Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

DẤU HIỆU NGÀY TÀN CỦA ASEAN - Đại-Dương

Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) thành hình vào 31/07/1961 gồm có Thái Lan, Phi Luật Tân, Liên bang Malaya nhằm mục đích Chống Cộng đã trở thành Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Indonesia từ ngày 8 tháng 8 năm 1967, Brunei gia nhập năm 1984. Việt Nam 1995. Lào và Myanmar 1997. Cambodia 1999.ừ cuối thế kỷ trước, chúng tôi đã có bài nhận định về sai lầm của ASEAN khi thu nhận các nước Cộng sản làm hội viên sẽ dẫn tới sự phân hóa trầm trọng vì các lý do: (1) Việt Nam, Lào, Campuchia không bao giờ từ bỏ Chủ nghĩa Cộng sản. Họ gia nhập chỉ để làm giảm sự chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sản. 
<!>
(2) Có lý do để lôi kéo viện trợ và đầu tư từ các nước tư bản. (3) Công khai tuyên truyền Chủ nghĩa Cộng sản và rút ruột Cộng đồng Người Việt tị nạn Cộng sản bằng “kiều hối” và công tác tình báo. (4) Dọn đường tham gia vào sinh hoạt quốc tế. (5) Làm mờ ranh giới Chống Cộng ở hải ngoại.

ASEAN có 667 triệu dân với lợi tức bình quân đầu người 5,300 USD mà khác biệt to lớn. IMF ước tính lợi tức bình quân đầu người trong năm 2022 của Brunei là 79,816 USD. Singapore 79,576. Mỹ 76,027. Malaysia 13,268. Thái Lan 7,499. Indonesia 4,691. VN 4,122. Philippines 3,687. Lào 2,319. Cambodia 1,752. Myanmar 1,285.

Brunei giàu nhờ các mỏ dầu hoả được Anh Quốc bảo vệ an ninh quốc gia và tiếp nhận kỹ thuật Phương Tây, không bị Trung Quốc chèn ép.

Singapore, “đồng minh không hiệp ước” của Hoa Kỳ nên hợp tác chặt chẽ với Hoa Thịnh Đốn dù 74% dân số gốc Tàu. Trung Cộng không dám động tới trong khi các nước khác ở Đông Nam Á đều bị Bắc Kinh đe doạ đủ kiểu.

Phi Luật Tân có Hiệp ước Phòng thủ Hổ tương với Hoa Kỳ từ năm 1951, nhưng, giới lãnh đạo thường muốn bắt cá hai tay nên mất cả chì lẫn chài và luôn luôn bất ổn. Năm 1992, Manila quyết định chấm dứt thỏa thuận cho phép Hải quân Hoa Kỳ sử dụng Vịnh Manila để phi-quân-sự-hoá. Sau đó, Vịnh Subic được sử dụng như một khu công nghệ và kinh tế. Các vị Tổng thống kế tiếp thường có mối liên hệ thân thiện với Trung Cộng.

Nhưng, giữa năm 2019, Nhà máy đóng tàu Hanjin Shipyard ở Vịnh Subic đã được rao bán sau khi chủ sở hữu là Hanjin Philippines tuyên bố phá sản, với số nợ 900 triệu USD. Ngay lập tức có hai công ty Trung Cộng muốn mua lại, nhưng, bất thành vì Phi Luật Tân sợ tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.

Khi Tổng thống Rodrigo Duterte (2016-2022) khoe có dòng máu Trung Hoa nên đã nhất bái, nhất bộ đến Bắc Kinh mà Tập Cận Bình vẫn không tháo khoán 24 tỷ USD như đã hứa.

Tại Mindanao, miền Nam Phi Luật Tân có nhiều tổ chức cực đoan, kể cả 3 nhóm chính như Phiến quân Maute, Phiến quân Abu Sayyaf và nhóm Chiến binh Hồi giáo tự do Bangsamoro kéo dài suốt 40 năm vẫn chưa tìm được giải pháp ổn thoả. Phiến quân Cộng sản từng thao túng nền an ninh nên Manila nhờ Quân đội Mỹ trợ giúp, nhưng, mầm mống vẫn còn đó.

Campuchia đã công khai vai trò tay sai của Bắc Kinh nằm vùng trong ASEAN nên bất cứ điều gì gây bất lợi cho Trung Cộng thì Thủ tướng Hun Sen sẽ ra tay bất chấp dư luận quốc tế. Myanmar, Việt Nam, Lào cũng hành động tương tự nên trở thành hàng rào bảo vệ biên giới phía Nam của Trung Cộng. Đồng thời, họ cũng biện minh và bênh vực cho các quan điểm của Bắc Kinh. Chế độ Dân chủ phôi thai của Myanmar đã bị giới quân phiệt lật đổ.

Hun Sen đã cho phép Trung Cộng xây dựng Quân cảng chỉ cách Quân cảng Ream của Campuchia 30 km về phía Bắc mà không cần tham khảo ý kiến của ASEAN. Quân cảng của Trung Cộng sẽ đáp ứng mọi hoạt động của Hải Quân và Hải Cảnh trên Biển Nam Trung Hoa, đặc biệt tại Khu vực Eo biển Malacca. Nó đe doạ tới các hoạt động hàng hải và khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Lào sắp lọt vào bẫy nợ của Bắc Kinh sẽ phải cắt đất, nhượng bộ chủ quyền cho Trung Cộng.

Nền dân chủ Myanmar đã lọt vào tay Quân đội trong cuộc đảo chánh năm 2021 để thiết lập chế độ Quân phiệt. Tây Phương tốn nhiều công sức và thời gian mới thiết lập được nền Dân chủ ở Myanmar rồi cũng chết yểu.

Nhiều năm qua, Thái Lan đã mua vũ khí, chiến hạm của Trung Cộng thay vì sử dụng chiến cụ Tây Phương như trong quá khứ. Hoa Kỳ từ chối bán vũ khí tối tân cho Chính quyền Quân phiệt.

Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc đã phái chiến đấu cơ và oanh tạc cơ tới Thái Lan để thao dượt chung Falcon Strike kể từ Chủ nhật 14 tháng 8 năm 2022.

Vào lúc này, Hoa Kỳ, Indonesia, Nhật Bản, Singapore cũng đang tập trận Lá chắn Super Garuda, đã khởi diễn từ năm 2009, kéo dài trong 14 ngày.

ASEAN đã chết lâm sàng vì hai lý do: (1) Thu nhận 4 nước Cộng sản làm cho ASEAN tê liệt, kể cả Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982 (PCA) liên quan đến quyền-chủ-quyền trong Biển Nam Trung Hoa (SCS). (2) Chỉ cần một phiếu chống là toàn bộ dự thảo của ASEAN đều bị vứt vào sọt rác và tăng thêm sức mạnh cho Bắc Kinh tại Đông Nam Á. (3) Mỗi hội viên tự tìm kiếm lợi ích riêng tư theo kiểu “đèn nhà ai nấy rạng” nên khó hợp tác, thoả hiệp.

Con đường cứu nguy cho ASEAN là loại bỏ các nước Cộng sản vì họ đã tiếp tay với Trung Cộng lũng đoạn sinh hoạt dân chủ của Tổ chức.

Tham vọng của Bắc Kinh nhằm làm chủ toàn bộ Biển Nam Trung Hoa nên ép các quốc gia duyên hải phải tuân thủ các quyết định của Trung Cộng. Chiêu thức này làm cho Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á không thể khai thác tài nguyên biển (nghề cá, dầu khí, hải vận, khoáng sản, khí tượng), thực thi quyền tài phán trong vùng biển trách nhiệm.

Chiến lược vùng xám, tầm ăn dâu của Chủ tịch Tập Cận Bình được các nước Xã hội Chủ nghĩa tiếp tay đang làm bốc cháy ASEAN.

ASEAN nên chia tay với các nước cộng sản hay chỉ cầm cục lữa mà la làng?

Đại-Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét