Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

Thủ đô đồ giả của Tàu Đỏ - Hồ Đắc Vũ


Trung tâm thương mại hàng giả Luohu.
Năm 2013, tôi làm việc tại Hồ Nam, có dịp tới thành phố Shenzhen (Thẩm Quyến) theo yêu cầu là quan sát và thiết kế các sản phẩm màn ảnh quảng cáo lớn ngoài trời. Thành phố rất ngăn nắp, trật tự, không lào xào như kiểu phố Tàu. Người tài xế đưa tôi tới trung tâm mua bán điện tử, một khu cao ốc rất lớn, nhiều tầng. Phụ tùng điện tử, hàng điện tử chất đống như khu bán rau chợ Cầu Ông Lãnh, hằng hà sa số. Từ dây sạc phone đủ loại (50 xu Mỹ/bộ 6 loại) cho tới iPhone, iPad ($50-$80/cái), TV thì khỏi nói, nằm xếp đống như bảng đen. Không có bảo hành, thử tại chỗ, về nhà hư ráng chịu.
<!>
Tôi vòng ra phía sau cao ốc, trong các hành lang dài thấy bày bán các loại đồng hồ, xách tay nổi tiếng thế giới như Cartier, Piguet, Vacheron, Rolex, LV, Hermes, Prada, loại phone nạm vàng, đính kim cương nằm đầy trong các hộp gỗ chạm khắc.
– Bao nhiêu?


Cửa hàng bán đồ điện tử giả tại Shenzhen, TQ.
Tôi hỏi giá một cái Cartier tự động, dây cá sấu, có hộp và chứng nhận (như thật).
– $500.
Chị bán hàng lấy trong tủ một cái Cartier khác, giống như vậy.
– Cái này thì $700, hàng hạng 3 thì $300, hàng bèo bọt là $100, trần truồng, không hộp.
Tôi rợn người, giá cái Cartier tôi coi tại Copley là $12,000…


Xách tay nổi tiếng giả.

Người Mỹ biết tới Thẩm Quyến qua tên tuổi của công ty Foxconn, nhà sản xuất những thiết bị của Apple và của các công ty đối thủ khác. Shenzhen xuất cảng những sản phẩm và các phụ tùng ra thị trường thế giới, nhưng rồi nhập số hàng này trở lại Trung Quốc để bán trong các cửa hàng Apple tại đây. Những sản phẩm đó gọi là “chợ xám” (trước khi trở thành chợ đen) được bán tại 1 quận gần xưởng sản xuất Foxconn, ở Huaqiangbei – một tòa nhà shopping to lớn trên đường phố cùng với khu trung tâm mua sắm và khu nhà kho chọc trời. Nơi đó có cả nguồn hàng điện tử giả mạo, hàng nhái, hàng dỏm. Những đồ điện tử đắt tiền và nổi tiếng thế giới giả nằm la liệt, đổ đống trên các sạp hàng, như cá khô ở chợ Rạch Giá. Có những mẩu đã được sửa cho khác với bản chính, logo chỉ còn giống khoảng 90% (mục đích để tránh luật sở hữu trí tuệ của thế giới). Thí dụ, ngay sau khi Apple iPhone ra đời, người ta có thể mua loại “Iphone” nhái tại Thẩm Quyến có ngăn chứa 2 thẻ sim, rất thuận lợi cho dân Trung Quốc xài. Cuối những năm 2000, những sản phẩm như vậy được gọi là “Shanzhai”, đã là nguồn sống của các hãng sản xuất điện tử (thật và giả) tại Shenzhen trong suốt 30 năm qua.

Các sản phẩm hàng nhái, cóp-pi, hàng “chế” của Huaqiangbei đã khiến Shenzhen trở thành “thành phố giả mạo” trong lãnh vực hàng công nghệ tiêu thụ. Hiện tượng này đã di căn khắp Thẩm Quyến.


Đồng hồ đắt tiền Patek-Philippe-Calatrava giả tại Shenzhen.

Quận Hoàng Cương và Luohu là vùng phụ cận của trung tâm Shenzhen cũng có những địa điểm mua sắm với các nhà kho đầy nhóc hàng nhái, hàng giả các thương hiệu nổi tiếng thế giới như xách tay, đồng hồ, áo quần thời trang cao cấp và mắt kính.

Tại Shekou, còn có những chiếc xe hơi đắt tiền được nhái hợp pháp và do các đại lý được ủy quyền chính thức bán ra, nhưng số VIN (nhận dạng) lại giống nhau một cách khó hiểu. Thậm chí, tại Meiling, thí nghiệm chưa được phê duyệt được cung cấp bởi các bệnh viện tư. Và ở Dafen, bạn có thể mua một tác phẩm hội họa nổi tiếng với chữ ký tác giả đàng hoàng, tất nhiên cũng là đồ giả.

Nói một cách khác, Shenzhen là một trung tâm sản xuất, mua bán tất cả các nguồn hàng giả mạo, cóp-pi, chế biến từ hàng công nghệ điện tử, tới hàng tiêu dùng thời trang cao cấp đến tác phẩm nghệ thuật có giá trị trên thế giới này một cách rất hợp pháp.


Hãng Ikea giả tại Côn Minh, TQ.
Cửa hàng giả tại Trung +

Hàng giả là chuyện xưa như trái đất. Gần đây, việc khám phá ra các cửa hàng Apple giả ở mấy tỉnh của Trung + đã gây nhiều bàn cãi tại TC và cả bên Mỹ. Các tiệm Apple giả này đã bị Bird Abroad Blog phanh phui. Apple giả, giống y Apple thật như 2 giọt nước, cách bài trí và ngay cả đồng phục của nhân viên bán hàng cũng giống nhau. Tuy nhiên, BirdAbroad đã tìm thấy những chi tiết chính không giống như cửa hàng Apple thật vì vậy, biết ngay là cửa hàng Apple giả. Có điều, họ bán những sản phẩm thật của Apple, nhưng không có giấy phép và không do Apple điều hành.

Tỉnh Côn Minh ở Tây Nam China, có một trung tâm bán lẻ rộng hơn 100,000 square foot, gồm 4 tầng lầu, buôn bán tấp nập. Tuy nhiên nó lại giống hãng đồ gỗ Ikea của Thụy Ðiển quá chừng, chỉ khác cái tên. Theo báo cáo của Reuter, trung tâm này đã nhái màu xanh biển và vàng của Ikea, cách thiết kế phòng trưng bày nội thất, cả các bảng hướng dẫn…

Dù cái tên bằng tiếng Anh không giống nhau, nhưng theo tiếng Tàu “11 đồ nội thất” là “Shi Yi Jia Ju” đọc giống như IKEA (Ikea đọc là Yi Jia Jia Ju), nếu “11 đồ nội thất” bán được hàng ở thị trường Châu Âu, điều đó cho thấy những cửa hàng cóp-pi của Trung Quốc không đến nỗi tệ lắm.


Cửa Hàng Apple giả tại Côn Minh, TQ.

Năm 2006, Starbucks đã thắng một vụ kiện sở hữu trí tuệ một công ty Trung Quốc đã hoạt động thương mại dưới tên Xingbake, theo tiếng Tàu là: Starbucks. Ðã có nhiều báo cáo về tiệm Starbucks giả tại Trung Quốc, kể cả tiệm One Dollar Coffee, Seayahi Cofee, Lucky Coffee, Bucksstar Coffee và các tiệm khác. Theo như tường thuật của báo U.K’s Miror, đặc biệt, Bucksstar Coffee là một phần của trung tâm mua sắm có nhiều tiệm giả mạo, như tiệm “Pizza Huh”, và “McDnoalds” với các màu sắc, trang trí giống y hệt tiệm Pizza Hut hay McDonald’s ở Mỹ.

Tiệm Gà chiên Kentucky cũng có thể kiện về bản quyền thương mại đối với Kentucky giả mạo tại Trung Quốc. Bằng chứng rõ ràng là họ giả cả ông Obama ở các quảng cáo của tiệm Kentucky trên truyền hình, tiệm cũng làm nhái mặt tiền y như Kentucky thật. Tiệm KFC giả, không chỉ sử dụng thương hiệu của KFC thật mà còn thay thế ông Sander bằng một nhân vật biểu tượng của chính họ.


Tiệm Nike giả.

Một thương hiệu nổi tiếng khác là Nike đã xuất hiện những cửa hàng nhái tại TQ. Ðược biết, Nike đã mở hãng sản xuất lớn tại TQ vài chục năm nhưng Trung Quốc lại là nơi làm giả những sản phẩm của Nike lớn nhất.

McDonald’s là hệ thống tiệm bán thức ăn nhanh toàn thế giới và phát triển ngày càng mạnh tại Trung Quốc, nhưng McDonald’s cũng không thoát chuyện bị giả mạo. Có rất nhiều tiệm bán thức ăn nhanh đã bắt chước màu sắc, thiết kế tiệm và logo theo kiểu McDonald’s thật, một số khác thì cóp-pi dáng vẻ, kiểu trình bày theo McDonald’s, số khác thì cóp pi bảng thực đơn và cả những câu khẩu hiệu thương mại của McDonald’s. Rất nhiều đồ giả đã được tìm thấy ở các tiệm “Mini Dog” và “Mcdnoald’s”, cả hai tiệm này đều xài biểu tượng cổng vòm vàng của McDonald’s.

Tiệm McDonald’s giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét