Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

Vận động cho tự do tôn giáo ở Việt Nam: Kêu gọi sự hợp tác của giới truyền thông - BPSOS


Ngày 2 tháng 5, 2022
Vận động cho tự do tôn giáo ở Việt Nam: Kêu gọi sự hợp tác của giới truyền thông
Thông Báo của BPSOS
Ngày 3 tháng 5, 2022
Là thành viên Ban Chỉ Đạo của Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (International Religious Freedom Summit), chúng tôi kêu gọi sự yểm trợ của các cổng truyền thông của người Việt để đưa tin về sự kiện quốc tế quan trọng này, đặc biệt về các sinh hoạt của phái đoàn người Việt có thể là hùng hậu nhất tại hội nghị.
<!>
Hội nghị thượng đỉnh năm 2022 sẽ được tổ chức ngày 28-30 tháng 6 tại thủ đô Hoa Kỳ, với sự tham dự của trên một nghìn người đến từ nhiều quốc gia, bao gồm lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo tôn giáo, lãnh đạo tổ chức nhân quyền, và những nhân vật nổi tiếng. Chẳng hạn, tuyển thủ bóng rổ chuyên nghiệp Enes Kanter Freedom sẽ có mặt, là người mới đây kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam; cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, là người phát động phong trào bảo vệ tự do tôn giáo toàn cầu; nữ Nghị Sĩ Anh Quốc Fiona Bruce, là đương kiem chủ tịch của liên minh 35 chính quyền bảo vệ tự do tôn giáo toàn cầu... Xem thêm: https://irfsummit.org/speakers/

Hình 1 - Một số nhân vật sẽ phát biểu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh

Phái đoàn người Việt hiện nay gồm 70 tham dự viên, tính luôn khoảng gần chục thân hữu đi cùng dù không phải người Việt. Phái đoàn này sẽ có những sinh hoạt chính sau đây tại hội nghị:

1. Phát động chiến dịch toàn cầu đòi tự do cho các tù nhân lương tâm tôn giáo mà điển hình là Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Hoá và Y Pum Bya

2. Vận động quốc tế đẩy lùi chính sách kích động hận thù và bạo lực nhắm vào các cộng đồng tôn giáo độc lập với nhà nước Việt Nam

3. Huấn luyện giới trẻ về truyền thông, quốc tế vận và tổ chức quần chúng

4. Tổ chức buổi cầu nguyện đa tôn giáo cho tù nhân lương tâm và cho hoà bình

5. Vận động quốc tế yểm trợ các “đại sách lược” của các tín đồ Cao Đài và các tín đồ Tin Lành Tây Nguyên

Mục tiêu quốc tế vận của BPSOS là giúp người dân ở Việt Nam hội nhập rộng, sâu và nhanh với thế giới tự do thông qua các ‘sân chơi’ quốc tế, nơi mà luật chơi công minh và người Việt ở hải ngoại nắm phần chủ động.

Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, chế độ dùng quyền lực để khống chế người dân ở trong nước, nhưng phải xuống nước ở sân chơi quốc tế vì muốn hội nhập để sinh tồn, vì phải xin viện trợ, vì phải cầu cạnh đầu tư, vì cần sự yểm trợ quốc tế trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông...
“Chấp nhận ‘đổi mới’ giữa thập niên 1980 nghĩa là chế độ mặc nhiên thừa nhận sự phá sản của chính sách ăn bám theo các chế độ cộng sản Xô Viết và Trung Quốc. Tuy nhiên, chế độ ở Việt Nam chỉ muốn nhà nước hội nhập với thế giới tự do; họ tìm mọi cách để ngăn cản, bưng bít không cho người dân hội nhập quốc tế,” Ts. Thắng nói.

“Sách lược của chúng tôi từ 2005 đến giờ là phá vỡ các rào cản và các biện pháp bưng bít ấy bằng cách nối kết để các cộng đồng và tổ chức tôn giáo của người Việt ở trong và ngoài Việt Nam đối tác trực tiếp với cộng đồng quốc tế.”

Hội nghị thượng đỉnh tổ chức hàng năm ở Hoa Kỳ là một trong nhiều phương tiện và cơ hội mà BPSOS khai dụng cho sự nối kết này.

Cũng nằm trong mục tiêu nối kết, BPSOS đang huy động các cổng truyền thông tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Ê Đê, tiếng Jarai, tiếng Hmong... để đưa thông tin về sinh hoạt của phái đoàn người Việt tại hội nghị thượng đỉnh đến các cộng đồng người Việt ở khắp nơi, kể cả trong nước và ở hải ngoại.

“Đồng thời, chúng tôi sẽ giới thiệu các cổng truyền thông này với các tham dự viên ngoại quốc để họ thấy được thực lực về truyền thông của người Việt ở trong và ngoài nước,”

Ts. Thắng nói. “Qua đó, hy vọng một số tổ chức xã hội dân sự hoặc cơ quan chính quyền quốc tế sẽ tìm đến các cổng thông tin của người Việt này để hợp tác.”

Có 2 cách để tham gia nỗ lực truyền thông liên quan đến Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế:

1. Phổ biến các video livestream, các bài tường thuật, các bản tin: Xin cung cấp đường dẫn đến cổng truyền thông, email để liên lạc, và số ước lượng người theo dõi.

2. Gửi phóng viên đến tường trình tại chỗ: BPSOS sẽ yêu cầu ban tổ chức cung cấp thẻ báo chí để tiếp cận các sự kiện tại hội nghị.

Trong cả 2 trường hợp, xin thông báo cho chúng tôi tại: forb@bpsos.org.

Chúng tôi sẽ bắt đầu chuyển tin đến quý vị đã ghi danh bắt đầu từ tuần này.

Hội nghị thượng đỉnh năm nay là lần thứ hai. Hội nghị lần đầu được tổ chức vào tháng 7 năm 2021, với gần một nghìn tham dự viên. Ngân sách cho việc tổ chức năm nay là 1.2 triệu Mỹ kim, do khoảng 80 – 90 tổ chức đồng tài trợ, trong đó có BPSOS.

Bài liên quan:
Cuối tháng 6: Vận động cho Việt Nam ở thủ đô Hoa Kỳ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét