Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2022

Bản tin ngày Thứ tư 20 tháng 7 năm 2022 - Hà Trung Liêm

 

Tưởng Năng Tiến – Chết Không Nhắm Mắt                                        

https://docs.google.com/document/d/1z9wHtgykIfTAk9f3v_g25HlJQjt1Dz6E/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tôi tình cờ “nhặt” trên FB một tác phẩm khá độc đáo của Marc Riboud. Ông “chớp” được cảnh một anh bộ đội (với con búp bê nằm dưới nắp ba lô, và cái sắc cầm tay) đang trên đường trở về quê cũ.

Cùng với bức ảnh là lời bình, cũng độc đáo không kém, của face booker Nguyễn Hoàng : “Thằng này coi vậy mà hiền, chỉ lấy con búp bê cho con và cái bóp đầm cho vợ mà thôi.”

Thằng chả hiền thiệt chớ. Cái ba lô xẹp lép hà. Ngó thấy mà thương. Là kẻ cầm súng, thuộc phe thắng trận, đương sự có thể thu góp được chiến lợi phẩm nhiều hơn thế.

<!>

Trân Văn – Việt Nam: Vật giá gia tăng và ‘bòn khố rách sắm dù, sơn kiệu’

19/7/2022

https://docs.google.com/document/d/15loguzvYRdOgL6DgjcXle4zgixqJhhfk/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vì sao chính phủ Việt Nam thản nhiên chọn cách hành xử khác hẳn thiên hạ trong cơn bão giá?

Chính phủ Việt Nam lại vừa yêu cầu các bộ hữu trách như Công Thương, Tài chính nghiên cứu, đề xuất biện pháp giảm giá xăng dầu. Chỉ đạo lần này là kết quả từ cuộc họp mới nhất với lãnh đạo chính quyền các địa phương (1). Không biết đây là lần thứ bao nhiêu chính phủ Việt Nam yêu cầu như thế vì không thể đếm xuể số lần chính phủ thể hiện sự quan tâm đối với... giá xăng dầu, đặc biệt từ khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới leo thang do tác động của cuộc chiến Nga – Ukraine.

Quang Nguyên - Đàn áp truyền thông, chống diễn tiến hòa bình

Việt Nam đang phải chật vật chống diễn biến hòa bình, tự chuyển hóa trong quần chúng

20/7/2022

https://docs.google.com/document/d/11iI-BkEI7lkeUM-Zx7VRjymca1dLxlDE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chính quyền, cánh tay của đảng cộng sản độc tài VN đang ra sức đàn áp quyền tự do biểu đạt ôn hòa của người dân trong nước mà họ xem như nằm trong chiến lược diễn biến hòa bình, tự chuyển hóa của chủ nghĩa tư bản.

Ngoài tích cực chận truy cập các trang mạng mà họ cho có tính nhạy cảm chính trị, như Việt Nam Thời Báo, Luật Khoa, chính quyền còn gây sức ép với các công ty viễn thông buộc gỡ bỏ các nội dung phê phán chính quyền hay ĐCSVN.

Với báo chí trong nước cũng xiết chặt hơn sự kiểm soát, mặc dù trước đó  chưa hề buông lơi hệ thống tuyên truyền thiết yếu bảo vệ đảng này.

Gió Bấc - Lời ai điếu cho nền báo chí bưng bô tội ác!

19/7/2022

https://docs.google.com/document/d/14Vj_xoXZtFmpNIjUOeuERx7nAJ3XPmJ5/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đây là vụ án thu hút cao độ sự chú ý của công luận và là vụ án hy hữu từ trước đến nay gây chấn động dư luận trong nước và ngoài nước với làn sóng truyền thông cáo buộc họ phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Loạn luân”, nhưng thực tế họ chỉ bị khởi tố điều tra – truy tố – xét xử tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ…”.

Tháng 6, tháng của báo chí cách mạng Việt Nam với ngày cúng giỗ 21-6, tôi cứ khắc khoải chờ một bài viết, một câu nói phản tỉnh, nhìn lại một cách chân thành về những duyên nghiệp mà nền báo chí cách mạng đã tạo lập trong năm. Nhưng đáng tiếc, tháng 6 đã qua đi, tháng 7 sắp hết, nền báo chi cách mạng ấy vẫn vận hành đều đặn, lạnh lùng theo định hướng XHCN như đoàn tàu cứ lao tới chân trời vô định theo đường rail đã lập trước từ thời ông Lê Nin, Xít ta lin, Mao Trạch Đông.

NƯỚC LÀ SỨC MẠNH: ĐÔNG NAM Á TRẢ GIÁ CHO VIỆC XÂY ĐẬP ĐIÊN CUỒNG CỦA TRUNG HOA NHƯ THẾ NÀO

(Water is power: How Southeast Asia pays the price for China’s dam-building frenzy)

Hong Kong Free Press – Bình Yên Đông lược dịch

MSN – July 9, 2022

https://docs.google.com/document/d/1Zwfl6L6famcGt-cC1yHGgf8xhaMj-W62/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sự trỗi dậy của Trung Hoa trong 4 thập niên vừa qua đã được chứng tỏ trong sự tăng trưởng kinh tế, quân sự và sức mạnh chánh trị.  Một nguồn của sức mạnh đó là sự kiểm soát tài nguyên cần thiết bởi các quốc gia khác, chẳng hạn như khoáng sản được dùng trong các bình điện kỹ thuật cao và các hệ thống năng lượng mặt trời hiện nay.  Một nguồn sức mạnh tầm thường hơn là nước trong các sông xuyên biên giới của Trung Hoa.  Trong lịch sử, nước đó đã chảy không giới hạn vào các quốc gia khác, nhưng nay nó càng ngày càng bị ngăn chận bởi các đập của Trung Hoa.

Khi Hong Kong đánh dấu 25 năm kể từ khi chấm dứt việc cai trị của Anh, nó là cơ hội để nhắc nhở chúng ta rằng nước đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố việc kiểm soát lãnh thổ của Trung Hoa.  Đó là vì Hong Kong, nhất là bên ngoài Tân Lãnh thổ, luôn luôn thiếu nước.  Bắt đầu trong thập niên 1960s trong thời cai trị của Anh, hạ tầng cơ sở quan trọng để chuyển nước của Dongjiang (“sông Đông”) đến Hong Kong là một phần của cái Cheung Siu-Keung, viết trong The China Quarterly, mô tả như “nhiêm vụ chiến lược” của Trung Hoa để kết hợp Hong Kong vào Trung Hoa.

Ngọc Ánh  - Ngày Tháng Buồn Hiu - Phần 2

Xin giới thiệu đến quý bạn đọc thiên hồi ký bi hùng, thương tâm, đầy nước mắt của một đôi vợ chồng mang bản án phản động, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng sau ngày 30/4/75. 

https://docs.google.com/document/d/1Ro2513LzNbaK8Wz72LpjHWX-DcKd07ta/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hùm thiêng sa cơ

Ta nay thất thế bị giam cầm                                                

Nghiến răng ngậm miệng nuốt hờn căm

Một lòng vì nước vì dân tộc

Xá chi tù ngục chốn ta nằm

Đêm nghe tiếng cuốc chiêu hồn nước

Ngày thấy hoàng hôn phủ núi sông

Miền Nam tan tác, đau lòng khóc

Án tử chung thân, gió thoảng lòng…

  Bài thơ của Anh Trần Thắng Tài viết trong tù năm 1980, và anh đã bị Cộng Sản tử hình ngày 14 tháng 6 năm 1982 tại Phan Thiết- Việt Nam

68 năm nhìn lại cuộc di cư 1954 Vĩnh Biệt Hải Phòng

Kính dâng hương hồn Cậu Mợ,  với lòng tri ân sâu xa. 

Trùng Dương

2014/07 – Hiệu đính tháng 7/2022


Khi cuộc Di Cư 1954 diễn ra, tôi vừa lên 10 tuổi, đang sống với gia đình ở Hải phòng, cái thành phố hải cảng đã trở thành chặng cuối cùng đối với hàng trăm ngàn người Việt miền Bắc muốn di cư vào Nam thay vì ở lại sống dưới sự cai trị hà khắc phi nhân bản của Việt Minh, tên gọi của những người cộng sản hồi ấy.

Cũng cái thành phố hải cảng này đã là nơi Bác sĩ Trung úy Hải quân Mỹ, Thomas A. Dooley, và vài quân nhân Mỹ đã làm việc trong suốt 11 tháng, từ giữa tháng 8 năm 1954 tới giữa tháng 5 năm 1955, để giúp dân tị nạn ổn định sức khỏe trước khi gửi họ lên tàu Mỹ di cư vào Nam. Kết quả của thời gian hoạt động này đã được Bác sĩ Dooley ghi lại trong cuốn hồi ký “Deliver Us From Evil” (“Xin cứu chúng tôi khỏi mọi sự dữ”, trích từ một câu trong Kinh Lạy Cha của tín đồ Thiên Chúa giáo) xuất bản vào năm 1956.(*)

Tài liệu về DI CƯ 1954

Đi cùng Thánh Giá sang phía Tự Do - Kỷ Niệm 68 Năm Di Cư

Friday, July 18, 2014 – Hiệu đính tháng 7/2022

Trang đầu nhật báo The Los Angeles Times số ra ngày 21 Tháng Bảy, 1954, với bản tin lớn nhất có tựa đề: "Armistice signed ending fighting in Indo-China, Vietnam to be split in 2 Zones." (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Ngày 21 Tháng Bảy, 1954, nhật báo The Los Angeles Times đi tin lớn: "Armistice signed ending fighting in Indo-China, Vietnam to be split in 2 Zones" (Hiệp định đình chiến được ký kết, chấm dứt chiến tranh Ðông Dương, Việt Nam bị chia đôi).

Nhật báo The New York Times cũng đi tin lớn: "Indochina armistice is signed; Vietnam split at 17th parallel; US finds it can "respect" pact" (Hiệp Ðịnh Ðình Chiến đã được ký kết, Việt Nam chia đôi ở vĩ tuyến 17, Hoa Kỳ tôn trọng thỏa thuận.)
Tại Pháp, đài phát thanh Hirondelle của quân đội Pháp vang lên lời loan báo: "Hiệp Ðịnh Ðình Chiến đã được ký kết." Tờ báo của quân đội Pháp cũng đăng nguyên câu ấy trên trang nhất bằng chữ lớn.

Thời sự đó đây ngày Thứ tư 20 tháng 7 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1ue4ylFaAZ4Hb3n2pevUJqAwHH6Ruf6sS/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lê Tây Sơn - Bàn tay bẩn của Trung Quốc trong bi kịch Sri Lanka

20/7/2022

https://docs.google.com/document/d/189bNxpYyMK1sTtWqOk74oaVRmefiR20A/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các khoản vay của Trung Quốc gần như luôn chiếm tỷ lệ lớn nợ nước ngoài của các quốc gia nghèo lúc họ đang cần vay mượn. Tại Zambia là khoảng 30%. Hàng tỷ đôla Trung Quốc “tài trợ” cho một nhà máy thủy điện và các cơ sở hạ tầng đường sắt cũng khiến Lào sắp rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh.

Vì đâu nên nỗi?

Ngày 20 Tháng Bảy, quốc đảo Sri Lanka bước vào giai đoạn mới của cuộc khủng hoảng khi Quốc hội bầu tổng thống mới. Sự tháo chạy rồi từ chức đầy hoảng loạn của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Mahinda Rajapaksa (hai anh em đóng vai trò quan trọng trong chính trường đất nước suốt hơn một thập niên) diễn ra trong bối cảnh kinh tế sụp đổ tan nát, dẫn đến các cuộc biểu tình hàng loạt của những người dân không còn biết nương tựa vào đâu.

Nguyễn Kim - 18 Tháng Cầm Quyền Là 18 Tháng Thất Bại Của Biden

20/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1uSvLVp7YzcW2cbCfTiRXGdI6KL1_cCI6/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 20/1/2021 Biden đã tuyên thệ trở thành Tổng Thống thứ 46 của Hoa Kỳ, tới nay là 18 tháng cầm quyền, 18 tháng thất bại từ đối nội đến đối ngoại.  Chính sách cực tả của Biden và Đảng Dân Chủ đã và đang tàn phá đất nước này một cách nhanh chóng.  Đời sống của người dân bị thiếu hụt, chật vật hơn 2 năm trước vì hàng hóa khan hiếm, giá cả sinh hoạt, xăng dầu, thực phẩm gia tăng, và tệ hại nhất là sữa của trẻ em bị thiếu hụt, phải nhập cảng từ Mexico.  Thêm vào đó, chính sách ngoại giao thì thất bại hoàn toàn, làm tổn thương đến quyền lợi và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới.  Thăm dò dư luận cho thấy điểm tín nhiệm của Biden đã xuống dưới mức 30%, và có tới 71% cử tri Dân Chủ không muốn Biden tái tranh cử. 

Nguồn:

Bản tin Điểm Nhấn

Báo Quốc dân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét