Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

Vận động Giải Nobel Hòa Bình 2023 cho Phạm Đoan Trang - IRCC


MỞ ĐẦU “Ủy Ban Giải Nobel Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa Bình 2021 cho Maria Ressa và Dmitry Muratov vì những nỗ lực của họ để bảo vệ quyền tự do ngôn luận, một điều kiện tiên quyết cho dân chủ và hòa bình lâu dài”. Cong dong Viet Nam ben Canada dang van dong cho Pham Doan Trang lanh giai nam 2022 nhung co the qua muon vi thoi han cuoi la 31 thang 1 nam 2022. Chung toi de nghi de nghi cong dong Bac CA bat dau van dong cho nam 2023. Chung ta co ca nam dai de lam viec.
<!>

VÀI HÀNG VỀ ĐOAN TRANG: Co 44 tuoi sinh nam 1978 tai Ha Noi, la nguoi truong thanh trong the gioi cong san tu mien Bac, Doan Trang la nguoi thong minh, hieu hoc da duoc nhan hoc bong du hoc Hoa Ky. Muoi nam truoc sau khi tot nghiep tren duong ve Viet Nam co da ghe lai tham Viet Museum va binh tinh chup hinh voi ngon co vang tai nhieu noi sinh hoat voi cong dong, Duoc hoi co dieu kieu sau khong o lai hoc them va song luon voi nguoi Viet hai ngoai. Co tu choi va cho rang da hoc duoc nhung kien thuc tai My phai ve giup dong bao. Co da tro ve va miệt mài suốt hơn 10 năm trên con đường bảo vệ nhân quyền như vậy, nhà báo Pham Đoan Trang không hề chùn bước ngay cả khi hai chân Cô bị công an đánh gẫy, đầu bị chấn thương, cộng với những vết thương khác trên thân xác và tinh thần. Dù biết trước sẽ hứng chịu những đàn áp dã man như thế nhưng Cô vẫn dửng dưng trước cơ hội ở lại Hoa Kỳ sau một năm học bổng, và dũng cảm trở về Việt Nam để tiếp tục dùng ngòi bút vận động cho tự do và dân chủ.

THÀNH TÍCH ĐẤU TRANH:Với mục đích truyền bá kiến thức, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, Cô và các bạn thành lập Tạp Chí Luật Khoa chuyên về luật, chính trị và nhân quyền năm 2014. Cô đã soạn thảo và phổ biến nhiều sách báo từ vấn đề quyền của giới tính thứ ba, bảo vệ môi trường, bênh vực quyền con người, nhưng có lẽ quyển sách làm nhà nước CSVN hoảng sợ và có những phản ứng hung bạo nhất là quyển sách thứ 9: Chính Trị Bình Dân, xuất bản năm 2017, nhằm phổ biến kiến thức cơ bản về chính trị cho mọi người dân, nhất là giới trẻ. Cô đã bị bắt cóc, đánh đập dã man, đến nỗi phải sống lẩn trốn. Dù vậy, Cô vẫn tiếp tục viết và hoàn thành những cuốn sách giá trị như Chính Trị của Nhà Nước Công An Trị, Phản Kháng Phi Bạo Lực, Cẩm Nang Nuôi Tù, và những quyển viết chung như Cánh Đồng Sênh: Báo Cáo Vụ Tấn Công Đồng Tâm, sách dịch Tội Ác Phải Bị Trừng Phạt. Cuộc tranh đấu bền bỉ của Cô Phạm Đoan Trang qua bao nhiêu bài viết và những quyển sách giá trị được hỗ trợ mạnh mẽ trên thế giới.

CÁC GIẢI THƯỞNG :Cô được trao các giải thưởng sau đây: -

Năm 2017, giải thưởng Homo Homini của tổ chức nhân quyền People in Need tại Tiệp -

Năm 2019: Press Freedom Prize của Reporters without Borders -

Năm 2020: IPA (International Publishers Association) Prix Voltaire, trao cho Nhà Xuất Bản Tự Do (Liberal Publishing House) do Cô thành lập năm 2019.

Sau hơn 2 năm ẩn trốn, cô bị bắt ngày 6-10-2020. Ngay sau đó, các cơ quan truyền thông quốc tế như The New York Times, CNN, The Guadian, AP, Reuters, Washington Post, Economist, Bloomberg, DW, VOA, BBC, Al Jazeera, Independent, Le Monde, v.v... đưa tin với lời mô tả sự đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Một số các tổ chức nhân quyền chỉ trích việc bắt giam này và yêu cầu chính quyền Việt Nam phải trả tự do lập tức cho Cô như: Amnesty International, Pen International, Reporters without Borders, Human Rights Watch, Committee to Protect Journalists, Front Line Defenders, International Federation for Human Rights, International Federation of Journalists, Institute for War and Peace Reporting, v.v. Sau khi Cô Phạm Đoan Trang bị bắt, Ngoại trưởng Cộng Hòa Tiệp Tomáš Petříček nhắc lại rằng Cô được trao giải thưởng Homini vì lòng dũng cảm và sự đóng góp của Cô trong nỗ lực bảo vệ nhân quyền, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Robert A. Destro, lên án chính quyền Việt Nam về việc bắt giữ Cô và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Cô và xoá bỏ tất cả những tôi phạm mà Cô bị truy tố.

Về phía các chuyên gia về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, họ ra thông cáo phản đối việc công tố viện Việt Nam kết tội hình sự Cô với chứng cớ là 3 bản tường trình về tai hoạ Formosa cho môi trường biển, bộ luật về tôn giáo năm 2016, và những vấn đề nhân quyền tổng quát tại Việt Nam mà Cô là đồng tác giả.

PHIÊN TOÀ LỊCH SỬ; Cô Phạm Đoan Trang bị đưa ra xử ngày 14-12-2021 tại Toà Án Nhân Dân Hà Nội trong một phiên toà được thế giới đặc biệt chú ý với sự hiện diện của đại diện các toà đại sứ Canada (đại diện cho cả Tân Tây Lan, Na Uy, Thuỵ Sĩ), Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu, Anh, Pháp, Đức, Hoà Lan và Tiệp. Bất chấp sự bất bình trên thế giới, Toà Án Nhân Dân Hà Nội kết án Cô 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa”.

Hy sinh cả tuổi thanh xuân để tranh đấu cho lý tưởng tự do, Cô Phạm Đoan Trang xứng đáng được đề cử Giải Nobel Hòa Bình để đại diện cho tất cả những nạn nhân đã bị chế độ Cộng Sản Việt Nam bức hại suốt gần 70 năm qua vì đã tranh đấu cho các quyền căn bản của con người.

CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM CANADA VẬN ĐỘNG

Chúng tôi kêu gọi tất cả các cá nhân, hội đoàn tranh đấu cho nhân quyền tại quốc nội cũng như ở hải ngoại hãy cùng nhau hiệp lực vận đông cho Cô Phạm Đoan Trang được danh dự này bằng cách gấp rút vận động vị Dân Biểu tại địa phương đề nghị Giải Nobel Hoà Bình cho Cô trước ngày hạn chót, 31-1-2022. (Thoi han nay se khong kip. Hay ghi danh cho nam 2023, se con thoi gian dai de van dong)

CÁC HỘI ĐOÀN ĐỒNG KÝ TÊN :

1. Thanh Niên Canada Tranh Đấu cho Nhân Quyền tại Việt Nam (CYHRV, BS Nguyễn Khuê-Tú, Vancouver) 2. Cộng Đồng Người Việt Tự . . Do Ottawa (Nguyễn Thị Hà Quyên, Ottawa) 3. Tổ Chức Văn Hoá Việt Ottawa (Trần Phương Thu, Ottawa)) 4. Canadian Vietnamese . . . . Network (James Nguyễn, Toronto) 5. Hội Người Việt Nova Scotia (Trương Thoại Siêu, Halifax) 6. Voice Canada (Đỗ Kỳ Anh, Toronto) 7. Cộng Đồng Người Việt Tự Do Manitoba (Nguyễn Văn Ba, Winnipeg) 3 8. Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà - Ontario (Đồng Văn Minh, Toronto) 9. Cộng Đồng Người Việt Vùng Greater Vancouver (Mai Phú Hưng, . Vancouver) 10. Hội Yểm Trợ Nhân Quyền Montréal (Hà Tuấn Chương) 11.Swiss Vietnam Committee COSUNAM (Sébastien Desfayes, Genève, Suisse) 12.Hội Cassava - Montréal (Bùi Xuân Mai, Montréal) . . . 13.Hội Hưng Việt (BS Dương Đình Huy, Montréal) 14.Hội Y Sĩ Việt Nam tại Canada (BS Nguyễn Hữu Trâm Anh, Montréal) 15.Hội Bảo Vệ Di Sản Việt Nam (Ngô Anh Võ, Montréal) 16.Hội Bảo Tồn Văn Hoá -Lịch Sử Việt Nam tại Canada (Trần Quốc Tuý, Montréal)

. 17.Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới (Vũ Văn Thái, Montréal)

. 18.Viện bào tàng Thuyền nhân và VNCH (Dai Ta Vu Van Loc San Jose.CA USA) (còn tiếp)

(Tham du rat don gian, xin doc het tai lieu va gui cho chung toi qua email vietmuseumsj@gmail.com. Xin ghi danh Ho va ten,dia chi gui thu, tel va Email. Ten to chuc, doan the co quan, chuc vu hay doan vien. Y kien neu co. Chung toi se ghi vao danh sach tap trung va gui cac tin tuc cho quy vi)--


Việc nhà báo Phạm Đoan Trang nhận giải nhân quyền “như cái tát vào mặt chính quyền”
RFA
2022.01.20


Nhà báo Phạm Đoan Trang và bản báo cáo về vụ Đồng Tâm
FBNV/ RFA edited
Việc nhà báo Phạm Đoan Trang nhận giải nhân quyền “như cái tát vào mặt chính quyền”

00:00/04:16

Nhà báo Phạm Đoan Trang, người bị Tòa án Hà Nội tuyên đến 9 năm tù giam, vừa được công bố hôm 19 tháng 1 là một trong ba khôi nguyên của giải Martin Ennals năm 2022, đây được ví như giải Nobel trong lĩnh vực nhân quyền.

Nhà báo nổi tiếng này là người Việt Nam đầu tiên trong số gần 30 nhà hoạt động nhân quyền được trao giải từ năm 1993 đến nay.

Các đề cử và khôi nguyên của giải Martin Ennals được một hội đồng tuyển chọn gồm 10 thành viên của các tổ chức nhân quyền phi chính phủ hàng đầu thế giới. Giải thưởng nhằm bảo vệ và ủng hộ các nhà bảo vệ nhân quyền đang gặp nguy khốn.

Trong bối cảnh người được trao giải năm nay là bà Phạm Đoan Trang đang bị cầm tù, người đại diện của bà là ông Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập Luật Khoa Tạp chí, đã thay mặt tham dự lễ công bố giải thưởng.

Trao đổi với Đài Á châu Tự do, ông Long cho biết ý nghĩa của việc giải thưởng được trao cho tù nhân lương tâm này:

“Cái giải thưởng này nó là một sự công nhận của không những các tổ chức nhân quyền quốc tế, mà còn của chính quyền thành phố Geneva (Thụy Sĩ) với những nỗ lực của Đoan Trang, và nó một lần nữa khẳng định những việc Đoan Trang làm là đúng.

Và chúng ta cũng cần bảo vệ nhũng người như Đoan Trang, hơn nữa là tiếp nối những công việc mà Đoan Trang đã từng làm. Và chúng ta cần phải có thêm nhiều Đoan Trang hơn nữa thì chúng ta mới có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cái tình hình nhân quyền của Việt Nam được.” Nhà báo Phạm Đoan Trang được giới thiệu là "Một nhà báo hàng đầu và nhà đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, bà ấy truyền cảm hứng cho những người khác lên tiếng". Ảnh chụp màn hình Youtube Martin Ennals Award

Còn nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên thì cho biết rằng, thực tế có rất nhiều người hoạt động ở Việt Nam cũng xứng đáng được vinh danh, dù họ làm việc công khai hay âm thầm, nhưng với việc nhà báo Phạm Đoan Trang được trao giải năm nay thì đó là chuyện đáng vui mừng, bà nói thêm:

“Phải thừa nhận rằng Phạm Đoan Trang là một gương mặt tiêu biểu trong vài năm trở lại đây và giải thưởng dành cho cô ấy rất là xứng đáng. Và tôi nghĩ rằng không riêng gì tôi vui mừng đâu, mà cả gia đình, bạn bè, những người ủng hộ, những người yêu mến Phạm Đoan Trang trong những năm qua đều rất lấy làm vinh dự, và thấy một phần có mình ở đó.

Và đối với những người hoạt động nhân quyền thì tôi nghĩ rằng không có lý gì để mà không vui mừng trước một cái tin đầu năm rất là đẹp đẽ thế này, bên cạnh những chuyện bắt bớ, những phiên toà bất công vẫn xảy ra trong bối cảnh này.”

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Human Rights Watch đồng thời là một thành viên ban giám khảo của giải thưởng nhận xét cho rằng, Phạm Đoan Trang là một người truyền lửa cho rất nhiều nhà hoạt động và nhà báo ở Việt Nam, nơi mà tự do biểu đạt bị xem là mối đe dọa.

Bàn về ý nghĩa của việc một công dân Việt Nam bị nhà nước của mình tuyên án tù nặng nề, nhưng lại được quốc tế vinh danh, bà Nghiên nói:

“Về phía nhà cầm quyền thì mỗi lần có một cái giải thưởng về những nỗ lực vận động cho nhân quyền, cho những quyền tự do dân chủ, thì đối với nhà cầm quyền người ta vẫn nói là như một cái tát đập vào mặt. Tôi nghĩ rằng một cái giải thưởng như thế này thì càng làm cho nhà cầm quyền bẽ mặt thôi.”

Nhà hoạt động này cũng cho rằng có thể chính quyền Việt Nam sẽ phản ứng trước thông tin này theo hai khuynh hướng, hoặc sẽ tỏ ra dè dặt hơn trong việc đối xử với bà Trang trong trại giam, hoặc sẽ trở nên hung hăng hơn.

Bà Nghiên cũng lấy ví dụ về cách mà chính quyền Trung Quốc đối xử với ông Lưu Hiểu Ba, người dành giải Nobel Hoà Bình năm 2010, nhưng đã bị giam cầm trong tù cho đến chết. Nhưng bà cũng hy vọng rằng chính quyền Việt Nam sẽ không hành xử tương tự như cách chính quyền Trung Quốc đã làm.

Giải Martin Ennals là phần thưởng quốc tế mới nhất dành cho bà Phạm Đoan Trang. Mỗi người được giải này sẽ được tặng tiền thưởng từ 20.000-30.000 franc Thụy Sĩ, khoảng từ 500 triệu đến 800 triệu đồng Việt Nam.

Hồi năm 2017, bà được trao giải Homo Homini của tổ chức People In Need. Năm 2018, bà nhận được giải của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam. Năm 2019, bà được giải hạng mục ‘Tầm Ảnh hưởng’ của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.

Nhà báo Phạm Đoan Trang bị bắt vào tháng 10 năm 2020, bà bị giam giữ đến tháng 12 năm 2021 mới được đưa ra xét xử.

Trong phiên toà sơ thẩm diễn ra vào ngày 14 tháng 12, bà bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999, và bị kết án chín năm tù.

 (Tham du rat don gian, xin doc het tai lieu va gui cho chung toi qua email vietmuseumsj@gmail.com. Xin ghi danh Ho va ten,dia chi gui thu, tel va Email. Ten to chuc, doan the co quan, chuc vu hay doan vien. Y kien neu co. Chung toi se ghi vao danh sach tap trung va gui cac tin tuc cho quy vi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét