Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 02 tháng 12 năm 2021 - Hà Trung Liêm

Tưởng Năng Tiến – Lá Cờ Xui Xẻo

https://docs.google.com/document/d/14TjxVFjpXHl7-H57RTG6duX3My020G5A/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nạn nhân sắp tới có thể sẽ là bà Huỳnh Thục Vy, điều phối viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Theo bản Kết luận điều tra số 46, ngày 16-10-2018 của công an thị xã Buôn Hồ – tỉnh Đắc Lắc – người phụ nữ bất đồng chính kiến này bị khép tội “xúc phạm quốc kỳ” tại Điều 276 (BLHS năm 1999) với hình phạt “phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

<!>

Theo tôi khung hình phạt này hơi bị nhẹ. Án tù nên tăng lên đến 30 năm để ai cũng  ý thức được rằng lá cờ đỏ sao vàng của ĐCSVN xui lắm, mọi người không nên đụng chạm hay dây dưa với nó làm gì.

Cánh Cò - Đem chông đi cắm xứ người

01/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1LhQiAwAn64vTgrhNZ-nhBzKuhZPhw2wu/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhưng đem chông qua tới Mỹ cắm trước sân khấu thế giới là một thái độ chứ không phải là một màn kịch diễn tồi. Thái độ ấy nói lên tâm trạng của một phe phái đang hiện hữu trong lòng của Đảng, đang ngày đêm tìm mọi cách tạo cú hích đau nhất, bén nhất cho mối bang giao mà Bắc Kinh không bao giờ muốn thấy.

Đem chông đi cắm xứ người tưởng rằng phá hoại được ý muốn "khép lại quá khứ, hướng đến tương lai” của hai nước nhưng nhờ mạng xã hội, cả nước biết được mối dã tâm ấy đang nằm yên trong Bộ chính trị chờ chực cơ hội để làm cuộc “chông biến” và dã tâm ấy hôm nay đã lộ ra.

Ông Trọng nếu là người chủ động cho phép thì phải trả giá trước lịch sử, bằng không tên Trọng Thủy ngày nào đang kè kè bên ông để phá hoại chiếc nỏ thần mang tên “White House” bằng những cây chông mà ngày xưa cả miền Bắc cùng nhau vót lấy để tiêu diệt bọn Mỹ cọp beo, trong đó có cả dòng họ của cô hoa hậu Thanh Hóa.

Đơn giản, không ai dám làm điều này ngoại trừ được phép từ Ban tuyên giáo Trung ương.

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - “Liên quan” và “Liên hệ nhân quả”

01/12/2021

https://docs.google.com/document/d/19HKVSnsPCnoqb9KO-zLcTzJo1rVDkfYg/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bây giờ, chúng ta thử xem xét 2 trẻ em chết sau khi tiêm vaccine. Dĩ nhiên, hai em này tử vong sau khi tiêm vaccine, tức đáp ứng điều kiện 1. Chúng ta biết rằng vaccine có thể gây sốc phản vệ (và sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong), nhưng chúng ta không biết mối liên quan đó có độc lập với các yếu tố khác hay không. Ví dụ như người sốc phản vệ thường có yếu tố nguy cơ khác với người không bị sốc phản vệ. Chúng ta thiếu thông tin này. Do đó, điều kiện 2 không đáp ứng. Ngoài ra, 2 trẻ em còn sống trước khi tiêm vaccine, nhưng sau tiêm vaccine thì cả hai đều tử vong; như vậy điều kiện 3 được đáp ứng.

Trong 3 điều kiện trên, trường hợp đang bàn đáp ứng 2 điều kiện. Do đó, chúng ta chưa thể kết luận có mối liên hệ nhân quả giữa vaccine và tử vong. Nhưng chúng ta có thể nói có mối liên quan giữa vaccine và tử vong. Phát biểu “Hai trẻ tử vong sau tiêm không liên quan đến vaccine” [1] là không đúng.

Cơ sở nào để khẳng định Việt Nam ủng hộ AUKUS?

Hoàng Hằng / RFI

02/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1egds8HvNgsYvuVcuAgmSXZwJt0lSDEiY/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

TS. Nguyễn Hồng Hải : Kể từ khi DOC ra đời năm 2002 cho đến nay, ở mức độ nào đó nó đã xác lập được khuôn khổ để các bên liên quan, trước hết là các bên có tranh chấp trên Biển Đông, ứng xử về tuyên bố chủ quyền của họ trên vùng biển này. Tuy nhiên, có thể nói DOC có ý nghĩa nhưng hiệu quả không đáng kể bởi vì DOC chỉ là một tuyên bố mang tính kêu gọi và khuyến nghị, chứ không mang tính ràng buộc. Chính vì thế, các bên trong ASEAN vẫn quyết tâm thúc đẩy đàm phán để đạt được một văn bản COC có tính ràng buộc và thực chất.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tiến triển gì hơn. Sự trì hoãn này do nhiều yếu tố, trong đó một phần vì còn nhiều bất đồng về những quy định trong dự thảo COC, một phần vì tác động của đại dịch COVID-19 khiến các cuộc họp bị hoãn; và một phần nữa là do Trung Quốc cố tình trì hoãn trong khi tiếp tục có một loạt những hành động hung hăng và bắt nạt trên Biển Đông. Những hành động của Trung Quốc đi ngược lại tinh thần của DOC.

Lee Nguyen  - 3 thách thức của Việt Nam khi Campuchia làm chủ tịch ASEAN 2022

Một vị chủ tịch thân Trung Quốc.

02/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1H7uRdZyVMf7r_uj3R6fc5XkafaQC4ylI/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Dưới thời Campuchia, ASEAN sẽ phải vật lộn để có thể điều hướng sự cạnh tranh giữa hai cường quốc (Mỹ – Trung) trong khu vực. Hầu hết các thành viên của khối đều không muốn chọn phe nào, và Campuchia thì không phải là một người cầm lái điêu luyện.

Bên cạnh đó, do phải khắc phục hậu quả từ COVID-19 và tái thiết nền kinh tế, các quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé rất cần những nguồn vốn từ bên ngoài. Trung Quốc và Mỹ sẽ là sự lựa chọn. Nhiều khả năng, các nước thành viên sẽ buộc phải chọn bên và đẩy mạnh quan hệ ngoại giao song phương, dẫn đến sự rạn nứt, trì trệ trong khối.

Nguyễn Lương Hải Khôi  - Hiến tặng cho đại học

29/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1OyuDwY4czNH20Vi1UjHC4jWpz9viRfu3/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Giáo dục Việt Nam cũng nhận được một vài hiến tặng đáng kể từ nước ngoài nhưng truyền thông ít nói đến. Chuck Feeney là một tỷ phú và nhà từ thiện nổi tiếng của Mỹ. Ông đã hiến tặng một nửa kinh phí xây dựng Trường Đại học RMIT Việt Nam (khoảng 33 triệu USD), ông cũng hiến tặng cho một dự án giáo dục của Đại học Đà Nẵng. Ông cũng là nhà hiến tặng hào phóng cho các trường đại học Mỹ. 

Chuck Feeney sống một cách giản dị, không sở hữu nhà riêng mà ở chung cư thuê, không có xe hơi mà đi phương tiện công cộng, người ta chỉ biết ông giàu thế nào khi đếm số tiền ông cho đi, khoảng hơn 8 tỷ USD. Năm 2020, ông đóng cửa quỹ từ thiện của mình sau khi đã cho đi tất cả, với triết lý như ông thể hiện trong thư gửi cho Bill Gate, “cho người khác” cũng là một cách vì bản thân mình, “vì mình” không theo nghĩa ích kỷ mà theo nghĩa sống với giá trị mình theo đuổi: 

“Tôi không thể nghĩ ra cách nào sử dụng của cải một cách phù hợp và bổ ích cho cá nhân mình hơn là cho đi khi còn sống — để cống hiến bản thân hết mình cho những nỗ lực có ý nghĩa, nhằm cải thiện điều kiện sống của con người.” (Xem thư ông gửi Bill Gate)

Từng có một tháp tưởng niệm người đã thám hiểm sông Mê Kông đặt tại Sài Gòn.

Tháp kỷ niệm Doudart de Lagrée

by thivang1811

02/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1AtQa1J23HfbaCeMlWiS0ToWbdn9j_LFl/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 Để tưởng niệm ông, Pháp cho xây dựng một trụ tháp vuông bằng đá đứng trên đế rộng. Đài kỷ niệm Doudart de Lagrée, ban đầu đặt tại Đại lộ Bonard, nhưng sau đó để nhường đất xây Nhà hát Tây, nên được mang về đặt giữa bãi cỏ đối diện Đường Vannier (Ngô Đức Kế). Hàng rào bao quanh là 12 khẩu thần công dựng ngược, cắm mũi vào nền xi-măиg và nối nhau bằng dây xích. Đây là những khẩu pháo bảo vệ Thành Gia Định, đều mang niên hiệu Gia Long thứ 16 (1817). 

Tháng 7/1976 Sài Gòn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Vài năm sau, nghĩa địa Tây bị giải toả. Nước Pháp cho Bá Đa Lộc, Doudart de Lagrée, Francis Garnier… ” hồi hương “.  Lại cải táng, hài cốt các ông đáp máy bay sang Singapour, rồi được chuyển lên tàu Jeanne d’Arc, đưa về Pháp. Tàu cập bến Brest ngày 26/4/1983. De Lagrée được an nghỉ tại quê nhà vùng Dauphiné. 

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 02 tháng 12 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1h9p55t1GRcvh7jy2U3QR8UGr6yKxkZzN/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tại sao giới tinh hoa Trung Quốc đang đối mặt nhiều bất trắc?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why China’s elite tread a perilous path”, Financial Times, 29/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://docs.google.com/document/d/1BU_R_v79Th-H39TnaFFlGwKMnpc5GCOv/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bản chất của hệ thống Trung Quốc có nghĩa là không dính dáng đến chính trị cũng không có nghĩa là an toàn. Thế giới kinh doanh không rõ ràng và hoạt động dựa trên các mối liên hệ, vì vậy mọi người đều nằm trong cái mà Shum gọi là “vùng xám”, và do đó dễ bị buộc tội tham nhũng. Tất cả các thể chế đều nằm dưới ảnh hưởng của Đảng Cộng sản. Một luật sư thông minh hoặc một nhà báo mẫn cán cũng sẽ chẳng là gì nếu bạn bị bắt. Các tòa án có tỷ lệ kết án lên tới 99,9%.

Đứng đầu hệ thống là Chủ tịch Tập Cận Bình, một nhà lãnh đạo không chỉ bảo vệ Mao Trạch Đông mà còn cả Lenin và Stalin. Chính trùm mật thám của Stalin, Lavrenti Beria, là người đã từng giải thích về tính dễ bị tổn thương vô hạn của bất kỳ cá nhân nào trong một nhà nước cảnh sát, khi nói rằng: “Hãy chỉ cho tôi một người, và tôi sẽ tìm ra tội của anh ta.”

Mỹ đẩy mạnh chiến dịch thu phục ASEAN với Bắc Kinh trong tầm nhắm

Trọng Nghĩa / RFI

02/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1BeWiDbz-iUdsw3bYpgTzuoDmb2A3wfgb/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sau cùng, như tờ The Jakarta Post đã ghi nhận, dù tuyên bố quan tâm đến vùng Đông Nam Á, nhưng chính quyền Biden cho đến nay vẫn chưa bổ nhiệm được một đại sứ Mỹ bên cạnh khối ASEAN, một vị trí vẫn để trống sau khi người phụ trách chức vụ này bị chính quyền Donald Trump cho triệu hồi sớm.

Một nhà nghiên cứu Indonesia kêu gọi: “Hoa Kỳ không nên bỏ trống vị trí này quá lâu vì như vậy sẽ rất khó để tiếp tục nói rằng họ quan tâm đến ASEAN… Tất cả các đối tác đối thoại khác và các thành viên của Thượng Đỉnh Đông Á EAS đều có đại sứ của họ tại Jakarta (nơi đặt trụ sở ASEAN), thậm chí cả Vương Quốc Anh.”

Nguồn:

Bản tin Điểm Nhấn

Báo Quốc Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét