Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

Bản tin ngày Thứ ba 28 tháng 6 năm 2022 - Hà Trung Liêm

Thiếu Khanh – The birth of Viet Nam: Dịch và ngẫm nghĩ

25/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1XpPxg3CKHMBqDH_OZCGFhiv9v88gDN3w/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 ( Thay lời dịch giả)

          Năm 1924 một người dân làng Đông Sơn, ngôi làng quê phía trên cầu Hàm Rồng, cách tỉnh lỵ Thanh Hóa vài cây số, đi câu cá, tình cờ nhặt được vài món cổ vật thời tiền sử. Từ đó người ta phát hiện và khai quật một nền văn hóa khảo cổ tại ngôi làng này, và tên Đông Sơn nhanh chóng trở thành một địa danh lừng lẫy trong giới sử học không những ở Việt Nam mà cả quốc tế. Mười năm sau, năm 1934, nhà khảo cổ học người Áo Heine Geldern R, đề xướng gọi nền văn hóa khảo cổ phát hiện ở Đông Sơn là “Văn hóa Đông Sơn.” Chủ nhân của nền văn hóa đó đã sống cách đây trên 3000 năm. Tuy nhận thấy tính bản địa rõ rệt của nền văn hóa này, nhưng hầu hết các học giả thời đó đều không tin đó là một nền văn hóa của người Việt cổ, và cho nó là một nền văn hóa ngoại lai, của Tàu hoặc thậm chí của… châu Âu!.

<!>

Nguyễn Ngọc Chu - “Tri thức hoá nông dân” cách nào là nhanh nhất?

28/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1bZH4h1ZSbJpSo0MR2j5b5RACCwl_W4NB/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 

1. NHIỆM KỲ VÀ MỤC TIÊU

Nhiệm kỳ bộ trưởng ở nước ta là 5 năm. 5 năm là khoảng thời gian đủ để làm được một số việc lớn. Với hai nhiệm kỳ 10 năm là khoảng thời gian đủ để hoàn thành những việc rất lớn. Hai nhiệm kỳ là khoảng thời gian đủ để vét kiệt trí tuệ sáng tạo và sinh lực làm việc của một nhân vật lớn. Sau 10 năm chỉ theo lối mòn, bảo thủ và trì trệ.

Vì thế, khi đảm nhiệm chức vụ của nhiệm kỳ 5 năm, người lãnh đạo đặt ra các mục tiêu cụ thể có thể thực hiện được trong khung thời gian của nhiệm kỳ, chứ không đưa ra những “chủ thuyết”. Vì “chủ thuyết” là thứ mơ hồ kéo dài nhiều thập niên, không thể đo đếm bằng số liệu cụ thể. Người lãnh đạo hay nói về “chủ thuyết” không phải là người lãnh đạo hành động.

Nguyễn Mạnh Hùng  - Phỏng vấn Nguyễn Ngọc Huy. Phần 3. Hết

24/6.2022

Bài phỏng vấn gồm 3 phần.

https://docs.google.com/document/d/14SjE0dtaYtONCKmowqpKt2tvzD5TZGud/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

NNH: Thì tôi nghĩ như vậy.

NMH: Bởi vì nếu anh có chính quyền thì anh không bị giết lúc đó.

NNH: Bởi vì lúc đó mà nếu cướp chính quyền mà Bảo Đại trao quyền cho họ đó thì mình không mất cái, không khai thác được cái thế gọi là thế hợp pháp chính quyền để mà được đa số dân chúng theo. Nghĩa là hồi đó nếu mà so sánh lực lượng của các đoàn thể thì Cộng Sản yếu hơn các đoàn thể Quốc Gia. Nhưng mà nhờ nó khai thác được cái khối quần chúng theo chính phủ hợp pháp mà thành ra mình phải thành yếu hơn nó.

NMH: Thế các đảng phái Quốc Gia thì còn có ưu điểm nào trong giai đoạn đó, có ưu điểm gì không?

NNH: Ưu điểm thì có thể nói là đông người hơn, hi sinh cũng đâu thua Cộng Sản. Người giỏi cũng không thua nhưng mà vấn đề là tại thiếu chính quyền, thiếu đoàn thể, thiếu cái sự mà đồng tâm nhất trí với nhau và xung đột với nhau. Rồi nhiều khi sai lầm là bây giờ chính nhiều hệ phái rồi đâm ra đã giết nhau nhiều hơn là giết Cộng.

Các nhà nghiên cứu lót đường để cứu đồng bằng sông Cửu Long

 (Researchers lay out a path to saving the Mekong Delta)

Aalto University – Bính Yên Đông lược dịch

Physics.org – May 6, 2022

 

https://docs.google.com/document/d/1JI16K0nqV3XJX5sB9cDja16_NLnxELsc/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Gần 20 triệu người sống trong Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Đông Nam Á (ĐNA), cũng là nguồn của 7-10% lúa được mua bán quốc tế.  Nhưng ĐBSCL sẽ gần hoàn toàn nằm dưới nước vào cuối thế kỷ nếu các lề lối quản lý nước trong khu vực không thay đổi.  Để tránh tình huống nầy phải có hành động phối hợp đáng kể từ tất cả 6 quốc gia trong lưu vực Mekong, một nhóm nghiên cứu đa ngành quốc tế lập luận trong nhận định được công bố hôm nay trên tạp chí Science.

Thời sự đó đây ngày Thứ ba 28 tháng 6 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1Elcc7n0H3dkCrnhX4vymOW-q7_GyBZyb/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Dorothy Li - G-7 huy động 600 tỷ USD đối trọng với ngoại giao bẫy nợ của Bắc Kinh

28/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1aeA4gih_2q8xNzX2kKtitgGj0H-wOKdI/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 

Kế hoạch hợp tác này sẽ tập trung vào y tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, bình đẳng giới, khí hậu, và an ninh năng lượng.

Ông Biden nêu bật một số dự án hàng đầu, bao gồm dự án phát triển quang năng trị giá 2 tỷ USD ở Angola với sự hỗ trợ từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Ngân hàng Xuất nhập cảng Hoa Kỳ, công ty AfricaGlobal Schaffer và nhà phát triển dự án Sun Africa của Hoa Kỳ.

Ông nói thêm: “Khi các nền dân chủ cho [thế giới] thấy rõ những gì chúng ta có thể làm, toàn bộ những thứ đó chúng ta phải cung cấp, tôi chắc chắn rằng lúc nào họ cũng sẽ dẫn đầu cuộc cạnh tranh.”

Emmanuel Macron đối mặt thách thức khi để mất đa số tại Quốc hội

Nguồn: Ben Hall, “Emmanuel Macron crashes to earth after losing his hold on parliament,” Financial Times, 20/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1smoSdz9vo0lNXBvFtgLH8dL-6lDTkuQg/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chặng đường 5 năm sắp tới sẽ rất khác với Tổng thống Pháp, người được xác định sẽ là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của EU.

Thần Juptier[1] đã mất đi tia sét của mình. Hôm Chủ nhật 19/06, các cử tri Pháp đã đưa Emmanuel Macron về lại mặt đất, chỉ hai tháng sau khi ông giành chiến thắng vang dội và tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là Tổng thống Pháp.

Liên minh Ensemble (Cùng nhau) của Macron không chỉ để mất đa số tuyệt đối trong vòng bầu cử thứ hai của cuộc bầu cử cơ quan lập pháp, mà nhiều khả năng sẽ phải chật vật để thông qua các đạo luật trong bối cảnh những người có khả năng ủng hộ họ cao nhất lại là phe trung hữu yếu ớt và chia rẽ.

Lương Thái Sỹ  - Mãi loay hoay về luật bán dẫn, Mỹ mất gì?

27/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1WnWwq__UIFsbntHHGGzhQTSviNydWvf8/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Những thất bại trong việc thông qua luật bán dẫn (Semiconductor Bill) cho thấy lý do tại sao Hoa Kỳ vẫn phải vật vã để cạnh tranh với Trung Quốc, châu Âu và cả Ấn Độ.

Khi Tổng thống Joe Biden đối mặt “thảm họa” và có thể thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, nhưng ông vẫn còn một cơ hội cuối cùng. Để chứng tỏ rằng mình vẫn đủ khả năng điều khiển bộ máy Quốc hội do Đảng Dân chủ kiểm soát, ông cần làm mọi cách để thông qua kế hoạch lớn mang tính lưỡng đảng, nhằm củng cố sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ cao.

Nato: Năm thách thức lớn tại kỳ họp thượng đỉnh Madrid

Frank Gardner

Phóng viên quốc phòng BBC, Madrid

28/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1vv4-tY_Mjdoe2v8fmlyf3JQ1QlJYyDPf/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Madrid trong tuần này, vào một thời điểm quan trọng trong lịch sử 73 năm của liên minh.

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine được miêu tả là cú sốc chiến lược lớn nhất đối với phương Tây kể từ sau vụ tấn công 11/9/2001.

Nato là liên minh quân sự duy nhất có khả năng bảo vệ châu Âu khỏi sự xâm lược của Nga, nhưng họ có chiến lược gì không?

Cách đây chưa đầy ba năm, Tổng thống Pháp Macron tuyên bố rằng Nato là "kẻ chết não".

Nguồn:

Bản tin Điểm Nhấn

Báo Quốc dân 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét