Xin mượn một câu hát nổi tiếng trong nhạc Phạm Duy, trong loạt bài viết đưa độc giả “về miền quá khứ” này, chúng tôi xin kể lại, và lật lại những tấm ảnh xưa của Sài Gòn từ những năm 1955 đến 1975. Trong phần đầu tiên, xin lật lại những hình ảnh đẹp nhất của Sài Gòn năm 1955, ngay sau hiệp định Geneve không lâu. Đây là năm xảy ra rất nhiều biến động trong lịch sử đất nước. Trước đó không lâu, đã có gần 1 triệu người di cư từ miền Bắc vào miền Nam sinh sống. Đó là thời gian mà hiệp định Geneve vừa được ký kết để đình chiến giữa các bên, chọn vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời trong khi chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Đường Trần Hưng Đạo – Trụ sở Phủ tổng ủy di cư và tỵ nạn, phụ trách vấn đề di cư năm 1954. Ở vị trí ngày ngày nay là trụ sở của Công an TPHCM.
Khoản a, điều 14 ghi rõ: “Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy.”
Phủ tổng ủy di cư và tỵ nạn năm 1955
Thời điểm này, quân đội của Quốc Gia Việt Nam được tập hợp ở phía nam vỹ tuyến. Quốc Gia Việt Nam lúc này vẫn là do quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu và điều hành chính phủ là thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Đầu năm 1955, nội thành Sài Gòn có sự xung đột quân sự giữa lực lượng Bình Xuyên của Lê Văn Viễn và chính phủ Ngô Đình Diệm.
Tháng 4 năm 1955, quân Bình Xuyên tấn công thành Cộng Hòa. Quân đội Quốc gia phản công, phá được căn cứ chính của Bình Xuyên ở khu vực cầu Chữ Y khiến lực lượng Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi Sài Gòn – Chợ Lớn và rút về Rừng Sác.
Trong hình dưới đây là Đại lộ Trần Hưng Đạo vốn là một trong những con đường sầm uất nhất của Sài Gòn, đã bị trống vắng trong thời gian xung đột giữa quân Bình Xuyên và quân đội Quốc Gia.
Thời điểm này, để đánh dấu việc giành được độc lập từ Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ đường mang tên Pháp sang tên Việt. Đường Trần Hưng Đạo chỉ 1 năm trước đó còn mang tên là Galliéni.
Một buổi mít tinh chính trị tại rạp Nguyễn Văn Hảo yêu cầu truất phế quốc trưởng Bảo Đại
Năm 1955 cũng là thời điểm mà hố sâu ngăn cách giữa quốc trưởng và thủ tướng ngày càng lớn, và đến tháng 10 năm 1955, quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất khi cựu hoàng này đang ở nước Pháp.Mít ting ủng hộ Ngô Đình Diệm và đòi truất phế Bảo Đại tháng 10 năm 1955 tại quảng trường chợ Bến Thành
Ngay sau đó, ông Ngô Đình Diệm với vai trò là Quốc trưởng đã tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa. Chính thể mới Việt Nam Cộng Hoà được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 và sau đó ông Ngô Đình Diệm được bầu làm Tổng thống nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam.
Mời bạn xem qua các hình ảnh chọn lọc khác của Sài Gòn trong năm 1955:
đầu đường Hàm Nghi và Phó Đức Chính
Đường Catinat lúc này đã mang tên Tự Do, và Nhà Hát Thành Phố đã được cải tạo lại, bỏ đi các chi tiết hoa văn nguyên thủy để trở thành trụ sở Quốc Hội từ năm 1955.
Bức hình quen thuộc này đã được chụp từ năm 1955. Tòa Đô Chánh nằm trên đường Lê Thánh Tôn và đầu đường Nguyễn Huệ
Nhà Thờ Đức Bà năm 1955, góc đường Tự Do – Nguyễn Du. Nhà hình chóp ngay đầu đường phía Nguyễn Du là trụ sở Bộ Xã Hội
Bên trong trụ sở Bộ Xã Hội góc đường Nguyễn Du nhìn ra Nhà Thờ
Một lễ mít tinh tại dinh Độc Lập năm 1955, có thể là trong 1 buổi lễ nhậm chức của Ngô Đình Diệm
Dinh Độc Lập cũ, trước đó mang tên là dinh Norodom. Đến năm 1963 thì bị hủy để xây lại theo kiến trúc mới
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam năm 1955. Trước đó là trụ sở của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam, là một phần của Ngân hàng Đông Dương (Banque de I’Indochine, viết tắt là BIC) được thành lập ngày 21 tháng 1 năm 1875. Sau năm 1975, nơi đây trở thành trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kiến trúc của tòa nhà này đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
Bến Bạch Đằng năm 1955
Hộp đêm “La Croix du Sud” tại góc đường Catinat – Amiral Dupré. Sau 1955, tên đường đổi lại thành Tự Do – Thái Lập Thành, nay là Đồng Khởi – Đông Du. Hộp đêm này sau đó trở thành Vũ trường Tự Do nổi tiếng
Bến Bạch Đằng ngay đầu đại lộ Hàm Nghi.
Đường Tự Do rợp bóng cây. Phía cuối đường có thể thấy tháp chuông nhà thờ
Kho bạc Sài Gòn, sau 1955 là Tổng Nha Ngân Khố Sài Gòn, nằm trên đường Nguyễn Huệ. Ngày nay là Kho Bạc Nhà Nước
Bộ Quốc Phòng trên đường Gia Long, nay là trụ sở Bộ GTVT trên đường Lý Tự Trọng
Đường Tự Do từ Nhà Thờ đi thẳng ra bờ sông
Cầu Mống năm 1955. Là một trong những cây cầu cổ xưa nhất thành hố, vẫn còn cho đến ngày nay
Cư xá nhân viên Hãng xăng Shell, được xây dựng khoảng năm 1952. Hình này chụp mặt sau của tòa nhà, hình chụp từ phía đường Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo). Tòa nhà này hiện nay thuộc khu vực Nh
à khách T78 Văn phòng Trung ương Đảng, địa chỉ cổng vào tại 145 Lý Chính Thắng.
Tòa nhà trụ sở của Hãng xăng Shell tại góc đại lộ Thống Nhất và Cường Để. Hiện nay tòa nhà này thuộc về Petrolimex
Đại lộ Lê Lợi 1955
Góc phố Tự Do – Lê Lợi một ngày mưa năm 1955
Sông Sài Gòn
Người phụ nữ này đang bào rau muống với mấy cái bắp chuối (hoa chuối) ở phía trước
Nhà thờ Đức Bà năm 1955. Hình chụp lúc 3 giờ kém 20 chiều, nắng còn chiếu nghiêng trước mặt chính hướng đông của nhà thờ. Chỉ một lát nữa là mặt chính nhà thờ sẽ bị ngược nắng. Thời gian này mặt đồng hồ nhà thờ còn mang số tự La Mã. Qua thập niên 60 người ta thay đồng hồ mới, con số là những cái gạch.
Bưu điện trung ương Saigon ở bên hông Nhà Thờ
Trụ sở Cty xăng dầu Vacuum Oil góc Thống Nhất – Hai Bà Trưng
Rạch Thị Nghè nhìn từ cầu Phan Thanh Giản
Vòng xoay ở công trường Lam Sơn với thương xá Eden
Cảnh bình yên trên sông Sài Gòn – Bến Bạch Đằng năm 1955 nhìn từ khách sạn Majestic
Đông Kha (nhacxua.vn)
Nguồn hình ảnh: manhhai flickrhttps://nhactrinh.vn/moi-nguoi-len-xe-ve-mien-qua-khu-phan-1-sai-gon-nam-1955/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét