Bài bình luận của Chính Đệ
Tôi yêu tiếng nước tôi nhưng Bộ giáo dục cần phải qua đời trời ơi
Nguyên nhân thì nhiều. Thiết bị điện tử cầm tay tràn ngập khiến người ta dễ dàng giải trí bằng YouTube, Tik Tok, Facebook… và không đọc sách nữa. Các video ngắn rất đập vào mắt nhưng không thể trình bày sự tinh tế, đa tầng nghĩa và các sắc thái cảm xúc của ngôn ngữ, vì vậy số đông người chỉ nghiện video cũng không thể học được cách sử dụng ngôn ngữ.
<!>
Nguyên nhân quan trọng hơn xuất phát từ việc dạy văn trong nhà trường phổ thông.
Nguyễn Tuấn - Tại sao những ca khúc trước 1975 được ưa chuộng?
03/12/2021
Hôm nọ, ông NPTrọng phàn nàn là Việt Nam không có những bài hát hay. Tôi thì nghĩ khác ổng, vì Việt Nam có những bài hát hay. Có thể ổng chưa nghe đó thôi. Chúng ta thử tìm về nhạc thời trước 1975 ở miền Nam xem, có nhiều bài hay lắm chứ, và vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay dù nó bị vùi dập nhiều lần ...
Câu hỏi đặt ra là tại sao những bài ca đã được sáng tác hơn nửa thế kỉ trước mà đến nay vẫn còn được giới thưởng ngoạn, từ bình dân đến lịch lãm, đều ưa thích. Tôi nghĩ đến 4 lí do và cũng là đặc điểm của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam: tính nhân văn, tự do tư tưởng, tính phong phú, và giàu chất nghệ thuật.
Trần Trung Đạo – Số phận một loài chim
01/12/2021
Như vậy có gì giống nhau trong hoàn cảnh của hai em thiếu nhi Bắc Hàn và Việt Nam không?
Có chứ. Hai cơ chế chính trị ảnh hưởng đến đời sống của các em bé Bắc Hàn và Việt Nam về căn bản vẫn giống nhau. Hai con nước đều bắt nguồn từ thượng lưu sông Volga trong những thập niên năm đầu của thế kỷ 20 và vẫn còn đang chảy xiết.
Cả hai cơ chế chính trị đều nhằm ngặn chặn mọi suy nghĩ độc lập và hủy diệt mọi khả năng phản kháng của con người. Quyền căn bản đầu tiên trong nghiên cứu khoa học là quyền đặt vấn đề, thế nhưng quyền đó không đươc tôn trọng trong hai xã hội Bắc Hàn và Việt Nam.
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng – Phỏng vấn Phạm Văn Liễu - 1
04/12/2021
Phần 1
Cuộc phỏng vấn dài và được chia thành 3 phần.
“Chúng tôi không có tham vọng viết lịch sử các đảng phái Quốc Gia trong những ngày tháng 8/1945, mà chỉ cung cấp những tài liệu thô (raw material), qua lời nói của các nhân vật liên hệ, để các nhà nghiên cứu tự mình đánh giá, bổ túc, và đào sâu thêm hầu trả lời mấy câu hỏi lớn liên quan đến cuộc cách mạng tháng 8/1945.
Trong tập tài liệu này, chúng tôi chỉ làm công việc ghi lại nguyên văn và tóm tắt những lời của chứng nhân. Chúng tôi tôn trọng người được phỏng vấn và không làm việc phối kiểm tính xác thực (fact check) của những tuyên bố của họ.”
(Trích Lời Nói Đầu, Nguyễn Mạnh Hùng)
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng – Phỏng vấn Phạm Văn Liễu - 2
Phần 2.
04/12/2021
PVL: Có những anh em về sau thì mới học ở cái trường, được gửi đi học ở cái trường lục quân Quan quân Học hiệu ở trên Thành Đô ở Tứ Xuyên. Nếu anh em nào mà muốn học về văn thì được gửi vào học auditeur libre (bàng thính) ở cái trường Vân Nam Đại Học như cái anh Tú Đệ –Đặng Văn Đệ này.
NMH: À Đặng Văn Đệ ở Dallas!
PVL: Ở Dallas đó. Thì là anh đó được gửi đi, anh ấy được một thời gian anh ấy học trường Vân Nam Đại Học là auditeur libre, tức là hồi đó không cần anh ấy học chỉ biết là lên đến đó bắt buộc phải có bằng diplôme rồi, anh ấy có đủ sức thì anh vào.
NMH: Thế còn cái anh học Quan quân Học hiệu thì có ai đi học, có anh nào về không?
PVL: Thì cái trường Lục quân Quan quân Học hiệu thì có một số người đi học là cái nhóm của ông Xuân Tùng đó.
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng – Phỏng vấn Phạm Văn Liễu - 3
Phần 3. Hết
04/12/2021
PVL: Không biết ông có nghe không, tức trong đó có ông Huy này.
NMH: Ông Nguyễn Ngọc Huy.
PVL: Ông Nguyễn Ngọc Huy này. Hồi đó ông Nguyễn Tôn Hoàn làm Tổng trưởng Thanh niên thì ông Nguyễn Ngọc Huy với một số anh em ở trong nam này mới tổ chức ra Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn. Thì đó là hoạt động chặt chẽ. Nhưng mà thực ra Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn hồi đó nó lại không phổ thông trong quần chúng nghĩa là họ cũng làm, nhiều quần chúng phía dưới họ không thích. Hồi đó có tổ chức ra một trường huấn luyện cán bộ là hồi ông Nguyễn Tôn Hoàn làm Tổng trưởng Thanh niên thì mình có tổ chức một trường thanh niên ở Nha Trang.
NMH: À, ông Huy học ở đó chứ hay là cán bộ, huấn luyện viên?
PVL: Ông Huy, ông Huy dạy chính trị ở đó.
Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 04 tháng 12 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Đại-Dương: tranh chấp trên biển Đông Á
02/12/2021
Năm 1948, Trung Hoa Dân Quốc (thời Tưởng Giới Thạch) đã công bố Đường 9 Đoạn trên SCS kéo dài từ phía Đông Đài Loan tới Cụm Bãi cạn Luconia của Mã Lai Á. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) nối tiếp tuyên bố chủ quyền.
Năm 2009, Trung Cộng gửi yêu sách chủ quyền Thềm lục địa lên Uỷ ban Thềm lục địa Liên Hiệp Quốc đã bị chất vấn: (1) Không cung cấp lý do đòi chủ quyền Đường 9 Đoạn. (2) Bản đồ đính kèm không phù hợp với nguyên tắc vẽ bản đồ quốc tế. Bắc Kinh không phúc đáp mà tự coi như lẽ đương nhiên, bất chấp UNCLOS.
Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tạo ra đã công bố Phán quyết ngày 12/07/2016 trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Cộng về tranh chấp quyền-chủ-quyền trên Biển Nam Trung Hoa.
Biến thể Omicron xuất hiện ở nhiều tiểu bang Mỹ
BioNTech có thể nhanh chóng điều chỉnh vaccine với Omicron
VOA
04/12/2021
Nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 3/12 kêu gọi mọi người chớ hoảng sợ về sự xuất hiện của biến thể Omicron và nói rằng còn quá sớm để biết liệu vaccine có cần được điều chỉnh hay không, Reuters đưa tin.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của WHO, Christian Lindmeier, tại cuộc họp báo của Liên hiệp quốc ở Geneva khuyến khích các nhà sản xuất vaccine nên chuẩn bị cho khả năng điều chỉnh sản phẩm của họ.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét