Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

Để Trả Lời Vài Câu Hỏi về Cuộc Bại Trận của Quân Lực VNCH - Kb NguySaigon


Biệt Cách Dù VNCH Bắn Cháy 9 Xe Tăng T-54 tại Ngã tư Bảy Hiền sáng 30/4/75.
Ảnh: Corbis
Lời nói đầu : Hoàng Phương tự giới thiệu là người dân Saigon, còn trẻ , chưa tham gia vào Quân Lực VNCH có đặt vài câu hỏi cho chúng tôi về cuộc bại trận năm 1975 của QLVNCH.
Câu hỏi 1: Khi các anh rã ngũ, tháo chạy, tháo chạy chứ không phải rút lui chiến thuật, các anh có nghĩ đến thân phận người dân…???
Trả Lời: Thưa Ông Hoàng Phương , Thật hân hạnh cho tui được ông đặt vấn đề về niềm tin của người dân và tinh thần chiến đấu của chúng tôi .
<!>
Trước hết tui xin nhắc lại câu nói rất nổi tiếng của TT Kennedy : “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho bạn . Hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho Tổ Quốc ”. Khi ông đã hiểu câu nói trên và nếu biết tại sao câu nói trên nổi tiếng, công việc của tui rất dễ dàng . Tui không biết trình độ của ông tới đâu nhưng tui cũng ráng hết sức mình . Vấn đề là tui có thời gian có cho phép hay không . Bởi vì như ông đã biết . Tui chỉ là một viên Thiếu úy , cấp bậc thấp nhất hàng Sĩ Quan QLVNCH . Nếu ông hỏi tui vào những năm vừa thất trận hoặc đang ở tù thì không cách gì tui có thể trả lời cho ông được . Thời điểm đó tui cũng có những uất ức , những đau đớn, những câu hỏi như ông mà không có câu trả lời . Nhưng khi đến Mỹ nhờ đã hấp thụ nền giáo dục khai phóng của VNCH cho nên tui đã có thể tìm hiểu về chiến tranh VN , được đọc những tài liệu đã đươc giải mã và tui hy vọng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của ông

Có nhiều thuật ngữ mà có lẽ ông chưa biết như: Diện Địa, Di tản chiến thuật, Tái phối trí , Ngăn chận chiều hướng thua trận, Leo thang, Xuống thang … Chiến thuật khác chiến lược như thế nào …

Tui không hiểu Ông có phân biệt được tháo chạy và di tản chiến thuật khác nhau không ? Những cuộc lui quân trên Liên tỉnh 7B và Quảng Trị là một cuộc tháo chạy ? Xin cho tui được phép trình bày một góc cạnh của thời điểm đó . Theo bản tường trình của Tướng John Murray , Chỉ Huy Trưởng DAO thì:

“Vào lúc cao điểm của cuộc chiến , Quân Đội Mỹ và Đồng Minh có 433 Tiểu Đoàn và Quân Cộng Sản Bắc Việt xâm lược (CSBVXL) có 180 Tiểu Đoàn. Năm 1974, khi Quân Đội Mỹ rút quân về nước thì QLVNCH có 189 Tiểu Đoàn tác chiến . Quân số CSBVXL tăng lên 330 Tiểu Đoàn. QLVNCH không còn được Hoa Kỳ yểm trợ Hải Pháo, Không Quân chiến lược B52 và KQ chiến thuật F4. Quân viện bị cắt giảm chỉ bằng 2% tổng số kinh phí đã sử dụng cho Quân Đội Mỹ….”

Một bản tường trình khác :

“ Nếu viện trợ như cũ nghĩa là 2 tỷ 8 một năm thì giữ được 4 Quân Đoàn/ Quân Khu. Nếu viện trợ xuống 700 triệu thì chỉ giữ được Saigon và Quân Đoàn/ Quân Khu 4 mà thôi . Nếu viện trợ xuống 350 triệu chỉ giữ được Đảo Phú Quốc ” .

Hai bản tường trình nầy giúp TT Ford có lý do để xin Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho VNCH . Khi Hiệp định Paris được ký kết có giá trị thi hành ngày 23 tháng 1 năm 1973, Quân Đội Mỹ để lại cho VNCH nhiều chiến cụ . Nhưng không có đồ phụ tùng cũng như chuyên viên bảo trì và sửa chửa . Cho nên một thời gian ngắn những chiến cụ nầy hư hỏng và không có đồ thay thế . Nguyên tắc một đổi một không thể thực hiện vì viện trợ bị cắt giảm .

Năm 1974 viện trợ còn 1 tỷ 4 . Đến năm 1975 thì giảm xuổng 700 triệu . Cuối cùng Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ đồng ý 350 triệu mà thôi . Nhưng không tháo khoán có nghĩa là viện trợ năm 1975 là zero. Để thích hợp hiện tình viện trợ bị cắt giảm , TT Thiệu đã đưa ra chiến lược Đầu Bé Đít To . Chiến lược nầy được đưa ra quá trể vì TT Thiệu cứ giữ mãi chiến lược 4 KHÔNG . Trong đó có Không nhượng, không cắt đất cho CS . Đây là một sai lầm rất lớn của TT Thiệu . Khi Ban Mê Thuột thất thủ thì TT Thiệu thuyết trình cho các Tướng Tư Lệnh Quân Khu . Bỏ vùng rừng núi , ít dân . Chỉ giữ vùng Duyên Hải , dân cư đông và có tiềm lực kinh tế cho nên mới có Di Tản Chiến thuật và Tái Phối Trí . Cho nên bỏ Pleiku, Kontum rút về giữ Nha Trang, Phú Yên … Rút quân trong quan niệm điều quân rất khó thành công . Một trăm cuộc rút quân may ra thành công được một . Nhưng bắt buộc phải thực hiện. Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II /Quân Khu II là một tướng xuất thân từ Lực Lượng Đặc Biệt , chưa được huấn luyện cũng như kinh nghiệm để điều động hợp đồng binh chủng một đơn vị lớn như Quân Khu, lại không được Bộ Tổng Tham Mưu trực tiếp điều hành, chỉ huy . Giữ bí mật cuộc rút quân . Cho nên cuộc rút quân hoàn toàn thất bại khi chọn con đường hoang phế 7B , không di tản gia đình quân nhân trước . Cho nên hằng trăm ngàn nguời dân Pleiku và Kontum đã theo đoàn quân di tản . Người lính không thể cỏng mẹ , dắt cha, bế con dìu vợ mà chiến đấu được . Cho nên chưa di tản đã thấy số phận của đoàn quân di tản sẽ tan hàng . Những Sư Đoàn BV sau khi chiếm Ban Mê Thuột, khi biết Quân Khu II di tản đã nhanh chóng bôn tập và chỉ vài ngày sau đã bắt kịp đoàn quân và dân di tản . Họ đã pháo, đã bắn thẳng vào đoàn người di tản dù các Liên Đoàn Biệt Động Quân (BĐQ) và Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh (LĐ2KB) đã cố sức chống trả chấp nhận thiệt hại cũng không thể về được Tuy Hòa .

Trong cuộc rút quân tại Quân Khu 1, QL1 không thể sử dụng được nên cho rút quân về hai cứ điểm Huế , Chu Lai . Sau đó rút về Đà Nẳng. Từ Đà Nẳng tàu Hải Quân sẽ chở các đơn vì xuôi Nam. Các Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), Sư Đoàn 1, SĐ2, SĐ 3 Bộ Binh đã đến điểm hẹn tại cửa Thuận An, Tư Hiền . Nhưng các tàu Hải Quân (HQ) đã không đủ để đưa các binh sĩ rời khỏi Đà Nẳng . Cho nên có chuyện một Lữ Đoàn TQLC đã bị du kích bắt sống vì họ không còn đạn dược . Các binh sĩ SĐ1, SĐ2, SĐ3 BB bỏ đơn vị tìm thân nhân để tự túc xuôi Nam . SĐ1 Không Quân bất khiển dụng vì không có đủ xăng dầu để phi cơ cất cánh . Trên Liên Tỉnh lộ 7B không có cầu nổi trên Sông Ba , bị các SĐ Bắc Việt bôn tập từ Ban Mê THuột tâp kích . Các Liên Đoàn Biệt Động Quân và LD 2 Kỵ Binh đã chiến đấu mãnh liệt tìm sinh lộ và đã bị thiệt hại hơn 80% . Quân Đoàn 1 cũng xảy ra tương tự . Cuối cùng Đà Nẳng tràn ngập dân và lính và Hải Quân đã không đủ khả năng mang tất cả xuôi Nam . Chỉ khoảng chưa tới 40% được mang về Cam Ranh sau đó về Vũng Tàu tái phối trí . Không có chuyện tháo chạy chỉ là không đủ phương tiện và nhất là khi dân chạy theo lính thì coi như xong . Tướng nhà trời cũng đành chịu thua .

Còn chuyện bỏ dân tháo chạy đã làm cho dân mất niềm tin vào lính chỉ là một lối nói lấy được . Người lính nào ở Miền Nam mà không có gia đình . Gia đình đó là dân chứ còn ai nữa . Di tản dân, lo cho dân, cứu trợ cho dân là nhiệm vụ của chính quyền, của Thủ Tướng, không phải nhiệm vụ của Quân Đội, của người lính . Ông nên vào youtube ông sẽ thấy chính quyền đã trưng dụng tất cả tàu bè của hảng Vishipco Line các tàu Trường Xuân, Trường Thanh, Sao Mai … thuê mướn các tàu, các xà lan Đại Hàn , Đài Loan chở đầy những người dân ở Quân Đoàn 1 . Trên Liên Tỉnh Lộ 7B hàng trăm ngàn đồng bào đã theo chân người lính để về Tuy Hòa . Hàng trăm ngàn người dân và lính đã nằm lại LTL 7B . Người dân đã theo chân người lính để rút lui đó có phải vì lòng tin vào người lính VNCH. Nếu họ mất niềm tin vào người lính VNCH họ sẽ ở lại với quân giải phóng BV và họ sẽ được giải phóng cuộc đời theo đúng nghĩa đen. Báo chí phóng viên ngoại quốc đã gọi cuộc di tản của người dân theo chân các đơn vị QLVNCH là : Cuộc Bỏ Phiếu Bằng Chân

Đây là một đề tài lớn , tui sẽ cố gắng tuần tự để giải thích để tường trình cho một người dân chẳng làm gì trong cảnh quốc gia hưng vong bây giờ lớn tiếng hạch sách và kết tội những người đã can trường chống giặc cộng xâm lược . Chỉ buông súng khi viện trơ không còn . Người chiến sĩ QLVNCH làm được gì khi thế cùng lực tận , họ đã tự sát , vào tù từ năm ba năm đến hơn 17 năm và phần nhiều những binh sĩ và thương phế binh đã sống lây lất, khổ ải dưới đòn thù của CS .

Câu hỏi 2: Tại sao khi viện trợ bị cắt, VNCH thua rất nhanh trong vòng 30 giây ?

Trả Lời : Quân Lực VNCH được thành lập và huấn luyện theo quân Đội Mỹ để tiện cho việc viện trợ . Quân Lực VNCH phải đảm trách diện địa có nghĩa là giữ đất và giữ dân . Quân Bắc Việt không có đất cũng không có dân (có nhưng không đáng kể MTGPMN tuyên truyền láo là họ có 3/4 đất đai và 4/5 dân chúng ) Các Sư Đoàn Bắc Việt (BV) thiện chiến đóng quân bên Miên bên Lào . Tiếp liệu được đưa vào bằng hai ngã : Đường mòn HCM và Hải Cảng Shihanookville . Đồ tiếp liệu vào đất Miên nhiều hơn khoảng 10 lần theo đường 559 . Muốn giữ đất hay diện địa QLVNCH phải trải mỏng lực lượng ra. Nên khi Mỹ đổ quân vào VN khoảng 500 ngàn vào những năm 1967-71 thì vấn đề diện địa được giải quyết . Lợi dụng khi Quân đội Hoa Kỳ rút quân về nước thế diện địa bị phá vỡ, muốn tấn công chỗ nào. Thí dụ Quảng Trị năm 1972 , sáu Sư Đoàn (SĐ) Bắc Việt tràn qua sông Bến Hải chiếm các cứ điểm ở Ái Tử Đông Hà, các căn cứ Carol, Phượng Hoàng, Cửa Việt … sau đó đại quân tiến chiếm Quảng Trị . Vì là diện địa nên không đủ quân số để chống cự lại cuộc tiến quân vũ bão của các SĐ chính quy Bắc Việt . Chạy, tẩu vi thượng sách. Đó là thuật ngữ gọi là di tản chiến thuật, vì không chạy luôn. Tới bờ Nam sông Mỹ Chánh tái phối trí tại đó . Chận đường tấn công của quân BV . Sau đó lập cầu không vận chuyển các đơn vị Tổng Trừ Bị như Nhảy Dù , Thủy Quân Lục Chiến (TQLC ) Biệt Động quân ra chiến trường . Chỉ cần 3 ngày là đầy đủ quân số tham chiến . Năm 1972 quân đội Mỹ chỉ còn lại khoảng 45 ngàn quân . Lực lượng Mỹ chỉ án binh bất động không tham chiến . Nhưng QLVNCH đã được Hoa Kỳ yểm trợ mãnh liệt với không quân chiến lược hàng trăm, hàng ngàn phi xuất B52 và hàng chục ngàn phi xuất của Không quân chiến thuật cùng Hải pháo đã giúp cho cho các đơn vị tham chiến ở Quảng Trị một hỏa lực mạnh mẽ chưa từng có . Với hỏa lực nầy đã làm cân bằng sự chênh lệch quân số giữa quân Bắc Việt và QLVNCH và sự vượt trội về pháo tầm xa 130 ly, Hỏa tiển 122 ly, 107 ly của Bắc cộng . Tuy nhiên chiến thắng Cổ Thành Quảng Trị phải được hình thành từ quyết tâm, từ tinh thần chiến đấu, từ lý tưởng Bảo Quốc An Dân với 3 tín niệm : Tổ Quốc –Danh Dự –Trách Nhiệm đặc biệt với sự hy sinh vô cùng to lớn của các đơn vị tham chiến : Nhảy Dù- TQLC, BĐQ , SĐ1BB , Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh , và Pháo Binh … đã làm nên chiến tích thần kỳ trong một trận đánh lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam . Đó là thời còn đầy đủ viện trợ và được Mỹ yểm trợ hỏa lực dồi dào, nên đã phản công chiếm lại những phần đất đã mất như Cổ thành Quảng Trị. Đến thời Mỹ rút quân , không đủ quân diện địa , cầu không vận không thể thực hiện được vì không có đủ xăng dầu cho phi cơ . Thí dụ Trận Phước Long đầu năm 1975 . Nếu quý vị có đọc hồi ký Tướng BV Trần Văn Trà “Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”, Quý vị sẽ biết được Phạm Hùng và Trần Văn Trà đi về Hà Nội xin Lê Duẫn đánh Phước Long . Lê Duẫn bác bỏ vì sợ Mỹ trở lại . Nằn nì mãi Lê Duẫn đồng ý cho đánh nhưng chỉ giới hạn . Trần Văn Trà có cái nhìn chiến thuật trong một trận đánh nhưng Lê Duẫn nhìn qua lăng kính chính trị cho nên không cho Tướng Trà đánh . Tỉnh Phước Long chỉ có 5000 Địa Phương quân và Nghĩa Quân chống lại 3 Sư Doàn thiện chiến của BV (tức là 1 chống 10). Trận BMT cũng y như vậy. Chỉ diện địa Địa Phương Quân và Nghĩa Quân và chỉ một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 53, Sư Đoàn 23BB trấn giữ Phi Trường Phụng Dực . Lực lượng phòng thủ Ban Mê Thuột chưa tới 4000 quân làm sao chống lại 3 Sư Đoàn chính quy Bắc cộng tăng cường những Trung Đoàn Chiến xa và Pháo Binh .

Saigon không còn quân trừ bị vì các SĐ Tổng Trừ Bị Nhảy Dù và TQLC đang kẹt tại chiến trường Quảng Trị . Ngày xưa chỉ 3 ngày là SĐ Nhảy Dù hay TQLC có mặt tại Phước Long ngay . Bây giờ 1 tháng cũng chưa chuyển xong . Quân Nhảy Dù chưa tới thì Phước Long đã thất thủ từ khuya . Nhưng điều động Nhảy Dù vào Phước Long thì Quảng Trị lại hở . Đó là tình cảnh Diện Địa và viện trợ bị cắt . Cho nên Phước Long , Ban Mê Thuột bị mất rất giống nhau . Thời điểm đó quân BV đánh chỗ nào chiếm chỗ ấy dễ dàng . Trận Phước Long quân BV trước khi tấn công vào Tỉnh Lỵ đã pháo hàng ngàn quả 130 ly mỗi ngày . Trong khi Pháo Binh VNCH chỉ được pháo 2 quả cho một cây đại bác mỗi ngày . Khác nhau là chỗ đó . Phi cơ , Xe tăng, Tàu Hải quân không có đủ xăng dầu để di chuyển cho nên sau trận Phước Long , Bộ Chính Trị Hà Nội nhận xét Mỹ không trở lại VN và Quốc Hội Mỹ cắt viện trợ cho VNCH , nên Lê Duẫn đã cử Lê Đức Thọ vào Nam chỉ huy cuộc tiến công dứt điểm Saigon trong năm 1975 thay vì 1976 như dự định .

Quý Ông Hoàng Phương nên đọc hồi ký của Tướng Hoàng Cầm:“Chặng Đường 10000 ngày” , Hồi ký Trần Văn Trà :“Kết thúc cuộc chiến 30 năm” hay “Đại Thắng Mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng , “Hồi ký của Tướng Nguyễn Hữu An” sẽ biết được qua ngòi bút , qua cảm nghĩ , qua thực tế của các tướng lãnh BV , Quân Lực VNCH chúng tôi đã chiến đấu như thế nào ? Tinh thần chống cộng ra sao mà nhiều Tướng lãnh , Sĩ quan các cấp cùng hàng Hạ Sĩ Quan, Binh sĩ đã tự sát và nhiều người đã ở tù hơn 17 năm cùng hằng trăm ngàn Thương Phế Binh chúng tôi đã bị trầm luân khổ ải dưới chính sách trả thù của bọn Bắc Cộng .

Câu hỏi 3: Vẫn còn tiếp liệu cho 6 tháng và tinh thần chiến đấu không còn . Tháo Chạy hay Di Tản Chiến Thuật ?

Trả Lời: Thưa Ông Hoàng Phương, tui không có ý tranh cãi với ông khi Ông khẳng định là tháo chạy chứ chả có di tản chiến thuật gì cả. Cũng như vì chạy làng nên người dân VNCH đã mất niềm tin vào Quân Lực VNCH, cuối cùng ông cũng khẳng định là tinh thần chiến đấu của QLVNCH không còn nữa . Bây giờ thêm là VNCH vẫn còn tiếp liệu để chiến đấu trong 6 tháng .

Thú thật những khẳng định của ông khiến tui muốn trình bày một góc cạnh của ngày tàn cuộc chiến .

Về tinh thần , Ông có biết: Trận giải vây Đồn Biên Phòng Đức Huệ chỉ trong 1 ngày đánh tan tác Sư Đoàn 5 BV tháng 1-1974 . Trận đánh tại Long Thành , căn cứ Nước Trong , 12 chiến xa T54 bị bắn cháy và hơn 500 quân BV tử trận đầu tháng 4/ 1975 . Trận đánh tại quân Thủ Thừa , SĐ5 BV đã thiệt hại nặng nề và không thể cắt đứt Saigon và Quân Đoàn/Quân Khu IV. Đặc biệt Trận Long Khánh nguyên Quân Đoàn 4 do Tướng Hoàng Cầm đánh chỉ với SĐ 18 BB. Chúng tôi đã 1 chống 5, chống 10 mà quân BV không thể chiếm được Long Khánh . Tướng Trần Văn Trà phải ra điều nghiên và quyết định bỏ Long Khánh đánh Biên Hòa . Đêm 29 tháng 4 năm 1975 , SĐ 341 BV đã đại bại tại Biên Hòa khi đánh nhau với Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3/ Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh do Tướng Trần Quang Khôi chỉ huy . Sau đó Lực lượng Xung Kích và Lữ Đoàn 3 KB đã kéo về bảo vệ Saigon sáng 30 tháng 4 . Khi chúng tôi đến Bình Triệu thì TT Dương Văn Minh đã đầu hàng . Chúng tôi ước ao được đánh trận cuối cùng mà không được . Vậy thì cho tui hỏi Tinh thần ở đâu mà người chiến binh QLVNCH đã đứng vững trong ngày cuối cùng cuộc chiến ?
Trong cuộc họp tại Cam Ranh, Tướng Phú xin TT Thiệu tử thủ tại Pleiku vì các kho đạn kho hàng còn đầy đủ. TT Thiệu hỏi tử thủ trong bao lâu , Tướng Phú trả lời 1 tháng , TT Thiệu hỏi: rồi sao nữa ?, Tướng Phú không có câu trả lời nên mới có cuộc rút quân trên Liên tỉnh 7B về Tuy Hòa . Nhắc lại 1 tháng cho Quân Khu 2 chứ không phải 6 tháng nhá!

Tui cũng muốn kể cho Ông nghe câu chuyện ông Tướng của tui, Tướng Trần Quang Khôi , đang thụ huấn khóa Chỉ huy và Tham Mưu Cao Cấp ở Leavenworth (The United States Army Command and General Staff College ) Lúc Hiệp Định Paris được ký kết tháng giêng 1973, các SQ Hoa Kỳ cùng khóa đã khuyên Tướng Khôi ở lại Hoa Kỳ vì chiến tranh đã xong rồi . Họ sẽ giúp cho Tướng Khôi ở lại . Tướng Khôi khẳng khái trở về vì đất nước cần Tướng Khôi hơn bao giờ hết . Tướng Khôi đã trở về nước chiến đấu và ở tù 17 năm .

Trong “Decent Interval” tác giả Frank Snepp, một nhân viên CIA cao cấp tiết lộ : Kissinger đã từng than : ‘Sao chúng nó không chết phứt cho rồi’. Kissinger đã thương thảo với Chu Ân Lai , sau khi HD Paris ký kết cần một thời gian coi được để VNCH chết khoảng 1974. Nhưng VNCH đã không chết theo ý muốn của Kissinger . Vẫn chiến đấu trong tuyệt vọng đến 1975 thì mới thực sự sụp đổ khi viện trợ là con số không to tướng .

Như vậy Ông thấy rằng cái chết của VNCH được quyết định từ Washington chứ không phải ở chiến trường VN . Và ông phải biết rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi không chỉ chống lại một mình quân đội Bắc Việt mà Quân Lực VNCH chúng tôi đã chống lại toàn thể khối cộng sản gồm Liên Xô Trung Cộng , Đông Đức và toàn thể khối Đông Âu Cộng Sản cho nên:

Phải nhớ, phải biết rằng :

Cuộc bại trận nầy không làm mất Danh Dự , Niềm Tin và Lý Tưởng
của toàn thể Chiến Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

KB NguySaigon

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét