Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

PHƯƠNGTRỜI PARIS VÀ NHẠC CỔ TRUYỀN - Đỗ Bình


Nhà thơ Đỗ Bình, GS Quỳnh Hạnh, GS Nguyễn Thanh Vân, Nhà Biên khảo Nguyễn Đức Tăng, NS Phạm Đăng, LS, Dương Minh Châu.
Nghệ thuật là một thế giới riêng nhưng bao la vô tận mà nghệ sĩ đã sáng tạo. Cảm hứng của nghệ sĩ như sương khói mây bay, nó chợt đến và dễ tan biến nhưng sẽ dệt cho đời một ánh bình minh rực rỡ, hay những ánh sao đêm. Một tác phẩm nghệ thuật đích thực bắt nguồn từ những ý nghĩ và cảm xúc thực không gượng ép giả tạo, hoặc vay mượn, nó có tính cách cá nhân và đặc thù. Người đời không thể đem suy nghĩ hôm nay để luận về tâm cảnh người xưa, vì ngoại cảnh, tâm cảnh và cảm xúc đó chỉ là của người hôm nay!
<!>
Đờn ca tài tử là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Đó là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng với phạm vi 21 tỉnh thành của vùng phía Nam được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19 bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca do đại chúng tụ lại để cùng hau đàn hát chia sẻ thú vui tao nhã. Họ diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu. Âm nhạc dân tộc là tài sản qúy của đất nước, đó là món ăn tinh thần và cần thiết đối với những người sống ở hải ngoại, vì khi rời xa quê hương họ mang theo những những kỷ niệm được gắn bó qua câu hò điệu hát. Người Việt đặt chân lên xứ Pháp từ những thế kỷ trước, nhưng vào thập niên 40, 50 và sau năm 1975 của thế kỷ trước đã có một số nghệ sĩ đến Paris trong đó có các nhạc sĩ đã sáng tác những ca khúc tiền chiến nổi tiếng từng vang bóng một thời:
Nhạc sĩ Đan Trường: Tách Người Đi, nhạc sĩ Lương Ngọc Châu: Tiếng Hát Lênh Đênh, nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên :Trăng Mờ Bên Suối, nhạc sĩ Trần Văn Khê :Đi Chơi Chùa Hương, nhạc sĩ Lê Trạch Lụu: Em Tôi.


Nhạc sĩ Xuân Lôi 

Tên thật là Phạm Xuân Lôi. Ông sinh ngày 21 tháng 10 năm 1917 tại Hà Nội, và mất ngày 29 tháng 8 năm 2006 tại Paris.

Là một trong những nhạc sĩ thuở ban đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Ông rất đa tài sử dụng rất nhiều nhạc khí Tây phương. Trong sáng tác ông là một trong những người nhạc sĩ đầu tiên đã đem nhạc Tây phương phối hợp với nhạc ngũ cung Việt Nam làm phong phú nhạc dân tộc. Dù cao tuổi nhạc sĩ Xuân Lôi vẫn mang tiếng đàn Bầu, tiếng kèn Saxo ténor, Saxo alto đi khắp nơi phục vụ thiện nguyện cho công chúng.

Sáng chế đàn Xuân Lôiphone gồm 39 lon bia bằng thiếc (một loại đàn gõ) với ba bát độ.

Tác phẩm xuất bản:

Chèo Cổ
Dạy Đàn Tranh
Tiếng Hát Quê Hương
Hồi Ký Xuân Lôi
Tiếng Hát Quê Hương 1958, giải nhất cuộc thi sáng tác quốc gia.
Bài Hát Cho Người Tự Do 1961, giải nhất cuộc thi sáng tác của đài phát thanh quân đội.
Nhữntg nhạc phẩm tiêu biểu.

Nhạt Nắng, Gió Hiền, Đường Chiều, Bâng Khuân, Bài Hát Cho Người Tự Do, Tiếng Hát Quê Hương. ….


NHẠC SĨ, CA SĨ TRẦN VĂN TRẠCH

Tên thật là Trần Quang Trạch, sinh năm 1924 ở Mỹ Tho, sinh trưởng trong một gia đình toàn là những nhân vật có tiếng về Cổ Nhạc Việt Nam. Tuy trong gia đình có những nhân vật khoa bảng lỗi lạc về âm nhạc như anh ruột giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê, cháu ruột tiến sĩ âm nhạc Trần Quang Hải... Trần Văn Trạch phải nói được nhiều người Việt Nam biết đến hơn cả.
Ông Trần Văn Trạch có khiếu âm nhạc từ nhỏ, biết nhiều về Cổ Nhạc, thông thạo đàn kìm và tỳ bà, hát Vọng Cổ rất “mùi”, nhưng lại thích Tân Nhạc hơn.
Sau khi học xong trường Trung Học Mỹ Tho, Đến khoảng năm 1947, nghệ sĩ Trần Văn Trạch bắt đầu trình diễn những bài hát hài hước. Những bản nhạc hài hước đầu tiên ông trình bầy là những bản sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Thương đã kể ở trên.
Nhưng về sau, vì nhu cầu trình diễn, ông Trần Văn Trạch đã tự sáng tác ra những bản nhạc hài hước để tự mình trình diễn lấy.
Bản nhạc Anh Phu Xích Lô là sáng tác đầu tiên của ca nhạc sĩ Trần Văn Trạch:
Những bài hát nổi tiếng ngày đó là Cái Đồng Hồ Tay, Cây Bút Máy, Anh Chàng Thất Nghiệp, Sở Vòi Rồng, Đừng Có Lo, Tôi Đóng Xi-Nê, Ba Chàng Đi Hỏi Vợ, Chiếc Ô-Tô Cũ Chuyến Xe Lửa Mùng 5,

Một bản nhạc phải nói hầu như ngày xưa người Việt Nam nào cũng phải biết đến, vì được ông hát đi hát lại mỗi tuần khi có xổ số tại rạp Thống Nhất, Sài Gòn và sau này trực tiếp truyền thanh qua đài phát thanh Sài Gòn. Tuần lễ nào người dân nước Việt ở khắp nơi đều nghe thấy tiếng người nghệ sĩ trình bầy bài này qua làn sóng điện. Đó là bài hát Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia, do Trần Văn Trạch viết và hát:
hước một chút nào cả là bản nhạc hùng mạnh Chiến Xa Việt Nam,
Ngoài sáng tác nhạc, hát ông còn là trưởng ban nhạc Sầm Giang của đài phát thanh Pháp Á, vào khoảng thập niên 1950. Ban này gồm những ca sĩ nổi tiếng đương thời như Linh Sơn, Tâm Vấn, Minh Diệu, Mạnh Phát, Tôn Thất Niệm...
Trần Văn Trạch không chỉ hoạt động trong lãnh vực âm nhạc. Cũng trong thập niên 1950, khi điện ảnh vẫn còn là một môn nghệ thuật phôi thai ở Việt Nam, Trần Văn Trạch đã đóng cùng với nữ nghệ sĩ Kim Cương trong những phim như Lòng Nhân Đạo, Giọt Máu Rơi... và về sau còn làm đạo diễn điện ảnh cho những phim như Thoại Khanh Châu Tuấn (do Kim Cương và Vân Hùng đóng), Trương Chi Mỵ Nương (do Trang Thiên Kim và La Thoại Tân đóng)...
Nhưng có lẽ công trình ông đóng góp nhiều nhất cho nghệ thuật là những buổi Đại Nhạc Hội, với chuyện sáng tác và sự trình diễn những bản nhạc hài hước đã kể trên của ông.
Danh từ Đại Nhạc Hội chỉ những buổi trình diễn ca nhạc xen kẽ với kịch, ảo thuật... tại các rạp hát do chính ông Trần Văn Trạch đặt ra và từ đó cũng do chính ông đã phát huy chủ trương, bắt đầu từ khoảng năm 1949. Dĩ nhiên một trong những tiết mục quan trọng nhất của những buổi Đại Nhạc Hội này là màn hát nhạc hài hước của chính Trần Văn Trạch.
Với những chương trình Đại Nhạc Hội, Trần Văn Trạch đã trình diễn rất nhiều tại Sài Gòn. Danh tiếng của ông nổi như cồn. Ông đã đi khắp các tỉnh ở miền Nam và trước khi xẩy ra Hiệp Định Genève 1954 chia cắt đất nước, có lần ông ra cả miền Bắc trình diễn.
Về sau có những người khác theo quan niệm như vậy của ông tổ chức Đại Nhạc Hội cũng rất thành công như nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, nữ nghệ sĩ Kim Cương...

Sau 1975, Trần Văn Trạch bị kẹt lại Việt Nam và ông cũng vẫn đi lưu diễn thường xuyên cho đến khi qua Pháp năm 1977. Từ đó, ở Paris, ngoài việc mưu sinh hàng ngày, ông cũng vẫn có những hoạt động âm nhạc như băng nhạc và video Hài Hước Trần Văn Trạch, trình diễn nhạc ở Pháp hay ở Úc, Hoa Kỳ... và hoạt động xã hội nhất là trong những buổi hát giúp quyên tiền cho những con tầu về lại biển Đông vớt người Việt tỵ nạn vượt biển.
Năm 1994, nghệ sĩ Trần Văn Trạch qua đời tại Paris. bệnh ung thư gan.

Nghệ Sĩ Và Nhạc Cổ Truyền :

Đờn ca tài tử là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Đó là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng với phạm vi 21 tỉnh thành của vùng phía Nam được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19 bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca do đại chúng tụ lại để cùng nhau đàn hát chia sẻ thú vui tao nhã. Họ diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu. Âm nhạc dân tộc là tài sản quý của đất nước, đó là món ăn tinh thần và cần thiết đối với những người sống ở hải ngoại, vì khi rời xa quê hương họ mang theo những những kỷ niệm được gắn bó qua câu hò điệu hát. Giới nghệ sĩ đờn ca tài tử và nghệ sĩ sân khấu cải lương đến Pháp không nhiều. Paris dù là thủ đô ánh sáng, cái nôi quy tụ nhiều nền văn hóa của thế giới nhưng đối với ngành sân khấu cải lương Việt Nam vẫn không có một sân khấu nhỏ cải lương vì người Việt ở rải rác khắp nước Pháp!

Nhạc sĩ Michel Mỹ :

Vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước phải kể đến nhạc sĩ Michel Mỹ là người Pháp có mẹ là người Việt. Ông là cựu công chức của chính phủ Pháp khi hồi hương về Pháp đã mang theo một số đàn cổ nhạc Việt Nam gồm đàn kìm, đàn nhị, đàn tranh và guitare phím lõm…Ông là nhạc sĩ đờn ca tài tử nhưng chơi điêu luyện các loại khí cụ này, ông độc tấu đàn kìm những bài Trăng Thu Dạ Khúc, Phụng Hoàng và ca những bài ca cổ rất mùi … Chữ “Tài tử” ở đây không có nghĩa là “không chuyên nghiệp” vì trong số đờn ca tài tử có những người tài nghệ là những bực thầy, họ chơi rất bài bản, những ngón đờn điêu luyện những chữ trong bài ca nhấn độc đáo, tuyệt vời. Trong những sinh hoạt văn hóa của người Pháp ở Paris thỉnh thoảng nhạc sĩ Michel Mỹ được mời diễn thuyết về đề tài Đông Dương, vào những dịp đó ông thường giới thiệu nhạc dân tộc Việt Nam cho công chúng Pháp thưởng thức. Ông vừa đàn vừa hát những bài Tứ Đại Óan, Dạ Cổ Hoài Lang tiếng hát quyện tiếng đàn khoan nhặt trầm bổng nghe tha thiết buồn bã, thoáng như cả một khung trời quê hương Miền Nam được hòa vào âm nhạc, và chắc hẳn trong số ít khách ngườiViệt được mời tham dự buổi sinh hoạt hôm ấy tâm hồn không khỏi bùi ngùi nhớ quê hương!

GS Trần Văn Khê :


Ở Paris thuở ấy còn một người đờn ca tài tử khác nữa là nhạc sĩ Trần Văn Khê, tác giả ca khúc tiền chiến “Đi Chơi Chùa Hương” phổ thơ của Nguyễn Nhược Pháp năm xưa. Khi sang Pháp du học ông đã sử dụng điêu luyện một số nhạc cụ dân tộc. Trong đại học Sorbonne Paris và nhiều nơi khác giáo sư Trần Văn Khê trong diễn thuyết cũng vừa đàn vừa hát cho sinh viên và công chúng người Pháp. Nhờ sự nghiên cứu tìm tòi một cách hàn lâm của ông đã góp phần quảng bá nhạc dân tộc Việt Nam với nhiều nước trên thế giới, và ông đã đi nhiều nước biểu diễn cho công chúng nhiều dân tộc khác nhau thưởng thức.

Ở xứ người giữ được truyền thống của dân tộc là điều cần thiết vì nó là tinh thần, chỗ dựa để người Việt tự tin về mình có một nền văn hóa lâu đời trước người bản xứ và các dân tộc khác. Nó cũng là chất keo giữ được tình đồng hương của khối người Việt. Do đó việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc là bổn phận của mỗi người dân Việt.

Những ca khúc vang bóng sau năm 1954 :
Xuân Lôi : Nhạt Nắng, Tiếng Haát Quê HươngNhạc sĩ Trịnh Hưng: Lối Về Xóm Nhỏ,Tôi Yêu, nhạc sĩ, nhạc sĩ Lam Phương: Chuyến Đò Vỹ Tuyến, Kiếp Nghèo, nhạc sĩ Mạnh Bích: Thôn Trăng.
Những nhạc sĩ có ca khúc được công chúng ưa chuộng vào thập niên 60, 70 ở Miền Nam:
Nhạc sĩ Anh Việt Thanh: Vùng Lá Me Bay, nhạc sĩ Xuân Vinh: Chuyện Tình Đã Mất, nhạc sĩ Vũ Thái Hòa:Tự Tình…
Paris còn có một số những nhạc sĩ viết những ca khúc giá trị từ trước năm 1975 và sau này, nhung tác giả chỉ phổ biến giới hạn: Nhạc sĩ Phạm Đình Liên, Nhạc sĩ Đào Tuấn Ngọc, Bồng (Phạm Văn Thoại), Anh Huy, Đỗ Bình, Lê Phương, Phương Du, Minh Nhật, Bửu Phôi, Ngân Đoài, Ngô Càn Chiếu, Nguyễn Đình Tuấn, Phạm Ngọc Lân, Nguyễn Minh Mạch, Minh Sơn, Lê Như Quốc Khánh, Quách Vĩnh Thiện, Nguyễn Minh Châu, Phạm Đăng, Văn Tấn Phước, Vũ Hạ, Đình Đại, Đinh Dũng, Nguyễn Hữu Khôi, Nguyễn Vinh, Lê Khắc Thanh Hoài, Thanh Trúc, Nguyễn Linh Chi, Cát Tưởng, Hồng Anh…
Giới nghệ sĩ đờn ca tài tử và nghệ sĩ sân khấu cải lương đến Pháp không nhiều. Paris dù là thủ đô ánh sáng, cái nôi quy tụ nhiều nền văn hóa của thế giới nhưng đối với ngành sân khấu cải lương Việt Nam vẫn không có một sân khấu nhỏ cải lương vì người Việt ở rải rác khắp nước Pháp!

NGHỆ SĨ BẠCH YẾN và TRẦN QUANG HẢI:


Ở xứ người giữ được truyền thống của dân tộc là điều cần thiết vì nó là tinh thần, chỗ dựa để người Việt tự tin về mình có một nền văn hóa lâu đời trước người bản xứ và các dân tộc khác. Nó cũng là chất keo giữ được tình đồng hương của khối người Việt. Do đó việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc là bổn phận của mỗi người dân Việt. Ở Paris nếu kể đến những người tích cực phổ biến nhạc cổ truyền dân tộc cho công chúng Pháp và công chúng nhiều nước trên thế giới thì cặp nghệ sĩ Bạch Yến Trần Quang Hải là hăng say nhất. Anh chị đã trình diễn hơn 350 buổi nhạc cổ truyền tại 70 quốc gia trên thế giới từ hơn 40 năm. Nhạc sĩ Trần Quang Hải đã có hơn 10 đĩa hát đàn tranh do anh trình diễn. Đĩa hát đầu tiên xuất bản năm 1971 tại Paris với nhan đề "Đàn tranh: cithare vietnamienne par Trần Quang Hải" do hãng Le chant du monde phát hành tại Paris. Đó là dĩa hát với 6 trang viết về lịch sử đàn tranh , đối chiếu đàn tranh Việt với các loại đàn tranh của Nhựt, Trung Quốc và Hàn quốc. Về sáng tác giáo sư Trần Quang Hải có nhiều loại khác nhau từ nhạc đàn tranh đến tân nhạc, nhạc điện thanh (musique electro acoustique).

Giáo sư Trần Quang Hải và nữ nghệ sĩ Bạch Yến là nghệ sĩ ViệtNam duy nhứt được giải thưởng của Academie du disque Charles Cros của Pháp vào năm 1983. Nhạc sĩ Trần Quang Hải là nghệ sĩ Việt Nam duy nhứt được huy chương Legion d'Honneur của Pháp vào năm 2002.


Ban nhạc Phượng Ca trong 1 buổi biểu diễn tại Ý (DR)

GS PHƯƠNG OANH, tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn năm 1962, sau đó bà trở thành giảng viên tại Nhạc Viện Quốc Gia Cao Đẳng Sài Gòn từ năm 1964 đến 1975. Sau khi định cư ở Pháp năm 1975, bà tiếp tục hoạt động âm nhạc và được mời làm giảng viên tại Nhạc Viện Quốc Gia Pháp để giảng dạy về Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam từ năm 1977 đến năm 2011. Giáo sư Phương Oanh là người thành lập nhóm Phượng Ca, đã hoạt động nhiều năm trên đất Pháp. Bà đã đào tạo rất nhiều học trò, trong số đó có người nay đã trở thành giáo sư dạy ở các Nhạc Viện ở Pháp.


GS TRƯƠNG THỊ QUỲNH HẠNH,

Tốt nghiệp Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn năm 1966. Hai năm sau bà được mời về làm phụ giảng bộ môn Nhạc Cụ Truyền Thống tại trường, và tốt nghiệp cử nhân Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Bà được học bổng sang Pháp và bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ nhân chủng học âm nhạc học với hạng tối danh dự tại Đại Học Paris IV Sorbonne, Pháp, vào năm 2009. Bà đoạt huy chương vàng Giải Văn Học Nghệ Thuật ở Việt Nam, huy chương vàng Giải Văn Hóa Thành Phố Paris, Pháp, năm 2006.

Giáo Sư Quỳnh Hạnh hiện là giám đốc Nhà Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam tại Paris, thường tổ chức diễn hành Văn Hóa Việt Nam vào dịp Tết cổ truyền. Bà đã sáng tác và hòa thanh cho năm tập khúc viết cho Đàn Tranh Bầu, và 18 tập khúc này được trình diễn thành công rực rỡ tại nhiều buổi hòa nhạc ở Paris và quốc tế.


GS NGUYỄN THANH VÂN,

Tên thật Lê Thanh Vân, đam mê nhạc cổ truyền dân tộc từ khi tuổi đời còn rất nhỏ. Bà bước vào trường nhạc và đã đạt được những thành công:
Năm 1971, nhận chứng chỉ “ Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam và Nhạc Lý Âm Nhạc Tây Phương”. Cũng trong năm này, bà đã dành được giải thưởng cuộc thi “ Âm Nhạc Quốc Gia.”

Năm 1972, tốt nghiệp cao đẳng tại “Viện Quốc Gia Âm Nhạc Và Kịch Nghệ Sài Gòn”, bộ môn “Đàn Tranh” và “Ca Cổ”. Bà cũng được cấp chứng chỉ sư phạm cùng năm.
Về kinh nghiệm chuyên môn: Là thành viên trong nhóm văn nghệ sinh viên “Nguồn Sống”, và đã từng trình diễn ở đài truyền hình Sài Gòn năm 1969.
Năm 1972, giảng dạy âm nhạc tại trường trung học “Tống Phước Hiệp” tỉnh Vĩnh Long.
Trong những năm 1973, 1974 được “Viện Quốc Gia Âm Nhạc Huế” tuyển chọn cho đài truyền hình Huế. Từ 1973 đến tháng 3 - 1975, bà là giáo sư tại “Viện Quốc Gia Âm Nhạc Huế”.

Bà sang Pháp cùng gia đình năm 1990. Tiếp tục giảng dạy và trình diễn đàn tranh tại Paris, Nice, Avignon, Lyon.....Cũng đã từng được mời biểu diễn ở Âu Châu và Mỹ.


GS HỒ THỤY TRANG,
 
Sinh năm 1964 tại Sài Gòn, tốt nghiệp loại ưu Nhạc viện Thành phố năm 1986 và bắt đầu sự nghiệp giảng dạy từ đó. Năm 2003, bà qua Pháp định cư tại Créteil. Bà là người Việt thứ ba được chính phủ Pháp chính thức công nhận là giáo sư âm nhạc Việt Nam tại Pháp.

Nghệ Thuật Sân Khấu Cải Lương:

«Cải lương là Loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đặc sắc của Việt Nam đã có hơn một thế kỷ, bắt nguồn từ dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt diễn xuất, tuồng tích, và dàn dựng sân khấu, Cải lương chịu ảnh hưởng của hát bội và kịch nghệ phương Tây. Thời kỳ vàng son của cải lương từ thập niên 40 và kéo dài mấy thập niên cho đến giữa thập niên 80 mới nhạt phai, suy tàn!»

Sau biến cố năm 1975 nhiều văn nghệ sĩ bỏ nước ra đi trong số đó có những nghệ sĩ cải lương đã từng vang bóng một thời trên sân khấu Miền Nam năm xưa. Lúc đầu đa số nghệ sĩ cải lương chọn Paris nhưng thời gian sau có một số nghệ sĩ đã chuyển qua Mỹ định cư.

Những nghệ sĩ đã đến Paris:
Nữ nghệ sĩ Kim Chung, nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nữ nghệ sĩ Mộng Tuyền, nữ nghệ sĩ Hà Mỹ Liên, nữ nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân, nữ nghệ sĩ Hương Lan, nữ nghệ sĩ Tài Lương, , nữ nghệ sĩ Kim Chi, nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Mai, nữ nghệ sĩ Bạch Lê, nữ nghệ sĩ Thanh Bạch, nghệ sĩ Thy Mai…
Những nghệ sĩ từng ca vọng cổ trên sân khấu ở Paris:

Nữ nghệ sĩ Mỹ Hòa, nữ nghệ sĩ Việt Dương Nhân, Bác sĩ Lai, nghệ sĩ Trần Nghĩa Hiệp, nữ nghệ sĩ Kim Anh, nữ nghệ sĩ Ngọc Xuân, nữ nghệ sĩ Hải Yến, nữ nghệ sĩ Trúc Tiên...

Những nam Nghệ sĩ Cải Lương đã từng vang bóng một thời trên sân khấu Miền Nam năm xưa, đến định cư ở Paris:

nghệ sĩ Hữu Phước,nghệ sĩ Thành Được, nghệ sĩ Phương Thanh, nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm, nghệ sĩ Hoàng Long, nghệ sĩ Ngọc Lưu (đoàn Kim Chung xưa), nghệ sĩ Hoài Trúc Phương, nghệ sĩ Đức Minh, nghệ sĩ Minh Tâm, nghệ sĩ Hương Huyền, , nghệ sĩ Chí Tâm, nghệ sĩ Minh Đức, nghệ sĩ Thanh Bạch, nghệ sĩ Hoàng Minh Phương, nghệ sĩ Hùng Tiến, nghệ sĩ Tony Hiếu.

Vào những năm 1977, 1978 ở Paris, thỉnh thoảng có tổ chức những buổi trình diễn cải lương trên sân khấu lớn của Paris, quy được một số nghệ sĩ cải lương. Ngày đó nhà văn Hồ Trường An và soạn giả Trần Trung Quân đã viết kịch bản, soạn tuồng xưa cho những nghệ sĩ chuyên nghiệp và những nghệ sĩ tài tử lên sân khấu. Ca sĩ Mỹ Hòa trưởng nhóm trong Ban tam ca «Ba Con Mèo» năm xưa ở Sài Gòn, ngoài nghề hát tân nhạc và nhạc ngoại quốc, Mỹ Hòa còn là diễn viên điện ảnh, nay vì sự bảo tồn văn hóa cổ truyền Mỹ hòa chuyển sang hát và diễn tuồng cải lương. Một thời gian sau những nghệ sĩ chuyên nghiệp cải lương dần dần đến Paris định cư, Mỹ Hòa đã rút lui nhường sân khầu cho những nghệ sĩ chuyên nghiệpnhư: Nghệ sĩ Hà Mỹ Liên, Hà Mỹ Xuân, Minh Tâm, Tài Lương, Kim Chi,Chí Tâm, Hương Lan, Phượng Mai, Mộng Tuyền, Kiều Lệ Mai, Phương Thanh, Hoài Trúc Phương, Dũng Thanh Lâm, Ngọc Lưu, Hữu Phước, Hoàng Long....Nhóm nghệ sĩ này đã tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng người Việt ở Paris. Tại pháp, vào thập niên 80 nghệ sĩ Hữu Phước đứng ra quy tụ những nghệ sĩ cải lương đang định cư tại Pháp để làm sống lại nghệ thuật cải lương ở hải ngoại. Tuy nhiên, ý định của ông không thành công vì cộng đồng người Việt sống rải rác khắp nước Pháp mà không tập trung như ở California, Houston bên Mỹ.

Vài Nét Về Nam Nghệ sĩ:


Nghệ sĩ Hữu Phước: 

Tên thật là Henry Trần Quang, sinh năm 1932 tại Sóc Trăng. Mất 21 tháng 2 năm 1997 tại Paris. Chịu ảnh hưởng của song thân là nghệ sĩ đàn vĩ cầm và trình diễn sân khấu cải lương, ông khởi nghiệp v ào năm đầu1954, và cuối năm 1955, ông trở lại Sài Gòn, gia nhập gánh Kim Thoa do nữ nghệ sĩ Kim Thoa làm bầu gánh. Khi đoàn Kim Thoa tan rã, ông chuyển sang hát cho Đài Pháp Á. Được sự tiến cử của nghệ sĩ Út Bạch Lan, ông gia nhập đoàn Thanh Minh – Năm Nghĩa bắt đầu thành danh sự nghiệp với vai diễn Văn Khiết trong vở "Đứa con hai dòng máu" của soạn giả Lê Khanh.
1965: Giải thưởng Thanh Tâm – Huy chương vàng – Diễn viên xuất sắc nhất (qua vai bác sĩ Vũ trong tuồng Đôi mắt người xưa của Nguyễn Phương).

Sau năm 1975, do có quốc tịch Pháp, nên ông cùng gia đình di cư sang Pháp.

Nghệ sĩ Thành Được nhờ có giọng ca tốt, sắc diện đẹp trai, ông từng được mệnh danh là "ông vua không ngai" hay "kép hát thượng thặng" trong làng sân khấu cải lương miền Nam. Năm 1957 ông được đoàn Thúy Nga - Phước Trọng mời làm kép chánh. Sau đó 2 năm, Vở tuồng " Khi Hoa Anh Đào Nở" của Hà Triều Hoa Phượng, với kép chánh Thành Được trong vai kiếm sĩ Tô Điền Sơn đã thành công lớn về mặt nghệ thuật. Năm 1958, Thành Được về Đoàn Kim Chưởng, sau đó tới Đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, rồi trở lại Kim Chưởng.
Năm 1966, Thành Được đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai diễn tướng cướp Thi Đằng (tuồng Tiếng hạc trong trăng).
Nữ nghệ sĩ Mộng Tuyền:
Mộng Tuyềntên thật Huỳnh Thị Kim Loan, sinh năm 1947 tại Cần Thơ, là một trong những người đẹp của làng điện ảnh của Sài Gòn năm xưa. Nhờ Tài năng và sắc đẹp Mộng Tuyền đã thủ vai đào chánh trong những đoàn hát lớn của đất Sài Thành.

Nghệ sĩ Mộng tuyền được Giải Thanh Tâm Huy chương vàng năm 1963.
Giải Thanh Tâm:
Là giải thưởng danh giá trong nền sân khấu cải lương Việt Nam, tồn tại từ năm 1958 đến 1968. Giải được đặt theo bút danh Thanh Tâm của nhà báo Trần Tấn Quốc, cũng là người sáng lập giải thưởng này "với cao vọng xây dựng một thế hệ nghệ sĩ cải lương tài và đức đi đôi, hầu xóa bỏ ít nhiều thành kiến đối với nghề hát xứ ta…". Giải thưởng cao nhất là huy chương vàng, nhưng từ năm 1965 có thêm 2 giải Diễn viên xuất sắc và Tuồng hay nhất trong năm.

Những nghệ sĩ, từng ca vọng cổ trên sân khấu ở Paris :

bác sĩ Lai, nghệ sĩ Lý Kim Thành, nghệ sĩ Dương Kỵ…
Những Soạn giả :
soạn giả Tây Giang Tử, soạn giả Trần Trung Quân, soạn giả Hồ Trường An.


Hồ Trường An 

Là một nhà phê bình văn học, một soạn giả cải lương, một nhà văn đã viết trên 80 tác phẩm. Trong một sinh hoạt văn hóa VN Paris ông phát biểu về Sàn Gỗ Màn Nhung.".
Nhà văn Hồ Trường An: "Năm 1955, ở miền Nam không có thoại kịch mà chỉ có ở miền Bắc. Nữ diễn viên oanh liệt nhất về thoại kịch là Giáng Kiều, tức một trong bốn chị em là hoa khôi của phố hàng Bông, Hà Nội. Người chị lớn, Kiều Dinh khi đóng kịch lấy nghệ danh là Giáng Kiều, lúc đó trong một vai tuồng của vở kịch Tào Ngu, Giáng Kiều nổi tiếng còn kịch sĩ lỗi lạc Kiều Hạnh, mẹ của ca sĩ Mai Hương, chỉ giữ vai phụ xuất sắc nhất. Người thứ hai là Kiều Vinh, người thứ ba là Kiều Hinh, người thứ tư là Kiều Hương. Kiều Hinh ngâm thơ và đóng kịch trong đài Pháp Á lấy nghệ danh là Giáng Hương. Giáng Hương là diễn viên trong hai phim Đất Lành và Nước Mắt Đêm Xuân. Khoảng năm 1925, miền Bắc chỉ có hát chèo, đoàn Cải lương miền Nam đem ra Bắc diễn thành công nhiệt liệt có các nghệ sĩ như Phùng Há, Năm Phỉ, Năm Châu, Tư Chơi… Về sau thời Út Trà Ôn, các bài bản khó hát như Tứ Đại Oán bỏ đi vì khó hát với bài gối đầu Vọng cổ như Tú Anh, Sương Chiều, Vọng cổ 18 nhịp đổi ra 32 nhịp, các bài bản Vọng cổ 32 nhịp ăn khách có Minh Cảnh, Minh Vương, Minh Phụng, Chí Tâm… Út Bạch Lan, Thanh Hương cũng rất ăn khách. Ca sĩ Hương Lan, con của nghệ sĩ Hữu Phước rất thích hai nghệ sĩ này nên lấy tên hiệu là Hương Lan… cho tới 1975, kể như là không còn gì nữa…".


Giới thiệu nhà vănTrần Trung Quân, nhà thơ Đỗ Bình cho biết: "Trần Trung Quân khởi thủy là soạn giả Cải lương, sau đó qua Pháp trở thành nhà văn, ông là người viết văn hiện thực và là tác giả của nhiều cuốn sách. Ông đã sinh sống ở Hoa Kỳ rất nhiều năm, và là một nhà báo chuyên nghiệp. Ở Paris, Nhà văn Trần Trung Quân là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Ép Phê. Thời gian những năm gần đây nhà văn Trần Trung Quân được giới trí thức văn nghệ sĩ Paris đánh giá như một học giả vì sự hiểu biết văn học và kiến thức uyên bác của ông".

Bàn về sân khấu miền Nam, nhà văn Trần Trung Quân phát biểu:
"Cải lương là tổng hợp của tất cả những văn hoa tinh túy, văn hóa của người Việt Nam đưa lên sân khấu. Soạn giả muốn viết một tuồng Cải lương phải có 3 điều kiện, thứ nhất am hiểu về điển tích, thứ nhì am hiểu về nhạc lý, thứ ba văn chương phải có văn chương của Cải lương. Về nhạc lý trong Cải lương gồm tất cả những bản nhạc xuất phát từ triều đình ở miền Nam được hình thành từ 9 đời chúa Nguyễn. Soạn giả đầu tiên có công làm ra bộ môn Cải lương phải kể đến ông Trương Di Mạnh, Mộc Hoán, Nguyễn Chánh Sắc, sau đó là ông Hồ Văn Trung tức nhà văn Hồ Biểu Chánh, ông Đỗ Văn Rỡ, ông Cao Hoài Sang. Tất cả những ông đó là Đốc phủ sứ ngày xưa. Muốn đờn ca xướng hát phải có đời sống khá giả. Muốn viết ra một kịch phẩm phải có trình độ, phương tiện, khả năng, đa số các ông Đốc phủ đó theo Tây học, họ muốn cách mạng làm sao cho người Việt Nam có một bộ môn là nhạc riêng của mình, đó là về phần Cải lương trình diễn. Dạ Cổ Hoài Lang (DCHL), đêm nghe tiếng trống nhớ chồng, là một bản nhạc cổ do ông Cao Văn Lầu sáng tác, lấy từ bản Nam ai của Tô Huệ chức cẩm hồi văn. Bản DCHL viết mỗi câu 2 nhịp, sau này chuyển sang 4 nhịp. Tới soạn giả Kiên Giang mới viết câu Vọng cổ 32 nhịp. Năm 1960, soạn giả Viễn Châu viết thành 64 nhịp. Tại sao phải 32 nhịp và 64 nhịp? Thông thường ở nhịp 2 nhịp, người nghệ sĩ ca không được, nó không đủ để có hơi ngâm, thành thử phải kéo dài nhịp thêm chút xíu nữa, thêm nhịp phải thêm chữ viết, câu Vọng cổ bắt buộc viết theo luật ngũ âm: hò, xang, xự, cống, liu. Mỗi 5 chữ là một nhịp, cho đến 32 nhịp thì hoàn tất một câu Vọng cổ. Thời gian 32 nhịp để cho người ca có thì giờ ngân rồi xuống giọng. Còn 64 nhịp là do ông Viễn Châu viết ca dòn, ca gấp rút như Lệ Thủy, Mỹ Châu, trường hợp đó lại khác".

GSTS âm nhạc Quỳnh Hạnh, từng được giải huy chương vàng Quốc gia thời VNCH, Bà bổ túc thêm:
"Thoạt đầu bản Dạ Cổ Hoài Lang lên dây theo dây Bắc, sau chuyển sang dây Nam. Về thanh âm điệu thức của dây Nam có nghĩa là buồn và tâm sự. Về nguồn gốc trích từ 20 bản tổ của nhạc Cải lương miền Nam thì bản DCHL lấy nét nhạc trong 4 bài oán đó là: Tứ Đại, Phụng Hoàng, Giang Nam và Phụng Cầu. Theo một truyền thuyết khác thì nói rằng bài DCHL lấy gốc ở bài Hành Vân từ Huế đem vô". Sau đó GsTS âm nhạc Quỳnh Hạnh trình bày bản DCHL theo một kỹ thuật ca hát miền Nam thời xưa.»

Những Nhạc sĩ sử dụng các Loại Đàn Cổ:

Dàn Kìm :Nhạc sĩ Michel Mỹ, giáo sư Nguyễn Xuân Phong
Đàn Vọng Cổ : Nhạc sĩ Minh Thanh, Minh Đức, nhạc sĩ Mai Thanh Hùng, nhạc sĩ Văn Được, nhạc sĩ Văn Trực.

Đàn Bầu : nhạc sĩ Xuân Lôi, nhạc sĩ Đoàn Văn Linh, nhạc sĩ Trọng Lễ.

Đàn Tranh : Giáo sư Trần Văn Khê, TS Thuyết Phong, GS Trần Quang Hải giáo sư Phương Oanh , giáo sư Quỳnh Hạnh, giáo sư Nguyễn Thanh Vân, giáo sư Hồ Thụy Trang, giáo sư Trần Quang Hải, bác sĩ Thu Thảo.

Nếu trong giới đờn ca tài tử ở quê nhà họ gặp nhau trong những buổi hòa nhạc đờn hát để thưởng thức tài nghệ chớ không phải để kiếm tiền mưu sống, thhì những nghệ sĩ cải lương ở Paris vì yêu nghề họ đã bỏ tiền, bỏ thì giờ để tập dượt tuồng cải lương cố xây dựng một sân khấu nghệ thuật phục vụ người đồng hương nhằm bảo tồn văn hóa dân tộc nhưng ước nguyện đó không thành!
Kể từ sau năm 1975 đến nay người Việt dù sinh sống ở khắp nơi hải ngoại nhưng vẫn giữ được một số truyền thống dân tộc, những thế hệ sau vẫn tiếp tục học tiếng Việt và nói tiếng Việt. Những thế hệ sinh ở Pháp hoặc qua Pháp lúc còn bé nếu nói được Tiếng Việt thì đã qúy, hát được tiếng Việt và trình diễn cho những người đồng hương thưởng thức thì càng qúy hơn. Đó là công việc góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc nơi xứ người mà Học giả Phạm Quỳnh ngày trước đã nói : «Truyện Kiều còn thì Tiếng Ta còn, Tiếng Ta còn thì Nước Ta còn ».


NGHỆ SĨ TRÚC TIÊN, 

Tên thật Trần Thị Trúc Tiên, sinh quán tại Mỹ Tho, là con trưởng trong một gia đình có truyền thống cổ nhạc, cha Trúc Tiên thuở trẻ có một thời theo gánh hát Cải Lương. Năm1984 cô theo cha mẹ sang Pháp đoàn tụ gia đình lúc 10 tuổi.

Trúc Tiên tốt nghiệp tại đại học Sorbonne – Paris I. Hiện nay cô làm việc trong ngành truyền thông.
Nghệ sĩ Trúc Tiên khi qua Pháp tuổi còn quá nhỏ ngôn ngữ chính sử dụng hàng ngày trong trường là Pháp ngữ nên dễ quên Tiếng Việt, để có thể nói và viết được tiếng Việt thông thạo không phải là điều dễ. Trúc Tiên có giọng hát truyền cảm chất giọng mà giới đờn ca tài tử gọi là giọng ca mùi nên mới bước vào làng cổ nhạc đã được nhiều người mến mộ. Phải chăng trong con người của Trúc Tiên đã có sẵn máu nghệ sĩ tiếp nối sự đam mê cổ nhạc của người cha. Lòng đam mê văn nghệ đã thúc dục cô tìm kiếm, nghiên cứu sách tự học hát để thỏa mãn sự yêu thích của mình, nhưng chất giọng đó lại giúp cô đạt được môt số thành quả trong lãnh vực văn nghệ trong sinh hoạt cộng đồng. Vì muốn tiến xa hơn trên con đường nghệ thuật cô đã tìm học một số thầy giỏi trong ngành Đờn ca Tài tử để học luyện thanh. Nhờ năng khiếu văn nghệ bẩm sinh, lại thêm nhiều năm thấm nhuần nghệ thuật diễn xuất từ các bậc nghệ sĩ tiền bối tài danh như nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Mai vào mỗi dịp nTết nguyên Đán, hững Ngày Văn Hóa….thường hay đến sân khấu của giáo xứ Việt Nam Paris trình diễn. Từ những câu hát trầm bổng, luyến láy, nhấn chữ, hay lối diễn xuất từ điệu bộ cách đưa tay lên, hạ tay xuống trong khi hát, đến những chi tiết rung vai, lắc đầu, xê dịch, đổi bước chân…của các bậc nghệ sĩ tiền bối đều đã được thu vào đôi mắt của cô bé Trúc Tiên. Những hình ảnh đó đã nhập tâm cô bé Trúc Tiên từ bao giờ, nên đến khi Trúc Tiên bước ra sân khấu trình diễn cách ra bộ rất tài tình đầy sáng tạo, có những lúc xuất thần như một nghệ sĩ lâu năm trên sân khấu màn nhung. Sau nhiều lần trình diễn ra tác phẩm ở một số sân khấu kịch nghệ của Paris. Trúc Tiên đã định hình thành một nghệ sĩ có tầm vóc trong làng cổ nhạc hải ngoại hôm nay.

Tác phẩm :
Đã phát hành 2 CD nhạc cổ Đàn Ca Tài Tử.
2 Nhạc kịch "Lục Vân Tiên" và "Kiều".
. Ngoài ra cô còn sáng tác thơ, vẽ tranh.

Đỗ Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét