Thổ Nhĩ Kỳ, đường ống “BTC”, liên kết Baku ở Azerbaijan với Tbilisi ở Gruzia, sau đó băng qua Thổ Nhĩ Kỳ để đến Địa Trung Hải, đã đột ngột tăng công suất lên 250.000 thùng mỗi ngày trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7. Vấn đề ở đây là Azerbaijan tuyên bố đã giảm việc sản xuất lượng vàng đen của họ. Do vậy, theo Pierre Terzian, “dầu của Nga đang chảy trong đường ống giống như thời Liên Xô”.

Ẩn Số Về Lệnh Cấm Vận của Âu Châu

Alexandre Andlauer, nhà phân tích và chuyên gia thị trường dầu tại Kpler cho biết: “Dầu thô của Nga có ở khắp mọi nơi và hành tinh này không thể bỏ qua được”. Liệu lệnh cấm vận của Âu Châu vào đầu tháng 12 có làm thay đổi điều gì không? Bằng cách tìm kiếm khách hàng mới, Nga đã chuẩn bị đối phó với lệnh cấm vận mới này. Nhưng việc giới hạn giá dầu của Nga có thể thực sự làm tổn hại đến túi tiền của Vladimir Putin. Đó là ý tưởng của Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ, bà Janet Yellen. Những ý tưởng sơ khởi đầu tiên của biện pháp mới này đã được đưa ra gần đây. Nói một cách đơn giản, cần buộc các công ty bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho những lô hàng được mua với giá bằng hoặc thấp hơn mức giá đã ấn định từ trước, có thể là gần 60 Mỹ kim một thùng dầu (giá dầu hiện nay khoảng 90 Mỹ kim), và bất kể điểm đến là đâu. Đây là một “vũ khí” rất hữu hiệu vì hầu hết các hãng bảo hiểm chuyên vận chuyển dầu đều của các nước phương Tây và đặc biệt là Anh Quốc.

Nhưng ngay cả trong trường hợp này, Nga đã có biện pháp đề phòng. Từ vài tuần qua, họ đã đổ xô vào các tàu chở dầu cũ có sẵn trên thị trường để không phụ thuộc vào bất kỳ chủ tàu nào. Arnaud Dubien, Giám đốc đài quan sát Pháp-Nga ở Mạc Tư Khoa giải thích: “Thậm chí, họ sẽ hoàn tất hệ thống bảo hiểm công 100% với bảo lãnh của Nhà nước”. Trong khi đó, những đám mây đen đe dọa tăng trưởng toàn cầu có thể làm cạn kiệt cỗ máy rút tiền của Nga. Francis Perrin, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược, phân tích: “Nếu thế giới bước vào suy thoái, giá dầu sẽ giảm và tước đi nguồn thu rất hời của Nga”. Về mặt tài chánh, gió có thể đổi chiều đối với Vladimir Putin.

Nhận Định Thời Cuộc:

Khí Hóa Lỏng LNG Đe Dọa Thế Áp Đảo của Nga?

(Thanh Hà)

Nga nhường thị trường năng lượng Âu Châu lại cho Mỹ. Nhờ có khí hóa lỏng LNG/GNL, Qatar trở thành tâm điểm trong chính sách năng lượng của Liên Hiệp Âu Châu. Trung Quốc đi buôn có lãi khi mua vào khí đốt của Nga với giá rẻ, bán lại cho Âu Châu theo thời giá thị trường. Đó là ba thay đổi lớn trên bàn cờ năng lượng thế giới vì chiến tranh Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz thở phào nhẹ nhõm, kể từ đầu tháng 12/2022 tập đoàn dầu khí Adnoc của Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) bắt đầu xuất cảng khí hóa lỏng LNG (GNL theo tiếng Pháp) cho Bá Linh. Thỏa thuận vừa đạt được sau vòng công du ba nước trong vùng Vịnh (24-25/09/2022) của Thủ tướng Đức, giảm bớt áp lực với chính phủ.

Cũng trong lĩnh vực này, cuối tuần qua tập đoàn dầu khí Pháp TotalEnergies thông báo đầu tư thêm 1,5 tỉ Mỹ kim để cùng khai thác mỏ North Field South với QatarEnergy. TotalEnergies trước đây đã đầu tư 2 tỉ Mỹ kim vào Qatar trong dự án North Field East. Đến 2026 North Field East bắt đầu cung cấp LNG cho Âu Châu.

Trên bản đồ thế giới, Qatar cùng với Hoa Kỳ và Úc Ðại Lợi là ba nhà cung cấp LNG quan trọng nhất. Cho đến rất gần đây, khách hàng chính của ba nguồn cung cấp này là Á Châu, chính xác hơn và theo thứ tự là Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc. Âu Châu cho đến tháng 2/2022 đã đánh cuộc vào dầu hỏa và khí đốt của Nga, ít quan tâm đến khí hóa lỏng. Vào lúc Mạc Tư Khoa đưa quân sang Ukraine, 55% khí đốt của Đức do một mình nước Nga cung cấp. Mặc dù ban hành lệnh trừng phạt Nga. Mãi đến cuối tháng 7/2022 Nga vẫn bảo đảm 1/3 năng lượng cho cỗ máy công nghiệp lớn nhất của Liên Hiệp Âu Châu.

Ẩn Số Trung Quốc

Nga càng lúc càng khóa chặt các đường ống dẫn dầu vào khí đốt vào Âu Châu, đặt toàn khối trước nguy cơ thiếu điện vào mùa Đông này. Thị trường khí tự nhiên hóa lỏng “căng” thêm nữa vào lúc Nam Hàn, khách hàng lớn thứ hai trên thế giới phải đong đầy 90% kho dự trữ từ nay đến cuối tháng 10/2022. Nhật lo xa đã đạt chỉ tiêu từ lâu nay. Riêng với Trung Quốc, nhu cầu về LNG của nước này vẫn còn là một ẩn số: Liên Hiệp Âu Châu chưa biết có phải cạnh tranh với Trung Quốc để tranh giành LNG của các nhà cung cấp hay không.

Trước mắt, câu trả lời có lẽ là không. Thứ nhất, hiện tại Trung Quốc đang dễ dàng mua dầu hỏa và khí đốt của Nga. Thứ hai, do tác động từ các đợt phong tỏa liên tiếp, các nhà máy tại Hoa Lục phải đóng cửa, nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại “công xưởng” của thế giới này có khuynh hướng sụt giảm. Thứ ba nữa là Trung Quốc vẫn thiên về than đá, một giải pháp tuy gây ô nhiễm, thải nhiều CO2 nhưng rẻ hơn cho các nhà sản xuất. Ba yếu tố này cộng lại đã cho phép Trung Quốc dễ dàng “nhường” những các hợp đồng LGN của mình với Nga lại cho Âu Châu.

Báo tài chánh Nhật Nikkei đầu tháng 9/2022 châm biếm gọi Trung Quốc là vị “cứu tinh” của Liên Hiệp Âu Châu: 45 tàu chở LNG của tập đoàn SINOPEC đã chuyển hướng trực chỉ Âu Châu thay vì đi tiếp về Hoa Lục. Trong tám tháng đầu 2022, Trung Quốc đã bán lại cho các đối tác Âu Châu khoảng 3 triệu tấn khí hóa lỏng, và nhờ vậy mà đã “lãi gấp đôi, thậm chí là gấp ba” so với giá hợp đồng khi mua vào của LNG của Nga.

Nhà báo của Le Monde và cũng là một chuyên gia về bản đồ, về địa lý Delphine Papin ghi nhận:

“Trên thế giới hiện nay có 640 tàu chở khí hóa lỏng, đó là những loại tàu đặc biệt với bồn chứa lớn, có cách nhiệt. Qua hệ thống theo dõi và định vị sử dụng trong ngành giao thông-vận tải đường biển, người ta thấy càng lúc càng có nhiều tàu đang di chuyển về Á Châu đã đột ngột đổi hướng, trực chỉ Âu Châu”.

Khủng Hoảng Năng Lượng Âu Châu: Mỹ Thắng Lớn

Từ đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine các tàu chở khí LNG tấp nập qua lại giữa hai bờ Đại Tây Dương: Liên Hiệp Âu Châu nhập cảng thêm 60% khí hóa lỏng của Mỹ, trong khi đó thị phần khí đốt của Nga tại Âu Châu đang từ 40-45% trước chiến tranh Ukraine đã rơi xuống còn 9% theo lời Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, Ursula von der Leyen. Điều đó không cấm cản hóa đơn thanh toán năng lượng của Liên Hiệp Âu Châu cho các nhà cung cấp Nga tăng vọt: Trong 9 tháng đầu năm nay, bất chấp lệnh cấm vận, Liên Hiệp Âu Châu đã rót 158 tỉ Mỹ kim vào các tập đoàn dầu khí của Nga.

Để bù đắp vào khoảng trống hơn 155 tỉ mét khối khí đốt của Nga một năm, Liên Hiệp Âu Châu đã đánh cược vào khí đốt của Hoa Kỳ. Từ 2016 nhờ kỹ thuật khai thác dầu, khí đá phiến, Mỹ đã nhanh chóng trở thành một nhà cung cấp lớn của thế giới. Trong lĩnh vực LNG, Mỹ thậm chí đã qua mặt cả Qatar.

Vào lúc Nga dùng năng lượng như một loại vũ khí để bắt chẹt Âu Châu, khóa các đường ống sang Đức, giảm nguồn cung cấp cho Ý Ðại Lợi, ngừng cung cấp cho Ba Lan và Bảo Gia Lợi thì tổng kinh ngạch xuất cảng khí hóa lỏng của Mỹ vào Liên Hiệp Âu Châu đã được nhân lên gấp đôi: trong 6 tháng đầu năm, Liên Hiệp Âu Châu nhập cảng 27 triệu tấn LNG của Mỹ thay vì 21 triệu tấn cho cả năm 2021. Trong cùng thời gian này, số lượng tàu chở khí hóa lỏng từ Mỹ đã cập các bến cảng Âu Châu cao hơn nhiều so với khoảng 230 lượt trong cả năm 2021.

Thống kê của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy 70% xuất cảng LNG trong năm 2022 dành để bán sang Âu Châu thay vì 30% như năm 2021.

Trên thị trường Âu Châu, Hoa Kỳ là nguồn cung cấp đến gần một nửa nhu cầu tiêu thụ khí hóa lỏng. Chính quyền Biden mùa Xuân vừa qua cam kết cung cấp đến 50 tỉ mét khối khí hóa lỏng một năm cho các “đồng minh Âu Châu” và có khả năng “giúp đỡ” Brussels thêm 20 tỉ mét khối nữa nếu như Liên Hiệp Âu Châu chịu “trả giá” theo luật cung cầu!

Qatar về thứ nhì như bị bỏ xa lại phía sau với 15% - Nga trước mắt vẫn đứng thứ ba với 14% theo số liệu của Eurotat (tháng 6/2022)

Thierry BROS, Giáo sư trường Khoa học Chính trị Paris, Sciences Po, phân tích: “Âu Châu trông cậy nhiều vào Qatar và Mỹ là hai nhà sản xuất khí hóa lỏng tương đối rẻ. Giá thành của Úc Ðại Lợi đắt hơn. Âu Châu để giảm bớt lệ thuộc vào năng lượng của Nga hướng về các nhà cung cấp tương đối gần với mình về mặt địa lý hoặc là gần gũi về chí hướng. Trong bài toàn này, đương nhiên Liên Hiệp Âu Châu hướng tới Qatar và Hoa Kỳ”.

Qatar Ông Khổng Lồ Sắp Vươn Vai Thức Dậy

Với chiến tranh Ukraine, Doha trở thành điểm hẹn của hầu hết các lãnh đạo Âu Châu. Với diện tích chưa đầy 12.000 cây số vuông và với 2,8 triệu dân này, Qatar là một mỏ khí đốt của thế giới, hiện đứng hạng tư trong số các nhà cung cấp khí đốt, nhưng riêng trong lĩnh vực khí hóa lỏng, thì “cậu bé tí hon” này dám đọ sức ngang ngửa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét