Vừa mới có kỷ niệm
Nhân Thư Viện Quốc Gia
Một trăm năm thành lập.
Niềm kiêu hãnh nước nhà.
Chân dung các giám đốc
Của ta và của Tây
Được giới thiệu long trọng
Nhân dịp kỷ niệm này.
Sau hai ông người Pháp,
Ông giám đốc thứ ba,
Là một người nổi tiếng,
Ngô Đình Nhu, người ta.
Ông Nhu không có ảnh,
Chỉ có tên, vì sao?
Chỉ mấy chữ đơn giản.
Như thế là thế nào?
Khó, không tìm được ảnh
Một người đã nổi danh?
Hay là sợ treo ảnh
Thì làm nhục cho mình?
Muốn nói gì thì nói.
Đó là một sự hèn.
Cộng sản là thế đấy.
Nói sai, tôi chết liền.
Thái Bá Tân
Lời người thân cận Ông Ngô Đình Nhu kể:
Có một bạn hỏi " Trong số các nhà lãnh đạo Việt nam từ 1945 tới nay qua các thời kỳ lịch sử, ai là người có học vị cao nhất " mình có nhắn trả lời như sau:
Bạn dễ dàng tra Google để hỏi sẽ được giải đáp chi tiết. Nhưng bạn đã hỏi tôi, xin được nói vắn tắt: Các nhà lãnh đạo đất nước người Việt nam từ 1945 tới nay nếu xét về học vị có tính giá trị Quốc tế thì ông Ngô Đình Nhu là người đã tốt nghiệp Cử nhân khoa học và Lưu trữ Cổ tự (archiviste paléographe) ở Pháp. Năm 1938 ông Nhu trở về Việt Nam với hai bằng khoa học đó.
Không chỉ là học vị trên lý thuyết, ông Nhu là người kiến tạo chính sách cho chế độ VNCH. Ông ấy cũng là người đã tính đến những bước đi HOÀ HỢP DÂN TỘC rất cụ thể (dưới đây) trong hoà bình để tránh một cuộc chiến tranh tàn phá đất nước và chết chóc đẫm máu cho người Việt nam.
Rất tiếc tài năng của ông ấy rơi vào một giai đoạn không may cho dân tộc Việt nam cũng như cho nước Việt nam.
Các bạn có thể tham khảo một chút về ông Ngô Đình Nhu qua bài viết của tác giả Phong Trần trong bài viết “Cao Xuân Vỹ - "LỜI NÓI CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC TRƯỚC KHI CHẾT". Xin trích nguyên văn:
Sau đây là lời của Ông Cao Xuân Vỹ, một người thân cận của Ông Nhu đã tháp tùng ông trong chuyến đi gặp ông Phạm Hùng-một cán bộ lãnh đạo cao cấp trong chiến khu Cộng sản tại miền Nam Việt nam.
Hỏi: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không?
- Đáp: Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…
Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:
- Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
Ông Ngô Đình Nhu
- Rồi cho dân qua lại tự do.
- Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn định cư sang bên kia nếu muốn.
- Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
- Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.
- Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng.
Sưu tầm - Mời tìm hiểu thêm về nhân vật lịch sử này ở trang Đại Việt Tàng Thư
https://quangtribacca.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét