My thoughts on April 30?
Chuyến Hải Hành Cuối Cùng 30.4.1975
TRI ÂN CÁC CHIẾN SĨ HẢI QUÂN CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN QL.VNCH.
<!>
Căm thù, kỳ thị là một cảm xúc rất con người. Căm thù, kỳ thị là điều không tránh khỏi khi ai đó bị tổn thương sâu sắc. Nhưng khi lòng căm thù không được hóa giải mà lại chủ ý nuôi dưỡng thì dần dần nó còn gây ra những điều tệ hại cho con người hơn rất nhiều lần nỗi đau họ từng phải gánh chịu.
Trong hơn trăm năm nay, do hoàn cảnh của đất nước, con người có nhiều nỗi căm thù và kỳ thị. Chẳng hạn như:
1. kỳ thị địa phương: bắc trung nam.
2. kỳ thị tôn giáo: đạo thờ ông bà, đạo chúa, đạo phật.
3. kỳ thị phe phái: các đảng phái tranh chấp, trả thù, tiêu diệt nhau.
4. kỳ thị ngôn ngữ, suy nghĩ, trước sau 1975.
5. kỳ thị trong nước và ngoài nước.
6. kỳ thị chiến tuyến, chỉ thấy một chiều, đối phương quá sức tàn ác với mình và gia đình mình, không thấy phe mình tàn ác thế nào với đối phương.
7. kỳ thị, nhân danh chống cộng, đi đến chụp mũ mọi người bất đồng quan điểm là cộng sản, là quỷ ám, là đáng sợ hơn quỷ dữ. Cho nên càng chống cộng càng nhìn xung quanh mình, tất cả mọi người đều là quỷ dữ, dùng kinh thánh cầu nguyện thay cho lời nguyền rủa vô cùng độc ác.
Thí dụ như: Mầy là thằng “Việt Cộng”, hai tiếng này nặng lắm, anh biết không? Nói như thế là anh chửi tôi đấy, mà chửi tôi thật nặng, đó là tiếng chửi ghê gớm nhất, đáng sợ nhất trong những tiếng chửi đương thời. Vì hai tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu, loại quỷ quái tinh ma, nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời tru đất diệt. Lê Dinh
Thí dụ như: Lê Duy San (bên dưới)
Đối với bản thân, người ôm lòng sân hận dễ gây lầm lỗi, tạo những nghiệp bất thiện làm nhân khổ cho đời này và đời sau. Khi cơn giận nổi lên, người ta không làm chủ được cảm xúc, không kiểm soát được suy nghĩ, hành động, lời nói, từ đó dễ tạo ra những nghiệp bất thiện. Lòng sân hận che mờ tâm trí khiến cho con người không nhận ra bản chất của sự việc, không có khả năng xử lý các tình huống gặp phải một cách tích cực, đúng đắn có lợi cho mình và người. Lòng sân hận khiến cho con người không có được cảm xúc an lạc hạnh phúc, cuộc sống mất đi niềm vui, ý nghĩa.
Tóm lại, 47 năm cuộc chiến chấm dứt chưa đủ, phải trải qua trăm năm, qua vài thế hệ, lòng sân hận, căm thù, kỳ thị, cả hai bên đều thiệt hại và khổ đau trong chiến cuộc, sẽ phai mờ dần, cũng như thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh trong lịch sử.
Tháng 3 năm 2022 nhìn sang Ukraine - nhớ Tháng 3 Tháng 4 năm 1975 tại Việt Nam đau thương... - Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Chớ nên chụp mũ nhau một cách bừa bãi - vô lương tâm...
Kính mời tham khảo
Tại Ban Mê Thuột
2 giờ 20 sáng ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt bắt đầu nã pháo đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu .
* 4 giờ chiều ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt chiếm thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ...
* 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, trận chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa và cộng sản bắc việt được coi như kết thúc.
Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người. (Nguyễn Định, BMTNĐCC.) - theo nguồn Quốc Gia Hành Chánh
Ngày 31-3-1975 tại phi trường Nha Trang
Trên chuyến bay cuối cùng rời khỏi phi trường Nha Trang ngày 31-3-1975
Trong cuộc hổn loạn những người Lính VNCH không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn giúp đở bảo vệ sự sinh tồn của người dân nhất là những em bé
Phi trường Nha Trang Ngày 1-4-1975
Ngày 2-4-1975. Trong cảnh di tản ra khỏi Nha Trang.
Một người dân đang đu trên cánh cửa máy bay
3 giờ sáng ngày 30-3-1975 Chiếc HQ 802 cập bến cảng Cam Ranh
... đến 8 giờ tối ngày 30 tháng 3 năm 1975, nhổ neo tiếp tục cuộc hành trình,
rời cảng Cam Ranh để về Vũng Tàu
Hai ngày sau là ngày 3-4-1975 Tàu HQ 802 đang trên biển Đông
Ngày 2 tháng 4 ngăm 1975 Nha Trang thất thủ
Tại Xuân Lộc
Ngày 12 tháng 4 năm 1975, đồng bào bỏ chạy khi việt cộng tới Xuân Lộc
và người thanh niên xấu số này đã gục ngã trong vòng lửa đạn trên quốc lộ 1
Ngày 13-4-1975
Ngày 14-4-1975, em trai này di tản một mình bằng chiếc xe lăn
trên đoạn đường dài từ Xuân Lộc, đang di chuyển trên quốc lộ 1
Ngày 14-4-1975, dân chúng Xuân Lộc chạy hổn loạn
tranh giành leo lên chiếc trực thăng.
Ngày 15-4-1975
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét