Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

CÁ NHÂN và DÂN TỘC - Đỗ Hữu Long

 

Con người với những yếu tố tương đồng tạo nên dân tộc, quốc gia, xã hội . Mỗi chủ thể - cá nhân, dân tộc, quốc gia, xã hội - đều có những săc thái riêng biệt và quyền lợi khác nhau . Trên thế giới hiện nay, Cá Nhân Chủ Nghiã tràn ngập khắp nơi, lôi cuốn người nguời đua nhau mưu đồ danh lợi .
Vậy Cá Nhân Chủ Nghĩa là gì, sự tồn tại cuả nó ra sao ?
1/ Cá Nhân Chủ Nghiã đã được nhiều sách vở nhắc đến qua một vài mệnh đề ngắn gọn :
    - Thái độ cuả một người thích làm theo cách riêng cuả anh ta mà không lưu ý đến công việc cuả người khác .
<!>
    - Lý thuyết bênh vực hành vi tự do và hoàn toàn tự do tin tưởng cuả mỗi cá nhân .
    - Chủ nghiã cho rằng sự tự do cá nhân trong việc kinh doanh không bị hạn chế bởi luật lệ cuả chinh quyền .
̣    - Chủ nghiã cho rằng quyền lợi cá thể là mục tiêu chính đáng và đích thực cuả tất cả các hoạt động trong xã hội .
    - Chủ nghiã cho rằng quốc gia tồn tại để giúp đở cá nhân chứ cá nhân không sống để phụng sự quốc gia.

2/ Quan niệm Cá Nhân Chủ Nghiã xuât hiện đầu tiên sau cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789 . Cá Nhân Chủ Nghiã ̣(Individualisme) được những nguời theo chủ nghiã xã hội, chủ nghia tự do, kết án là tai hoạ, là động lực đối nghịch với xã hội do tị́nh vị kỹ.
Năm 1840, nhà chính trị học người Pháp Alexis de Tocqueville trong tác phẫm Nền Dân Chủ Mỹ đã xử dụng từ ngữ cá nhân chủ nghiã với nghiã xấu, nhấn mạnh đến sự đe dọa xã hội, đồng nghĩa với chủ nghiã vị kỹ .
Lần đầu tiên Cá Nhân Chủ Nghiã được viết bằng Anh ngữ Individualism trong những khảo luận cuả Emerson phát hành năm 1835 và nhiều tác giả người Mỹ khác lại dành cho Cá Nhân Chủ Nghiã những ý nghiã tích cực để giải thích một niềm tin lạc quan trong sự riêng tư của đời sống mỗi người.
Đây là tiến trình đầu tiên đặt cá nhân chủ nghiã vào khung giá tri cao nhất và cho rằng xã hội là phương tiện để thoả mãn  những mục đích cuả mỗi người. Chủ nghiã nhấn mạnh đến bản tính con người và mỗi người là nguồn giá trị đạo đức cỏ đủ khả năng phán xét những kết quả và chiu trách nhiệm về những việc làm cuả mình, do đó mới có lý thuyết chính trị đòi hỏi cá nhân không bị áp bức bởi quyền lực, truyền thống, tôn giáo, hoặc quốc gia .
Những phong trào trí thức đều có mối liên hệ với cá nhân chủ nghiã ở mức độ nào đó. Thành phần nầy bao gồm tư tưởng cuả triết gia cổ thời Epicure, truyền thống Judeo Christian, nhóm cực đoan cuả thời Phục Hưng, chủ nghiã Tự Do Tiẻu Tư Sản cuả John Lock, lý thuyết Kinh Tế Tự Do cuả Adam Smith (Smith lectured that the cause of increase in the national wealth is labor rather than the nation' s quantity of gold or silver, which is the base for mercantilism (Trong Thương Chủ Nghiã), the economic theory that dominated Western European economic policies at the time). . . Chủ Nghiã Cá Nhân trong phạm vi nầy chộ́ng lại Chủ Nghiã Tập Thể (Collectivism) .
Cá nhân chủ nghiã là một ý thức hệ lan tràn trong xã hội, chối bỏ sự quan trọng cuả xã hội. Và cũng chính tư tưởng cá nhân chủ nghiã đã làm biến đổi bộ mặt xã hội và sinh hoạt kinh tế đưa đến sự thay đổi ý nghiã chính thống cuả nó. Sự phát triển các tổ chức xã hội và sự liên đới với nhau giưa người và người trong đời sống, đưa đẩy cá nhân chủ nghiã chuyển động từ các quan niêm hẹp hòi ngày trước đến cá nhân chủ nghiã như là sự góp phần cuả mỗi người vào xã hội. Tự do cá nhân trở nên tự do làm những gì tốt đẹp, ich lợi cho xã hội. Ý nghiã nầy cuả Cá Nhân Chủ Nghiã không còn đối lập với Tập Thể Chủ Nghiã .

3/ Vị kỷ cá nhân và ý thức dân tộc cùng tồn tại trong mỗi con nguời và mỗi nguời thể hiện đời sống cuả minh tùy theo giới hạn chiếm hữu cuả mỗi phần tư tưởng. Trong một xã hội Dân Chủ Pháp Trị, những công dân lương thiệ̣n lao vào cuộc sống vui học, vui làm, vui chơi, mưu cầu danh lợi ...là chuyện bình thường, là những động tác xây dựng xã hội .
Sự lẫn lộn giưã tốt và xấu tạo nên một số nhận định bi quan cho rằng những hành vi thiện mỹ chỉ là nhất thời dùng che đậy những âm mưu đen t́ối. Một số khác bình tỉnh hơn tin tuởng rằng "nhân chi sơ, tính bản thiện", tìm cách phát triển những việc làm tốt cuả chính mình, cuả thân nhân, cuả thân hữu, cuả đồng môn, cuả đổng chí... huớng vào việc phụng sự tập thể mà chúng ta gọi là Dân Tộc, Quốc Gia ... Quan niệm mới và rộng rải về cá nhân chủ nghiã được hình thành từ đó . Cá Nhân Chủ Nghiã là sự gọ́p phần cuả mỗi nguời vào tập thể, vào xã hội.
Một cách thực tiển, chúng ta hãy nhìn vào các nuớc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản...là những quốc gia đặc trưng cuả Cá Nhân Chủ Nghiã, nhưng tình yêu nuớc, lòng ham muốn được cống hiến cuộc đời và cuả cải cho đất nuớc vẫn là hiện tượ̣ng phổ biến và được sự kính trọng cao nhất. Tại các quốc gia nầy, hiến pháp, luật pháp, các cơ chế điều hành được tạo ra do ý chí cuả quần chúng, giúp con nguơi yêu đời, vui sống, phat triển tài năng, đồng thời đón nhận những đóng góp cuả nguời dân một cách hợp pháp, hợp lý để giữ gìn và xây dựng đẩt nước.

Trong quá trì̀nh tiến hóa để sinh tồn, con nguời quần tụ với nhau theo những yếu tố tuơng đồng, tạo nên thực thể thiêng liêng đó là Dân Tộc/Quốc Gia. Cá nhân và Dân Tộc/ Quốc Gia/ Xã Hội có sự liên hệ chặc chẻ. Do đó, trong một kiếp người ngặn ngủi, mỗi chúng ta vẫn có thể tìm thấy một cuộc sống bình an, bằng cách cố gắng tiến bước, đồng thời dành cho Dân Tộc/ Quốc Gia/ Xã Hội những khả năng tinh thần, vật chất, góp phần xây dựng những cơ chế tự do, dân chủ thật sự̣, nền tảng cho sự sống còn cuả những thế hệ tương lai . 

ĐỖ HỮU LONG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét