Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng

Kính thưa quí bạn

Hôm nay lại đến với các bạn vài chuyện đời thường, chuyện “đổi font chữ” là thứ mà nhiều bằng hữu hỏi hoài, nên nay tôi làm hướng dẫn kỷ hơn

1. Hỏi đồi font VNI ra VPS (có software và video hướng dẫn)
2. Lượm được trong email câu chuyện về chính tả vui vui (tại sao tôi viết quí bạn mà không viết quý bạn)

3. Linh tinh

HCD 26-Sep-2021

Link download App

<!>

Nếu các bạn không thấy hình thì nên dọc Microsoft Word attached.
(Theo qui ước xưa nay chữ tím là của hcd tôi viết vào, còn chữ xanh két hay chữ đen nghiêng hay đứng là trích email của người khác)

Thưa quí bạn câu hỏi dưới đây tôi gặp thường xuyên, và hình như quí vị văn, thi sĩ, quí vị học giả đều cần, do vậy tôi viết kỷ một chút để khi cần các bạn dễ thực hành.

From: Tran Bang Thach <tran t2 @ gmail.com>

Date: 9/26/21 5:40 AM (GMT-08:00)


Subject: Nhờ giúp

Kính Giáo Sư,

Tôi vẫn đọc và lưu giữ những bài viết thật hữu ích của Giáo sư trong cuộc sống, nhất là về computer, thực phẩm, v.v...Cám ơn GS rất nhiều.

Hôm nay tôi có vấn đề nhờ GS giúp giùm: Tôi có bài viết lâu lắm rồi, dúng font VNI, nay tôi muốn chuyển sang VPS. Tôi nhớ ngày trước tôi có dùng 1 chỉ dẩn của GS, nay cũng dùng cách đó mà làm hoài mà không được.

Kính nhờ GS giúp giùm.

Trân trọng cám ơn và kính chúc sức khỏe Giáo Sư và toàn gia.

Trần Bang Thạch, Houston TX


-- Trần Bang Thạch



713-385-8482

HCD: Thưa anh chuyện nầy rất nhiều người hỏi và cần, tưởng là khó thật ra khá dễ dàng.
Trước tiên chúng ta nói cho rõ rằng (thì là) tất cả các software dùng bỏ dấu như VNI, như VPS, như Unikey… đều có phần đổi mã (encoding) mà chúng ta gọi sai là đổi font.

Trước đây anh viết bài bằng VNI nay muốn nó đổi ra VPS. Tức là đỗi mã (encoding) từ VNI (phải xài font chữ VNI, ten font thường khởi đầu bằng chữ VNI….) sang mã (encoding) VPS (phải xài font chữ VPS).
Tuy anh nói vậy nhưng tôi đoán anh muốn đổi từ VNI thành kiểu encoding mà đa số đang xài ngày nay là Unicode (font chữ của Microsoft Windows). Xin các bạn có bài viết cũ bằng các font “lạ” nên lưu ý đổi qua Unicode là loại xài khắp thế giới hiện giờ, chữ Nhật, chữ Miên… cũng đều dùng mã Unicode.

Thí dụ cái email nầy và tất cả email có dấu khác mà anh nhận được, cũng như các trang web chữ Việt hiện nay đều theo mã Unicode, không phải VPS hay VNI đâu.

Tuy rằngcác software VNI, Unikey hay VPS… (có cả vài chục software bỏ dấu khác xưa nay) đều có phần convert ra mọi kiểu mã mà anh muốn, nhưng ở đây tôi có một program nhỏ dễ dùng đổi mã mọi thứ “font” thông dụng. Đó là VietUni (Copyright © 2011 wWw.Trong.Tk Home Page: http://www.trong.tk E-Mail: support@trong.tk)

Xin anh xem video hướng dẫn nơi đây:



Link download App


------------

From: tom le <tomlehanoi@yahoo.com>

Sent: 26 September 2021 9:45 SA


Subject: Re: [quanvenduong] Bac si noi, binh nhan Covid-19 noi, chinh ta, sach xua

Thưa quý vị: Nói về chính tả chỉ nói riêng về chữ i và Y.Do viết lâu quen như bác sĩ hay Bác sỹ có thể chấp nhận được,vì Việt Nam chưa có hàn lâm viện về ngôn ngữ,còn Thanh Thúy viết thành Thanh Thúi.....Dấu sắc,huyền ,hỏi,ngã, nặng,rất quan trọng (ngữ điệu), để dấu không đúng làm sai câu nói.Dấu mũ cũng vậy: giả dụ :Chúc hương hồn sớm về cõi Phật,nếu thiếu dấu mũ thành cõi phạt.Không chúc mà rủa sả………….

HCD: Thưa các bạn sinh ngữ thì thường thay đổi theo thời gian. Do đó các bạn thấy xưa nay tôi chỉ nói người xưa viết thế nầy, người nay trong nước viết thế nầy, nhưng chưa bao giờ nói thế nầy đúng thế nầy sai.

Người xưa viết Bác sĩ (theo tự điển in năm 1900), người trong nước ngày nay có một số viết Bác Sỹ.

Người xưa viết quí vị (theo tự điển in năm 1899), người trong nước ngày nay có một số viết quý vị.

Chỗ đứng của riêng tôi là tôi viết theo ông bà mình ngày xưa đã viết.
Ngày xưa (1800) không có chữ quý, mà cũng không có chữ sỹ luôn.

Nếu các bạn không thấy hình thì nên dọc Microsoft Word attached.


Đây là quyển tự điển in năm 1898, có cả chữ nôm, chỉ có chữ quí, không có chữ quý. . Lúc tôi ở làng quê người ta thường thay chữ quí bằng chữ quới thí dụ thầy bói nói “có quới nhơn phò hộ”.



Và quyển nầy cũng vậy:


----------

Biếu các bạn quyển nầy luôn, in năm 1970 thì tôi không tra thử.



-----------

Và thưa các bạn cũng lại chuyện chánh tả. Dưới đây tôi lượm được những lời bàn tán về chữ lẫy và lẩy

(Theo qui ước xưa nay chữ tím là của hcd tôi viết vào, còn chữ xanh két hay chữ đen nghiêng hay đứng là trích email của người khác)

Von: hoangdung <h angdung7 @ gmail.com>

Date: Di., 27. Juli 2021 um 17:57 Uhr

Subject: Hỏi ý kiến về chính tả

To: Trung Tin LY <

Kính thưa anh Trần Trung Tín,

Xin anh giúp ý kiến và giải thích chữ (lẫy) đưới đây là dấu hỏi hay dấu ngã, vì trong số bạn bè có người nói dấu ngã có người nói dấu hỏi.

Hay buồn hay lẫy nào tha thứ
Ưa giận ưa hờn chẳng bỏ qua

Xin cám ơn anh nhiều, chúc anh và gđ luôn an vui khỏe mạnh,

Hoàng Dũng

--


Sent: 26 September 2021 5:07 SA

To: …………

Subject: Fwd: Hỏi ý kiến về chính tả

TAP CHI DAN VAN

DANVAN MAGAZINE


Thưa anh Hoàng Dũng,

chữ lẫy (dấu ngã) không có trong Tự Vị Hỏi Ngã Chánh Tả (trang 46) mà chỉ có chữ lẩy (dấu hỏi).

Theo tôi chữ lẩy (dấu hỏi) giống như giận lẩy đúng nhất.

Thân chúc Anh cùng quý quyến vạn an.

Germany, 26.09.2021

Chủ Nhiệm TCDV.

LÝ TRUNG TÍN

From: Nhac Tran <nhac.tran@free.fr>

Date: Sun, Sep 26, 2021, 7:46 AM

Subject: [BanVTCT] Re: Fwd: Hỏi ý kiến về chính tả

To: ….

Xin góp vài ý kiến

Hai chữ “lẫy” và “lẩy” đều được người Việt nam xử dụng.

- Lẫy : là một trạng từ được dùng với một động từ để làm nhẹ bớt cái nghĩa của một động từ, và nó chỉ được dùng với chữ “giận”. Chúng ta có từ ngữ : Giận lẫy là nũng nĩu (miền Bắc), nhõng nhẽo (ở trong Nam). Giận lẫy được dùng khi người lớn nói với trẻ em, con cái còn nhỏ tuổi. Thí dụ : Nó nhõng nhẽo suốt ngày. Cho nó cái này tốt hơn nhưng nó cứ đòi cái khác xấu hơn hoặc nó đòi bồng (bế, ẵm). Đôi khi, người ta cũng dùng “lẫy” khi người chồng nói với cô vợ còn trẻ hay mới kết hôn

- Lẩy : Cắt bỏ một chỗ nhỏ. Thí dụ lẩy ngọn cành cây, lẩy một chỗ thối trên quả, trái cây

Các tác giả soạn tự điển là những người đã dựa theo văn học, văn chương, khoa học để soạn tự điển. Họ không thường tiếp xúc với mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt là lớp người ăn chơi hay nông dân cho nên họ không thể biết tất cả các từ ngữ của người dân trong một nước. Vì vậy, đôi khi chúng ta không tìm thấy từ ngữ trong một số tự điển bởi vì đó là những từ lóng (slang). Thí dụ : Phi xì ke là hút cần xa, thuốc phiện. Gồ ghề là làm cho nổi bật, chẳng hạn hắn là một tên gồ ghề trong khi tự điển chỉ giải thích “gồ ghề” là không bằng phẳng.

TNN

HCD: Người xưa không có chữ “Lẩy : Cắt bỏ một chỗ nhỏ. Thí dụ lẩy ngọn cành cây, lẩy một chỗ thối trên quả, trái cây” mà chỉ có chữ lảy.

Ai nói?

Thưa cũng là tự điển xưa.

Nếu các bạn không thấy hình thì nên dọc Microsoft Word attached.


Còn chữ “Lẩy : Cắt bỏ một chỗ nhỏ. Thí dụ lẩy ngọn cành cây, lẩy một chỗ thối trên quả, trái cây” thì người xưa dùng chữ lảy không phải lẩy

Theo tự điển in năm 1898 tại Saigon. Link download bên trên. Trong kho sách xưa Quán Ven Đường. còn mươi quyển tực điển xưa khác.

From: 'My Lan Quan' via Ban Van Tho Chinh Tri <ban-van-tho-chinhtri@googlegroups.com>

Date: 9/26/21 9:30 AM (GMT-08:00)

To: …..

Subject: Re: [BanVTCT] Re: Fwd: Hỏi ý kiến về chính tả

Theo sự hiểu biết hạn hẹp của tôi :

1/ Lẫy có 2 nghĩa:

1.1/ Lẫy là động từ (verbe) khi đứa bé từ khi sinh ra chỉ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, nằm sấp (bụng phía dưới) là do người mẹ (hoặc người chăm sóc) đặt thế nào là nằm thế đó. Nhưng bắt đầu được chừng 6, 7 tháng thì đứa bé tự lật ngược lại vị trí ban đầu. Hành động đó gọi là lẫy hay lật. Câu ca dao thường nghe là:

Sáu tháng biết lẫy

Bẩy tháng biết bò

Chín tháng lò dò chạy đi

Dĩ nhiên ai cũng hiểu là người nghĩ ra câu ca dao này hơi thậm xưng vì nếu đúng như thế thì phải nói là quá sớm. Có thể có trường hợp này nhưng tôi chưa biết chăng!

1.2/ Lẫy trạng từ (adverbe) Chữ lẫy này luôn luôn đi đôi với chữ giận, trong nghĩa hờn giỗi, giận lẫy. Vì cách phát âm của người Nam, không phân biệt dấu hỏi và dấu ngã nên ta nghe như lẩy thay vì lẫy.

2/ Lẩy là động từ cũng có 2 nghĩa:

2.1/ Lẩy: bỏ bớt đi bằng cách dùng móng tay hay dao nhỏ bỏ bớt đi 1 ngọn cây để thúc cho ra nhánh nhiều hơn hoặc những quả nhỏ để lại những quả khỏe, có chiều hướng sẽ trở thành trái to hơn. Người bắc không có (không dùng) chữ này

2.2/ Lẩy cò: cố ý chạm tay vào một bộ phận trên cái súng để viên đạn được phóng ra.

QML

HCD: Người xưa dùng chữ lảy thay vì lẩy, thi dụ: lảy cò, lảy ngọc non, lảy bớt lá…


In năm M DCCC XCIX


Đó là số La Mã, "dịch nôm" ra là năm 1899.

Một lần nữa: Vẫn theo như xưa nay, tôi chỉ dẫn chứng người xưa nói làm sao, chớ không có ý nói người xưa đúng hay sai.

From: tuan han <tua n26@ yahoo.com>

Sent: 26 September 2021 9:55 SA


Subject: Re: [quanvenduong] Bac si noi, binh nhan Covid-19 noi, chinh ta, sach xua

Kính anh Huỳnh Chiếu Đẳng

Bài viết Sống Còn Với Covid là chuyện thật và người thật; tên thật: đó là Niên Trưởng K25 Võ Bị (tôi là K26); tôi mới liên lạc với ông ta; và ông ta "rất đồng ý" chia xẻ câu chuyện với mọi người; và cũng mong ai nấy đều cẩn thận; vì thể trạng mỗi người mỗi khác; kháng thể không bảo đảm 100% khỏi lây bệnh; cho dù đã chích 2 mũi vaccine hay bồi thêm mũi booster (FDA đã OK)

Tùy theo thể trạng mỗi người có nên chích thêm mũi booster hay không ? Các bác sĩ có lời khuyên nào hữu ích ?

Kính chúc anh và gia đình sức khỏe

Kính

Hàn Đức Tuấn CVA 62-69

HCD: Cám ơn anh, bài viết rất có ích, kinh nghiệm thật tế, rất rõ ràng.

Doi font chu VNI thanh ra ma khac, cau chuyen chinh ta va tu dien.doc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét