Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

Chuyên gia chỉ ra ‘dấu hiệu nhận biết’ việc ĐCSTQ xâm chiếm Đài Loan - Mạn Vũ

Máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc
Theo Giáo sư Chương Thiên Lượng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có phô trương máy bay, vũ khí, thanh thế như thế nào thì chỉ cần nước Mỹ nói: “Chúng tôi có thông tin về thân quyến, tài sản của các quan chức các vị”, ĐCSTQ tuyệt không dám manh động tấn công Đài Loan. Dấu hiệu trước khi ĐCSTQ tấn công Đài Loan: Quan chức di tản người thân và tài sản trên diện rộng Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 19/10, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã kể lại câu chuyện rằng mình đã tham gia một bữa tiệc do doanh nhân Hồng Kông Viên Cung Di tổ chức vào ngày 16/10 ở San Francisco. 
<!>
Tham dự sự kiện có khoảng 200 người, phần lớn là những nhân sĩ ủng hộ Hồng Kông, trong đó có 2 nhân vật đặc biệt là Giáo sư Dư Mậu Xuân (1) và Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo. Tại sự kiện, Cựu Ngoại trưởng Pompeo đã phát biểu rằng, ông vẫn lạc quan vì thế giới đang đi đúng hướng trong việc chống lại ĐCSTQ.


Giáo sư Chương Thiên Lượng (trái) và Giáo sư Dư Mậu Xuân chụp ngày 16/10 ở San Francisco

Tại buổi gặp mặt, Giáo sư Chương đã đưa ra góc nhìn về vấn đề “Liệu ĐCSTQ có dám tấn công Đài Loan” như sau.

Có một dấu hiệu vững chắc mà mọi người có thể nhìn thấy trước khi ĐCSTQ tấn công Đài Loan chính là: Nếu ĐCSTQ di tản các thành viên gia đình của họ như con cái, tình nhân, tài sản… rời khỏi Hoa Kỳ trên quy mô lớn để trở về Trung Quốc Đại lục, thì đây là dấu hiệu báo trước cho cuộc tấn công Đài Loan.

Giáo sư Chương đề xuất rằng, chính phủ liên bang Hoa Kỳ nên cho ĐCSTQ một tín hiệu rõ ràng, không cần nói về sức mạnh tàu chiến của Hoa Kỳ hay Đạo luật Quan hệ Đài Loan, mà chỉ cần nói rằng: “Nước Mỹ hiện nay đang nắm trong tay tất cả thông tin tài sản, tài khoản ngân hàng, bà hai, bà ba, con cháu… của tất cả các quan. Chỉ cần ĐCSTQ đánh Đài Loan, ngay tức khắc tài khoản ngân hàng của các quan chức sẽ bị đóng băng, sau đó trục xuất hết thảy người thân thích của họ về nước”.

Theo giáo sư Chương, nước Mỹ chỉ cần nói những lời như vậy, ĐCSTQ sẽ không dám đánh Đài Loan.

Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Magnitsky nhắm vào các quan chức tham ô hủ bại và đàn áp nhân quyền, cho phép Mỹ có thể trục xuất những quan chức này, kể cả gia đình của họ, đóng băng tài sản, không cấp thị thực, cấm họ và gia đình đến Mỹ. Giáo sư Chương cho rằng điều này Hoa Kỳ hoàn toàn có thể làm được.

Tại sao dấu hiệu tấn công Đài Loan của ĐCSTQ lại liên quan đến sự “di chuyển” người thân và tài sản của các quan chức tham nhũng hủ bại?

Dưới góc nhìn của nhà sử học đồng thời cũng là chuyên gia phân tích các vấn đề thời sự, Giáo sư Chương cho rằng: Chiến tranh là sự kéo dài của chính trị, nghĩa là thắng hay thua sẽ được gì mất gì về mặt chính trị. Mà chính trị ở Trung Quốc lại là cuộc đấu đá nội bộ, khi một quan chức ngã ngựa ngoài việc tham ô hủ bại ra, họ còn đứng sai bên trong cuộc chiến tranh giành quyền lực.

Thêm vào đó, ĐCSTQ dựa vào tham nhũng hủ bại để kết thành một nhóm nhỏ. Họ vì quyền lợi nên mới duy hộ lợi ích nhóm này. Do đó phần tử tham nhũng hủ bại là hạt nhân chống đỡ vững chắc nhất của ĐCSTQ.

Vậy thì khi ĐCSTQ tấn công Đài Loan sẽ nhận phải lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, mà phía Hoa Kỳ biết rằng điểm yếu chí mạng của ĐCSTQ lại nằm ở các quan chức tham ô hủ bại. Chỉ cần đóng băng tài sản, trục xuất người thân họ ở Mỹ là họ phải run sợ.

Trong hội đàm Thiên Tân diễn ra vào ngày 26/7, gương mặt chiến lang mới của ĐCSTQ là Tạ Phong đã vô tình tiết lộ tử huyệt của tổ chức này. Tạ Phong đã lập danh sách yêu cầu phía Mỹ:
Phía Trung Quốc kêu gọi phía Hoa Kỳ dỡ bỏ vô điều kiện các hạn chế về thị thực đối với thành viên ĐCSTQ và gia đình của họ (chính sách được chế định vào tháng 9 năm ngoái 2020 dưới thời chính quyền Trump).
Gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với người lãnh đạo, quan chức, bộ ngành chính phủ của Trung Quốc.

Điều này chứng tỏ lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến ĐCSTQ thấm đòn, tức là khiến hạt nhân duy trì tổ chức này có nguy cơ tan vỡ. Khi hạt nhân này bất ổn thì một số người di chuyển tài sản, hoặc ‘nhảy ra khỏi thuyền’.

Đây là lý do vì sao Giáo sư Chương đã chỉ ra dấu hiệu khi ĐCSTQ tấn công Đài Loan chính là việc “ĐCSTQ di tản các thành viên gia đình của họ như con cái, tình nhân, tài sản… rời khỏi Hoa Kỳ trên quy mô lớn”.

Putin tiết lộ thêm điểm yếu nữa của ĐCSTQ khi tấn công Đài Loan

Nói về khả năng ĐCSTQ xâm chiếm Đài Loan, thì đã có những phân tích như: Thế và lực của ĐCSTQ không đủ, Trung Quốc còn đói ăn và thiếu điện làm sao mở cuộc xâm lược nước khác, ‘muốn chiếm đóng bên ngoài, ắt phải an định bên trong’ trong khi ĐCSTQ nội chính thì bất ổn, còn ngoại chính là thù địch tứ phương; hay những lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ khiến ĐCSTQ hãi hùng khiếp vía v.v.

Còn lần này, một người bạn của Tổng bí thư Tập Cận Bình là Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiết lộ một điểm yếu nữa của ĐCSTQ nếu tấn công Đài Loan. Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 20/10, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có góc nhìn như sau.

Từ ngày 1 đến ngày 4/10, Trung Quốc điều lượng lớn máy bay chiến đấu quần thảo Đài Loan khiến tình hình eo biển Đài Loan rất căng thẳng. Đến ngày 13/10 giờ địa phương, Tổng thống Nga Putin phát biểu rằng: Khả năng xảy ra xung đột quân sự ở eo biển Đài Loan là không cao, ĐCSTQ có thể đạt được mục tiêu thống nhất Đài Loan mà không cần dùng vũ lực.

Giáo sư Chương cho rằng đoạn lời sau của Putin là không thực tế, bởi vì muốn thống nhất Đài Loan trong hoà bình thì người Đài Loan đồng ý mới được tính. Mà người Đài Loan quá hiểu bản chất ĐCSTQ, họ sẽ không muốn biến mình thành Hồng Kông phiên bản hai.

Do đó câu nói của Putin là giữ thể diện cho ông Tập, nhưng trên thực tế lại là một lời cảnh báo người bạn của mình: Đừng dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan. Tại sao Putin lại nhắn nhủ với ông Tập như vậy?

Chuyện bắt đầu từ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Nga diễn ra vào 16/6 năm nay. Trước cuộc gặp Tổng thống Mỹ Biden, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc phỏng vấn gần 90 phút với đài NBC vào ngày 11/6, trong đó có đề cập đến vấn đề Đài Loan.

Bỏ qua hết thảy những từ ngữ chính trị khách khí, thì nội dung ngắn gọn về vấn đề Đài Loan được đề cập trong cuộc phỏng vấn như sau.

Phóng viên Keir Simmons hỏi ông Putin: “Nếu Quân đội Giải phóng Nhân dân tấn công Đài Loan, Nga sẽ phản ứng thế nào?”. Ông Putin cười trong vài giây rồi trả lời: “Trung Quốc đang chuẩn bị thống nhất Đài Loan bằng vũ lực sao? Tôi chưa nghe gì về điều đó hết”. Đoạn tuyên bố tiếp đó nữa của Putin nhất trí với phát ngôn của ông hôm 13/10.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế, Giáo sư Chương cho rằng: Nếu ĐCSTQ đánh Đài Loan, họ chắc chắn sẽ thông báo cho Nga. Bởi vì ĐCSTQ tấn công Đài Loan sẽ đối mặt với lệnh cấm vận năng lượng.

Hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ hay châu Âu sẽ phong toả khu vực Thái Bình Dương, khiến đường giao thông ra biển phía đông của Trung Quốc bị chặn lại. Đến lúc này nguồn cung cấp năng lượng cho Trung Quốc chỉ còn có Nga ở phía bắc. Tất nhiên còn có khu vực Trung Á có thể vận chuyển khí đốt qua Tân Cương để đến Trung Quốc, nhưng về chủ yếu vẫn là từ Nga.

Nếu ĐCSTQ tấn công Đài Loan, nó cần sự ủng hộ của Nga để cung cấp năng lượng, thậm chí một ít vũ khí. Nhưng Putin nói ĐCSTQ không được đánh Đài Loan, trên thực tế là Nga sẽ không ủng hộ việc làm này.

***

ĐCSTQ cứ phô trương ầm ĩ là muốn xâm lược Đài Loan thế này thế kia, điều động không quân quần thảo Đài Loan, điều binh đến Phúc Kiến (tỉnh Trung Quốc nhìn thẳng ra Đài Loan)… nhưng nếu các quan chức chưa di chuyển người thân và tài sản rời khỏi Mỹ trên quy mô lớn, thì ĐCSTQ tuyệt sẽ không dám manh động với Đài Loan. Hơn nữa, điểm yếu của ĐCSTQ lại bị Hoa Kỳ cùng các đồng minh, thậm chí là nước Nga nhìn thấy, do đó nếu ĐCSTQ tấn công Đài Loan chắc chắn sẽ nhận hậu quả khôn lường.

Chú thích:

(1) Dư Mậu Xuân: Giáo sư được báo Mỹ giới thiệu là ‘người có sức ảnh hưởng trong việc định hình chính sách Trung Quốc dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump’.

Cựu Ngoại trưởng Pompeo từng hỏi Dư Mậu Xuân về cách xưng hô với Tập Cận Bình, Dư Mậu Xuân nói rằng, chức danh quan trọng nhất của Tập Cận Bình là Tổng bí thư, không nên gọi ông Tập là Chủ tịch Tập Cận Bình.

Bởi vì nếu gọi là Chủ tịch Tập Cận Bình thì dường như mang lại cảm giác ông Tập là do dân bầu, cho ông Tập một cơ sở hợp pháp. Do đó không nên gọi ông ấy là Chủ tịch Tập Cận Bình mà hãy gọi là Tổng bí thư Tập Cận Bình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét