Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 29 tháng 11 năm 2021 - Hà Trung Liêm

 Tưởng Năng Tiến – Cầm Cố & Thế Chấp

https://docs.google.com/document/d/1ahpXlXd9WcP8db6sDisFHZgOGYsp0icO/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc “Bắc thuộc mới” này, thực ra, đâu có đợi đến lượt các Chú mới bắt đầu. Cái gọi là Hội Nghị, hay Mật Ước, Thành Đô – chả qua – chỉ là một phương cách tái xác nhận “con đường nô lệ” mà Bác (kính yêu) đã chọn từ hồi đầu thế kỷ trước cơ :

<!>

“Tháng 10-1949, nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Hơn hai tháng sau Cụ Hồ bí mật len qua vùng địch ở Phục Hoà, Cao Bằng đi Trung Quốc qua Thủy Khẩu…Bác xuất ngoại, trong ATêKa chúng tôi rất mực vui. Đang vô thừa nhận mà lại sắp vớ được họ hàng toàn oách ra dáng hết. Đâu có biết đại thí sinh Hồ Chí Minh sắp dự cuộc khẩu thí mà nếu trúng tuyển thì đất nước sẽ đoạn tuyệt hẳn với thế giới. Chừng một tháng sau, Cụ về. An toàn khu mừng mở tom-bô-la, xổ số. Tôi trúng một bàn chải răng. (Trần Đ. sách đã dẫn, tr. 47).

Còn dân tộc Việt thì trúng quả đậm, quả bồ hòn! Tuy rất đắng nhưng lắm kẻ vẫn gật gù “làm ngọt” vì lắc đầu hoặc nhăn mặt thì sợ can tội “xuyên tạc lịch sử (hay “phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung”) và đi tù mút mùa Lệ Thủy! 

Nguyễn Tuấn - Tasteless

Hoa hậu Việt Nam biểu diễn đàn T'rưng "diệt giặc Mỹ cọp beo" trên đất Mỹ -RFA

28/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1RBqeCDTnDZapBNpznwq668kEQzC6XEFe/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nên nhớ rằng ông John McCain là một tù binh ở Hà Nội, nhưng ông cũng là người tích cực vận động Chánh phủ Clinton bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Có thể nói ông McCain là một người bạn của Việt Nam.

Thế nhưng Việt Nam lại đối xử với một người bạn bằng một bức hình sỉ nhục như thế! Hành vi tasteless của cô ĐTH và những người dàn dựng cho cô ấy chửi Mĩ chỉ là một hình thức của lịch sử lặp lại. Người Mĩ có câu "With friends like you, who needs enemies" (với bạn bè như anh, ai cần kẻ thù).

Ls. Đào Tăng Dực - Chúng ta có cần “Tiên Học Lễ Hậu Học Văn” hay không?

28/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1IRFhhrCETLDuz4n0-U6MyLrCxWPZU5Cq/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chính vì thế, khi GS Thêm đề xuất hủy bỏ câu châm ngôn “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn” là ông chủ trương phục hồi lại quan điểm Mác Lê nguyên thủy. Hậu quả là đảng CSVN hoàn toàn danh chánh ngôn thuận, theo lý luận Mác Lê, có thể tiếp tục trị quốc bình thiên hạ mà không cần tôn trọng thể xác và trí tuệ của nhân dân.

Dĩ nhiên điều này hoàn toàn vi phạm những khái niệm nhân ái của người Tây Phương trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, lẫn cốt lũy các tôn giáo truyền thống của nhân dân Việt Nam.

Đề xuất của GS Thêm chỉ là tiếng kêu gào vô vọng của một trí thức cộng sản thuần túy trong một thế giới không còn chỗ đứng cho độc tài đảng trị.

Có những hệ lụy gì khi Mỹ không mời Việt Nam dự Thượng đỉnh Dân chủ?

VOA Tiếng Việt

29/11/2021

https://docs.google.com/document/d/145vGfIxpdqWDSDAtUnnd8Q07Vv_3_MZi/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ông đưa ra quan sát rằng ở châu Á, Đài Loan là hình mẫu dân chủ hóa thành công nhất và đáng chú ý nhất để Việt Nam tham khảo, với thực tế là các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đảng phái, tự do chính trị, tự do kinh tế trên hòn đảo được quốc tế đánh giá cao. Ông Long nói thêm:

“Nó cho chúng ta bài học vô cùng quý giá: Một quốc gia châu Á, một quốc gia Khổng giáo, một quốc gia nhỏ, một quốc gia sống cạnh Trung Quốc hoàn toàn có thể trở thành một nền dân chủ, vừa thịnh vượng vừa có thể bảo tồn các giá trị truyền thống của Á Đông. Đài Loan là hình mẫu để chúng ta bác bỏ các luận điệu cho rằng các giá trị của Á Đông không phù hợp với các giá trị dân chủ của phương Tây. Đài Loan là minh chứng rằng Việt Nam hoàn toàn cũng có thể trở thành như vậy”.

Thư Sài Gòn: Omicron thì vẫn ráng vui chơi và tập thể dục vì dân sợ cách ly, sợ cấp cứu

Song May

Gửi bài cho BBC từ TP HCM

29/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1rPbsP7IK7y8xJ5uOIyHPlXJmm4FjBY0w/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuối tuần qua, anh tôi gọi điện kể ông hàng xóm bị cây kéo rớt vào chân gây hoại tử và đã chết sau khi cấp cứu ở BV Thống Nhất (nơi ông có bảo hiểm y tế). Người cháu của ông kể phải chờ ông có kết quả PCR thì mới được nhập viện. Sau 8 tiếng có kết quả, bệnh ông đã trở nặng và điều trị được hai ngày thì bệnh viện bắt về với lý do chết trong đó thủ tục lấy xác rắc rối. Người cháu phải đưa ông về và ông mất trên đường đi.

Anh tôi kết luận: Giờ cố gắng đừng bệnh, có bệnh tự mua thuốc uống, vào bệnh viện giờ khổ lắm. Khám bệnh test nhanh đã khổ mà nhập viện test PCR còn khổ hơn.

Điều tích cực là hàng xóm trong khu phố tôi ở rủ nhau mua xe đạp tập thể dục ngày càng nhiều.

Phập phồng lo lắng cũng chả ích gì, mỗi người tự tìm môn thể dục tập thôi.

Nguyễn Minh Quang – Tại sao triều cường sông Sài Gòn tại Phú An càng ngày càng cao?

28/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1YS9Xg07D1axHi8AGtlNh_1YZ8LO36pPs/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Giống như TS Chúc, TS Phạm Thế Vinh của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam giải thích: “Không chỉ diện tích ao, hồ, kênh rạch bị san lấp, mà có thể nói cả các khu vực trũng thấp chứa triều, các khu rừng ngập mặn. Nếu chúng ta xây dựng cơ sở hạ tầng trên đó, dòng triều không thể vào được các khu này, áp lực triều ngoài biển sẽ mạnh lên trong sông làm mực nước triều gia tăng. Việc mực nước gia tăng sẽ gâp ngập thêm.  Ngoài ra, những khu vực trũng thấp hiện nay, nếu chúng ta xây dựng đường giao thông đi qua làm cắt dòng triều xâm nhập, cũng sẽ làm mực nước tăng lên.” (4)

Nhưng theo một nghiên cứu của TS Vinh, “… tổng diện tích đất xây dựng trong vùng hạ lưu sông Đồng Nai khoảng 118.750 ha vào năm 1980, tăng lên 138.290 ha vào năm 1990 (tăng 16,5% so với năm 1980)…” (5).  Một nghiên cứu khác (6) cho thấy diện tích của TPHCM gia tăng đáng kể từ năm 1980 đến 1993 (Hình 2).

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 29 tháng 11 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1hmiS9-9-D51Bw5d969S2SgQdwxu7gzLB/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trung Quốc và Châu Phi, tuần trăng mật đã qua

Thanh Hà /RFI

29/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1c9aFKFN2Qpf-Ev-CJmJDtaQOxjqn5k7n/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Người lao động châu Phi càng lúc càng bất mãn vì bị chủ Trung Quốc ngược đãi hay bị « bóc lột như nô lệ ». Paul Nantulya thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Châu Phi lưu ý : đã đến lúc ngay cả giới lãnh đạo châu Phi không thể tiếp tục làm ngơ trước những bất bình trong xã hội liên quan đến Trung Quốc.

Cuối cùng Bắc Kinh có một nhược điểm lớn : Giới lãnh đạo châu Phi bắt đầu thấy rõ Trung Quốc chỉ đồng ý mở rộng quan hệ ngoại giao và thương mại, kinh tế, đầu tư với những quốc gia khác trên thế giới, nhưng không thể trông cậy vào ông khổng lồ châu Á này về mặt an ninh. Trong khi đó, vế an ninh, chống khủng bố ngày càng thách thức nhiều nước Phi châu.

Nguyễn Lương Hải Khôi - Trung Quốc Mộng của Tập Cận Bình: Phần 2 - Cải cách quân đội

29/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1dRcBMChYtRNhDIc51AbLCCUOC6iUeC4z/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Dù phải đối đầu với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, chứng kiến cuộc cải cách quân sự quyết đoán chưa từng có trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc, nhìn thấy cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc (chưa tính Đài Loan) đều lo lắng trước những bước tiến lớn của quân sự Trung Quốc, quân đội Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi nào.

Chắc hẳn trong nội bộ, quân đội Việt Nam đã có những nghiên cứu cải cách mà công chúng không được biết. Nhưng dẫu sao, đến hết 2021, quân đội Việt Nam vẫn duy trì đầy đủ các nhược điểm của quân đội Trung Quốc trước 2016, khi mà Tập Cận Bình đã bắt đầu “giải quyết được những vấn nạn suốt thời gian dài không thể giải quyết được" như “nghị quyết về lịch sử đảng" của Tập tuyên bố đầu tháng 11/2021.

Nguồn:

Bản tin Điểm Nhấn

Báo Quốc Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét