Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022

Bản tin ngày Thứ sáu 01 tháng 7 năm 2022 - Hà Trung Liew6m

 Quang Nguyên - Sứ mạng của người trẻ Việt Nam hải ngoại

01/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1xvtJCBPa1xtKMwiScoX_eJ1eIQ5EjXXW/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Giới trẻ Việt Nam đang nổi lên như một thế lực thay thế người lớn tuổi thuộc thế hệ thứ 1 đến Hoa Kỳ, hay các nước khác, theo diện tỵ nạn, di dân.

Họ hoạt động trên mọi lãnh vực từ khoa học, kinh tế, chính trị đến triết học, luật, văn chương, y tế, giáo dục v.v. Không ít người trong họ giữ vai trò quan trọng trong ngành chuyên môn của họ, và họ cũng nắm tay chặt chẽ với đồng trang lứa hoạt động cùng thúc đẩy sự tiến bộ toàn cầu. Hội Nghị Thượng Đỉnh tự do Tôn Giáo quốc Tế năm 2022 tổ chức vào những ngày đầu tuần, cuối tháng 6 tại Thủ Đô Hoa Kỳ minh chứng điều này.

<!>

Biển Đông: Giải mã ý đồ của Trung Quốc sau các tuyên bố gần đây

Phân tích của Dương Phương Vinh
30/6/2022

https://docs.google.com/document/d/19iIPQgUb1asp1a9_ltj3sFaTLy4KiLwf/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong thời gian tới, Bắc Kinh có thể lấy “Đề cương” làm căn cứ pháp lý, quy xung đột ở Eo biển Đài Loan thành tranh chấp trong nước để tăng cường hợp lý hóa và chính danh hóa hành động quân sự đối với Đài Loan. Tóm lại, có thể dự đoán rằng trong tương lai, hành động của Trung Quốc ở Eo biển Đài Loan và khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông sẽ có nhiều “xung đột vùng xám” hơn và ở các mức độ khác nhau, chẳng hạn như dân quân biển và tàu cá của Trung Quốc sẽ bao vây các đảo xa như Đá Ba Đầu hoặc phong tỏa cảng của Đài Loan, tàu hải cảnh thực thi pháp luật vượt qua đường trung tuyến của Eo biển Đài Loan, tàu hải cảnh áp sát tàu chiến của Đài Loan… 

Trần Huỳnh Châu - Hồi ký: Những năm "cải tạo" ở Bắc Việt

Tháng 6/2021

Lê Thy đánh máy từ sách do TM gởi tặng

https://docs.google.com/document/d/1BdO7te6rhAk5AwklbLJ9lJfhonKqDXZi/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hồi ký gồm 11 chương sẽ lần lượt đăng tải trên báo Quốc Dân.

Tiểu sử tác giả

Tựa: của Mai Thảo và Vũ Khiêm

Tiểu sử tác giả

Ông Trần Huỳnh Châu sinh năm 1937 tại Nha Trang. Thời chiến tranh trước năm 1954 ông theo gia đình tản cư về nguyên quán tức vùng rừng núi Quảng Nam. Tới năm 1952 ông trốn về vùng do chính quyền Quốc Gia kiểm soát, trở lại Nha Trang rồi vào Ba Ngòi làm giáo viên ở một trường tiểu học tư thục. Một năm sau, ông trở về Nha Trang, tiếp tục theo học trường Võ Tánh cho đến khi đổ văn bằng Tú Tài phần nhất. Vào Sài Gòn theo học trường Chu Văn An rồi thi vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh năm 1958.

Vốn thuộc gia đình cách mạng nên Trần Huỳnh Châu luôn luôn có những tư tưởng và hành động tích cực trong tâm niệm là phải làm một cái gì cho tổ quốc. Cho nên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã được nhiều người chú ý. Một năm sau khi tốt nghiệp, Trần Huỳnh Châu đã giữ một nhiệm vụ rất quan trọng, đó là Chánh sự vụ Sở Thông Tin Đô Thành. Ba năm sau, ông được cử làm Phó Tỉnh Trưởng Quảng Ngãi. Năm 1968, ông nhập ngũ theo lệnh động viên vào khóa 3/68 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Khi nhận cấp bậc chuẩn úy trừ bị, ông lại được biệt phái về Bộ Nội Vụ để đi làm Phó Tỉnh Trưởng Kiến Hòa. Tên tuổi ông trong giới hành chánh mỗi ngày một nổi bật và được coi là một trong những cán bộ trẻ có tài. Năm 1973, ông được mời giữ chức Tổng Thư Ký Bộ Nội Vụ.

Tuấn Khanh “Nội chiến” bị coi là phản tuyên truyền và kích động hận thù?

01/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1fgDNm1dQ6i16vjuQ7KKtw7Iduvc9_9mj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sự kiện ca sĩ Khánh Ly hát bài Gia Tài Của Mẹ, một bài hát trong tập Ca khúc Da Vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang dấy lên những tranh luận dữ dội trong nước. Phía những người chống Khánh Ly và sự tồn tại của nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa ở Việt Nam, lúc này đã dùng những lời lẽ hết sức nặng nề, thậm chí gọi bà là kẻ âm mưu tuyên truyền chính trị ở Việt Nam.

Không có lý luận rõ ràng, nhưng hầu hết các luận điệu chống đối ca sĩ Khánh Ly đều dựa trên câu chữ mà bài hát mô tả là “nội chiến” để tấn công. Phía Nhà nước Việt Nam lâu nay vẫn nói rằng cuộc chiến tranh giải phóng Nam Bắc là một cuộc giải phóng thần thánh, để thống nhất đất nước. Nội dung nói “nội chiến” bị coi là sai đường lối và chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam.

Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 01 tháng 7 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1qRDmhrUC3_9WHasfttbuXxjgcHBCvO-n/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Biden gửi thêm vũ khí cho Ukraine, NATO chuẩn bị chiến tranh lâu dài

01/7/2022

Reuters

https://docs.google.com/document/d/1nMOve7x2p_6nYC9E4bDJLCacITInbgMW/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tổng thống Joe Biden ngày 30/6 loan báo Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm 800 triệu đô la vũ khí và viện trợ quân sự cho Ukraine, ca ngợi lòng dũng cảm của người dân Ukraine kể từ khi Nga xâm lược vào tháng Hai.

Phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh NATO mà qua đó liên minh đồng ý cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập, ông Biden khẳng định Hoa Kỳ và các đồng minh NATO đoàn kết trong việc chống lại Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Caden Pearson – Hoa Kỳ: SCOTUS từ chối xem xét 3 phán quyết liên quan đến luật phá thai

01/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1ZZpUh4koNZHSZ0aXYm-_xBCfHLhs-_6D/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hôm thứ Năm (30/06), Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ  (SCOTUS) từ chối xem xét hai vụ kiện liên quan đến các phán quyết của tòa án cấp thấp hơn về các lệnh cấm phá thai và một vụ kiện thứ ba liên quan đến việc phá thai sau khi vụ Roe kiện Wade bị lật ngược.

Các tòa phúc thẩm liên bang ở Arizona và Arkansas đã đưa ra phán quyết vô hiệu hóa lệnh cấm phá thai ở những tiểu bang này. Một vụ kiện thứ ba ở Indiana liên quan đến việc thông báo cho cha mẹ về việc thực hiện thủ thuật phá thai ở vị thành niên, Reuters đưa tin.

Hiếu Chân - TCPV Hoa Kỳ hạn chế quyền cắt giảm khí thải của chính phủ

01/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1Nj6KtpgeKkTRUP835LWi8_smGiiKpFjo/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (TCPV) hôm nay thứ Năm đã ra phán quyết giới hạn thẩm quyền của chính phủ liên bang trong việc ban hành các quy định cắt giảm lượng khi thải carbon gây hiệu ứng nhà kính từ các nhà máy điện, làm suy yếu kế hoạch của Tổng thống Joe Biden nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và có thể hạn chế thẩm quyền của các cơ quan liên bang khác.

Phán quyết ngày 30 tháng Sáu của TCPV – đưa ra theo lằn ranh đảng phái với 6 phiếu của các thẩm phán bảo thủ do đảng Cộng Hòa đề cử và 3 phiếu phản đối của các thẩm phán Dân Chủ – đã hạn chế thẩm quyền của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) trong việc điều chỉnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse gas) từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than và khí đốt hiện có. EPA là cơ quan của chính quyền liên bang giám sát và thực hiện chống ô nhiễm môi trường sống theo Đạo luật Không khí Sạch (Clean Air Act – CAA) được Quốc Hội thông qua từ năm 1970. 

Lê Tây Sơn - Đưa lậu người vào Mỹ, “kỹ nghệ” buôn người không bao giờ chấm dứt!

30/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1Ty2v6lLl_2NfgEVHNcd2naIzGh4MX3V6/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tin cập nhật ngày 30 Tháng Sáu 2022 cho biết, số nạn nhân tử vong trong vụ đưa lậu người vào Mỹ vừa được phát hiện tại San Antonio lên đến 53. Sự việc một lần nữa lại bùng lên sự quan tâm dư luận về nạn buôn người, đặc biệt từ Mexico vào Mỹ. Hoạt động này trong thực tế chưa bao giờ chấm dứt! Phóng sự dưới đây của tờ báo địa phương Arizona The Desert Sun cho thấy rõ hơn điều đó…

Đưa người vào Mỹ bằng cách nào?

Tạm biệt nước Nga và Học thuyết Sinatra

Nguồn: Gideon Rachman, “Farewell to Russia and to the Sinatra doctrine,” Financial Times, 20/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1_FupqTnhFhu5jYnQhmL8MgJ_R5nm_F9d/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Putin đã đưa đất nước của mình trở lại với chủ nghĩa đế quốc, chế độ chuyên chế, và sự cô lập của thời kỳ Xô-viết.

“Xin chúc mừng/chia buồn, cậu đã nằm trong danh sách trừng phạt của Nga,” một đồng nghiệp đã gửi tin nhắn như vậy. Và đó là cách tôi phát hiện ra rằng mình đã có tên trong danh sách kẻ thù của Điện Kremlin, những người bị cấm nhập cảnh vào Nga.

Nhận thức rằng tôi có lẽ sẽ không còn có thể đến thăm đất nước này khiến tôi hồi tưởng lại chuyến đi đầu tiên của mình tới đó vào năm 1987. Cảm giác như nước Nga đã quay lại quá khứ của mình – trở về với chế độ chuyên chế, với cuộc xâm lược và sự cô lập đã định hình nên thời kỳ Xô-viết.

Nguồn:

Bản tin Điểm Nhấn

Báo Quốc Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét