Mạc Văn Trang - Gương mặt Chủ nghĩa Xã hội của Việt Nam?
02-6-2022
Những lời lẽ tuyên truyền về Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) thì rất tuyệt vời: Không còn người bóc lột người; mọi người đều tự do, bình đẳng; làm theo năng lực, hưởng theo lao động; mình vì mọi người, mọi người vì mình; người với người là bạn, là đồng chí anh em; chính quyền của dân, do dân, vì dân; Đảng và Nhà nước chăm lo cho mọi người dân, “không để ai tụt lại phía sau”…
<!>
Đặc biệt bộ mặt của CNXH: Giai cấp Công nhân là giai cấp lãnh đạo, Nông dân là chủ lực được đề cao trên biểu tượng cờ Búa- Liềm và trong đời sống xã hội; Giáo dục, Y tế bình đẳng cho mọi người và miễn phí.
Thời bao cấp, Chính phủ đi “ăn xin” khắp thế giới, cả nước ăn bo bo nhưng Giáo dục và Y tế vẫn phục vụ người dân thực sự; hầu hết các xã đều có trạm Y tế, có y sĩ, y tá phục vụ dân vô điều kiện; có trường cấp 1, cấp 2, học sinh học miễn phí. Giáo viên cũng nghèo khổ, nhưng khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu” là sự thật!
Thạch Thảo - Hệ thống y tế Việt Nam: Sâu bọ lổn ngổn
1 tháng 6, 2022
Ngày 1 Tháng Sáu, Quốc hội Việt Nam thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế -xã hội. ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã có phát biểu rất đáng chú ý. Mở đầu phát biểu ông đề cập tới vấn đề liên quan đến dịch Covid-19. Sau khi phân tích, ĐB Hiếu cho rằng, dịch bệnh ảnh hưởng rất nhiều lĩnh vực mà báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra, nhưng ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất, để lại hậu quả nặng nề nhất chính là ngành y tế.
“Hệ thống y tế đã trải qua những giờ phút không thể nào quên. Những thành công đã được xã hội ghi nhận bằng nhiều hình thức nên tôi xin phép không nhắc lại ở đây. Những sai lầm đã phải trả giá đúng theo nguyên tắc công, tội phân minh”, ông nói. Vấn đề đặt ra là sau cơn bão lớn, việc phục hồi và phát triển tốt hơn một ngành trụ cột trong an sinh xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Không thể vì những vi phạm xảy ra mà chúng ta để cả một hệ thống tê liệt”.
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ năm 02 tháng 6 năm 2022
Yên Hà – Thế hệ bánh mì kẹp Phần 1
Gồm 2 phần
June 1, 2022 by Lê Thy
Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô hộ giặc Tây và hai mươi năm nội chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du học và tôi đã sống “vô tư lự” bên trời Âu sung túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà.
Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê hương và mấy triệu người Việt Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung thân như Mỹ, Gia Nã Đại, Pháp, Úc…
Phần mất mát vẫn còn đó, nguyên vẹn, ít ra là đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế hệ đầu của những người di dân. Một thế hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không gian quê hương, chơi vơi giữa thời gian thế hệ, lạc lõng trong tâm tư văn hoá. Một thế hệ “bánh mì kẹp”.
Kẹp giữa hai quê hương
Tin tức thế giới ngày Thứ năm 02 tháng 6 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Chiến lược Ukraine của Biden: Tổng thống Hoa Kỳ là nhân vật chủ chốt trong cuộc xung đột
Juliane Schäuble và Malte Lehming
01.06.2022
Một mặt tổng thống Biden cung cấp thêm vũ khí, một mặt giới hạn viện trợ quân sự cho Ukraine. Mục tiêu của ông: tiến tới giải pháp đàm phán.
Trong mọi cuộc xung đột đều cần phải có một thái độ rõ ràng. Thế nhưng, mọi của tuyên bố của Joe Biden đều không cho thấy, tổng thống muốn gì trong tình huống được đề cập - tức là vị thế của chính phủ Hoa Kỳ ra sao.
David Brown - Biden gửi một thông điệp cho Trung Quốc
Biden Sends China a Message
02/6/2022
Asia Sentinel
Song Phan, chuyển ngữ
31-5-2022
Tác giả: David Brown là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và là một cộng tác viên thường xuyên của Asia Sentinel. Ông có nhiều bài viết về các vấn đề chính sách công ở Việt Nam. Bản dịch này đã được ông Brown chỉnh sửa, dành cho độc giả người Việt, có thể có vài chi tiết khác với bản tiếng Anh.
Song ngữ Việt Anh
Bộ tứ và Đối tượng Tình cảm
Dù tòa Bạch Ốc vội vã cố gắng ‘sửa chữa’ điều mà ông Joe Biden muốn nói trong phát biểu ngày 23 tháng 5, nhưng ý nghĩ của ông rất rõ ràng: Nếu Trung Quốc cố tìm cách xâm lược Đài Loan trong khi ông là Tổng thống Mỹ, thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp.
Bối cảnh phát biểu cũng không kém nổi bật hơn lời của ông Biden. Phát biểu được đưa trong một cuộc họp báo ở Tokyo sau khi ông ấy gặp Fumio Kishida, Thủ tướng mới của Nhật, và vài ngày trước đó với tổng thống mới của Nam Hàn, Yoon Suk-yeol. Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Kishida cũng đã gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ với Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ và thủ tướng mới của Úc, Anthony Albanese.
Sức mạnh của những gã khổng lồ công nghệ đã khiến họ có tầm ảnh hưởng ngang với các quốc gia. Đây là cách họ xử phạt Nga
The power of tech giants has made them as influential as nations. Here’s how they’re sanctioning Russia
Published: March 6, 2022 1.58pm EST
Tác giả: Rob Nicholls
Rob Nicholls là Phó giáo sư về quy định và quản trị, UNSW Sydney
Người dịch: Lê Thị Hạnh
Năm công ty công nghệ hàng đầu thế giới - Google (nay là Alphabet), Apple, Facebook (nay là Meta), Amazon và Microsoft - đã thực hiện các bước để áp đặt các biện pháp trừng phạt quan trọng và tự nguyện (chủ yếu) đối với Nga, nhằm đáp trả cuộc xâm lược Ukraine.
Nhưng các quyết định không được đưa ra một cách tự phát. Ukraine đã vận động hành lang các công ty công nghệ lớn giống như cách họ tìm kiếm sự hỗ trợ từ Liên minh châu Âu, NATO và chính phủ Hoa Kỳ.
Đối mặt với hành động quân sự lớn nhất ở châu Âu kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Ukraine đã trực tiếp kêu gọi các công ty công nghệ lớn như thể họ là các quốc gia. Đây là điều nhắc nhở rằng trong thế giới ngày nay, những người khổng lồ này là những người đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh địa chính trị.
Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
02/6/2022
Ngày 31/5/2022, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu qua truyền hình tại hội thảo “Kissinger và mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ”.
Vương Nghị ca ngợi các giới nhân sĩ hữu hảo Mỹ, với tiến sĩ Kissinger, là đại diện đã nhiều năm quan tâm ủng hộ phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Ông nói, trước đây nửa thế kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thế hệ trước, như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Tổng thống Nixon và Tiến sĩ Kissinger, với tầm mắt nhìn xa trông rộng, với dũng khí chính trị và trí tuệ ngoại giao phi phàm, đã phá tan lớp băng kiên cố đối kháng ngăn cách hai nước, thực hiện “cái bắt tay vượt qua Thái Bình Dương” rung chuyển thế giới, mở ra một chương mới trong quan hệ Trung – Mỹ. Hơn 50 năm nay tiến sĩ Kissinger đã thăm Trung Quốc ngót trăm lần, thúc đẩy Chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ thi hành chính sách tích cực đối với Trung Quốc. Dốc sức cho sự phát triển mối quan hệ Trung – Mỹ đã trở thành một trong những chương đẹp nhất trong cuộc đời ngoại giao của tiến sĩ Kissinger.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét