Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

COVID-19 tại ASEAN hết 29/10: Singapore có ca mắc biến thể phụ AY.4.2 đầu tiên; Campuchia mở cửa du lịch - 7Hiền


Người dân chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 8/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 29/10, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 26.238 ca bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước. Trong khi đó, tổng số ca tử vong tới nay tăng lên trên 277.700 người.
COVID-19 tại ASEAN hết 28/10: Toàn khối thêm 516 ca tử vong; Ca mắc mới ở Singapore cao bất thường Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á sau vài tuần hạ nhiệt hiện đang có xu thế đi ngang trong mấy ngày qua. 
<!>
Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối, không nước nào có trên 100 ca tử vong/ngày. Dịch bệnh có xu thế xuất hiện đều tại các nước, thay vì tập trung tại một vài điểm nóng như mấy tháng trước đây.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 9 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Malaysia, Lào, Brunei và Việt Nam.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, “quốc gia vạn đảo” ghi nhận 683 ca bệnh mới và chỉ có 28 ca tử vong.
Chôn cất bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại một nghĩa trang ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN

Diễn biến dịch đã bớt nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, dù số ca tử vong vẫn cao. Ngày 29/10, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 44 trường hợp. Malaysia một ngày qua số ca mắc mới cũng tăng nhẹ, với trên 6.000 trường hợp, trong khi có 63 ca tử vong. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ ghi nhận 905 ca bệnh và 22 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức lo ngại.

Trong khi đó, Thái Lan hiện là điểm dịch nóng nhất Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 27/10 ghi nhận thêm trên 8.900 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 64 người (cũng cao nhất khu vực).

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 101 bệnh nhân mới và 7 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đang tính tới việc mở cửa trở lại.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 277.778 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 289 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên trên 13 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 12 triệu trường hợp.

Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, tất cả các nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

Diễn biến dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 29/10:
Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi
Indonesia 4,243,215 +683 143,361 +28 4,087,440
Philippines 2,779,943 +4,043 42,621 +44 2,686,692
Malaysia 2,460,809 +6,060 28,832 +63 2,361,919
Thái Lan 1,893,941 +8,968 19,070 +64 1,775,570
Việt Nam 910,376 +4,899 21,966 +56 816,132
Myanmar 498,605 +905 18,644 +22 464,954
Singapore 187,851 364 155,928
Campuchia 118,321 +101 2,773 +7 114,300
Lào 38,728 +447 61 +2 6,558
Brunei 12,955 +132 86 +3 10,864


Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại ga tàu điện ngầm ở Singapore. Ảnh: THX/TTXVN

Singapore ghi nhận ca mắc biến thể phụ AY.4.2 đầu tiên

Bộ Y tế nước này (MOH) cho biết nước này ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể phụ AY.4.2 của chủng Delta là trường hợp mắc COVID-19 nhập cảnh ngày 26/10 và không có bằng chứng về sự lây lan ra cộng đồng từ ca bệnh này.

MOH cho biết thêm trong khi các tác động của biến thể này vẫn đang được nghiên cứu, AY.4.2 hiện được cho là tương tự như các biến thể phụ Delta khác về khả năng lây truyền và mức độ gây bệnh nghiêm trọng.

AY.4.2, còn được gọi là biến thể Delta Plus, là một dạng đột biến của biến thể Delta. Nó là sự kết hợp của biến thể AY.4 Delta và biến thể đột biến S: Y145H. Biến thể phụ này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là một biến thể đáng quan tâm, nhưng chưa phải là một biến thể đáng lo ngại.
Biến thể phụ này đã được phát hiện ở ít nhất 42 quốc gia trên thế giới.


Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Dịch bệnh tại Lào có chiều hướng giảm

Bộ Y tế Lào ngày 29/10 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 447 ca mắc mới COVID-19; trong đó có tới 432 ca cộng đồng ghi nhận tại 12 tỉnh, thành; còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 38.728 ca.

Theo Bộ Y tế Lào, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại nước này có chiều hướng giảm khi số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận trong 24 giờ qua đã giảm so với những ngày trước (có ngày ghi nhận hơn 700 ca mắc mới). Tuy nhiên, số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại thủ đô Viêng Chăn vẫn ở mức ba con số với 253 trường hợp trong một ngày. Điều này khiến số bản được qui định là vùng đỏ tại thủ đô vẫn ở mức cao với 228 bản thuộc 9 quận.
Bộ Y tế Lào cũng cho biết, nước này vừa ghi nhận thêm 2 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 1 trường hợp chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 và có bệnh lý nền; nâng tổng số ca tử vong từ đầu đại dịch lên 61 trường hợp.

Trước tình hình dịch bệnh lây lan ra nhiều tỉnh, thành, Chính phủ Lào yêu cầu các địa phương tiếp tục chuẩn bị trung tâm cách ly và cơ sở điều trị đầy đủ; chuẩn bị ngân sách dự phòng để mua vật tư y tế, vaccine, thuốc điều trị, dung dịch xét nghiệm và các thiết bị cần thiết; đồng thời thực hiện chính sách và động viên tinh thần đối với cán bộ y tế và cán bộ chức năng liên quan trong việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 17/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Campuchia bắt đầu lộ trình khôi phục và thúc đẩy ngành du lịch
Campuchia đã bắt đầu lộ trình hướng tới khôi phục và thúc đẩy ngành du lịch trong và sau đại dịch trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 giảm liên tục kể từ đầu tháng 10.

Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Campuchia Aun Pornmoniroth ngày 28/10 cho biết "cơ chế hộp cát” - mô hình thử nghiệm mở cửa du lịch - cho phép khách du lịch quốc tế đến thành phố Sihanoukville, đảo Koh Rong (tỉnh Sihanoukville) và Dara Sakor (tỉnh Koh Kong) kể từ ngày 30/11 tới mà không cần cách ly là bước đi đầu tiên trong chiến lược tổng thể từng bước mở cửa trở lại đón khách quốc tế. Theo ông Pornmoniroth, "cơ chế hộp cát” sẽ được giám sát và đánh giá kỹ lưỡng. Nếu thành công, cơ chế này sẽ mở đường cho Campuchia đón khách du lịch không cần cách ly.

Bộ Y tế Campuchia ngày 29/10 xác nhận số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua ở mức thấp nhất trong 29 ngày với 101 ca, trong đó có 18 ca nhập cảnh. Bộ trên cũng thông báo về 7 ca tử vong mới, trong đó có 5 ca chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho thanh thiếu niên tại Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN

Malaysia mua vaccine của Pfizer tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi
Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết nước này sẽ xúc tiến mua vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech để tiêm chung cho trẻ em, sau khi ủy ban cố vấn của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị sử dụng vaccine này cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Trong khuyến nghị, ủy ban trên cho biết lợi ích của loại vaccine này nhiều hơn rủi ro. Hiện FDA chưa đưa ra quyết định về việc này. Trong một bình luận trên mạng Twitter, ông Jamaluddin cho biết có những lựa chọn khác, như vaccine của công ty công nghệ sinh học Sinovac (Trung Quốc), cũng sẽ được cân nhắc sử dụng để đảm bảo trường học mở cửa an toàn trở lại.

Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Malaysia, khoảng 62% thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi tại nước này đã được tiêm phòng đầy đủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét