CÁO PHÓ
Chúng tôi xin trân trọng báo tin cùng
Quý độc giả, thân bằng quyến thuộc và bằng hữu xa gần
Chồng, cha, anh, và ông ngoại của chúng tôi là:
Nhà văn HUY PHƯƠNG
LÊ NGHIÊM KÍNH
Pháp danh Thiện Bảo
<!>
Nguyên Giáo sư Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị
Nguyên sinh viên sĩ quan Khóa 16 Trừ bị Thủ Đức
Nguyên sĩ quan thông tin và báo chí
Phòng Thông tin – Báo chí và đài phát thanh quân đội QLVNCH
Sinh ngày 25 tháng 6 năm 1937 tại Huế
Đã giã từ thế gian, xuống tàu ở ga cuối
Lúc 4:00 P.M. Ngày 25 tháng 2 năm 2022
(nhằm ngày 25 tháng Giêng năm Nhân Dần) tại tư gia Hoa Kỳ
Hưởng thọ 86 tuổi
Linh cũu hiện quàn tại Peek Family Funeral Hall 7801 Bolsa Ave, Westminster, CA 92683
Thời gian cử hành tang lễ:
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2022:
9:00 AM-10:00 A.M. Nhập quan, phát tang, cầu siêu
10:00 AM-8:00 PM Thăm viếng
5:00 P.M.-7:00 P.M.
Lễ tưởng niệm
Thứ Tư ngày 9 tháng 3 năm 2022:
9:00 A.M. Lễ di quan; 10:00 A.M. Hỏa táng
TANG GIA ĐỒNG KHẤP BÁO
Quả phụ: Phan Thị Điệp
Trưởng nam: Lê Nguyên Phương
Thứ nữ: Lê Quý Phương và chồng Lục Văn Khang
Thứ nữ: Lê Đông Phương và chồng Huỳnh Kim Luân
Ngoại tôn: Lục Khôi Nguyên, Huỳnh Diệu Phương, Huỳnh
Chân Phương
Em: Lê Tin Kính và chồng Phạm Đình Ty cùng các con
cháu (Việt Nam)
Em: Lê Tôn Kính và chồng Dương Đức Quảng cùng các
con cháu (Hoa Kỳ)
Em: Lê Khiêm Kính và vợ Phạm Lê Thanh Thảo cùng con
(Hoa Kỳ)
Em vợ: Phan Văn Phi và vợ Trần Thị Đào cùng các con
cháu (Việt Nam)
Em vợ: Phan Văn Năng và vợ Hoàng Thị Hoài cùng các
con cháu (Hoa Kỳ)
Em vợ: Phan Thị Thể Tần và chồng Trần Ngọc Dụng cùng
các con cháu (Hoa Kỳ)
CÁO PHÓ NÀY THAY THẾ THIỆP TANG
XIN MIỄN TRÀNG HOA VÀ PHÚNG ĐIẾU
Điện thoại liên lạc gia đình: 949-400-8825
********
TIỂU SỬ
Huy Phương, tên thật là Lê Nghiêm Kính, sinh ngày 25 tháng 6
năm 1937 tại Huế trong một gia đình giáo chức. Ông theo học tại Quốc Học Khải Định
Huế, sau đó học tiếp Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn. Tốt nghiệp Sư Phạm ông trở thành
nhà giáo dạy bậc Trung Học. Ông được bổ nhiệm về dạy tại trường Trung Học Nguyễn
Hoàng, Quảng Trị. Sau đó tại Huế, ông đã
đảm nhận vai trò thư ký tòa soạn nguyệt san Sổ Tay Sư Phạm chuyên đề về giáo dục.
Cuối tháng 9-1963, ông chấp hành lệnh tổng động viên và nhập
ngũ Khóa 16 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Sau
khi mãn khóa, ông được bổ nhiệm về Nha Chiến Tranh Tâm Lý, sau này là Cục Tâm
lý chiến thuộc Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị.
Ông phục vụ tại Đài Phát Thanh Quân Đội với vai trò biên tập viên, đặc
biệt cho chương trình Dạ Lan, cũng như cùng với Mai Trung Tĩnh và Nhật Trường
phụ trách chương trình mang chủ đề Văn nghệ Chiến Sĩ. Sau khi kết thúc khóa tu nghiệp Sĩ Quan Báo
Chí tại Illinois, Hoa Kỳ, ông lần lượt phụ trách hai tờ báo của quân đội là Tạp
chí Tiền Phong và Nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hoà. Cùng giai đoạn đó, ông cũng là ký giả của các
tờ Tia Sáng, Tiền Tuyến, và Diều Hâu. Những
năm cuối cùng trong quân đội cho đến tháng 4 năm 1975, ông là Trưởng Phòng
Chính Huấn và Tâm Lý Chiến tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.
Sau tháng 4 năm 1975, Huy Phương bị đi tù trong các trại tập
trung của Cộng Sản tại nhiều trại ở cả hai miền Nam Bắc trong thời gian hơn 7
năm. Ông và gia đình đến Hoa Kỳ vào
tháng 8 năm 1990 theo chương trình H.O. Ông
đã phải làm nhiều nghề để mưu sinh nơi vùng đất mới như người giao hàng, bán
xăng, lau chùi văn phòng, công nhân và cuối cùng là chuyên viên của hãng Ritz
Camera I hour Photo tại Virginia và Nam California.
Về văn nghiệp, ông đã có thơ và tuỳ bút đăng trên Tuần Báo Ðời
Mới tại Saigon từ năm 1952. Trước 1975, ông đã cho ra đời hai tác phẩm: tập thơ
Mắt Ðêm Dài năm 1960 và tập truyện ngắn
Mây Trắng Ðồn Xa năm 1966. Ðến Mỹ, ông
đã cộng tác với nhiều tờ báo ở California như Người Việt, Saigon Nhỏ, Việt Nam
Nhật Báo; ở Canada như Thời Báo; và ở Úc như Saigon Times. Về truyền thanh truyền hình, ông đã cộng tác với
đài SBTN trong chương trình Huynh Ðệ Chi Binh, chương trình Người Việt Online
trong chương trình Quê Nhà Quê Người, và với đài Tiếng Nói Hoa Kỳ với tư cách blogger. Về
hoạt động xã hội, ông có thời gian dài làm việc cho Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế
Binh & Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa.
Ông đã thành công với thể loại phiếm luận về những vấn đề gần
gũi trong cuộc sống, đặc biệt của người Việt hải ngoại, qua các tạp ký như Nước
Mỹ Lạnh Lùng, Đi Lấy Chồng Xa, Ấm Lạnh Quê Người, Hạnh Phúc Xót Xa, Quê Nhà-Quê
Người, Những Người Muôn Năm Cũ, Những Người Thua Trận, Nhìn Xuống Cuộc Đời, Ngậm
Ngùi Tháng Tư, Quê Hương Khuất Bóng, Nước Non Ngàn Dặm, Ga Cuối Đường Tàu, Sóng
Vỗ Bèo Trôi và tập thơ Chúc Thư Của Một Người Lính Chết Già.
Ông qua đời ngày 25 tháng 2 năm 2022, để lại hiền thê là bà Phan
Thị Điệp cùng ba con, Lê Nguyên Phương, trưởng nam; Lê Quý Phương, thứ nữ; và
Lê Đông Phương, thứ nữ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét