Thưa Qúy Anh Chị
Trước tiên chúng tôi rất vui là nhà báo Hoài Thanh, Nhà văn Phong Thu đã xác nhận in và phát hành cuốn sách NKMVHVNHN ở Mỹ. Qua điện thư và gặp gỡ các Anh Chị: TS Phượng Anh, Nhà thơ Nguyễn Phan Ngọc An, BS Nguyễn Tối Thiện, GS Nguyễn Văn Sâm, BS Nguyễn Bá Linh, Nhà văn Khổng Thanh Hương, GS Nguyễn Bảo Hưng, GS Trần Văn Cảnh, tất cả đều có chung cảm nghĩ rất đẹp về cuốn sách. Như anh Bá Linh đề nghị kể lại những buồn vui trong lúc thực hiện sách. Nhân dịp tôi xin nói thêm và chia sẻ cùng các anh chị ít chuyện vui trong thời gian thực hiện cuốn sách: Điều vui trước tiên là tất cả những anh chị trong ban biên tập đã đặt trách nhiệm lên trên sự tự ái cá nhân nên cuốn sách đã in ở Paris, và sắp ra mắt.
Trước tiên chúng tôi rất vui là nhà báo Hoài Thanh, Nhà văn Phong Thu đã xác nhận in và phát hành cuốn sách NKMVHVNHN ở Mỹ. Qua điện thư và gặp gỡ các Anh Chị: TS Phượng Anh, Nhà thơ Nguyễn Phan Ngọc An, BS Nguyễn Tối Thiện, GS Nguyễn Văn Sâm, BS Nguyễn Bá Linh, Nhà văn Khổng Thanh Hương, GS Nguyễn Bảo Hưng, GS Trần Văn Cảnh, tất cả đều có chung cảm nghĩ rất đẹp về cuốn sách. Như anh Bá Linh đề nghị kể lại những buồn vui trong lúc thực hiện sách. Nhân dịp tôi xin nói thêm và chia sẻ cùng các anh chị ít chuyện vui trong thời gian thực hiện cuốn sách: Điều vui trước tiên là tất cả những anh chị trong ban biên tập đã đặt trách nhiệm lên trên sự tự ái cá nhân nên cuốn sách đã in ở Paris, và sắp ra mắt.
- Trong số những tác giả được vinh danh có nhiều vị là Nhà thơ. Vì số bài thơ gởi đến số lượng không đều, nhưng lại quá nhiều không thể đăng hết, chúng tôi quyết định chỉ đăng Tểu Sử của nhà thơ vì các tác giả đó quá nổi tiếng.
Mới đây, hôm 21 tháng 5 năm 2022 tôi có đến thăm giáo sư Trần Văn Cảnh và thông tin về tình trạng cuốn sách. Anh Cảnh có hỏi tôi một số điều:
Trần Văn Cảnh :
«Sự Khác Biệt Giữa cuốn NKMVHVN Paris và NKMVHVN Hải Ngoại?»
Đỗ Bình:
«Ở hải ngoại có nhiều người làm văn hóa chúng ta dù có cố gắng nhưng vẫn không thể đưa hết vào sách vì không liên lạc được với các tác giả nên thiếu tài liệu! Hai cuốn sách mà chúng ta đã và đang thực hiện đều vinh danh những người đã có công bảo tồn, phát huy văn hóa Việt Nam ở hải ngoại.
Ở Pháp, Paris nói riêng có rất nhiều người làm văn hóa, họ sinh hoạt chung với chúng ta nhưng không phải là thành viên CLB.
Cuốn Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris là do CLB thực hiện, mà anh là chủ bút bắt đầu từ năm 2015 và hoàn tất năm 2017. Tất cả những Vị được đưa vào sách đều là những nhân vật văn hóa nổi tiếng ở Paris và là thành viên của CLB VHVN Paris, mà tôi là người sáng lập nên muốn cùng các anh chị em vinh danh các vị Thày đó.
Cuốn NKMVHVN Hải Ngoại bắt đầu từ 2018 hoàn tất 20022, viết về những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, và vinh danh Những tác giả nổi tiếng ở hải ngoại đã tận tụy phụng sự văn hóa dân tộc, như: giáo sư, học giả, nhà hoạt động văn hóa, nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật, những văn nghệ sĩ nổi tiếng. Những tác giả được vinh danh trong sách sẽ không giới hạn quốc gia, địa phương, hay hội đoàn, nhưng tất cả đều được sự đề cử và đóng góp ý kiến của những người sinh hoạt trong giới văn hóa ở các địa phương.
Sách gồm 5 Chương: Những Sinh Hoạt Văn Hóa Ở Hải Ngoại, Biên Khảo, Sáng Tác, Nhận Định Phê Bình, và Tiểu Sử Tác Giả.».
Tiến trình thực hiện:
Sau một thời gian dài thảo luận sôi nổi chúng ta đã tuyển chọn một danh sách các tác giả được vinh danh, và đề nghị ban biên tập viết nhận định phê bình về một vài tác giả trong danh sách. Sau đó mời các tác giả có tên trong danh sách viết về những tác giả khác cũng trong danh sách. Bài viết không dài quá 20 trang.
Vào Thực Hiện:
Nhà văn Hồ Trường An nhận viết về 3 tác giả: Nhà văn Mai Thảo, Nhà văn Trần Long Hồ, Nữ sĩ Vi Khuê.
GS Trần Văn Cảnh nhận viết về 5 tác giả: Nhà văn Hồ Trường An, GS Nguyễn Văn Sâm, GS Vũ Khắc Khoan, Nhà văn Mai Thảo, Nhà văn Bình Nguyên Lộc.
Nhà thơ Đỗ Bình nhận viết về Nhà Thi Họa Vũ Hối, Nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật, Sự Thăng Trầm của Nhạc Vàng.
GS Nguyễn Văn Sâm nhận viết một sáng tác văn chương: Ông Đạo Chuối.
GS Nguyễn Bảo Hưng viết một sáng tác mang tính biên khảo về Nhạc phẩm Xóm Đêm của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
GS Phạm Thị Nhung viết về chân dung và tác phẩm của GS Học giả Lê Hữu Mục.
Chân dung nữ Nghệ sĩ, GS Bích Thuận.
GS Nguyễn Đăng Trúc viết về biên khảo.
GS Lê Mộng Nguyên viết về biên khảo.
GS Nguyễn Song Thuận trước khi mất gởi bài biên khảo.
GS Nguyễn Văn Nhiệm trước khi mất gởi bài biên khảo.
GS Trần Quang Hải trước khi mất gởi một bài biên khảo.
TS Trần Bích San trước khi mất gởi bài biên khảo.
BS Nguyễn Bá Hậu trước khi mất gởi bài biên khảo.
Nhà biên khảo Nguyễn Đức Tăng viết một bài biên khảo.
Nhà văn Song Nhị viết chân dung Nữ sĩ Vi Khuê.
BS Nguyễn Tối Thiện viết một bài biên khảo.
GS Hoàng Đức Phhương viết một bài biên khảo.
TS Phạm Trọng Chánh một bài biên khảo..
Luật gia Đoàn Trần Thiều viết một bài sinh hoạt văn hóa.
Nhà văn Vương Trùng Dương viết 2 chân dung tác giả & tác phẩm: Nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh, Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn.
Nhà văn Từ Thức viết chân dung Nhà báo Nguyễn Ngọc Linh.
TS Liễu Trương viết chân dung và tác giả Nhà văn Dương Nghiễm Mậu.
Nhà phê bình Thụy Khuê viết chân dung và tác giảNhaà thơ Thanh Tâm Tuyền.
Nữ sĩ Trương Anh Thụy viết chân dung và tác phẩm GS Học giả Nguyễn Ngọc Bích.
Nữ sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung viết chân dung và tác phẩm Học giả TS Trần Bích San….
Tất cả những chân dung tác giả và những bài biên khảo theo chủ đề đều được chúng ta yêu cầu viết, và các tác giả đã gởi đến. Còn nhiều tác giả nổi tiếng khác ở Mỹ, Canada, Úc và Âu châu đã gởi bài đưa vào sách nhưng không kể ra ở đây.
Viết một bài tiểu luận giá trị về một Tác giả và Tác phẩm rất khó, muốn viết một bài giá trị phải mất nhiều thời gian. Những giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn mà tôi liên lạc được ở hải ngoại đa số đều cao tuổi nên đã từ chối viết nhận định phê bình. Các vị đó chỉ muốn gởi bài về chuyên môn biên khảo, theo yêu cầu.
Sau gần một năm liên lạc với Nhà văn Nhật Tiến lúc ông còn sinh thời để mời ông góp mặt trong cuốn sách, và xin ông viết một số nhận định về các tác giả. Nhà văn Nhật Tiến đã nhiệt tình tặng những bài nhận định ngắn của ông viết về Những Nhà Văn Khuất Núi cho chúng ta toàn quyền sử dụng đưa vào sách.
Riêng nhà phê bình Thụy Khuê, gởi 3 bài biên khảo và phê bình, nhưng tôi yêu cầu chị bài viết về Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, tôi nói với chị : «Đây là bài viết độc đáo vì đã đưa các trường phái hội họa Tây phương vào câu chữ thơ, để minh họa ẩn dụ. Phải có kiên thức uyên bác văn học Đông Tây và am tường nền hội họa Tây phương mới có được nhận định này. Một trăm năm nữa cũng chẳng có ai viết về Thanh Tâm Tuyền hay hơn bài của chị, vì những ý tưởng hay đã được viết.».
Tôi được Học giả, BS TrầnVăn Tích ở Đức gởi tặng cuốn tạp chí Văn Học Nghệ Thuật: Văn Học Mới số 6 tháng 3 năm 2020, q uy tụ nhiều cây bút nổi tiếng viết về chủ đề : Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn. Tôi chuyển cuốn tạp chí cho các bạn trong Câu Lạc Bộ đọc. Sau khi đọc xong một số anh chị đề nghị xin bài viết của BS nhà văn Ngô Thế Vinh, Nhà nghiên cứu Phê bình văn học Nguyễn Vy Khanh, và Học giả, BS Trần Văn Tích, GS Nguyễn Văn Sâm. Các anh Trần Văn Tích, Nguyễn Văn Sâm và Nguyễn Vy Khanh trong nhóm Chủ Trương, đã có tên trong danh sách vinh danh và đã gởi bài viết ngay từ đầu.
Riêng Nhà văn BS Ngô Thế Vinh có tên trong danh sách vinh danh, chúng ta đã phôn liên lạc nhưng không được, do đó không thể đưa bài viết của Nhà văn Ngô Thế Vinh vào sách! Cuối cùng chúng ta quyết định đưa Tiểu Sử của Nhà văn Ngô Thế Vinh và Nhà văn Nguyễn Đình Toàn vào sách. Trong thời gian ấy, chị Liễu Trương, một TS về Phân Tâm Học và Phê Bình Văn Học, viết một bài nhận định văn học về Nhà văn Nguyễn Đình Toàn, bài viết quá hay, tôi đề nghị đưa bài đó vào sách, chị nói bài vừa mới viết xong, chị muốn đưa bài về nhà văn Dương Nghiễm Mậu, mà tác giả Dương Nghiễn Mậu nằm trong danh sách vinh danh nhưng chưa có tác giả nào viết nên tôi đồng ý ngay.
Trong thời gian thực hiện sách có nhiều thay đổi về người viết, về chân dung các tác giả:
Giáo sư Trần Văn Cảnh hỏi tôi:
«Theo anh, tôi nên viết về những tác giả nào ?»
Đỗ Bình:
«Ở cuốn NKMVHVN Paris anh đã viết về hai vị bậc thày là GS BS Nguyễn Văn Ái và BS Nguyễn Bá Hậu vì các vị đó gần gũi chúng ta, có gì thắc mắc hỏi được. Cuốn Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Hải Ngoại có nhiều Tác giả và có nhiều người viết nổi tiếng, theo tôi anh cũng nên chọn những tác giả quen biết gần gũi để dễ hỏi những điều cần thiết cho bài viết, chẳng hạn như Nhà văn Hồ Trường An, Nhà văn Nguyễn Văn Sâm».
GS Trần Văn Cảnh cùng tôi xuống tỉnh Troyers để anh hỏi trực tiếp nhà văn Hồ Trường An, để ghi thép thu thập những tài sống về tác giả Hồ Trường An. Anh Cảnh cũng làm điều này, ghi chép thu thập những lời phỏng vấn trực tiếp với GS Nguyễn Văn Sâm, khi anh Sâm qua Paris nghiên cứu Chữ Nôm ở các thư viện quốc gia Paris và chúng ta đã tổ chức cho GS Nguyễn Văn Sâm diễn thuyết, và nhà văn Trần Thị Ngọc Ánh ra mắt sách ở Paris.
Dưới cái nhìn của các anh chị em trong CLB VHVN Paris về hai tác giả này:
Anh Hồ Trường An là một trong những nhà văn lớn ở hải ngoại. Lý do: Anh đeo đuổi nghiệp văn chương hơn 60 năm, có gần 100 tác phẩm gồm Biên khảo, Phê bình, Thơ, Tiểu thuyết Truyện dài mang tính xã hội, với chất văn độc đáo «dân quê miệt vườn» miền Nam.
Anh Nguyễn Văn Sâm, là một gio sư độc nhất về Chữ Nôm ở hải ngoại và là người đeo đuổi nghiên cứu Chữ Nôm đã hơn 60 năm. Anh còn là một nhà văn viết tiểu thuyết truyện dài mang chất Miền Nam, nhưng thuộc lớp người thị thành: Sài Gòn, Cần Thơ…
Đơn cử, những nhà văn ở hải ngoại trong văn chương có tính Miền Nam, miệt vườn: Cố nhà văn An Khê, (Marseille, Pháp), Cố nhà văn Nguyễn Văn Ba (Canada), Cố nhà văn Nguyễn Văn Nhiệm ( Đức), Nhà văn Hồ Trường An, Nhà văn Nguyễn Văn Sâm, Nhà văn Tiểu Tử (Paris), Nhà văn Võ Kỳ Điền,...
Sau khi chúng tôi trở về Paris, nhà văn Hồ Trường An gọi phôn hỏi tôi :
«Anh Cảnh là một giáo sư về Quản Trị Xí Nghiệp, lại chuyên viết về Công Giáo. Anh không có nhiều sách về Hồ Trường An; Ông nghĩ anh Cảnh có thể viết được về tôi không?»
Đỗ Bình :
«Tôi sẽ đưa thêm tài liệu và số sách của anh cho anh Cảnh mượn đọc.»
Hồ Trường An :
«Tôi là người lưỡng tính (Bisexsuel), trong văn của tôi cũng có chất đó, anh Cảnh làm sao biết được lúc nào là nam, lúc nào là nữ!».
Tôi nói điều này với anh Cảnh, anh cảm thấy quá khó khăn nên không viết nữa.
Đối với giáo sư Nguyễn Văn Sâm để viết một chân dung và tác phẩm giá trị rất khó, vì thiếu nhiều tài liệu, do đó giáo sư trần Văn Cảnh thảo luận với ban biên tập xin không viết về tác giả Nguyễn Văn Sâm, và thay thế bằng một tiểu sử, vì tự nó cũng nói đủ về GS Sâm.
Đối với Nhà văn Mai Thảo cũng không đủ tài liệu nên BBT yêu cầu anh Cảnh không viết, mà chỉ viết về nhà văn Bình Nguyên Lộc và GS Vũ Khắc Khoan vì có đủ tài liệu.
Còn nhà văn Hồ Trường An sau khi đã nhận lời viết về các tác giả trên. Anh đã trích các tác giả đó trừ trong sách của mình. Nhưng sau đó thay đổi sửa chữa nhiều lần như các anh chị đã biết. Vì anh ngại bị so sánh với các nhà phê bình khác ở trong sách như Nguyễn Thùy, Nguyễn Hưng Quốc, Thụy Khuê, Trương Liễu, Nguyễn Vy Khanh…. Cuối cùng anh xin bỏ hết những bài về các tác giả và xin thay bằng bài Giới Tính, vì đề tài này là độc nhất không ai viết. Sau khi anh mất BBT đưa thêm bài về Mai Thảo.
Có một số Tác giả vì không tìm được người viết nhận định nên chúng tôi thay thế bằng Tiểu Sử. Vinh danh bằng một Bản Tiểu Sử chúng tôi quan niệm tự nó đã đầy đủ ý nghĩa về quá trình sinh hoạt của tác giả. Ở trong sách có nhiều tác giả làm văn hóa, vì không liên lạc được nên chúng tôi đưa Những Tên, bút hiệu của tác giả đó vào sách Như Một Sự Vinh Danh.
Chúc các anh chị và gia đình luôn bình an và nhiều sức khỏe.
Thân mến
Đỗ Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét