Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

Không còn suy đoán - Nga phát động cuộc tấn công quy mô toàn diện vào Ukraine khi các thành phố lớn bị ném bom - Thứ năm, 24/2/2022 Andy Van Tổng Hợp


Sáng sớm nay, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công lớn vào nhiều thành phố của Ukraine, chấm dứt nhiều tháng suy đoán và nhiều nỗ lực cho một giải pháp ngoại giao do Mỹ và Pháp dẫn đầu. Trong một bài phát biểu sáng nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các vụ nổ từ các cuộc tấn công hỏa tiễn đã được nghe thấy ở các thành phố trên khắp Ukraine, bao gồm thủ đô Kyiv, cũng như các phi trường của nước này. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo về “hậu quả” đối với Nga và “thảm họa mất mát về người và của”, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy kêu gọi dân chúng Nga nên từ chối một “cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu”.
<!>
Chiến sự được ghi nhận ở nhiều nơi tại Ukraine, nửa ngày sau khi Nga bắt đầu tấn công nước này từ sáng sớm 24/2.

Đầu ngày 24/2, Tổng thống Nga tuyên bố tấn công Ukraine dưới danh nghĩa "chiến dịch quân sự đặc biệt".
Ngay sau đó, nhiều vụ tấn công đã được báo cáo ở hàng loạt địa phương của Ukraine như Kharkiv, Kramatorsk, Kharkiv, Odesa, Mariupol, và ngay cả thủ đô Kiev. Lực lượng Nga vào Ukraine thông qua biên giới ở Nga, Belarus và Crimea.
Tổng thống Ukraine tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Moscow. Trong nước, ông Zelensky ban hành lệnh thiết quân luật toàn quốc.
Ukraine cho biết đã phá hủy 4 xe tăng Nga, tiêu diệt 50 binh sĩ và bắn rơi chiếc máy bay thứ sáu của Nga. Moscow bác bỏ thông tin trên.
Mỹ, Anh, Pháp, Đức… cùng EU và NATO đồng loạt chỉ trích động thái của Moscow, và đe dọa bổ sung đòn trừng phạt. Trung Quốc kêu gọi các bên hướng tới giải pháp hòa bình, từ chối gọi hành động của Nga là "xâm lược".
Tổng thống Biden: G7 thống nhất về gói trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào Nga
"Sáng nay (giờ địa phương), tôi đã trao đổi với những người đồng cấp G7 về cuộc tấn công vô cớ của Tổng thống Putin nhằm vào Ukraine. Chúng tôi nhất trí tiến tới gói trừng phạt mạnh mẽ và cùng các biện kinh tế khác để buộc Nga phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi sát cánh với những người dân Ukraine dũng cảm", ông Biden thông báo trên Twitter.
Ảnh: Twitter/POTUS.


Các hướng tấn công của Nga vào Ukraine
Đồ họa: New York Times.

Nga đã kiểm soát nhà máy Chernobyl

Các lực lượng Nga đã kiểm soát nhà máy năng lượng hạt nhân Chernobyl sau cuộc giao tranh quyết liệt, cố vấn tổng thống Ukraine Mykhaylo Podolyak cho biết.

Đây là nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân năm 1986.

"Không thể nói nhà máy điện hạt nhân Chernobyl an toàn sau cuộc tấn công vô nghĩa của Nga", Podolyak nói. "Đây là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất tại châu Âu hiện nay".

Tổng thống Biden lên tiếng về cuộc tấn công của Nga
Phát biểu trước người dân Mỹ cuối ngày 24/2 (giờ địa phương), Tổng thống Joe Biden cho biết cuộc tấn công vô cớ của Nga sẽ khiến nước này phải trả giá đắt, theo Reuters.

Tổng thống Biden tiếp tục công bố những biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga. "Chúng sẽ gây ra thiệt hại nặng nề với nền kinh tế Nga, ngay lập tức và sau này. Chúng tôi thiết kế các biện pháp trừng phạt có chủ đích, nhằm tối đa hóa tác động lâu dài đến Nga, trong khi giảm thiểu tác động với Mỹ và các đồng minh".


Bốn biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga

Tổng thống Biden cho biết trong đợt trừng phạt mới này, Mỹ sẽ không hành động một mình, mà 27 thành viên Liên minh châu Âu và các nước G7 sẽ cùng tham gia, theo CNN.

Các biện pháp trừng phạt gồm:

- Hạn chế khả năng giao thương quốc tế của Nga bằng các ngoại tệ đôla, euro, bảng Anh, yen.

- Chặn nguồn cung tài chính giúp phát triển quân đội Nga.

- Làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Nga trong nền kinh tế công nghệ cao thế kỷ 21.

- Mỹ trừng phạt các ngân hàng Nga, mà gộp lại có tổng tài sản trị giá 1.000 tỷ USD.


Mỹ và NATO không đưa quân đến Ukraine

Ông Biden cho biết lính Mỹ sẽ không đưa quân đến vùng xung đột Ukraine. Tuy nhiên, ông nói Mỹ sẽ bảo vệ từng phần lãnh thổ NATO bằng cả sức mạnh.
Ông Biden cũng nói chưa có kế hoạch hội đàm với Tổng thống Putin.

Quân đội Nga hoàn thành nhiệm vụ trong ngày đầu tấn công Ukraine
"Tất cả nhiệm vụ được giao cho binh sĩ Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga trong ngày hôm nay đã được hoàn tất thành công", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói, theo AFP.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan là lãnh đạo đầu tiên gặp Tổng thống Putin sau khi Moscow mở chiến dịch đặc biệt vào miền Đông Ukraine sáng 24/2. Ảnh: Anadolu Agency.
Không phận khu vực biên giới Ukraine giáp Nga vắng tanh ngày 24/2. Ảnh: ADSBexchange.


Ông Putin: Nga không còn cách nào khác ngoài tấn công Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/2 nói rằng “không có cách nào khác” để bảo vệ Nga ngoài lựa chọn tấn công Ukraine.

Nhà lãnh đạo Nga khẳng định nước này không muốn gây ảnh hưởng tới hệ thống kinh tế toàn cầu, theo AFP.

Đây là những phát biểu đầu tiên của người đứng đầu Điện Kremlin kể từ khi ông thông báo quyết định thực hiện chiến dịch đặc biệt vào khu vực miền Đông Ukraine.

Tổng thống Ukraine kêu gọi loại Nga khỏi SWIFT
Viết trên Twitter, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi phương Tây loại Nga khỏi SWIFT - hệ thống thanh toán tài chính toàn cầu.

Cùng với đó, ông Zelensky muốn đặt vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine để ngăn hành động quân sự của Nga.

Tàu Thổ Nhĩ Kỳ trúng bom ngoài khơi Ukraine
Tàu Thổ Nhĩ Kỳ mang tên Yasa Jupiter, bị bắn trúng khi từ Odessa, Ukraine đi đến Romania.

Tổng cục Hàng hải Thổ Nhĩ Kỳ cho biết con tàu đã trúng bom khi đang ở ngoài khơi Ukraine. Không ai bị thương hay thiệt mạng. Vẫn chưa rõ con tàu bị trúng loại đạn nào.

Lãnh đạo G7 đồng loạt lên án ông Putin
Cuộc họp lãnh đạo các nước G7 kết thúc sau hơn một giờ.

Các nước lên án hành động của Tổng thống Vladimir Putin, nói rằng "ông Putin đã tự đặt mình chống lại lịch sử".
Bên cạnh lãnh đạo các nước G7, cuộc họp còn có sự tham gia của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.

Mỹ đưa thêm 6 máy bay F-35 tới Đông Âu
Quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/2 cho biết nhiều khí tài quân sự sẽ được chi viện cho các nước Đông Âu.

6 máy bay F-35 sẽ được chia đều cho Estonia, Lithuania, Romania.

Các trực thăng chiến đấu sẽ đến muộn do thời tiết xấu, dự kiến tới Đông Âu cuối ngày 24/2.

Thị trưởng Kiev ban bố lệnh giới nghiêm
Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko thông báo giờ giới nghiêm của thành phố là từ 22h đến 7h (giờ địa phương).

"Trong thời gian này, các phương tiện công cộng sẽ ngừng hoạt động. Ga tàu điện ngầm sẽ làm nơi trú ẩn 24/7", ông Klitschko cho biết. Thị trưởng Kiev yêu cầu người dân về nhà đúng giờ, và phải xuất trình giấy tờ nếu muốn đi lại trong giờ giới nghiêm.

Trước đó, Tổng thống Ukraine cùng ngày ban bố thiết quân luật khắp cả nước.

Con đường ở Kiev sau trận pháo kích ngày 24/2. Ảnh: AFP.

7 người chết trong vụ phóng hỏa tiễn gần Kiev
Giới chức Ukraine cho biết 7 người thiệt mạng và 17 người bị thương sau cứ điểm quân sự ở phía đông bắc thủ đô Kiev trúng tên lửa. Đây là một trong nhiều vụ phóng tên lửa gần thủ đô Kiev ngày 24/2.

Thị trưởng Brovary Ohor Sapozhko nói rằng cuộc tấn công diễn ra vào lúc 14h30 (giờ địa phương). Brovary có một căn cứ của Lực lượng Đặc biệt Ukraine.

Hội nghị thượng định G7 bắt đầu
Các nước G7 sẽ họp trực tuyến, cập nhật tình hình mới nhất về Ukraine, và thảo luận các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Hội nghị bắt đầu lúc 9 giờ 17 phút (giờ địa phương), qiới chức Tòa Bạch Ốc cho biết.
Ông Zelensky: Nga muốn kiểm soát nhà máy Chernobyl
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky viết trên Twitter rằng Nga tìm cách kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

"Quân đội Ukraine đang chiến đấu bằng cả mạng sống để thảm họa năm 1986 không lặp lại", ông Zelensky nói.

Tổng thống Ukraine cho biết thêm đây là hành động gây hấn với toàn châu Âu.

Nổ súng tại Chernobyl
Quan chức Ukraine cho biết quân đội đang có cuộc đụng độ gần nhà máy hạt nhân Chernobyl - nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân năm 1986.
Trước đó, Reuters dẫn lời cố vấn Bộ trưởng Nội vụ Ukraine cho biết quân đội Nga từ Belarus đã hướng đến nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Còi báo động phòng không lần đầu vang lên kể từ Thế chiến 2
Tại thành phố Lviv - nơi có nhiều quan chức ngoại giao di tản từ Kiev - còi báo phòng không đã lần đầu vang lên kể từ Thế chiến 2.

Nhiều cửa hàng tại Lviv đã đóng cửa. Nhiều người phải xếp hàng trong nhiều giờ tại số ít cửa hàng mở cửa để tích trữ thực phẩm, thuốc men. Các trạm xăng luôn trong tình trạng thiếu hụt.

Hàng nghìn người dân Ukraine hôm nay di tản khỏi đất nước tới các quốc gia láng giềng như Ba Lan, Hungary sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự.
Họ đang tiến về phía tây Ukraine nghĩ sẽ an toàn hơn vì nó gần các quốc gia EU và NATO.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét