Chào Mừng! “Hè Về! Hè Về!” Cũng Là Mùa Tốt Nghiệp 2022!
Hè Về!
Con ve mang phím dương cầm
Trèo lên cây phượng thì thầm cùng nhau
Rủ rê Mùa Hạ đến mau
Cho từng cánh phượng đỏ au giữa trời!
Ngước lên em gặp Mùa Hè
Khi lũ ve đã leo về nhành cây
Vừa gấp vở lại, dang tay
Chạm chùm nắng đỏ rơi đầy tóc em!
*Danh Ngôn Giáo Dục
- Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới tốt đẹp hơn.
(N.Mandela)
- Giáo dục là nghệ thuật biến con người thành có đạo đức (Hegel)
- Giáo dục là thứ gì còn lại, sau khi anh đã quên những gì anh học ở trường (Albert Einstein)
- Một người thầy tốt giống như ngọn nến – cháy hết mình để thắp sáng đường đi cho những người khác. (Mustafa Kemal Atatürk)
- Tại sao xã hội lại chỉ cảm thấy phải có trách nhiệm với sự giáo dục của trẻ nhỏ, mà không phải sự giáo dục của tất cả người lớn ở mọi độ tuổi cũng cần nó. (Erich Fromm)
-Có giáo dục không nằm ở việc bạn ghi nhớ được bao nhiêu, hay thậm chí bạn biết được bao nhiêu. Đó là có thể phân biệt giữa điều bạn biết và điều bạn không biết. (Anatole France)
-Tại sao trẻ nhỏ lại thông minh đến vậy, và người lớn lại ngu xuẩn như thế? Có lẽ chính bởi vì giáo dục. (Alexandre Dumas)
-Dạy dỗ trẻ nhỏ là một nghề nghiệp mà chúng ta phải biết cách lãng phí thời gian để tiết kiệm nó. (Jean Jacques Rousseau)
Cuối cùng cũng đạt được điều mong ước, Hè 2022: Cụ ông California, 78 tuổi, nhận bằng trung học sau 60 năm!
Một cụ ông 78 tuổi hôm Thứ Sáu, 27 Tháng Năm, chính thức tốt nghiệp trung học khi đến nhận bằng cùng với các học sinh tốt nghiệp niên khóa 2022 của trường San Gabriel High School ở Nam California, sau 60 năm trăn trở. (Theo tin hãng thông tấn AP)
Năm 1962, khi còn là học sinh trung học, ông Ted Sams gặp vấn đề rắc rối về tiền bạc và bị đình chỉ học năm ngày trước khi kết thúc năm học. Ông kể bản thân, đã bỏ lỡ kỳ thi cuối cùng quan trọng, nhưng ông đã học bù trong mùa Hè năm đó.
Tuy nhiên, suốt 60 năm qua, ông vẫn luôn tiếc nuối vì không thể tham dự để có cảm giác vui mừng của ngày lễ tốt nghiệp, như các bạn đồng trang lứa.
Ông nói: “Trong những năm qua, tôi luôn phàn nàn với các con tôi về chuyện, khiến tôi không nhận được bằng tốt nghiệp của mình, thưởng thức cảm giác vui như thế nào.”
Tin tức từ truyền thông địa phương nói rằng, con gái ông Sams trong bao năm, cứ nghe cha mình kể sự tiếc nuối, về việc không có ngày tham dự lễ ra trường, nên đã gọi điện thoại đến trường trung học San Garbiel High để nhờ giúp đỡ về ước nguyện này.
Một nhân viên nhà trường xúc động về câu chuyện này, nên đã vào lục tìm trong tủ đựng hồ sơ cũ và thấy được văn bằng tốt nghiệp từ năm 1962 của ông Sams.
Hôm 27 Tháng Năm, 2022, ông Sams rạng rỡ khi bước qua lễ đài tốt nghiệp tại Rose Bowl ở Pasadena và nhận bằng tốt nghiệp, sau 60 năm rời ghế nhà trường!
Ông Sams dự định, đóng khung và sẽ treo bằng tốt nghiệp trên tường phòng khách nhà của mình!
*Lời Chúc Mùa Ra Trường Năm 2022
Trong Mùa Tốt Nghiệp này, xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến những Sinh Viên, Học Sinh Việt, đang khoác lên mình bộ lễ phục ra trường, ôm bó hoa tươi thắm với nụ cười rạng rỡ, chung quanh bạn bè và người thân trong ngày tốt nghiệp năm nay!
– Đoạn đường gian lao vất vả đã qua, thành công hạnh phúc đang giang tay chào đón. Chúc các Bạn Trẻ luôn thành công, đạt mọi điều mơ ước trong cuộc sống.
– Miệt mài đèn sách suốt bao đêm, thêu dệt những tương lai tươi đẹp, hôm nay ước muốn của Bạn một phần đã thành hiện thực. Không gì lợi bằng đầu tư giáo dục, trồng cây một lần, hái trái cả đời! Chắc chắn thành công và hạnh phúc sẽ luôn đồng hành cùng những con người cầu tiến như bạn đó!
– Bạn đang đi về phía mặt trời, đó là nơi sáng nhất! Mỉm cười nhìn lại phía sau, để nhớ về những chặng đường gian lao đã qua. Ngày tốt nghiệp là một trong những ngày đáng nhớ nhất trong đời! Ngày bắt đầu bước trên con đường thênh thang tương lai rộng mở. Để mai đây, trên đỉnh cao sự nghiệp, mỗi khi nhớ lại, Bạn sẽ sung sướng mỉm cười. Phần thưởng chỉ dành cho những ai kiên trì! “Có công mài sắt, có ngày nên kim!”
Chúc mừng! Chúc mừng Bạn có ngày vui thành công, đáng hãnh diện này!
*Học Sinh, Sinh Viên Việt, Chiếm Đa Số Thủ Khoa Tại Các Trường Trên Đất Mỹ!
–Thành tích học tập của các học sinh VN khắp nơi, cứ vào Mùa Hè, được phơi đầy trên các trang báo, trên các phương tiện truyền thông. Riêng tại San Jose, trường nào có đông học sinh VN, trường đó đạt điểm học tập cao! Nên các học khu, rất thích học sinh Việt. Các trường nào có đông học sinh Việt, ít khi nào bị đóng cửa! vì điểm học tập thấp.
Một bằng chứng khác, chỉ riêng Học sinh gốc Việt vùng Little Saigon, tiếp tục chiếm đa số các thủ khoa những trường trung học trong Học Khu Garden Grove, niên khóa 2021-2022, theo thông báo của học khu này.
Năm nay, trong số 12 thủ khoa của tám trường trong học khu, có tới tám em là gốc Việt, tương đương 2/3, bao gồm bốn em là đồng thủ khoa.
Sau đây là danh sách các thủ khoa trung học của Học Khu Garden Grove: -Fatimah Patel-Khanh Giao Phạm Trần-Chương Trần-Justin Phạm-Mỹ Nguyễn-William Trần -Brianna Bayliss-Natalie Huỳnh-Kane Li-Vy Quách-Valerie Garcia-Michael Nguyễn
19 học sinh gốc Việt đoạt Giải Thưởng Truyền Thông Học Sinh California
Mười chín học sinh gốc Việt, thuộc Học Khu Garden Grove vừa đoạt một số giải thưởng truyền thông California, theo thông báo của học khu hôm Thứ Ba, 31 Tháng Năm.
Chương trình Viết Văn Sáng Tạo của trung học La Quinta, thắng hai giải thưởng tại Đại Hội Truyền Thông Học Sinh California lần thứ 56.
Chương trình Viết Văn Sáng Tạo với năm học sinh: Stella Nguyễn, An Nguyễn, Athena Nguyễn, Caterina Nguyễn, và Sydney Hoàng Đào, cũng tham gia cuộc thi Đạo Diễn Làm Thay Đổi California lần thứ 10, đoạt giải ba đồng hạng với phim “Crowd Noises.”
Trong khi đó, trong thể loại Đề Phòng Tự Tử, năm học sinh: Thomas Trần, Brian Nguyễn, Brandon Nguyễn, Khanh Trần, và Mike Nguyễn, đoạt giải danh dự với phim “By Your Side.”
Học sinh chương trình Viết Văn Sáng Tạo, cũng tham dự cuộc vận động Choose Wellness của học khu, trong đó có năm học sinh gốc Việt khác đoạt giải qua phim hoạt họa ngắn “Promise of Oblivion,” đó là Keanu Hứa, Michelle Lâm, Kayla Nguyễn, Hillary Nguyễn, và Jacqueline Trương.
*Sự Hưng Thịnh Của Một Đất Nước, Tùy Thuộc Vào Nền Giáo Dục!
-Tìm hiểu: Nền Giáo Dục Mỹ, thành công nhất về đào tạo kiến thức, nhưng thiếu sót về mặt đạo đức.
Nhiều “chuyện ngược đời!” trong học đường, nhưng tại sao Mỹ vẫn có được chất lượng giáo dục vào bậc nhất thế giới?
Mặc dù có rất nhiều điều không tưởng trong hệ thống giáo dục Mỹ, thiếu nhiều phẩm chất, nhưng đến nay, hệ thống giáo dục này, vẫn là hệ thống giáo dục, có chất lượng hàng đầu thế giới. Tìm hiểu lý do là bởi vì Mỹ là đất nước:
1. Tự do và tôn trọng tự do của người khác.
Người Mỹ rất tôn trọng quyền tự do của con người. Do vậy sinh viên Mỹ có khả năng thích nghi tốt và tư duy rất sáng tạo. Những chương trình giáo dục tại Mỹ đều đề cao tính trải nghiệm, nhằm khuyến khích sinh viên phát triển ý kiến cá nhân và suy nghĩ độc lập.
Học sinh trong hệ thống giáo dục Mỹ, được quyền lựa chọn và không cần theo quan điểm của giáo viên. Miễn là họ có thể chứng minh nhận định của cá nhân là có cơ sở, nền tảng. Đó là điều nền giáo dục của các nước Châu Á, đều nên học hỏi.
2. Môi trường sống được đề cao.
Môi trường sống ở Mỹ khá tốt, khá lý tưởng. Không cần quá lo lắng về các vấn đề xã hội. Chính phủ Mỹ cũng hết sức tạo điều kiện hỗ trợ tài chính, để không xảy ra hiện tượng phân biệt đối xử giữa các tầng lớp cao thấp trong xã hội. Môi trường sống văn minh và cơ sở hạ tầng phát triển, khiến hệ thống giáo dục Mỹ hoàn thiện nhất thế giới. Nước Mỹ trở thành miền đất hứa đối với những người có năng lực, có ý chí tiến thủ, không ngại thử thách.
3. Không áp lực thi cử
Hệ thống giáo dục Mỹ không đặt nặng vấn đề về điểm số. Do đó học sinh cũng không có áp lực nhiều đối với vấn đề thi cử. Những nỗ lực trong việc thúc đẩy tư duy giúp học sinh luôn có cảm giác tự tin thể hiện bản thân.
4. Nền giáo dục bình đẳng
Bất kể bạn thuộc tầng lớp nào, đến từ đâu, miễn là bạn có tài năng, bạn sẽ được công nhận tại Mỹ. Trong hệ thống giáo dục Mỹ các học sinh đều bình đẳng với nhau. Được giáo viên hỗ trợ, tạo điều kiện như nhau. Bản thân học sinh tại đây cũng đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau, nên có xu hướng cùng xây dựng, cùng giúp đỡ nhau phát triển. Đúng với ý nghĩa là Hiệp Chủng Quốc!
5. Bằng cấp được công nhận cao khắp toàn cầu!
Các sinh viên tốt nghiệp tại Mỹ đều có năng lực cạnh tranh. Được đánh giá cao khi làm việc trong những môi trường khác nhau. Hệ thống giáo dục Mỹ đã tạo tiền đề cho sự phát triển các kỹ năng thực tế, nhất là trong lãnh vực kỹ thuật. Phù hợp với xu hướng phát triển của nhân loại. Giúp sinh viên thích ứng với mọi hoàn cảnh. Do đó, những bằng cấp tại hệ thống giáo dục đặc biệt này, đều có giá trị và được công nhận ở mọi nơi trên thế giới.
Ngày càng nhiều quốc gia học hỏi và học theo mô hình giáo dục Mỹ. Mặc dù chưa hoàn hảo và có những điểm cần thêm vào, như thiếu những môn về đạo đức học, nhưng đây vẫn là hệ thống giáo dục toàn diện. lý tưởng nhất thế giới.
*Gương Những Đất Nước Á Châu, Vươn Lên Từ Giáo Dục.
-Đầu tư giáo dục ở một số quốc gia châu Á. Đưa đến kết luận: Quốc gia nào càng tiến bộ, càng đầu tư vào giáo dục nhiều.
1. Nhật Bản
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã cam kết mạnh mẽ giáo dục, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nhờ có nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng vai trò là nhân tố chính trong sản xuất công nghệ cao. Các sản phẩm có giá trị do quốc gia này sản xuất tăng tuyệt hảo. Chìa khóa cho sự thành công của Nhật Bản trong giáo dục, là niềm tin mang tính truyền thống rằng, tất cả trẻ em đều có thể đạt được thành công trong học tập. Nhật Bản nỗ lực trong việc dành trách nhiệm ra quyết định về giáo dục cho các trường học. Chính quyền địa phương cần đưa ra các chính sách công bằng, để thu hút các giáo viên chất lượng cao về giảng dạy. Nhiều quốc gia đánh giá cao Nhật Bản ở những tiêu chuẩn rõ ràng và đầy tham vọng trong giáo dục. Quốc gia này có hệ thống giảng dạy và thực hành chất lượng cao, các phương pháp tiếp cận học tập hiệu quả. Bỏ lối học từ chương.
Ai cũng công nhận Nhật Bản là quốc gia có nền giáo dục hàng đầu châu Á!
2. Hàn Quốc
Quốc gia châu Á khác cũng có sự đầu tư hiệu quả trong giáo dục, mang lại những thành công lớn đó là Hàn Quốc. Trong 4 năm qua, những thành tích của Hàn Quốc đạt được luôn được thế giới đánh giá rất cao. Năm 2017, tại Cuộc đánh giá 20 nền giáo dục hàng đầu thế giới NJ MED, năm thứ 4 liên tiếp, Hàn Quốc đứng vị trí đầu.
Ở cấp độ đại học, các trường đại học Hàn Quốc bắt đầu có tiếng trên toàn cầu. Trình độ học vấn cao tại Hàn Quốc đạt được, nhờ một nền kinh tế tăng trưởng nhanh vượt bậc, trong vòng 70 năm qua.
3. Singapore
Mặc dù là quốc đảo có diện tích hạn chế và dân số khá nhỏ, nhưng Singapore là một trong những đầu tàu về giáo dục của khu vực châu Á. Singapore được biết đến với nền giáo dục toàn diện, cung cấp nhiều cơ hội phát triển cho học sinh, sinh viên. Kể từ khi lập quốc hơn 50 năm trước, giáo dục luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, kiến trúc sư trưởng của đất nước Singapore, nhằm tạo ra nguồn nhân lực kế cận có chất lượng cao.
Chính phủ Singapore luôn đầu tư “mạnh nhất” cho lĩnh vực giáo dục, bởi những tiềm năng lớn mà giáo dục chất lượng cao, mang lại cho nền kinh tế và xã hội của quốc đảo này. Trong năm 2018, Chính phủ Singapore đã đầu tư 12,8 tỷ đôla vào giáo dục!
*“Nhìn người, mà gẫm đến ta!” Giáo Dục Dưới Chế Độ CSVN: Hoàn Toàn Thất Bại Thê Thảm! Vô Kiến Thức, Vô Đạo Đức! Đã Biến VN Thành Những Quốc Gia Nghèo Đói Nhất Thế Giới!
“Chúng ta đã bỏ bê, để trẻ em không cần, không có giáo dục! Đã đào tạo ra lớp thanh niên không có lý tưởng, hút sách, nhậu nhẹt, mộng ước đeo đuổi cuộc đời, là…bóng đá! phim Hàn!” Đó là ý kiến tại phiên thảo luận của đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) yêu cầu: “Cần phải xem xét lại chương trình học, phương pháp giảng dạy, để các cháu đến trường thấy vui, thấy thích đi học. Chứ như hiện nay, thì... căng quá! chán quá! học sinh thì bỏ học, đến trường thì đánh nhau! Hút chích, du côn, đầy chung quanh trường học!
Tại sao cải cách Giáo dục mãi vẫn chưa tìm được lối thoát? Tìm ra con đường?
Bàn về chương trình, sách giáo khoa, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) than: "Giáo dục hơn nửa thế kỷ nay, vẫn trong vòng luẩn quẩn không tìm được lối thoát! Sách giáo khoa giáo điều, tuyên truyền, sai sót, chú trọng dạy những bài học hung bạo, chém giết!”
Còn đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) phàn nàn, về câu chuyện viết, soạn sách giáo khoa, cũng cần phải có đường lối, hiểu biết: "Vừa rồi có mỗi cái tròn tròn vuông vuông, thôi mà tranh cãi rất phức tạp!" và "Qua vụ vuông vuông tròn tròn, cho thấy, chẳng cần quan tâm tới đường hướng, ý kiến phụ huynh học sinh gì cả. Không phải thích dạy con nhà người ta cái gì thì dạy! Đảng ở đâu? Không hiểu nổi, chữ Việt cải cách thành tròn tròn, vuông vuông!"
Giáo Dục là lý do chính, về sự xuống cấp nghiêm trọng, của các giá trị, đạo đức xã hội chủ nghĩa! Trường học, thành…võ đài!
Bạo lực học đường, mới lớn, mà xử nhau như côn đồ ngoài đường, thậm chí học sinh dánh thầy, xảy ra như cơm bữa. Giờ đây không chỉ diễn ra trong phạm vi nhà trường, mà có xu hướng lan rộng ra bên ngoài, khắp nơi. Bạo lực học đường hiện nay không còn là những trận đánh nhau giữa các học sinh, mà còn là những trận xung đột trực tiếp, băng đảng với súng dao, đổ máu giữa học trò và thầy cô!
Sự gia tăng chóng mặt của bạo lực học đường, phản ánh sự xuống cấp nghiêm trọng của các giá trị đạo đức xã hội. Đã đến lúc phải chấn chỉnh đạo đức học đường và phục hồi các giá trị tích cực trong môi trường sư phạm. Cần thiết, với mức độ nghiêm trọng hơn.
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, trung bình mỗi năm tại Việt Nam, xảy ra khoảng 2600 vụ học sinh đánh nhau đổ máu, nhiều khi mất mạng, trong và ngoài trường học. Riêng năm 2018 đã xảy ra hơn 3300 vụ, tăng gấp 13 lần so với 10 năm trước.
Thật là kinh khủng! Đây thực sự là con số đáng báo động về tình trạng bạo lực học đường, đã và đang rất nhức nhối, nhiều con người còn chút lương tâm đạo đức. Thảm kịch trong đời sống.
Ôi! Cấp lãnh đạo vô học, không có chút kiến thức gì về giáo dục, thì ước vọng gì ở học sinh!
CSVN: Quốc Gia Đào Tạo (Mua Bằng) Nhiều Tiến Sĩ nhất! Nhưng không thể chế ra một con vít! (ốc)
Năm nào cũng vậy, Quốc Hội Cộng sản Việt Nam lại mang vấn đề giáo dục ra tiếp tục… thảo luận! Đây là vấn đề mà Hà Nội đã thảo luận trong vài chục năm qua, nhưng bế tắc trong phương hướng giải quyết, vì sự bê bối (mua quan, bán chức) quá mức của những kẻ thi hành.
Trong bản Báo cáo giám sát về ngành giáo dục cũng đã cho rằng, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, có xu hướng buông lỏng quản lý. Không kiên quyết, không nghiêm túc xử lý và đấu tranh chống tiêu cực. Không những thế, họ còn tiếp tay cho gian dối. Nguyên nhân sâu xa là do thu nhập hạn chế, nên cán bộ giáo dục, giáo viên đều tìm cách tăng thu nhập. Giáo viên phổ thông dạy thêm tràn lan, giảng viên đại học tập trung cho việc dạy tại chức. Ông Phùng cho rằng, lương thấp không phải là nguyên nhân suy thoái đạo đức các nhà giáo. Nếu nói lương thấp sẽ giải thích thế nào việc thầy giáo ở Cao đẳng Truyền thanh truyền hình, không cần tiền, mà chỉ ‘‘đổi tình lấy điểm!’’
Ông Bộ trưởng này trả lời rằng: “Đây là chuyện bình thường, khi trình độ chung còn yếu kém, thì tiêu cực bộc lộ khắp nơi. Mấy ngày nay, tôi đọc báo thấy hơi buồn, khi dư luận nói tiêu cực ngay cạnh phòng Bộ trưởng. Tôi không liên can gì đến vụ bê bối này!”
Khi những bộ phận lo tổ chức và đào tạo các thế hệ trẻ của đất nước, mà biến chất trở thành nơi dung túng những tệ nạn tham ô, hủ hóa, thì chắc chắn ngành giáo dục không thể nào tốt đẹp và hướng thiện. Nếu Quốc hội CSVN không nhìn ra thủ phạm, chính là cơ chế quản lý “ngu dân” của đảng Cộng sản, thì dù có bàn đi bàn lại qua năm này tháng nọ, cũng sẽ không bao giờ giải quyết được các vấn nạn giáo dục xuống cấp thê thảm tại Việt Nam.
Kết
“Trăm năm trồng người!” đường Bác Đi thành Bi Đát! Người không thấy, chỉ thấy…ngợm!
“Đảng biến thanh niên, thành trộm! thành cướp!
Biến phụ nữ, thành đĩ, thành trâu!”
Hèn gì, một nền giáo dục như thế, thì muôn đời vẫn không khá!
Đảng…Cướp! thì mong ước gì…có Giáo Dục!
Đừng mơ giữa ban ngày! Đừng mong giữa Mùa Hè...tuyết rơi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét