Cửa Ngọ Môn Kinh Thành Huế .
Vâng, tôi sinh ra ở Huế, mặc dầu chánh quán Quảng Bình, Bình Trị Thiên đất cày trên sỏi đá, trời hành nhiều cơn lụt mổi năm, trong một nhà bảo sanh ở cửa Đông Ba, dễ sinh lắm ! sáng tinh sương mẹ tôi đi bằng xe kéo, vừa qua khỏi cổng nhà bảo sanh, chưa nằm lên bàn sanh thì đã cất tiếng meo meo chào đời, đúng là tuổi con mèo 1939 !
<!>
Chuà Linh Mụ
Cửa Đông Ba này quen thuộc lắm vì những lúc mưa dầm tôi phải mang tơi (áo mưa chằm bằng lá kè) đội nón lá, mang đôi dép nhựa , đèo theo một lon gui gô bắp luộc, hoặc một mo cau cơm ém với vài con tép rang mặn đi bộ từ 7 Tôn Nhơn Thành Nội nay là Đinh Công Tráng( căn nhà tranh ở tạm trong vườn cuả chú dì Trương Tiếu Dư, cạnh nhà tạm cuả bác Trần Thừa thân phụ cuả bạn Trần Đoàn và chị Kim Đính, mảnh đất trên đó nay là nhà cuả Thầy Dược sĩ Lê Bá Nhàn .) qua Cầu Tràng Tiền đến trường Khải Đinh ( Việt Anh cũ ) do thầy Huỳnh Hoà làm hiệu trưởng sau đổi là Trường Nguyễn Tri Phương hiệu trưỡng là thầy Đinh Quy, gần sân vận đông Bảo Long ( SVD Tư Do ).
Lăng Minh Mạng
Sau này tôi ra ở Hàng Bè ( Hùynh Thúc Kháng ), phía trái là Đình Phú Hoà, cạnh nhà cuả cô Hoè Tổng Giám Thị Trường Đồng Khánh, xa hơn chút nửa là nhà cuả bạn Nguyễn Tấn Thi và trường tư thục Nguyễn Du củ do thầy Nguyễn Như Minh thân phụ cuả người đẹp Nguyên Hảo làm hiệu trưởng, phía phải là nhà cuả cô láng giềng xinh đẹp phúc hậu Xuân Lan rồi đến Hội Quán Quảng Tri và gần cuối đường là nhà cuả anh Mai Duy Thắng và chị Bạch Tuyết, vậy là nhà tôi ở giửa hai cầu Đông Ba và Gia Hội cạnh sông đào Hàng Bè đáy phủ đầy rong,. Nhà tôi cũng gần trường hát bội Đồng Xuân Lâu ( nay không còn nữa) cuả gia đình các bạn Đặng ngọc Hồ, Ấn, Vịnh, Toàn , Ái chỉ cách nhà tôi bởi con hẻm nhỏ Phú Hoà, cách nhà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn , Hà, Thúy, Tịnh , Tâm, Trinh... khoảng 100 mét trên đường Gia Long.
Lên đệ nhị cấp tôi học Quốc Học ( 55-58) Hiệu Trưởng là thầy Nguyễn Văn Hai, mặt chử điền lạnh như tiền, tiếp đến là bố già hiền từ Nguyễn Đình Hàm sau khi quý thầy N V Hai, Hà Như Chi, Trịnh Hổ Uy trở thành Dân Biểu Quốc Hội nhiệm kỳ đầu tiên thời Đệ Nhất Cọng Hoà Việt Nam.
Tôi yêu Quốc Học vì nhiều lý do:
QH là trường cổ kính nhất và lớn nhất miền Trung, cả thế kỷ đã sản xuất biết bao công dân, bao đôi uyên ương ưu tú phục vụ ba miền đất nước, lại nằm cạnh Trường Nử Trung Học Đồng Khánh xinh xắn màu hồng như đôi tình nhân muôn thuả mà tôi xem như thầy mẹ tôi :
…Thầy mẹ tôi là anh chị hai, ra đời trước từ thuả ngôn ngử Việt còn là chử Nôm, và đa tình vì luôn sát cánh bên nhau, vai kề vai, đôi mái tóc trăm năm phượng vĩ đan vào nhau vì chỉ cách nhau con lộ nhỏ, mặt cùng nhìn ra sông Hương nước chảy hiền hoà, giữa hai cầu Tràng Tiền - Bạch Hổ, xa xa bên kia sông, Cột Cờ Thành Nội cao vút in hình trên nền trời xanh biếc đầy sao, họ đang maỉ mê âu yếm thì thào quên hẳn đằng sau núi Ngự Bình chơ vơ trơ trọi với sông An Cựu nắng đục mưa trong.QT
Trường Quốc Học, Huế
Nghiã Tình Quốc Học Đồng Khánh
Ai đi xa huế nhớ hai trường.
Duyên dáng tường hồng thật dễ thương.
Sách vỡ dùi mài khi đến lớp,
Tuổi hoa mơ mộng lúc chung đường,
Phấn thông vàng nhớ chiều đồi ngự,
Tà áo trắng đùa sóng nước Hương.
Quốc Học chuông ngân hoài thắm thiết,
Nặng lòng Đồng Khánh chút tình vương.
Tiểu Mai Phạm Hữu Hiệp
Lý do thứ hai tôi yêu Quốc Học vì tôi đã đến tuổi dậy thì, đang tìm cho mình một identity nên cố gắng đễ vươn lên, tìm thầy, tìm bạn đễ học hỏi, nhất là lớp đệ nhất 1958 cuả tôi được học chung với các nàng: IA1,2 và IC thì đông giai nhân lắm, 3 lớp IB 1,2,3 duy Nhất B1 cuả tôi là có các nàng : Thúy Nga, Bạch Hạc ( nử sinh xuất sắc Đồng Khánh đã yêu gia sư là Thầy Văn từ thuả 15 nay là phu quân hiên ở San Jose ), Minh Lệ, Mậu, Liên, Quế, Nhàn ,Vỏ thị Lệ Thủy giai nhân (Ái nử độc nhất cuả thầy giám thị Vỏ Khắc Yêm, phu nhân cuả BS Lê Bá Vận, em gái độc nhất của các anh Vỏ Khắc Khoan, Vỏ Khắc Long hiện ở Pháp và BS Vỏ Khắc Tuy tự tử chết trong trại cải tạo CS ), ( hơn nửa thế kỷ rồi mà Vỏ Văn Thơ ( Danh dự toàn trường và I B2), Phạm Lương An ( Danh dự IB3) Trần Đoàn ( Danh dự IA1 ), Đổ Hửu Minh ( Danh Dự IC1) Đinh Xuân Dũng( Danh dự IB1), Lê Vân Tập, Nguyễn Đức Tâm, Hà Ngọc Minh, Trần Đăng Đại, Vỏ Hùng, Trần Trừu,Trần Đình Đăng, Trịnh Ngọc Răng, Văn Tần, Lê Hửu Trung, Lê Văn Long, Lê Mậu Thống, Tô Hửu Quỵ, Tôn Thất Qụy, Phan Minh Bá, Phan Xuân Huy, Phan Xuân Hoàng, Phan Văn Phùng, Nguyễn Tấn Thi, Trần Lâm Cao, Phạm Hoa, Ngô Viết Diễn, Lê Thanh Hà, Tôn thất Chiểu, Lê bá Lại, Hoàng thế Thương, Bùi đắc Ân, Bửu Trân, Đoàn Văn Phúc, Đoàn Văn Nghiã, Nguyễn Văn Trợ, Trần Đại Nhơn , Trần Tiển Hoan, Trần Đình Bửu, Nguyễn văn Tuấn, Phan Bang, Nguyễn Thượng Đào, Phạm Vy, Ái Hy, Lê Văn Tú, Trần Quả, Trần thể, Lử Minh Sơn, Nguyễn Gia Ân, Nguyễn Trọng Do, Nguyễn Thái Lai , Trần Đình Quân , Đặng Ngọc Vịnh, Đặng Ngọc Hồ, Trần gia Thọ, Phạm Thọ, Lê công Hảo, Lê Thương, Hoàng tá Thích, Lê Nguyễn Bá Diên, Thân Trọng Bình, Trần Thanh Vệ ,Trương Tiếu Cầu, Trương Minh, Trịnh Bình Tây , Nguyễn Thầm, Nguyễn phi Lai, Lê Thanh Toàn, Lê Khắc Ngọc Túy, Nguyễn khoa Phước, Nguyễn Khoa Phiên, Nguyễn Khoa Gia, Hà Thúc Giảng, Hoàng Đình Hoạt ,Trần Đình Khải, Dương Công Liêm, Lê Nguyễn Bá Tước, Trần In, Lê Ích Trí, Đinh Trọng Phùng., Lê Tất Phùng , Tôn Thất Hàn.
Khuôn viên trường Quốc Học
Tôn Thất Viển Bào , Trần Văn Tây, Đoàn Công Huy, Sơn Trung Thu Nguyễn, Trần Kiềm, Trương Đình Ngôn, Huỳnh Năng Cương, Lê khắc Huyền, Vỉnh Ngạn, Nguyễn Hưá Phương, Nguyễn Trọng Từ, Nguyễn Văn Dinh, Lê Dào, Vỏ Văn Loan, Phan Văn Tá , Đoàn Quảng, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn văn Nghĩa, Lê Quang Khánh, Hà Công Lương, Cao Huy Tấn, Cao Huy Hoá, Lê Sĩ Quang, Cao Yết, Nguyễn Quang Hà, Hồ Viết Tống , Thái Tăng Qúy, Nguyễn Duy Định, Trương Tiếu Cầu, TrươngQuang Minh, Cao Viết Lợi , Lê Bá Quang, Nguyễn Văn Phu, Phan Văn Chuyên, Lê Xuân Tích, Bảo Thái, Trần Quốc Nghi, Hoàng Trọng Phố, Phùng Hửu Hoá, Nguyễn Hửu Tập, Phan Sao, Đinh Văn Hiền, Nguyễn Tân, Nguyễn Hửu Huyên, Nguyễn Ngọc Anh, Thân Trọng Tích, Đặng Châu, Nguyễn Như Dũng, Nguyễn Văn Hội, Nguyễn Văn Pháp, Lê kim Lộc, Hồ Viết Phán. gặp lại nhau còn kễ vanh vách đũ hết.
4 cậu T. Nguyễn Tri Phương : thứ 1?, thứ 2: Lê VânTú, thứ 3:Hoàng Tá Thích, Thứ 4 : Lê nguyễn Bá Diên.
IB1 : Hàng ngồi từ trái qua; Nguyễn Hứa Phương,Lử Minh Sơn, Trần Đình Đăng, Nguyễn Giảng, Hà Ngọc Minh, Lê Quang Mai, Nghi, Trần Lâm Cao, Lại, Linh, Ngậc, và Đinh trọng Phùng.
Hàng đứng từ trái qua: Nguyễn Bạch Hạc, Nguyễn Minh Lệ,Vỏ Hùng, Vương Thúy Nga, Vỏ Lệ Thủy,Nguyễn Quê, Nguyễn Hường,T Tôn Thất Tắc,Ngô...,Bùi Ngoạn Lạc, Từ, Lê Hửu Mục,Sách,Đôn,LN B Diên, Trịnh Ngọc Răng,Đặng Châu,Trần Đại Nhơn,Hối,Trần Đình Quân,An,Nghiã,...,Trần TrừuTrần Thành Tôn,Nguyễn Mậu Thống, Đại.
IB1 Nử:. Vỏ Thị Nhàn, Vỏ Thị Lệ Thủy, Nguyễn Bạc Hạc, Nguyễn Minh Lệ, Nguyễn Quê, Vương Thúy Nga.
IB2
IB3
Lý do thứ ba là QH sát cạnh Đ. Khánh, giờ tan trường cách nhau 15 phút vì vậy chúng tôi có dịp đạp xe đạp theo chiêm ngưởng các nàng áo dài trắng tung bay trước gió, tóc xoả bờ vai mà chúng tôi thường dùng tiếng lóng là đi "nghễ" hoặc từ cầu Tràng Tiền, Khách sạn Morin ngược sông Hương hoặc từ ga Huế xuôi giòng, hy vọng gặp người trong mộng đễ lẻo đẻo theo về tận nhà cho đến khi bóng hồng mất hút sau bốn bức tường cao, tần ngần thẩn thờ dừng trước nhà nàng chốc lát, rồi lại đạp xe ra về dưới cơn mưa phùn xứ Huế lấm tấm rơi với những ước mơ thầm kín cuả tuổi học trò được diễn tả qua những dòng thơ ngây ngô cuả Quảng Thuận:
Mưa phùn lấm tấm rèm mi,
Qua gương thấu kính bóng Ni mập mờ,
Giáng đi trông vẻ bơ phờ
Ta đây người đó thẩn thơ lòng mình.
Sương mờ ủ rủ bờ mi,
Qua khung cửa sổ bóng Ni đợi chờ,
Không gian cách khoảng đường tơ,
Sao ta lai nở bỏ lơ tình chàng.
Nắng vàng xuyên suốt làn mi,
Sưởi tan mặc cảm lòng Ni dại khờ,
Lâng lâng say nắng vật vờ
Bâng khuâng tưởng nhớ lòng mơ say tình.
Gió lòng đưa đẩy hàng mi,
Mắt long lanh chớp mĩm chi miệng cười,
Thổn thức không nói nên lời,
Mở toang song cưả đón mời tình nhân.
Mưa phùn lốm đốm đầu xanh,
Đôi chim sát cánh chuyền cành yêu đương,
Thời gian ngưng đọng vì thương,
Không gian vô nghiã ngoài vương vấn tình.
( Mưa Xuân Nhớ Huế – QT )
Mùa học chúng tôi học tổ cùng nhau, nghĩ hè, nghĩ lể chúng tôi thường cùng nhau đi thăm danh lam thắng cảnh ở Huế:
Thăm lăng tẩm : Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng, Gia Long.
Thăm chùa: Linh Mụ, Diệu Đế ( sau chuà này có một nhà Diệu giai nhân : Diệu Hạnh, Diêu Tuyết,Diệu Phương, Diệu Sửu), Từ Đàm, Bảo Quốc, Từ Hiếu, Đàn Nam Giao., Điện Hòn Chén.
Linh mục Cao Văn Luận,giáo sư Triết học, chụp hình với lớp đệ nhất C cuối niên khóa
Thăm núi Ngự Bình, Bạch Mã tuyệt đẹp, cầu Bạch Hổ nối liền Kim Long với Long Thọ, hoặc chèo perissoire trên sông Hương từ Cercle Huế, bẻ trộm vài cồi bắp ở Cồn Hến ( cùng bạn Ái Hy ), cồn Giả Viên hoặc tạt vào ăn bánh bèo Tây Thượng, hoặc cùng bạn Phan Văn Phùng
( anh Bạch Yến) chèo qua sông An cựu cạnh trường Pellerin nhìn giai nhân Phương Thảo.( Em nử ca sĩ Hà Thanh và chị Cầm.) bơi lội..v..v.
Trường Nữ Trung Học Đồng Khánh, Huế
Những buổi diển tập văn nghệ nơi cuả trường QH mà người thời đó gọi là căn lầu có ma ở góc trái, chổ ở cũ cuả thầy Tổng giám thị Lê Quang Duật, thân phụ cuả cố nhạc sĩ Nhị Hà Lê Quang Mại.
Khuôn viên trường Đồng Khánh
Qua bạn Tô Hửu Qụy và Đoàn Công Huy nhắc nhở tôi còn nhớ vở kịch thơ cuả thi sĩ Vũ Hân dạy trường Bồ Đề, trong vở kịch đó Hà Ngọc Minh đóng vai Tần Thủy Hoàng, Mộng Hoài đóng vai hoàng phi tuẩn tiết vì bị ép duyên, hoàng phi này là vợ ông thầy đồ do Đổ Hửu Minh hiện ở Úc đóng vai, bị bắt về hoàng cung nhân một hôm vua Tần cải trang vi hành ngoại thành.. Cung phi ca muá cho Vua thưởng lảm có Minh Lệ, Bạch Hạc, Kiều Mi, Tuyết Nhung, Phương Chi, Minh Thu. Ban Nhạc gồm :
Nữ sinh Đồng Khánh
Guitar có Nguyễn Văn Hội , Trần Văn Tây, Trần Đình Quân ( Nhạc sĩ Khúc Tình Ca Xứ Huế ),Violon có hai anh em Đặng Ngọc Ấn và Đặng Ngọc Vinh, Lê Gia Phàm, Trần Đình Lan...Piano có Bùi Đắc Đức, trống Bongoo Nam Mỷ có Nguyễn Xuân A và trưởng ban ca là Hồng dũ Trân ( ca sĩ Hồng Nhân) sau cùng là saó có thầy Châu Trọng Ngô, kỷ thuật sân khấu có Lê Quang Mai, ánh sáng có anh Lưu Phát, trưởng ban trật tự Nguyễn Đình Huệ (đã mất , em chị Trà Mi, Kiều Mi, anh Nga Mi). Tất cả như mới xảy ra ngày hôm qua thế mà đã trên 50 năm rồi.
Lớn lên một chút nửa, đổ Tú tài từ giả thầy bạn, từ giả tổ ấm Quốc Học thân yêu vào Saigòn theo đuổi ngành Y ( Huế chưa có trường Y ), cảnh tiển đưa ở Ga Huế trên chuyến tàu suốt Huế Gài Gòn mổi độ hè về sao mà bịn rịn nên thơ thế! Tàu đã rời ga từ lâu mà đầu óc vẩn nghĩ đến những niềm vui bên cạnh người yêu trong dịp hè qua, trên bải bể Thuận An cạnh Phá Tam Giang buổi hoàng hôn hoặc cùng người yêu sóng bước dưới hàng phượng vĩ cạnh bến Văn Lâu, tình cảm được diển tả qua hai bài thơ hoạ Ý Xuân và Tình Xuân cuả Kiều Oanh (Úc) và Quảng Thuận:
Nữ sinh Đồng Khánh giờ tan trường qua cầuTrường Tiền
Ý Xuân
Em ước dậy cùng anh sớm mai,
Đễ cùng nghe chim hót mừng ngày.
Khi ánh ban mai nhòm khe cửa,
Loé chút ghen hờn với gió mây
Anh có về kịp buỗi trưa nay?
Dìu em qua căn phố ngũ ngày
Có thảm lá hoa và những bướm
Và cã vòm trời trong mắt ai?
Em muốn cùng anh chiều hôm nay,
Nhìn hoàng hôn trên biễn bên này
Đễ hiễu niềm luyến lưu cuả nắng,
khi mặt trời dần khuất chân mây.
Anh gắng về với em đêm nay,
Cho xuân đầm ấm ý xuân đầy
Cho đôi môi ướp đầy mật ngọt.
Từng ngón tay đàn điệu đắm say.
Kiều Oanh
Tình Xuân
Cùng em đứng ngắm ánh sương mai,
Nghe chim ríu rít tắm xuân ngày,
Nắng vàng lung linh qua song cửa,
Mặc tiếng thì thào gió tan mây.
Hội ngộ cùng em mấy hôm nay,
Hiu hiu gió thoảng giửa ban ngày,
Mắt em phản chiếu hoa cùng bướm,
Xao xuyến hồn tôi đôi mi ai?
Bải biển cạnh em buổi chiều nay,
Nhìn ánh tà dương khuất dạng này,
Để thấm nổi buồn riêng cuả nắng,
Chìm dần mất bóng chốn chân mây.
Anh sống cùng em suốt đêm nay,
Suối tình vổ bến cạn vơi đầy,
Ấp ủ làn môi thơm dịu ngọt,
Cung đàn hoà nhịp tỉnh mê say.
Quảng Thuận.
Nữ sinh Đồng Khánh, đàn bướm trắng lúc tan trường
Chúng tôi vào đoàn Hướng Đạo Thiếu Mai An Tiêm thành lập đầu tiên ở Huế 1950s ? với hai Trưởng là quý anh Lê Cảnh Đạm ( thân phụ cuả Lê Cảnh Hoàng , Lê Cảnh Hoạt ) ở đường Tôn Nhơn và anh Lê Phỉ hiện ở Đà Lạt
Đội Én chúng tôi hiện còn các anh :
Trưởng Lê Phỉ nay 87 LĐT Đạo Lâm Viên Đà Lạt
Hoàng Đình Hoạt, Quỳnh Tiêu, Nguyễn Khoa Anh Anh, Tôn Thất Liêm, Đinh Xuân Dũng, Đinh Hà, Bùi Thế Phiệt,Phan Xuân Cương, Trần Tiển Huyến và 2 người đã qua đời là Trương Tiếu Cầu và Tôn Thất Quỳnh Anh.
Trương Tiếu Cầu, Phó Giám đốc Nha Kỷ Thuật Hàng Không VN , phụ tá cho anh Nguyễn Tranh Điệp, em Trương Tiếu Oanh, vượt biên trong một đêm mưa bảo qua Phi Luật Tân bị tai biến mạch máu nảo, lần thứ 2 tai biến bị hôn mê, sống đời thực vật ở Mỷ suốt 10 năm trời chị Cầu mới chịu bỏ cuộc. Anh cả cuả T T Cầu là anh Trương Tiếu Đề( cùng với anh Hà như Hy ( em thầy Hà Như Chi ) vô địch quần vợt đôi Trung Việt) cũng bị đứt mạch máu nảo qua đời lúc đang chơi quần vợt!.
1958 Thăm Tết Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Hàm : Hàng đầu từ trái : Thầy Châu Trọng Ngô, Thầy Nguyễn Đình Hàm, Thầy Bùi Ngoạn Lạc, cô Vỏ Thi Nhàn, Cô Vương Thúy Nga, cô Nguyễn Minh Lệ, cô Nguyễn Bạch Hạc .
Hàng sau từ trái : Lê Vân Tập, Đinh Xuân Đũng, Phan Văn Phùng, Lê Nguyễn Bá Diên, Hà Ngọc Minh và Phan Mih Bá.
IB2 Quốc Học 58 : giờ Toán cuả Thầy Lạc : bàn đầu Vỏ Văn thơ, Đặng Ngọc Vinh , Lê Thế Trị, Tô Hửu Qụy, Bùi Ngoạn Lạc ( Tư Nguyên ), Nguyễn Đức Tâm, Trần Châu.
Bác Sĩ Vỏ Tam Anh ,Phương Thảo,..,Lê Tập Bạch Yến.
BS Quỳnh Anh ( Vợ qua đời vì bị ung thư máu ) đưa hai con vượt biên bằng đường biển qua Thái Lan, bị bệnh đuối sức chết trên tàu, xác thả xuống biển và chủ tàu nhận hai cháu làm con nuôi, may nhờ người bà con đi trước biết rỏ chuyện nên đòi lại cháu rồi gởi cho bên ngoại bảo trợ.
Cuộc sống cuả chúng tôi sau này chịu ảnh hưởng rất nhiều vào đời sống hướng đạo thời niên thiếu.
Đại Học Xá Minh Mạng :
1960s thời sinh viên thật là khó quên(Nhất qũy nhì ma thứ ba sinh viên Đại Học Xá)
(4 cậu trong nhóm "đơ mi xen" dãy 8/6 ĐHXMM : Hàng trước : Đặng Ngọc Vịnh, Trần
Tường. Hàng sau :Âu Bang Tường và Đường Thiện Đồng ( Quản Lý ĐHX. ).
Hồi đó ĐHXMM dành làm chổ trọ miển phí cho các sinh viên đại học nam ở xa, mổi vé cơm chỉ mười đồng , kiến trúc chỉ là những dảy nhà trệt, dảy ngoài cùng dành cho những SV dã có gia đình, tôi nhớ có gia đình anh chị Nguyễn Duy Đương – Lai Huyền Lục học Y, Anh Nguyễn Khoa Phước. Dảy 8 phía trái trong cùng sát với văn phòng ĐHX là dảy SV đa số là dân Huế chúng tôi ở, mổi dảy có hai hàng phòng, mổi phòng có năm chổ , các phòng chỉ cách nhau bằng những bức tường lửng cao qúa đầu người , đứng trên divan ngủ là có thể nhìn lén các cặp trai gái hẹn hò bên kia phòng.
Hai phòng đầu dảy có các anh Bùi Xuân Nhiếp, Tôn Thất Thọ , anh Tôn Thất Ngự, Trương Tiếu Oanh, Mai Duy Thắng, Đổ như Đài, Hà Xuân Du, hình như có các anh Ân, Ngô Kỳ Phong, Lê Quang Mại ? Anh Lê Văn Thi . Các anh ngoài thời gian học hay chơi bài và rủ nhau đi nhảy đầm hoặc đi Gò Vấp hoăc Tân Thuận, các phòng này thường có các anh Liển , Miển, Dương đình Phong tụ họp chơi phé , nhóm cuối dảy “đờ mi xen “ Đường Thiện Đồng, Đăng Ngọc Hồ, Đặng Ngọc Vịnh , Âu Bang Từơng, Trần Tường, Đặng ngọc Toàn, Hà Thúc Như Hỷ ....
Tôi ở dảy giửa với Phan Xuân Cương, Phan X. Trinh, Trần Tiển Nam,Tôn Thất Chiểu, Đinh Xuân Dũng, đối diện với phòng tôi là phòng cuả Văn Tần , Nguyễn Như Dũng, Văn Phong ,Nguyễn Văn Đức, cạnh phòng tôi có các anh Lê Tài Sinh, Phạm Tô Hạp, Anh BS Hồng , Tôi về ở ĐHX vừa tự do, có thư viện để học thêm buổi tối vưà gần Cơ Thể Học Viên củạ Thầy Nguyễn Hửu và các phòng thí nghiệm khác thuộc Đạị Học Y chỉ cách ĐHX có một hàng rào.
Một kỷ niệm khó quên là ngày Đừơng Thiện Đồng hiện ở Nam Cali chở tôi bằng mobilét xuống Tân Thuận “ khai chim”, trong lúc Đồng đang hành lạc và tôi đang hồi hộp ngồi đợi ở hành lang cuả căn chòi sàn thì bị đèn pha cảnh sát bố ráp, tôi hoảng quá hai tay đu trên kèo nhà tranh để tránh ánh đèn pha và để rơi 1 chiếc dép xuống bùn, hai đứa lội bùn tả tơi về ĐHX , sáng hôm sau tại Cơ Thể Học Viện sắp đến giờ thầy Nguyễn Hưủ dạy cơ thể học về tim, có một chiếc dép nhựa còn dính bùn do bạn cùng lớp, gốc Quảng Bình Nguyễn Gia Ân hiện ở Canada đem về treo trên bảng đen với chử đề “ em Hai Tân Thuận “ gởi trả anh ĐXDũng thế là từ đó tôi nổi tiếng “chơi bời” ở trừơng Y bên cạnh một bạn người bắc cùng lớp cũng tên Dũng nổi tiếng vừa là “ nói tếu” vừa là văn sĩ Trần Xuân Dũng hiện ở Úc ( em GS BSTrần Xuân Ninh ) !!! thật là oan cho tôi trước khi lấy vợ tôi vẩn “ còn trinh” chưa biết đến chuyện đó bao giờ .
( Lê Vân Tập, Nguyễn Đức Tâm, Võ Văn Loan, Lê Thương )
Một kỷ niệm khác khó quên đó là vào cuối thời Đệ Nhất Cọng Hoà, anh em thường tụ họp từng nhóm nghe đài BBC và bàn chuyện thời sự và đa số rất bất bình với chế độ hiện tại, bỏ cả chuyện học hành, thường tụ năm, tụ ba bàn chuyện chính trị . Đêm khuya 20/8/63 theo lệnh cuả Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định Tôn Thất Đính, cùng chung số phận với các Chùa ở Sài Gòn Gia Định, ĐHXMM bị cảnh sát dã chiến bố ráp hốt về trại giam Vỏ Tánh, Lần đầu tiên trong đời tôi được nếm cơm đỏ tù với mắm, nhưng cũng khá hơn 1979 bị tù ở B4 Tây Ninh rồi trại Cải Tạo Bàu Cỏ,rồi Khám Chí Hoà, đái trong ống tre, tắm "đờ mi" tiêu chuẫn mỗi người một lon guigoz nước vừa lau mình vừa rữa đít , bị chân còng hai móng chung xâu 8 người với các cụ già chức sắc Cao Đài. Lác đồng tiền đầy đầu và mình gải sồn sột như khỉ sở thú. Ngày được thả về, ĐHX tạm đóng cửa, tôi chỉ còn bộ đồ trên người và nhờ Hà Thúc Nhơn đang là Nội Trú BV Bình Dân cho bộ đồ mặc tạm và ở tạm để tiếp tục học thi vào Nội Trú Các Bệnh Viện năm đến .
Ngọ Môn Hoàng Thành triều Nguyễn.
Phạm Kiêm Âu dạy Pháp Văn Đệ Tam.
Nhắc đến qúy thầy cũ ở trung Học tôi yêu mến nhất là Thầy Nguyễn Đình Hàm ( bạn học của ĐT Vỏ Nguyên Giáp), thân phụ cuả chi Minh Cầm và bạn Nguyễn Minh Lệ- Hương An Vỏ Văn Dật, thầy dạy toán và là Hiệu Trưởng Quốc Học thế Thầy Nguyễn Văn Hai , thầy Trịnh Hổ Uy, Thầy Hà Như Chi vào Quốc hội VNCH khoá đầu tiên , nay đã qua đời, hình ảnh
thầy vẩn sống mải trong lòng chúng tôi như những ngày còn xuân.
Thầy Dương Thiệu Tống dạy Anh Văn
Thầy Phạm Kim Âu dạy Pháp văn.
Thầy Châu Trọng Ngô dạy toán IA
Thầy Tư Nguyên Bùi Ngoạn Lạc, dạy Lý Hoá đệ nhất cấp và Toán Đệ Nhất B và cũng là nhà thơ khả kính đã làm cho tôi yêu toán, yêu thơ, nay thì công thức, phương trình đã trả lại cho thầy nhưng nhờ đó mà tôi biết giải bài toán đời một cách đúng đắn.
Ở Đại học các vị thầy tôi yêu mến là qúy Giáo Sư Phạm Biểu Tâm, Giáo Sư Nguyễn Hưủ, GS Trần Quang Đệ, GS Trần Đình Đệ, GS Đặng Văn Chiếu ; những vị thầy đã làm tôi yêu mến Y Khoa, yêu người cùng khổ, yêu hoà bình và yêu quê cha đất tổ.
(Thầy Khoa Trưỡng Giáo Sư Thạc Sĩ Phạm Biễu Tâm với các đệ tử:)
bình và yêu quê cha đất tổ.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm nghe GS Phạm Biểu Tâm Khoa Trưởng Y Dược Khoa Sài Gòn trình bày dự án xây Trường Y Khoa Trung Tâm Hồng Bàng : Từ trái qua : GSKT Phạm Biểu Tâm, TT Ngô Đình Diệm, KTS Ngô Viết Thụ và GS Trình TT Quốc Gia Giáo Dục.
Hình trái từ trái qua; GS Nguyễn Hửu, GSKT Phạm Biểu Tâm, GS Trần Đình Đệ và
GSTuất.
Hình phải ;
Hàng trước từ trái qua ; BS Đặng Văn Chiếu Assistant, GSTS Trần Quang Đệ kiêm Viện Trưởng Viện Đại Học Sài Gòn, BS NT Hoàng Bội Ngọc.
Hàng sau từ trái qua : NTNC Châu, Nội trú Đinh Xuân Dũng, NT Nguyễn Hoàng Hải, BSNT Hằng, NT Đinh Hà, NTNC Francine, NT Trần Tiển Huyến.
Nay Thầy Phạm Biểu Tâm, Thầy Trần Quang Đệ ,Thầy Nguyễn Hửu, Thầy Trần Đình Đệ, Thầy Đặng Văn Chiếu không còn nửa nhưng ngọn đuốc qúy thầy thắp vẩn toả sáng con đường chúng tôi đi, lời Thầy còn phảng phất đâu đây :
Trăm năm trước thì ta chưa có,
Trăm năm sau có cũng như không,
Cuộc đời sắc sắc không không,
Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi.
Qúy thầy đã đạt được cái mà Erickson goị là integrity, xin quý thầy bảo trọng sức khoẻ:
Chín mươi chưa gọi là già,
Vẩn yêu văn hóa hài hoà vợ con,
Tha hương vẩn giử lòng son,
Còn mong con cháu nhớ non nước nhà.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, có bạn đã cởi hạc về trời, có bạn đang lơ mơ giửa hạ giới với thiên đình, màu tuyết trắng đã thay màu hoa râm, số sao băng vẩn tiếp tục rơi rụng dần. Chúng ta đang sống với những kỷ niệm cuả tuổi trẻ vàng son:
Nhớ về mái cũ trường xưa,
Cùng chung tổ ấm trước muà chia tay,
Tuổi xanh vui hát đua cày,
Cùng chung kỷ niệm tuổi này khôn phai.
Và sẻ trở về với tro bụi, làm phân đạm cho mầm non đất nước sinh lộc nở hoa, cho rể cái đâm sâu vào lòng đất mẹ để phát triển hài hoà với cây rừng nhân loại muôn sắc.
Chính trị như một cơn lốc, dù là cuồng phong đi nửa thì cũng sẻ tan đi, cái còn lại vĩnh cửu vẩn là tình dân tộc.
Không biết chúng mình có còn sống đến ngày nhìn thấy VN thân yêu trở thành quê hương cuả mọi người dân VN không phân biệt chính kiến, hận thù đựơc hoá giaỉ cho đất nước tự do, dân chủ , hoà hợp và phồn vinh.?
Thời gian trôi qua thật nhanh, ngoảnh mặt lại thì anh em chúng mình đã vào đời trong ngoài nửa thế kỷ và quá tám mươi gần 90 cả rồi :
Thập Cổ Lai Hy
Mình ngoài tám bó hết tưng tưng,
Thấy được nhau ri vui quá chừng,
Tiếc nuối làm chi thời trai trẻ,
Bạn bè mạnh khoẻ nổi mừng chung.
Bạn già thất thập cổ lai hy,
Tiếc nuối làm chi tuổi dậy thì,
Gối thẳng lưng trần hoa hé nụ,
Đêm dài trăn trở nghĩ chi chi !
Bạn già đối ẩm tiếu hi hy,
Tối ngủ co ro thấy cũng kỳ.
Thật khó quên đi thầy bạn cũ,
Bạn tình tri kỷ lúc phân ly.
Bạn già thanh thản bỏ sầu bi,
Giử lấy niềm tin tuổi xuân thì.
Nhìn cháu bi bô vui hiện tại
Tin về nhân quả khi ra đi..
Quảng Thuận
Hôm nay đầu xuân nắng ấm, trên bàn thờ với hoa quả, bánh chưng vuông, bánh tét tròn, khói trầm hương nghi ngút, hình ành ngưới mẹ già quả phụ xứ Huế Việt Nam, hiền từ, uy nghi, khắc khổ làm tôi hồi tưởng đến cuộc đời bảy nổi ba chìm cuả người gắn bó với lịch sử tang thương cuả đất nước Việt qua hơn nửa thế kỷ và nhờ đó con cháu còn sống sót cuả bà có được cuộc sống hạnh phúc hôm nay và hình ảnh người vợ hiền mất sớm tình cảm được diễn tả qua hai bài thơ :
Mẹ Tôi và Mây Hồng Trôi Dạt Về Đâu
của Quảng Thuận:
Mẹ Tôi
(Ví mà tôi đổi thời gian được
Đỗi cã thiên thu tiếng Mẹ cười
Tr.T. Đạo)
Nhớ Mẹ
Mẹ tôi quê ở Quảng Bình,
Huyện là Bố Trạch làng xinh Lý Hoà,
Quê hương cát trắng mặn mà,
Qua đèo Đá Nhảy giáp Phà Sông Gianh.
Mẹ tôi thứ nử cụ Đình *
Tam trường đầu sổ một mình khôi nguyên,
Nguyễn duy khoa bảng lưu chuyền,
Bảng xanh bia đá còn truyền hậu sinh.
Cha tôi mất tích Lạng Sơn,
Đồng minh chống Nhật giử sườn nước non,
Mẹ tôi quả phụ lòng son
Hai mươi lăm tuổi năm con thờ chồng.
Trồng khoai, mắm muối gánh gồng,
Quản chi nắng hạ đêm đông mưa dầm,
Đơn côi thân gái phong trần,
Gian nan khổ sở tảo tần nuôi con.
Mẹ tôi lo sợ phập phồng,
Ngày lo Tây bố tối Chồn tịch thu!
Làm sao phân biệt bạn thù?
Làm dân xôi đậu mịt mù tương lai !
Mùa Thu Tháng Tám năm xưa,
Mẹ con khăn gói lên đường tản cư,
Đồng Chiên, Hói Gió cạnh rừng,
Lều xanh một mái dưới lùm cây xanh.
Rẩy bắp, nương sắn qua ngày,
Ốc bưu rau húng khoai vằm thay cơm,
Mẹ hiền sốt rét từng cơn,
Chiếu đắp một mảnh còn hơn nằm trần !.
Non xanh nhìn xuống nhà mình,
Khói đen lan toả thành hình nấm cao,
Mẹ tôi đẩm lệ thì thào,
Nhà Tây đốt sạch chốn nào dung thân.?
Hồi cư vườn trống nhà tan,
Bị quy địa chủ thuộc phần đấu tranh,
Lủ yêu đấu tố tàn canh,
Mẹ tôi quyết giử thanh danh nếp nhà.
Đêm khuya giá buốt lạnh lùng,
Ngồi bên bếp lửa bập bùng thở than:
Bao giờ cho hết chiến tranh?
Cho con mẹ hưởng an lành ấm no!
Lầm bầm khấn khứa nhỏ to,
Thành Hoàng linh miếu cầu cho an lành,
Mẹ con khăn gói về thành,
Cầu mong con trẻ học hành đến nơi.
Trạm đầu Đồng Hới dừng chân,
Em Loan sốt rét từ trần tháng nay,
Em H.. trổ đậu liền tay,
Mẹ tôi mê sảng đêm ngày không nguôi.
Huế đô là chốn thị thành,
Mẹ tôi buôn bán, gổ mành nuôi con,
Chúng tôi thương mẹ lòng son,
Quyết tâm đền đáp ước mong mẹ hiền.
Bảy lăm vận nước ngã nghiêng,
Gia đình ly tán đảo điên phận nhà!
Con mẹ đứa tù đứa nhảy,
Xác xơ đàn cháu xa cha khốn cùng.
Như con gà mẹ lạc đàn,
Xù lông xoè cánh, gom đàn cháu thơ,
Tìm cách xoay ngược thế cờ,
Bằng cách giúp cháu tìm bờ vượt biên.
Từ nay Mẹ hết ưu phiền,
Bên đàn con cháu ngoan hiền đoàn viên,
An bình giấc ngủ triền miên,
Câu kinh tiếng mỏ vui duyên cửa Thiền.
Quãng Thuận
(*Cụ Đình Nguyên Nguyễn Duy Phiên đổ Hoàng Giáp khoa Đinh Mùi Duy Tân I( 1907) lúc 25 tuổi. (Mother’s Day 2000, Quảng Thuận Đinh Xuân Dũng )
Mây Hồng Trôi Dạt Về Đâu! ( Thương tặng Lê Thị Thúy Hồng.( Nini ) người vợ hiền làng La Chử, Thừa Thiên, cựu môn sinh QH-ĐK)
Em đã cho tôi dải yếm đào,
Đôi mắt nồng ấm sáng như sao.
Đôi gò bồng đảo nhấp nhô thở
Cho hồn tôi ngây ngất bay cao.
Em đã cho tôi cả cuộc đời
Tuổi hồng trinh trắng dáng thanh tao
Tóc huyền gợn sóng vai buông xoả
Giọng nói êm đềm ngọt biết bao!
Em đã giúp tôi có một thời,
Một thời trai trẻ chí dâng cao.
Tang bồng hồ thỉ trời Nam ấy,
Nước mắt nhớ nhung lệ tuôn trào !.
Quảng Thuận.
Về thăm cố đô Huế sau tháng năm dài xa cách, thành phố nhộn nhịp, đẹp đẻ hơn xưa. Căn nhà cũ đổi chủ vẩn còn đó, hình như nhỏ bé hơn xưa. Cây cừa già cổ thụ ven sông Hàng Bè rể xum xuê buông xoả vẩn còn đó, chỉ vắng bóng người yêu, cô láng giềng cũ, mối tình đầu tuổi thiếu niên, làm thẩn thờ lử khách sang sông. Thôn quê mình vẩn còn nghèo lắm nhất là ở những vùng xa xôi hẻo lánh trời hành nhiều cơn lụt mổi năm.
Cố Đô Ngày Tháng Cũ
Huế cố đô tôi đã vào đời,
Những ngày tháng cũ hạnh phúc ơi!
Thừa Thiên đất cổi cằn soỉ đá,
Mong mọi nhà no ấm khắp nơi.
Hương Giang sóng vổ lập lờ trôi,
Trăng nước đêm nay thật tuyệt vời,
Tiếng sáo điệu hò như than thở,
Thẩn thờ lử khách gác chèo bơi.
Tràng Tiền đều nhịp bắc qua sông,
Áo trắng phất phơ tắm nắng hồng.
Tóc xoả bồng bềnh bay theo gió,
Có chàng trai trẻ thẩn thờ trông.
Thiên Mụ chuông chiều tiếng ngân vang,
Bến nước Hương Giang óng ánh vàng.
Mây phủ Trường Sơn xanh xanh thẳm,
Sương mờ lơ lửng đón canh sang.
Vỹ Dạ xa xưa đã một thời,
Giai nhân tài tử dập diù chơi.
Văn đàn Tuy Lý, Vương Tùng Thiện,
Mặc Tử thương nàng nhỏ lệ rơi.
Đại Nội Hoàng Thành hào bao quanh,
Cung Vua triều Nguyễn bọc sen xanh.
Kiến trúc thu nhỏ thiên triều Mản,
Thế kỷ phân hùng Trịnh Nguyễn tranh.
Bạch Mã non cao cảnh hưủ tình,
Mây mù bao phủ buổi bình minh.
Lan rừng thơm thoảng ngách thông cỗi,
Khí hậu ôn lành hợp môi sinh.
Văn Lâu nơi báo cuộc thi Đình,
Tiến sĩ đăng quang áo mảo vinh,
Bến nước Cao Vân thành liệt sĩ,
Duy Tân lưu xứ quyết hy sinh.
Thông bâng khuâng từ Đồi Vọng Cảnh,
Ngã Ba Tuần Hương chảy còn nhanh.
Chân Điện Hòn Chén trong xanh .
Chung quanh lăng tẩm lưu danh hửu tình .
Quốc Học Đồng Khánh mái trường xinh,
Đứng cạnh bên nhau thật hửu tình.
Trăm năm phượng vỹ khoe sắc thắm,
Bồi bổ nhân tài tổ quốc vinh.
Về thăm bạn cũ mái trường xưa,
Thân hửu say sưa kể chuyện tình.
Bát thập cổ lai như sống lại,
Vui buồn tuổi trẻ thuả bình minh.
Quảng Thuận 2015
Thơ Hoạ:
Hoàng Hôn Trên Bến Văn Lâu
( Tưởng nhớ Vua Duy Tân & nghiã sĩ Trần Cao Vân )
Bến vắng hoàng hôn nước lửng lờ,
Tà dương khuất núi dậy nguồn thơ.
Mù pha Bạch Hổ tranh huyền ảo,
Phượng điểm Tràng Tiền nét mộng mơ.
Tưởng đấng quân vương thời mạt vận,
Thương người nghiã sĩ lúc sa cơ.
Cố đô ngày cũ còn lưu dấu,
Lử khách dừng chân dạ thẩn thờ.
Tư Nguyên
( Huế, một chiều hè hồi hương )
HOẠ:
Bến nước Văn Lâu sóng lập lờ,
Thuyền ai thấp thoáng nón bài thơ.
Trường Sơn mây phủ say cơn mộng,
Thiên Mụ sương mờ tỉnh giấc mơ.
Nhớ đấng sinh thành khi khuất nuí,
Thương người vợ trẻ lúc hàn cơ.
Thừa thiên kỷ niệm còn in dấu,
Bao cảnh tôn nghiêm đáng kính thờ.
Quảng Thuận ( Huế, thăm cố hương )
Nhớ Người Em Gái Cố Đô
Anh mơ thấy Huế đã nhiều lần,
Nhớ người nhớ cảnh nhớ hoàng thành.
Nhớ người em gái trên thềm cỏ,
Nhớ cảnh chiều thu gió ngút ngàn.
Anh xa cố đô đã quá lâu,
Mắt em nay vẫn vướng u sầu?
Ngày đêm tâm tưởng lòng nhung nhớ,
Thấm thoắt thoi đưa tóc đổi màu.
Sắt son em giử mãi lời thề,
Bên giàn hoa lý thoảng hương mê.
Lòng anh vất vưởng hồn say tỉnh,
Chỉ muốn tung bay sãi cánh về.
Lối cũ nhà xưa rêu phủ xanh,
Vẫn hàng dừa cổi rủ bao quanh.
Người yêu nay đã thành thiên cổ,
U tịch trăng vàng cảnh vắng tanh.
Huế đã sang thu gió đổi mùa,
Lá vàng rơi rụng dưới cơn mưa.
Dòng sông An Cựu thay màu nước,
Anh đã về đây Huế vẫn xưa.
Quảng Thuận
QH 55 – 58
Cali 2004
Đêm Xuân Tết Nguyên Đán, bên ngoài giá buốt, không có vẻ gì là Tết cả, trong căn mobilehome xinh xắn ở Thung Lủng Hoa Vàng, tuy được sưởi ấm nhưng vẩn trằn trọc, thao thức nhớ quê, nhớ ông bà, cha mẹ, bà con, nhớ các kỷ niệm xưa , tuổi thơ ấu mồ côi cha, chiến tranh, đói khổ , lam lủ, bệnh tật, sống vất vưởng chui rúc bên bờ Rào Nan, Quảng Bình. . Tết ta ở xứ người, các con cháu đều bận việc, sống rải rác ở các tiểu bang Hoa Kỳ. Nghĩ đến tương lai đất nước mịt mù, mảnh đất chử S đang bị Đại Hán xâm thực, đàn cháu sinh ra ở quê hương thứ hai không biết có còn nhớ đến cội nguồn, đến tiếng nói quê nhà Việt Nam?
Và đễ kết thúc bài viết tản mạn hôm nay nhân dịp đầu Xuân tôi kính chúc quý thân hửu và gia đình An Khang, Hạnh Phúc và thân gởi đến thế hệ măng non Việt Nam bài thơ gởi cháu cuả Quảng Thuận:
Gởi Cháu,
Một mai ông trở về trời
Con là núm ruột chốn đời trần gian.
Yêu thương ông cháu muôn vàn,
Cùng chung một cội máu tràn thân thương,
Âm dương cách trở đôi đường,
Hồn ông theo sát quảng trường con đi,
Sân trường ông biến thành bi,
Trong lớp là kính hiển vi con tìm,
Theo con như bóng với hình
Ông là gió mát đượm tình quê hương
Ông làm nắng ấm tan sương,
Ông là thảm cỏ lót đường con đi,
Khi con đến tuổi dậy thì,
Yêu đương nồng thắm bạn tình con thương,
Đừng quên hiếu để kính nhường,
Tang bồng hồ thỉ hiến dường non sông,
Đừng quên sự nghiệp tổ tông.
Quảng Thuận.
Y Khoa Sài Gòn 1965
Năm thứ tư 1963 Khoá YK65, chụp ở hiên Trường Y Dược 28 Trần Qúy Cáp với Thầy Mahoudeau từ Pháp qua dạy Bệnh Lý Nội Thương.
Họp mặt Y Khoa Sài Gòn khoá 1965 năm 2012 tại San Jose.
Trước : Huyến, Dũng, Dzực, Trực, Đoàn, Mỹ, Thủy, Cường, B Q Mỹ
Sau : Tập, M.P.Hưng, Chi , Điệp, Hải, Chiểu, Vương, Vũ, Giao, Tâm, Chi, T.Q.Hưng
Y Khoa Sài Gòn Khoá 1965 Họp Mặt Tại San Jose 09/01/2012
Y Khoa Sài Gòn Khoá 1965
Gồm 152 nam nữ ba miền đã qua cầu Lý Hoá Sinh (PCB) ở Đại Học Khoa Học Sài Gòn và bước vào ngưỡng cữa Trường Y Dược Sài Gòn 28 Trần Qúy Cáp nay là Võ Văn Tần, đã lăn lóc học hỏi Y, Đức ở trường và các bệnh viện đến 1965 ra trường , nữ thì vào phục vụ các bệnh viện còn nam thì vào quân trường làm nhiệm vụ trai thời chiến với cấp bậc đầu tiên Y Sĩ Trung Úy và chuẩn bị luận án Tiến Sĩ Y Khoa Quốc Gia với lời thề Hippocrate mà chúng tôi đã cố gắng hoàn thành :
"Trước sự hiện diện cuả các Tôn Sư cuả nhà trường, cuả các đồng nghiệp và trước tượng Thần Hippocrate, tôi xin hứa và xin thề trước Đấng Tôi Cao sẽ hành nghề Y Khoa trong danh dự và chính trực..."
GS Mahoudau dạy môn bện lý nội khoa năm thứ 4 YK65
Hình chụp chung hai group đầu A và B:
Hàng đứng từ trái : Trần Tiển Huyến, Nghiên sỹ Tuấn, Huỳnh trúc Lâm, Trần Bá Cơ, Nguyễn Hoàng Hải, Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Tiến Hải, Dương Hửu Thành, Đinh Hà, Lộc, Tuấn, Quế.
Hàng ngồi : Diêu, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Ngọc Trân, Đinh Xuân Dũng, Minh, Huỳnh Ngọc Phương.
Các bạn Nghiêm Sĩ Tuấn và Nguyễn Ngọc Trân đã qua đời, Trần Bá Cơ "Nhị Ca" 1929) Nguyễn Tiến Hãi 21/1/31( Tam ca), Đoàn đình Việt 2/4/31 ( Tứ ca) và Anh Đặng Văn Hạ Long ( 1928) Niên Trưởng YK65 , Bạn Đinh Hà là áp út (16/6/41) và Tôn Thất Chiểu út.
(21/6/41)
Đến nay 2015 gần 40 đồng nghiệp đã cởi hạc về trời số còn lại đã trên dưới 80, gặp nhau tay bắt mặt mừng không biết đã là lần cuối chăng ?:
"Còn gặp nhau thì hãy cứ vui,
Chuyện đời như nước chãy hoa trôi.
Lợi danh như bóng mây chìm nổi ,
Chỉ có tình thương đễ lại đời ... "
TN. Hỹ Khương.
"...Sân ga thấp thoáng bóng người già,
Họ sẵn sàng về cỏi thật xa.
Hình như trong đám trông chờ ấy,
Có bạn thân tình có cã ta."
Mặc Thu .
Danh Sách Các Bạn YK65 Đã Mất :
Trước 2012
Lê Hưu Sanh
Nghiêm Sĩ Tuấn
Đinh Huỳnh Thu
Nguyễn Trung đẫu
Lê Sĩ Quang
Hoàng Hãi Hàm
Trịnh Phi Hoà
Nguyễn Vĩnh Đức
Vũ Đình Khang
Lê Hửu Phúc
Bùi Thế Hoành
Nguyễn Bội Hoàn
Ngô Thanh Quế
Nguyễn đổ Bảo
Thái Minh Hồng
Dương Hồng Huấn
Châu Văn Kiệt
Phạm Thế Trường
Lưu Cẩm Châu
Nguyễn Thị Xuân Nga
Trần Mân
Trần Công Bằng
Nguyễn Thế Cường
Nguyễn Bình Minh
Tôn Thất Quỳnh Anh
Lê Hửu Trí
Nguyễn Liêm Sĩ
Vũ Thanh Hà
Liêu Ngọc Thêm
Lê Bá Tín
Trà Văn Đỏ
Nguyễn Ngọc Trân...
Xuân Về
Nhớ Quê, Thầy,Bạn củ
Xuân về nhớ Bạn, tưởng Thầy Xưa,
Dê đến non sông chí có thừa.
Đoàn kết tự cường xây dựng nước,
Xoá thù thêm bạn thoát giông mưa.
Tùy duyên" buông xã" lời xưa dạy,
Nghiã nước buông trôi tội chẳng vừa!.
Quyết chí cưu mang đất nước Việt,
An bang giử nước thực dân chừa .
Quãng Thuận
Gia Đình Đinh Xuân Dũng sum họp.
Quảng Thuận Đinh Xuân Dũng
Việt Nam:
( Khải Định - Quốc Học 1951-1958 )
Cựu Nội Trú Các Bệnh Viện Sài Gòn
Y Sĩ Giải Phẩu B.V Chợ Rẩy 1965.
Tiến Sĩ Y Khoa Quốc Gia 29/7/1966 đăng bộ Giáo Dục VNCH 25/5/1972.
Cựu Thiếu Tá Quân Y QLVNCH.
Cựu Dân Biểu Quốc Hội Việt Nam Cọng Hoà 1971 – 1975 Khối Dân Tộc Xã Hội.
USA:
US.MLE (United States Medical Licensing Examination)1995.
ECFMG (Educational Commission for Foreign Medical Graduates Certificate)1995.
PA-C (PANCE) 2000
NCCPA Surgery Examination with Special Recognition.2000.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét