Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2022

Dân biểu Đức bảo trợ cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình - VOA

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình tại phiên tòa phúc thẩm ngày 24/4/2018 ở Nghệ An. Photo TTXVN.Dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức Julian Pahlke vừa chính thức bảo trợ cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình theo chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” (PsP) và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông “ngay lập tức và vô điều kiện”.Trong một thông báo bằng tiếng Đức và được tổ chức VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền chuyển ngữ, gửi cho VOA, dân biểu Pahke nêu nhận định về án tù dài hạn của chính quyền Việt Nam đối với ông Hoàng Đức Bình: “Chính phủ Việt Nam đã đối phó vô cùng nặng tay đối với sự dấn thân kiên quyết của ông: vào tháng 2/2018 họ kết án ông 14 năm tù với tội danh “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước””.

<!>

“Như vậy ông đã trở thành một trong nhiều tù nhân chính trị ở Việt Nam bị giam giữ vì những cáo buộc giả tạo và trong điều kiện tồi tệ của nhà tù An Điềm khét tiếng. Việc giam giữ trong điều kiện tồi tệ đã càng làm cho sức khoẻ của ông thêm giảm sút. Đại dịch COVID-19 với những biện pháp hạn chế liên quan đã càng làm cho tình trạng của Bình và tất cả những tù nhân khác thêm tồi tệ”, ông Pahlke cho biết thêm.

Từ Nghệ An, ông Hoàng Đức Nguyên, em của ông Bình, chia sẻ với VOA về kỳ vọng của gia đình khi có được dân biểu Đức bảo trợ:

“Tôi hy vọng là sẽ có điều gì đó tốt hơn cho anh Bình. Nhờ vào việc họ lên tiếng với chính quyền Việt Nam cũng như nhiều tổ chức nhân quyền khác để kêu gọi trả tự do cho anh.

“Mong chờ từ những dân biểu như vậy vì họ có sức ảnh hưởng lớn để họ có tiếng nói lớn để kêu gọi trả tự do cho anh.”

Dân biểu Quốc hội Đức Julian Pahlke. Photo julianpahlke.de
Dân biểu Quốc hội Đức Julian Pahlke. Photo julianpahlke.de

Tuyên bố của dân biểu Đức có đoạn viết: “Những người bảo vệ nhân quyền ở khắp nơi trên thế giới ngày càng bị o ép. Chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” của Quốc hội Liên Bang Đức là một công cụ tốt và quan trọng để cho dân biểu Đức có thể hỗ trợ và bảo vệ cho quyền của những người này”.

“Riêng cá nhân tôi xem trọng việc việc dùng tư cách dân biểu để dấn thân bảo vệ cho những người bị đàn áp nặng nề như Hoàng Đức Bình. Tôi kêu gọi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Hoàng Đức Bình,” ông Pahlke nêu nhận định.

Ông Nguyên cho VOA biết hơn một năm qua gia đình chưa được thăm gặp ông Bình mà lý do phía trại giam đưa ra là do dịch bệnh COVID-19.

Vào năm 2019, dân biểu Margrarete Bause đã nhận bảo trợ cho ông Hoàng Đức Bình. Cựu nữ dân biểu viết thư cho Đại sứ Việt Nam tại Đức hỏi về tình hình của Hoàng Đức Bình và bà đã yêu cầu được tới Việt Nam thăm gặp ông trong tù.

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình bị 14 năm tù

No media source currently available

0:000:01:120:00
 Đường dẫn trực tiếp 

Chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” là một sáng kiến của Uỷ Ban nhân quyền Quốc hội Liên Bang Đức. Mục đích của sáng kiến này là giúp các dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức có cơ hội hỗ trợ và bảo vệ cho các đồng nghiệp và những người bảo vệ nhân quyền ở nước khác. Nhiều đồng nghiệp và nhà hoạt động ở nước khác đã không có điều kiện hoạt động như các dân biểu Đức nên đã phải sống trong sợ hãi, bị đe dọa hay bị truy nã trong khi làm nhiệm vụ.

Được biết như là một người hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động nghiệp đoàn độc lập và là một blogger, ông Hoàng Đức Bình đấu tranh bảo vệ cho quyền dân sự và chính trị tại Việt Nam. Ông tường trình về những thảm họa môi trường dọc theo bờ biển Việt Nam do tập đoàn Formosa Thép Hà Tĩnh của Đài Loan gây ra năm 2016 và đứng ra đòi bồi thường cho các nạn nhân. Ông Bình bị Công an tỉnh Nghệ An bắt giam vào ngày 15/5/2017.

Báo Công an Nghệ An dẫn cáo trạng cho biết Hoàng Đức Bình vào ngày 14/2/2017 “lợi dụng sự cố môi trường Formosa Hà Tĩnh” cùng một số giáo dân xuất phát từ giáo xứ Song Ngọc đi vào Hà Tĩnh và không chịu xuống xe khi bị lực lượng chức năng chặn lại ở huyện Diễn Châu. Trang này cho rằng “hành vi” của Hoàng Đức Bình “gây ách tắc giao thông nghiêm trọng” trên tuyến Quốc lộ 1A.

Chính quyền cho rằng trong quá trình đi cùng đoàn người, ông Hoàng Đức Bình thường xuyên sử dụng điện thoại cá nhân quay, bình luận, phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook “với những lời nói vu cáo, bôi nhọ lực lượng Công an làm nhiệm vụ”, “làm mất uy tín” của lực lượng Công an Nghệ An, “kích động, gây rối, chống lại lực lượng làm nhiệm vụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự”.

Dân biểu Julian Pahlke, thuộc Khối Liên minh 90/Đảng Xanh, xuất thân là nhà hoạt động nhân quyền. Ông hiện là thành viên của Uỷ ban Chuyên trách Liên minh Âu Châu, và Uỷ ban Nhân quyền của Quốc hội Liên Bang Đức.

Không có nhận xét nào: