Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 02 tháng 11 năm 2021 - Hà Trung Liêm

 Song Thao - Tiến Sĩ Giấy

01/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1uzRbPTKxi1aUdaUduYVCw95VU3GSkxsw/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ông nghè sẽ làm quan trị dân. Có ông thanh liêm nhưng cũng có ông nhũng nhiễu làm khổ dân lành. Cụ Nguyễn Khuyến gọi những ông nghè mất nết này là “tiến sĩ giấy”.

<!>

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh ấy mới hời
Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.

Tôi thiệt trách cụ Nguyễn. Cụ đã đánh đồng ông tiến sĩ trên mâm cỗ rằm tháng tám của tuổi thơ tôi với phường quan lại bất tài, tham ô, nhũng nhiễu dân lành. Nhưng cũng phải cảm thông cho cụ. Người xấu bao giờ cũng nhiều hơn người tốt. Nhìn ngay trong nước ngày nay nạn “tiến sĩ giấy” tràn lan. Ra đường là gặp tiến sĩ. Đây là những “tiến sĩ giấy” thiệt thụ. Họ chỉ mua tấm bằng tiến sĩ in trên giấy. Còn đầu họ rỗng tuếch rỗng toác!

Song Chi – Việt Nam: Thời bình nhưng vẫn giữ tư duy, ngôn ngữ thời chiến

01/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1mXtJDCpOBVejAfHT2qQiBhqrNoGmAO2r/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nếu đất nước đang có chiến tranh mà nhà cầm quyền cho tới báo chí, sách vở có tư duy, ngôn ngữ thời chiến thì còn có thể hiểu được, nhưng thời bình mà họ vẫn không từ bỏ được cái lối tư duy, ngôn ngữ, hành xử như vậy. Sự thực là chỉ có một đảng cầm quyền thiếu tự tin vì không có tính chính danh, không do dân bầu lên, được xây dựng và tồn tại không phải bằng một mô hình, học thuyết, lý tưởng... thuyết phục nhân tâm mà chỉ bằng bạo lực và dối trá, mới có cái lối tư duy, ngôn ngữ cho tới từng chủ trương, chính sách hung hăng, hiếu chiến như thế. Thứ hai, ngôn ngữ bộc lộ bản chất của chế độ. Và đó là thứ ngôn ngữ của một chế độ độc tài, hoàn toàn thiếu vắng tính nhân bản. 

Phản đối mạnh đề xuất “lập vành đai” thu tiền dân đi xe vào nội thành

Diễm Thi, RFA
02/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1v-_HYc3s_s8ZGcgqugH34Blkunwti0SK/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hà Nội không phải là của riêng người dân Hà Nội hay của chính quyền Hà Nội. Hà Nội là thủ đô của một quốc gia, là một trung tâm văn hóa - khoa học - kỹ thuật - kinh tế. Rất nhiều tỉnh thành, rất nhiều doanh nghiệp, người dân có nhu cầu công việc phải đến Hà Nội. Thế bây giờ các ông lập trạm thu phí lên để các ông hạn chế người ta đến à? Không muốn cho người ta vào nữa à? Đâu có được! Không thể làm như thế được, mà phải tìm cách khác.”

Nhiều ý kiến cho rằng để lưu thông trong thành phố không bị tắc nghẽn, hoặc giải quyết việc ùn tắc giao thông cần phải nâng cấp đường sá, cơ sở hạ tầng… là trách nhiệm của Nhà nước và không thể thu tiền dân để làm những dự án mà sau thời gian dài thực hiện vẫn không giải quyết được như đề án chống ngập mấy chục năm qua tại Thành phố Hồ Chí Minh.

ASEAN đối mặt với những thử thách lớn chưa từng có

South-East Asia’s regional club faces its greatest tests yet

Credibility trumps consensus as ASEAN attempts to remain relevant

Nguồn: The Economist

Anh Khoa dịch  

02/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1J9aIwx_IkpQ23au0VuqP_niwsV4GlaOY/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một số nhà ngoại giao ASEAN, rất tán thành sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ ở Đông Nam Á, cho rằng nguyên tắc trung tâm không còn phục vụ lợi ích Đông Nam Á trong thời đại cần phải chống lại sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Giới xây dựng chính sách đối ngoại của Singapore, Philippines và Việt Nam nói chung hoan nghênh AUKUS vì đã giúp khôi phục cân bằng quyền lực trong khu vực. Thái Lan, một đồng minh hiệp ước của Mỹ nhưng gần gũi với Trung Quốc, im lặng. Có lẽ vì sợ rằng ANKUS có thể làm cho Trung Quốc phật lòng, tân thủ tướng của Malaysia, Ismail Sabri Yaakob, nhắc lại Đông Nam Á là một “khu vực hòa bình, tự do và trung lập” hoặc theo khuynh hướng dùng từ viết tắt trong vùng là ZOPFAN (Zone Of Peace, Freedom And Neutrality). Nhiều nhà hoạch định chính sách Malaysia gọi những phát biểu từ trước đến nay của các bậc thầy chính trị về chủ đề này là “vô nghĩa”.

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 02 tháng 11 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1BtkvXoWbjS0_fu-pSNLuMSxHZk-u7TaB/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Biển Đông, "chìa khóa" tự chủ về kinh tế của Trung Quốc

Thanh Hà /RFI

02/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1Xbg5IQpsxNgXMDY7lh433L6XFmFLl5DF/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hugo Billard: « Cuộc đọ sức với 5 nước trong khu vực - Brunei, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Việt Nam đã có từ lâu. Ngược thời gian, từ thế kỷ 18, Trung Quốc đã cho phổ biến nhiều bản đồ ra thế giới, nhất là sang châu Âu, với những vùng lãnh thổ, lãnh hải được ghi chú bằng tiếng Hoa để chứng minh rằng những khu vực đó thuộc về Trung Quốc. Nhưng từ thế kỷ 18 cho đến giai đoạn 1945-1949, Âu- Mỹ đã chinh phục hoặc mở rộng ảnh hưởng tại châu Á. Năm 1949 khi đảng Cộng Sản giành được quyền lực, Trung Quốc đã trở nên khép kín. Phải đợi đến thập niên 1970 chính quyền Bắc Kinh mới quan tâm trở lại đến Biển Đông. Chính xác hơn là vùng biển này trở thành một khu vực để Trung Quốc phô trương thanh thế ».

Nguyễn Quang Dy - Đài Loan và Biển Đông trong bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung

01/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1MBiKbza7hvAQ3cmyz6te5XSD95UlznEm/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

“Made in China 2025” để vươn lên ngang hàng với Mỹ, và chiến lược “Đường Lưỡi Bò” để thâu tóm Biển Đông và gạt Mỹ ra khỏi khu vực bằng “vùng xám” (grey area), với hạm đội “dân quân biển”.

Đó chính là sự khác biệt giữa Biển Đông và Đài Loan. Trong khi Trung Quốc dùng “vùng xám” và “dân quân biển” một cách hiệu quả để kiểm soát Biển Đông và gạt Mỹ ra khỏi khu vực, họ không triển khai “vùng xám” và “dân quân biển” tại eo biển Đài Loan. Trung Quốc không muốn chiến sự nổ ra tại Biển Đông, vì không muốn đối đầu với Mỹ. Theo binh pháp Tôn Tử, họ chỉ muốn dùng “cờ vây” để áp đảo đối phương. Nhưng nếu chiến sự nổ ra tại eo Biển Đài Loan, thì đó sẽ là một cuộc “chiến tranh thông thường” (conventional war).

Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng

Nguồn:  Gideon Rachman, “UK-French rivalry puts the west at risk”, Financial Times, 01/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://docs.google.com/document/d/131W-aawCKbfWHrjN0mJwENJPkGujAoGY/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đây là tuần mà Boris Johnson phải kêu gọi thế giới đoàn kết chống lại biến đổi khí hậu. Nhưng vị thủ tướng Anh tham dự COP26 trong khi bị phân tâm bởi một cuộc tranh cãi gay gắt với Pháp về vấn đề đánh cá.

“Bắn tỉa” và cạnh tranh nhau giữa Anh và Pháp đang trở thành một vấn đề quốc tế nghiêm trọng. Hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6 diễn ra trong bối cảnh một tranh chấp khác giữa Pháp và Anh – lúc đó là về vấn đề Bắc Ireland.

Mọi bất đồng nhỏ giữa hai nước dường như đều leo thang thành một cuộc cãi vã đầy những lời đe dọa và lăng mạ. Vấn đề cơ bản không phải là cá, hay Bắc Ireland. Mà là về Brexit. Nói một cách đơn giản, Johnson muốn Brexit thành công trong khi Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, lại muốn nó thất bại.

Nguồn:

Bản tin Điểm Nhấn

Báo Quốc Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét