Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

Ukraine đang vươn lên thành cường quốc quân sự mới ở châu Âu giữa xung đột với Nga

 

Xung đột Nga-Ukraine khiến nhiều chính phủ ở châu Âu tăng ngân sách quốc phòng, tái vũ trang để củng cố quân đội. Một trong số đó là Ba Lan - đất nước đang trên đà trở thành cường quốc quân sự phi hạt nhân lớn nhất và tinh vi nhất châu Âu, theo Eurasia Review.

Các binh sĩ Ba Lan thuộc Lữ đoàn Tên lửa Phòng không 3 và các binh sĩ Mỹ thuộc Tiểu đoàn 5, Trung đoàn Pháo Phòng không 4 tổ chức lễ bế mạc cuộc tập trận Saber Strike 22 tại Ba Lan ngày 26/2/2022. Ảnh: Eurasia Review

Eurasia Review nhận đinh, việc tái vũ trang và hiện đại hóa quân đội của Ba Lan không chỉ nhằm chuẩn bị đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào đến từ Nga, mà còn phản ánh kỳ vọng của nước này để không còn phải dựa dẫm quá nhiều vào "chiếc ô an ninh" NATO.

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Ba Lan đã bắt tay vào việc mua sắm các lô hàng vũ khí thông thường của Mỹ lớn chưa từng thấy.

Vào tháng 3, Warsaw đã ký hợp đồng mua tên lửa Patriot trị giá 4,75 tỷ USD để củng cố hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Ba Lan. Cuối tháng 5, Ba Lan tiếp tục mua thêm 6 hệ thống Patriot nữa. Trước đó, nước này đã đặt hàng 250 xe tăng M1 Abrams từ Mỹ vào hồi tháng 2. Đây là đợt mua sắm xe tăng lớn nhất từ trước tới nay của Ba Lan.

Đặc biệt, gần đây, Ba Lan tiếp tục thể hiện quyết tâm tăng cường khả năng phòng thủ của mình bằng bản hợp đồng kếch xù để mua vũ khí từ Hàn Quốc.

Bản hợp đồng bao gồm 180 xe tăng K2 sẽ được chuyển giao vào năm 2024 và 400 chiếc khác vào năm 2030. Ngoài ra, Ba Lan cũng mua 48 máy bay tấn công hạng nhẹ FA50, 1.400 xe chiến đấu bọc thép IFV và 670 pháo tự hành K9.

Bộ trưởng Quốc phòng Blaszczak cũng tuyên bố, Ba Lan sẽ tăng quân số tại ngũ lên 400.000 người.

Nhưng khoản đầu tư quốc phòng hàng đầu mà Ba Lan thực hiện được cho là hợp đồng mua 500 pháo phản lực tầm xa HIMARS từ Mỹ. Các hệ thống pháo phản lực phóng loạt hiện được ca ngợi là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với Ukraine, khi chúng tấn công hiệu quả các mục tiêu như kho nhiên liệu, kho chứa đạn dược cũng như các trung tâm chỉ huy và điều khiển của quân đội Nga.


HIMARS được cho là đã tìm ra cách để "xuyên thủng" hệ thống phòng không S400 khét tiếng của Nga và hứa hẹn có thể mang lại lợi thế cho các thành viên NATO trong trường hợp xung đột xảy ra trong tương lai.

Quyết tâm củng cố quốc phòng của Ba Lan để chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất không chỉ bắt nguồn từ địa chính trị, mà còn vì quá khứ của Ba Lan khi bị các siêu cường “hứa” bảo vệ đất nước này phản bội.

Ba Lan được cho là ngày càng bị đặt vào tình thế bấp bênh, vì Ukraine không chỉ là đồng minh ngày càng thân thiết của Warsaw mà còn được xem là vùng đệm chính chống lại sự bành trướng của Nga sang Đông Âu.

Ngoài ra, đóng vai trò là lá chắn cho các nước Baltic, Ba Lan đã tự coi mình là tiền tuyến phòng thủ của châu Âu. Vì thế, Ba Lan đã quyết đi đầu trong nỗ lực tái vũ trang và hiện đại hóa quân đội để chống lại các mối đe dọa đang rình rập, theo Eurasia Review.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét