Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

SỐ PHẬN CỦA CHÂU Á SAU ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN - Đại-Dương

Chiến tranh Thế giới Thứ hai thực sự chấm dứt khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng vô-điều-kiện sau khi hai Thành phố Hiroshima và Nagasaki bị tàn phá vì hai quả bom nguyên tử của Hoa Kỳ. Cục diện Châu Á thay đổi tận gốc rễ sau khi Nhật đầu hàng vô-điều-kiện. Tính tới nay “Ai được, Ai Mất?”. Châu Á bị ảnh hưởng như thế nào? 1- Chế độ Quân Chủ tàn lụi dưới nhiều điều kiện khác nhau tuỳ thuộc vào nhận thức của mỗi dân tộc Á Châu. 2- Hoa Kỳ lần lượt đánh bạt ảnh hưởng của Châu Âu, thực thi vai trò lãnh đạo ở Châu Á trên mọi phương diện, tuy nhiên, không đánh bại triệt để dấu ấn thuộc địa của Đế quốc Châu Âu.
<!>
3- Tâm lý chống Tây Phương do quá khứ thống trị khiến cho nhiều quốc gia rút vào chiếc vỏ ốc “Dân Tộc Độc Lập” mà thực thi chính sách “Bài Ngoại”. Số khác bị rơi vào vòng xoắn Chủ nghĩa Cộng sản để thành một chiếc đinh ốc của Đệ tam Quốc tế Cộng sản hoặc Chủ nghĩa Mao Trạch Đông.
4- Các quốc gia cương quyết thoát khỏi chiếc bóng ma Chủ nghĩa Cộng sản hoặc Chủ nghĩa Tập quyền đang phát triển toàn diện và nhanh chóng như Nhật Bản, Tân Gia Ba, Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông.
5- Các quốc gia kiên trì Chủ nghĩa Cộng sản đều thua kém Tứ Hổ (Tân Gia Ba, Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông). Lợi tức bình quân đầu người năm 2022 do IMF công bố: Trung Cộng 14,000 USD. Brunei 79,816. Tân Gia Ba 79,576. Hoa Kỳ 76,027. Hồng Kông 49,580. Nhật Bản 39,243. Đài Loan 36,051. Đại Hàn 34,994. Malaysia 13,268. Thái Lan 7,449. Indonesia 4,691. Việt Nam 4,122. Phi Luật Tân 3,687. Lào 2,319. Cambodia 1,752. Myanmar 1,285.
Chọn lựa của các quốc gia Châu Á
Sau Đệ nhị Thế chiến, các quốc gia Châu Á đã chọn lựa chế độ khác nhau và gặt hái thành quả trái ngược.
Nhóm thứ nhất chọn Chủ nghĩa Tư bản và chống Chủ nghĩa Cộng sản gồm Nhật Bản, Đại Hàn, Brunei, Tân Gia Ba, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Việt Nam Cộng Hoà đã hợp tác với Hoa Kỳ ở từng mức độ khác nhau nên thành quả không giống nhau.

Nhật Bản cương quyết từ bỏ Chủ nghĩa Quân phiệt, chấp nhận 50,000 binh sĩ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trấn đóng cho tới nay vẫn còn tiếp tục. Người Nhật không lo bị Trung Quốc gây chiến trả thù nên dồn tất cả năng lực hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển đất nước. Chỉ một thời gian ngắn Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ trên mọi phương diện. Tuy Chính quyền Tokyo có gặp một số chống đối việc chiếm đóng của Hoa Kỳ, nhưng, người Nhật vẫn chấp thuận Hiến pháp Hoà Bình do Thống tướng Douglas MacArthur soạn thảo nhằm thay thế Hệ thống Quân chủ Chuyên chế trong tay chính quyền Quân phiệt bằng một Thể chế Dân chủ Đại nghị trong một chính thể Quốc gia Dân chủ, Tự do. Bản Hiến pháp này chưa trải qua bất kì sự chỉnh sửa nào đã giúp cho Nhật Bản ổn định, phát triển và hòa bình thịnh vượng. Người Nhật đã nối tay nhau

hống tướng MacArthur một mình cai trị toàn diện nước Nhật bại trận trong gần 6 năm, bỏ ngoài tai mọi ý kiến bất đồng của các nghị sĩ và quan chức Mỹ; người ta gọi ông là “nhà độc tài thần thánh” (Godlike dictator). Nhưng nhà độc tài đó được đông đảo dân Nhật thực sự tôn kính với lòng biết ơn sâu sắc. Ngày ông trở về Mỹ, hàng trăm nghìn người Nhật kéo nhau ra đường đưa tiễn, hô vang “Đại nguyên soái”, nhiều người nước mắt ròng ròng.
Hồi ký của Kiichi Miyazawa (Thủ tướng Nhật nhiệm kỳ 1991-1993) có đoạn viết:
"Ngày 16/4/1951, MacArthur rời Tokyo về Mỹ. Hôm ấy dân chúng Nhật đứng chật kín suốt hai bên đường từ trụ sở Tư lệnh Tối cao Lực lượng Đồng minh (SCAP) tới sân bay Haneda. Toàn bộ Nội các Chính phủ ra sân bay tiễn đưa. MacArthur cùng vợ và con trai lần lượt bắt tay từng quan chức. Khi MacArthur bước lên thang máy bay, một quan chức Nhật bỗng hô to “MacArthur muôn năm!” Thế là tất cả mọi người đều giơ cao tay hô theo “Muôn năm”….
Nhiều sử gia cho rằng việc đưa nước Nhật đi từ chế độ quân phiệt phong kiến lên chế độ dân chủ hiện đại là công trạng lớn nhất của MacArthur, lớn hơn bất cứ chiến công nào ông từng lập được trên các chiến trường Thế chiến I, II và chiến tranh Triều Tiên.

MacArthur đã cứu Đại Hàn khỏi lọt vào tay Bắc Triều Tiên và Trung Cộng. Đại Hàn thỏa thuận cho 28,500 Thủ quân Lục chiến Mỹ trú đóng thường trực từ đó trở đi . Hn Thành đã dân-chủ-hoá và hoàn thiện cùng lúc phát triển toàn diện thuộc vào nhóm các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Nhật Bản và Đại Hàn đã lần lượt tự sản xuất chiến cụ tân tiến để sẵn sàng cùng Hoa Kỳ ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Cộng.
Nhóm thứ hai theo Chủ nghĩa Cộng sản gồm có Trung Cộng, Việt Cộng, Kampuchia, Lào lấy chiến tranh và khủng bố làm mục tiêu thống trị toàn cầu nên xương chất thành núi, máu chảy thành sông không bao giờ dứt. Chiến tranh khát máu trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã đẩy loài người rơi vào thảm họa chết chóc, đói rét triền miên. Xung đột giữa Trung Cộng và các lân bang như Ấn Độ, Việt Nam, Tây Tạng, Tân Cương, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia, Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn vẫn tiếp diễn.

Nhóm thứ ba với khẩu hiệu “phi liên kết” quy tụ các quốc gia từng bị Đế quốc Châu Âu, Đế quốc Châu Á thống trị. Tuy nhiên, đa số vẫn ưa thích mô hình Đế chế nên thường bất-ổn-định gây ra tình trạng nội chiến, xâm phạm lân bang, chia cắt đất nước. Tình trạng suy yếu của Đông Nam Á tạo điều kiện cho Trung Cộng bành trướng lãnh thổ, lãnh hải, thu nhận chư hầu.
Phấn khởi gia tăng sau khi Liên Xô tan rã năm 1991 vào thời Tổng thống Ronald Reagan mà Hoa Kỳ và Châu Âu cũng như khắp thế giới đều hăm hở khai thác thị trường hơn 1.2 tỷ miệng ăn để thu lợi nhuận theo “Chiến lược Phát triển Kinh tế sẽ kéo theo thay đổi Chính trị”. Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đã lợi dụng tâm lý huênh hoang này để rút ruột Tây Phương về đầu tư, chính trị, công nghệ, kỹ thuật, giáo dục, quân sự để thực hiện Bốn Hiện Đại Hoá (nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, và khoa học công nghệ nhằm biến Trung Quốc trở thành một cường quốc hiện đại). Từng đợt, từng đợt điệp viên, tuyên giáo tràn vào Hoa Kỳ, Châu Âu để học hỏi kỹ năng quản trị, kinh tế, học thuật, công kỹ nghệ, kể cả phương diện không gian. Chỉ trong vòng 30 năm, Trung Cộng từ một quốc gia nghèo đói, xin việc đã trở thành nhà cho việc độc ác nhất trong lịch sử loài người.
Tây Phương hiểu ra thì đã quá muộn. Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Barack Obama chợt hiểu mối nguy cơ to lớn đang ập tới. Nhưng, họ chưa tìm được biện pháp đối phó nên chỉ ráng năn nỉ Chủ tịch Tập Cận Bình nới tay.
Vừa bước vào Toà Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump đã nhận lời mời thăm chính thức của Tập Cận Bình. Cửa Tử Cấm Thành, nơi chỉ mở cửa đón các Quân Vương cường quốc bằng các nghi lễ cao nhất.
Nhưng, Tập không nhận được lời hứa hay cam kết nào của Trump. Trở về Toà Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump bật đèn xanh thi hành chính sách đối đầu quyết liệt với Trung Cộng trên mọi lĩnh vực quan trọng như kinh tế, giao thương, ngoại giao, học thuật, tình báo khiến Tập Cận Bình rơi vào trường hợp bị động. Tại Diễn đàn Liên Hiệp Quốc năm 2018 và 2019, Tổng thống Donald Trump công khai tố cáo Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xã hội là mối nguy của nhân loại.
Trump khôi phục tình trạng độc lập toàn diện với quốc tế làm cho nhiều quốc gia khó tìm cách đối phó.

So sánh các kiểu chọn lựa
Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba, Úc Đại Lợi quyết tâm đứng cùng chiến tuyến với Hoa Kỳ nên không sợ bất cứ sự đe dọa nào. Họ duy trì nền chính trị dân chủ ổn định và kinh tế tư bản nên phát triển nhanh chóng, vững chắc và hài hoà. Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu từng tuyến bố “Tân Gia Ba là một tiểu quốc nên phải dựa vào siêu cường mạnh nhất để tồn tại và phát triển.
Việt Nam, Campuchia, Lào chọn Chủ nghĩa Cộng sản nên chiến tranh triền miên và phát triển chậm, có lúc phải rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực. Myanmar theo Chế độ Quân phiệt sát cánh với Trung Cộng nên bất ổn và đói rét triền miên.
Thái Lan theo Chế độ Quân chủ nên thích đu dây với cả Trung Cộng và Hoa Kỳ khiến xã hội nhiều xáo trộn.
Mã Lai Á theo Quân chủ Lập hiến liên bang nên bị chi phối bởi 61% Hồi giáo Sunni.
Cộng hòa Indonesia với dân số 279 triệu (năm 2022) mà Hồi giáo chiếm 87%, không đưa Hồi giáo vào Hiến pháp nên không thể gọi là Quốc gia Hồi giáo. Vụ tàn sát hơn 500,000 người trong giai đoạn 1965-1966 liên quan đến thanh trừng Cộng sản.
Sự phát triển toàn diện của Nhật Bản, Đại Hàn tạo điều kiện cho họ phối hợp với Hoa Kỳ nhịp nhàng hơn để kiềm chế đối với tham vọng của Trung Cộng, Nga, Bắc Triều Tiên.
Bàn cờ quốc tế luôn luôn thay đổi. Ai không tiên đoán được xu thế thời đại mà chọn lầm sói đội lốt cừu thì tai họa sẽ giáng của xuống đầu dân tộc.

Đại-Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét