Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

Mùa hè chết chóc trỗi dậy, nắng nóng tới mức nướng chín cá hồi - Phương Linh


Biến đổi khí hậu khiến các đợt nắng nóng khắc nghiệt ngày càng phổ biến hơn. Ảnh: AFP.
Thế giới có thể phải chứng kiến những rủi ro tiềm ẩn khi nguồn cung từ lưới điện toàn cầu tại các nền kinh tế lớn đang gặp hạn chế vì xung đột, hạn hán và đại dịch Covid-19. Thị trường năng lượng toàn cầu gặp nhiều khó khăn trong suốt năm qua do xung đột ở Ukraine, hạn hán, khan hiếm nguồn cung và đại dịch Covid-19, khiến cho hóa đơn tiêu dùng tăng vọt. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn đang trên đà tồi tệ hơn nữa. Mùa hè đang tới. Mùa hè là thời gian cao điểm sử dụng điện ở phần lớn Bắc bán cầu. Năm nay, tiết trời sẽ rất oi bức do biến đổi khí hậu.
<!>
Ở Nam Á, nhiệt độ đã quá nóng, nóng đến mức có thể nướng chín cá hồi sống nếu để ngoài trời. Các nhà khoa học dự đoán Mỹ sẽ chứng kiến những tháng nóng như thiêu đốt trong thời gian tới. Hóa đơn tiền điện tăng cao khi các hộ gia đình và doanh nghiệp đều sử dụng điều hòa nhiệt độ.

Tuy nhiên, vấn đề là nguồn cung năng lượng không đủ để người dân toàn cầu sử dụng. Tính mạng con người có thể gặp nguy hiểm nếu như khu vực họ sống bị cắt điện, khi quạt và điều hòa không khí không hoạt động để giảm bớt cái nóng khắc nghiệt, theo Bloomberg.
Mất điện dài ngày gây khủng hoảng mọi lĩnh vực

Hơn một tỷ người trên khắp Pakistan, Myanmar, Sri Lanka và Ấn Độ gặp nguy hiểm do tình trạng mất điện hàng ngày kéo dài hàng giờ, giữa lúc châu Á trải qua đợt nắng nóng. Trong khi đó, nguồn cung điện ở Trung Quốc và Nhật Bản dự kiến bị thắt chặt.

Sáu nhà máy điện ở Texas gặp sự cố vào đầu tháng này dù cái nóng mới chỉ bắt đầu. Ít nhất một chục bang của Mỹ từ California đến Great Lakes có nguy cơ bị mất điện trong mùa hè này.

Nam Phi đã sẵn sàng cho một năm có thời gian cắt điện kỷ lục. Châu Âu đang ở trong tình thế bấp bênh do phụ thuộc vào Nga. Việc Moscow khóa van khí đốt tự nhiên trong khu vực có thể gây ra tình trạng mất điện luân phiên ở một số quốc gia.

“Chiến sự và lệnh trừng phạt đang làm gián đoạn nguồn cung và cầu, trong khi thời tiết khắc nghiệt và mong muốn phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu điện năng”, Shantanu Jaiswal - nhà phân tích của BloombergNEF - nhận định. “Tất cả yếu tố này xảy ra cùng một thời điểm khá khác lạ. Tôi không nhớ nổi lần cuối cùng diễn ra tất cả điều này cùng một lúc là khi nào”.

Biến đổi khí hậu khiến các đợt nắng nóng khắc nghiệt ngày càng phổ biến hơn. Ảnh: AFP.


Biến đổi khí hậu khiến các đợt nắng nóng khắc nghiệt ngày càng phổ biến hơn. Ảnh: AFP.

Nếu không có điện, đời sống của con người sẽ bị đe dọa. Nghèo đói, tuổi tác và sinh sống ở gần đường xích đạo làm tăng khả năng mắc bệnh và tử vong do nhiệt độ không ngừng tăng. Tình trạng mất điện kéo dài đồng nghĩa là hàng chục nghìn người có thể mất quyền sử dụng nước sạch.

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp có thể đóng cửa nếu điện liên tục mất, dẫn đến những cú sốc kinh tế lớn.

Ở Ấn Độ, tình trạng thiếu điện ở nhiều bang đã xuống gần bằng mức năm 2014. Vấn đề này lúc đó đã làm giảm phần trăm tổng sản phẩm quốc nội của cả đất nước. Do đó, nếu tình trạng mất điện trở nên phổ biến và kéo dài trong năm nay, Ấn Độ có thể mất khoảng 100 tỷ USD .

Sử dụng nhiều điện mang lại nhiều lợi nhuận cho thị trường năng lượng và nhiên liệu khi hóa đơn điện nước tăng cao, làm trầm trọng thêm lạm phát.

Thế giới đã phải vật lộn trong “hơn hai năm khi chuỗi cung ứng toàn cầu gặp khó khăn do đại dịch, ảnh hưởng từ chiến sự ở Ukraine và thời tiết khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu”, Henning Gloystein - nhà phân tích tại Eurasia Group - cho biết.

“Rủi ro là nếu chúng ta chứng kiến cảnh mất điện liên tục trong năm nay, điều đó có thể gây ra một số hình thức liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, như tình trạng thiếu lương thực và năng lượng trên quy mô chưa từng thấy trong nhiều thập niên”, chuyên gia cho hay.

Một vòng lẩn quẩn

Năm 2022 có thể đi vào sách kỷ lục khi lưới điện toàn cầu gặp sức ép lớn chưa từng thấy. Tuy nhiên, những rào cản này có khả năng sẽ không biến mất trong một sớm một chiều.

Biến đổi khí hậu có nghĩa là các đợt nắng nóng khắc nghiệt như hiện tại ngày càng trở nên phổ biến hơn, tiếp tục gây áp lực lên nguồn cung cấp điện.

Không chỉ vậy, theo nhà phân tích của Wood Mackenzie Ltd tại Thượng Hải Alex Whitworth, thị trường năng lượng sẽ gặp hạn chế trong vài năm tới khi các nước không đầu tư nhiều vào nhiên liệu hóa thạch thời gian gần đây, trong khi nhu cầu lại tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi tại châu Á.

Hồi đầu tháng 5, nhiệt độ tại nhiều khu vực ở Ấn Độ và Pakistan đạt mức kỷ lục do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khí hậu. Ảnh: Business Recorder.


Hồi đầu tháng 5, nhiệt độ tại nhiều khu vực ở Ấn Độ và Pakistan đạt mức kỷ lục do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khí hậu. Ảnh: Business Recorder.

Mặc dù tỷ lệ tổng công suất của gió và năng lượng mặt trời dự kiến tăng trong thập niên tới, lưới điện vẫn gặp sức ép cho đến khi các cơ sở lưu trữ năng lượng bắt kịp sự thay đổi, ông Whitworth nói.

“Nguồn cung sẽ khan hiếm mỗi khi trời nhiều mây, bão hoặc không có gió trong một tuần", ông nói. “Chúng tôi dự đoán những vấn đề này còn tồi tệ hơn nữa trong 5 năm tới".

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo là rất quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Việc đốt nhiều than hơn để đối phó với tình trạng thiếu hụt năng lượng hiện tại sẽ chỉ làm tăng lượng khí thải. Hành động này tạo ra một vòng lẩn quẩn, dẫn đến nhiều sóng nhiệt hơn và lại gây áp lực lên lưới điện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét