Hôm nay tình cớ nhận được qua email bài “Tô phở quan tài” của ai đó viết, lại ghi tên tôi vào là tác giả. Do đó tôi lục lại email MTC vào năm 2015 để lấy nguyên văn mời các bạn xem
1. Bài “Tô phở quan tài” không phải Hcd tôi là tác giả đâu. Một bằng hữu hỏi tôi nghĩ sao, tôi góp ý chớ không có viết ra bài nầy.
2. Hỏi về cách upload audiobook lên Youtube
3. Hỏi về flipbook (kết quả)
4. Có thêm sách xưa trong nhà kho.
HCD 2-Sep-2021
<!>
Nếu các bạn không thấy hình thì nên dọc Microsoft Word attached.
Nguyên văn bài biết “Phở Quan Tài” của tác giả nào đó còn trong Internet, đâu phải tôi viết ra bài nầy đâu. Các bạn kiểm nơi đây/
http://caimon.org/ThucPham/ThucPhamtaiVN/ToPhoquanTai.htm
Và vì có bằng hữu hỏi tôi nghĩ sao, tôi góp ý bằng cái email ngày 6-Dec-2015 như sau:
Chữ đen nghiêng là nguyên văn nhận được qua email do tác giả nào đó viết, tôi góp ý bằng chữ tím.
( trích - >)
---------- Forwarded message ---------- From: lan le <
Date: 2015-12-17 22:11 GMT-08:00
To: Yen Tran <>
Subject: Fw: Tô phở quan tài
Kính thưa quí bạn
Hôm nay tôi dành cái email nầy để gởi các bạn một bài viết khá chính xác (theo tôi) về hiện tình một số phở chúng ta ăn hiện giờ, nhất là ở trong nước. Ở hải ngoại thì chờ sự góp ý của các bạn có kinh nghiệm.
HCD (6-Dec-2015)
=========
HCD: Thưa tôi góp ý trước nghe, chữ màu tím xen vào chữ đen nghiêng của tác giả bài viết "Phở Quan Tài" không thấy ghi tên qua email tôi nhận được
Phở là 1 món ăn thịnh-hành và Ngon nhất của VN , nhưng ngày nay lại chính là món ăn độc hại nhất ma` chúng ta cần phải biết sự thực .
TÔ PHỞ QUAN TÀI
Tại Sao phở ở Việt Nam thơm ngon và nước phở rất là ngọt !
Kính thưa qúy vị như phần một qua lời tiết lộ vô tình của một người làm công chở nước phở đi bỏ mối cho các tiệm phở và sự tiết lộ độc đáo hơn về loại thuốc “rửa bồn cầu tiêu"
Hôm nay mời tất cả anh chị em đi sâu vào tìm hiểu xem nồi phở làm sao cho nó thơm và ngọt !
Sau khi đọc bài viết xong chúng tôi làm thí nghiệm (mong mọi người cũng nên làm thí nghiệm cho bản thân mình).
Mua 5 Lbs xương heo hay bò ở ngoài chợ đêm về bỏ vào nồi slow cook cho thêm vào 3 muỗng cà phê loại Kaboom Oxi toilet cleaner powder hầm một đêm tới sáng lấy muỗng quạy quạy không còn 1 miếng xương nào hết tất cã tan rã thành nước và nước màu đục xương, mùi thơm của xương của tủy bốc lên nghi ngút … Nhưng cái quan trọng là nếu đêm nồi nước lèo kia vào ngược lại phòng Lap (Phòng thí nghiệm) thì chúng ta mới biết nồi nước lèo thơm ngon kia sẽ ảnh hưởng như thế nào khi mà chúng ta húp sùm sụp chén chú chén anh .
Nồi nước lèo bình thường được các tay đầu bếp dùng nhiều xương , bò, heo, gà bỏ hồi vào một nồi lớn và hầm hơn 24 tiếng sau đó đem ra lọc bỏ những cục xương ra và lọc lấy cái nước cốt và muốn cho nó có mùi thơm đặc biệt thì có người bỏ củ hành tây vào củ hành chẻ làm hai. Nhưng muốn thơm hơn thì củ hành phải nướng qua lửa mà phải dùng lửa than chứ đừng dùng lửa ngọn (kỹ thuật nho nhỏ ) trong nghề sẽ biết . Có người khi hầm xương, họ cho 1 muỗng nhỏ loại Baking Soda Powder ( loại này cho phép dùng trong ẩm thực) Có người thì còn cho thêm 2 muỗng rựơu Rum trắng. Hồi xưa nấu nước lèo anh nào cũng cho nhiều bột ngọt, nhưng sau này khách hàng tẩy chay bột ngọt nên họ chuyển qua dùng bột nêm loại Chicken Flavor Bouillon. Nói chung muốn có một nồi phở ngon nói khó thì không khó, mà nói dể thì không dể, phải đòi hỏi sự kiên nhẫn để chuẩn bị cho nồi nước lèo ..
Bây giờ mời bạn dùng kính hiển vi và những ống thủy tinh để chúng ta phân tích xem tô phở ở bên Việt Nam họ nấu làm sao và có những thành phần gì :
1. Nước Lèo
Những nhà hàng họ không tự nấu nước lèo nữa mà họ mua chỗ bỏ mốimà chỗ bỏ mối là gì ? Là một tư nhân đi thâu mua xương (tất cả các loại xương) Bò, Chó, Heo, Gà, nhiều khi những người đi lượm xương về bán cho nhà thầu này họ lượm xương người luôn cũng có. Họ không cần biết là xương gì chỉ có xương là có tiền. Chủ thầu không cần biết không cần phân tích hay thí nghiệm gì cả, nếu là xương thì mua mà sắt thì không mua vì nhà thấu chỉ cần mua xương bất kể là xương gì. Sau khi mua xương xong, họ cho vào một cái bồn ngâm vài tiếng đồng hồ cho đất cát rớt xuống, sau đó họ đêm ra dùng vòi nước xịt lại 1 lần và bỏ vào một cái thùng phi loại trung và cho nước vào để hầm xương lấy nước cốt. Nếu như hầm xương không thì tốn khoảng 16 tới 24 tiếng đồng hồ thì ống xương và lớp xốp trong xương mới mềm hay rã ra để làm cho nước nó ngọt và béo. Nhưng vì không biết hay vì gian manh trong vấn đề buôn bán, các chủ nhà thầu này cho vào nồi hầm một hợp chất mà loại hợp chất này cấm dùng trong ẩm thực. Chúng ta thử lên mạng để tìm hiểu xem loại bột rửa nhà cầu là những hợp chất gì và công thức hoá học cũng như cách xử dụng và bảo quản ra sao .
Tôi xin đưa 1 loại hợp chất đơn giản mà chúng ta hay mua về chùi nhà cầu trong mỗi gia đình chúng ta đó là Kaboom Oxi cleaner. Kaboom có ba dạng khác nhau: Bột, nước loảng và chai xịt. Trong bất cứ loại nào cũng chứa một hàm lượng Oxi già, Colour, Disinfect, etc .. Và tất cả những hoá chất này cấm xử dụng trong ẩm thực 100% nhưng tại sao người ta vẫn xử dụng khi nấu cao xương (Cao Khỉ hay Cao hổ cốt) và bây giờ lại hầm trong nồi xương nước lèo làm phở? Vì họ muốn tiết kiệm tiền củi, điện để giảm tối thiểu chi phí nhưng thâu vào nhiều hơn và nước lèo thơm hơn ngon hơn. Họ không biết trong mỗi bát nước lèo đó sẽ bào mòn thành ruột và thành bao tử và còn ảnh hưởng tới chứng xương xốp và thậm chí nguy hiểm nhất là gây chứng ung thư cho người tiêu dùng (rồi lại đổ thừa là tại chất độc màu da cam) .
HCD: chuyện nấu xương với Kaboom thì tôi không rõ có hay không, nhưng người Trung Hoa luc địa và Việt Nam thì cái gì cũng thử và có khi đưa tới kết quả "thần sầu" (tới Thần cũng phải khóc nói chi con người ). Nội giấm, muối, đường và mật ong mà một số người Việt Nam ta phát minh không biết bao nhiêu thuốc bổ và thuốc trị ung thư. Kaboom chứ những thứ được công bố thế nấy (hình)
Chuyện dùng xương để nấu nước lèo không phải mới đây đâu, mà khời sự từ gánh "ve chai long vịt", khởi sự từ năm 1950 (đúng vậy 1950, khoảng đó). Làm nghề nầy đa số là người Hoa, họ đi khắp mọi nơi, mỗi làng mạc đểu có một vài người mỗi tuần đi qua vài lần. Câu rau của họ là "Ai.. i.. i.. i... ve chai long vịt hôn". Họ mua ve chai, long gà lông vịt, xuơng bò xương trâu xương heo và xương người ta (chớ sao, thời chiến mà). Họ còn mua da bò da trâu nữa.
Xương khô thu gom về làm, các bạn đoán thử coi, thưa làm tàu vị yểu. Tôi được biết là mua về rửa sơ qua, khỏi cần biết xương gì, bỏ vào nồi lớn nấu với acid chlorhydric (HCl, loại xài trong kỹ nghệ) cho tan hết ra, xong họ trung hòa acid dư bằng sud (NaOH). Acid HCl + NaOH thành muối ăn và nước. Sau khi trung hòa thì thu được một một thùng protein (của xương tan ra) và muối ăn. Thùng "nước lèo"
nầy sau đó được chế biến thêm thắc để thành cái món xì dầu, hắc xì dầu... chế tạo kiểu nầy thì "nhất bổn vạn lợi".
Ngày nay protein trong xương có khi được chế thành nước lèo như tác giả nói chăng. Có thể lắm lắm, nhưng chắc chỉ một số nào đó chớ không hẳn mọi nơi đều làm như vậy.
2. Bánh phở
Bánh phở làm bằng bột gạo nhưng muốn cho nó dai và ngon hơn họ lại cho vào một lượng Formaldehyde, hàn the .
Formaldehyde có công thức hoá học là : CH2O
Loại này làm cho bánh phở dai, trắng và bóng ..
Đây là một loại chất hoá học mà ở Hoa Kỳ cấm 100%, không được phép xử dụng trong thực phẩm nhưng bên Việt Nam thì nhai ngấu nghiến, nhai ngon lành (cuộc đời ngắn ngủi ăn cho đã rồi tính sau ). Các bạn thường nghe người bên VN hay nói như vậy nhưng khi bị ung thư thì là tại bị => Chất độc màu da cam …
HCD: Thưa bánh phở , báng tráng, bún, những loại thực phẩm dễ thiêu dễ dễ hư... được biết là được một số nhà sản xuất ở Việt Nam bảo quản bằng formol. Có bị lính bắt, có chạy nhật trình nhiều lần mà, không phải vu oan đâu.
Formol là khí formaldehyde hòa tan trong nước, formol được dùng ngâm xác sinh vật như rắn rít trong phòng thí nghiệm để cho học sinh xem. Trong trường y khoa (Saigon) thì dùng ngâm xác người chết cho sinh viên học. Nó có tính sát trùng chống mốc meo...ăn vào nhiều lần cho tới khi "nên thuốc" thì bá bịnh tiêu trừ, khỏi uống thuốc vĩnh viễn.
3. Rau xanh
Rau xanh được tưới bằng phân người ( phân bắc ) hoặc tân tiến hơn là phân hóa học được nhập từ bên tàu qua. Khi đem lên xử dụng không qua khâu khử trùng bằng thuốc tím hay khử trùng bằng những cách khác. Nhìn vào kính hiển vi, một đoàn binh vi trùng đông như quân Nguyên đang tràn vào ruột chúng ta. Khi vô ruột rồi trở thành sán lải, sán sơ mít, con nào con nấy to như cổ tay, dài cả thước. Em nào em nấy thì ốm nhom mà cái bụng thì chà bá …. Lúc đó bạn sẽ nghe câu: Bụng bự là dân sang à nhe! Nhưng bụng bự toàn sán không à thì sang chỗ nào ?
HCD: Cái nầy thì theo tôi quá đúng, không cần bàn thêm, nước máy ở Việt Nam chưa chắc đã ann toàn, rửa rau sơ qua bằng nước dơ, nước ao nước ruộng... thì làm sao sạch được. Ủa mà có rửa không, hay mua về có sao để vậy. Tôi nghi ngay cả những tiệm fastfood của Mỹ cũng không rửa rau bán ra cho khách.
4. Nước uống
Phía sau nhà hàng có nhiều thùng phi để hứng nước mưa vì theo quan điểm của người Việt Nam thì nước mưa là nước của trời là sạch nhất. Nhưng thưa các bạn, có hàng triệu loại vi khuẩn và có hàng tỷ loại tạp khí được hoà trộn trong nước mưa. Nhà hàng nào sang sang thì có vòi nước nhưng những bể nước ở Việt Nam không qua khâu Charcoal Filters (Than Lọc) và Antiseptic (Khử trùng). Đêm ly nước để vào kính hiển vi, bạn sẽ thấy hàng vạn âm binh đang nhúc nha nhúc nhích, đứa thì cầm dao, đứa thì cầm kiếm đang chờ đoạt mạng của bạn. Chỉ cần bạn bưng ly nước nốc vào cái ực là chính bạn mời những sát thủ thầm lặng vào giết chính mình .
HCD: Đúng vậy, nước mua dơ lắm, đủ thứ tạp chất, vi trùng trứng ký sinh trong đó. Từ xưa người Việt Nam tin nước mua tinh khiết , thưa không đúng đâu, trong không khí trong máu tôn, mái ngói, mái lá có vô số bụi bậm và hóa chất có khi có hại.
5. Tương Ngọt
Tương ngọt hay còn gọi là tương đen là một loại nước chấm làm bằng đậu nành, dấm trắng, gạo, muối, bột mì, ớt và dầu hào. Đúng ra Tương đen trong ẩm thực là dùng khi ăn vịt quay nhưng khi người miền nam ăn phở dùng tương đen, tương ngọt thấy hợp và ngon nên từ đó, mỗi khi ăn phở thì không thể thiếu Tương Đen,= và Tương Ót …
Nhưng tương đen bây giờ không còn thuần tuý làm bằng những chất liệu kể trên mà họ dùng một hợp chất hoá học trong “Bếp Trường” gọi là “Bột Đen”. Loại này chỉ cần mình pha với nước và một lượng nhỏ dầu hào sẽ cho một loại Tương ngọt tương đen tuyệt vời .. Nhưng cái bột đen kia là bột gì …???????????
HCD: Thưa cái vụ tương đen, tương đỏ, tương ngọt, hắc xì dầu, dầu hào, tàu vị yểu, nước tương... nầy nói hoài còn hoài. Nội cái tên nghe qua đã biết ai sản xuất rồi.
Ngày nay người ta không sản xuất bằng cách lên men từ đậu nành và ngủ cốc như trước đây, lâu và cực lắm, mất cả 6 tháng. Cách sản xuất nhân tí ti đạo thì thủy phân đậu và ngủ cốc, nấu với acid một hai ngày là xong. Cho là sản xuất theo hai kiểu nầy đi thì vẫn chứa (tự nhiên sinh ra) chất độc gây ung thư (biết chắc), đó là 1,3 Dichloropropanol (1,3 DCP). Do đó có lần cách nay mấy năm Úc, Anh, Canada, Tân Tây Lan ra lịnh thu hồi hàng chục nhãn hiệu "dầu hào" bày bán trong toàn quốc.
Còn cách sản xuất bá đạo thì nghe nói mua "dầu hắc" đen xì về pha ra. Có khi dầu hắc nằng không hề có liên qua tới đậu nành chút nào hết. Cũng có loại "dầu hắc" đen xì cho cà phê, tiệm mua 1 bình nhỏ về pha ra hàng trăm ly cà phê đá, cà phê sữa, cà phê nóng cà phê đen.
Tưởng cũng nên nhắc tới cái món nước trà trong tiệm ăn nữa. Nó thường là nước của loài trà rẻ nhất, trong đó có một dư lượng thuốc trừ sâu trừ nấm rất to, cộng thêm hương thơm nhân tạo. Việt Nam sản xuất trà khá nhiều, trong 10 xứ hàng đầu trên thế giới, nhưng trà Việt Nam ông Lớn Việt Nam không dám uống, các bạn cứ tìm bằng tiếng Việt, trà và thuốc trừ sâu trừ nấm, sẽ thấy hàng mấy chục bài báo trong nước viết về chuyện nầy.
Tôi đang kiếm tiền mua vé máy bay đi qua China xem tụi nó làm trò trống gì bên đó cái đã nhe ..
Nói chung, khi ngôì xuống một cái quán ở Việt Nam bạn kêu 1 tô phở tái (chưa nói đến vụ thịt thối thịt hư), phở đặc biệt hay bất cứ phở gì ra bàn, nhìn tô phở bốc khói nghi ngút mùi thơm ngọt ngào . Hít một hơi trước khi cầm đôi đũa nhưng bạn khoan cho vào mồm hãy nhớ lại bài : “Tô phở Quan Tài” mà bạn đọc được hôm nay nhe' …
Không phải là Chất độc màu da cam hay màu da trâu gì cả mà những thức ăn có độc hàng ngày chính bạn đang tự cho vào miệng mình mà thôi
HCD: Theo tôi biết thì một số tiệm phở, tiệm bún riêu, tiệm bún bò huế... dùng loại bột do nhiều công ty chế sẳn có tên là bột phở, bột bún bò Huế (đủ thứ bột làm sẳn), nhà hàng mua về bỏ vào nước nấu lên theo chỉ dẫn là có ngay nồi nước lèo "thơm ngon". Còn chuyện nấu xương bò xương hep xương gà cho rục ra đề làm thành nước lèo hủ tiếu, phở, ,,,hình như (hình như) tốn công, tốn tiền, tốn lửa quá đi, mà lại rất chậm.
Phần dưới cùng nầy tôi không biết đâu, đoán kiểu mấy vị thầy bói "thế chiến thứ ba" và "tận thế tới răng" thôi. Mấy vị thầy bói đoán sai thì tôi đấu dám đoán đúng.
(Theo qui ước xưa nay chữ tím là của hcd tôi viết vào, còn chữ xanh két hay chữ đen nghiêng là trích email của người khác. Không thấy màu chữ hay hình xin các bạn đọc attachment, không có attachment thì delete luôn, đừng đọc)
(< - hết trích)
-------------
Kết luận cho phần nầy hôm nay 2-Sep-2021
HCD: Thưa các bạn bài nầy do ai đó viết đã lâu rồi, tôi góp ý bên trên là cũng dựa vào những tin tức vào lúc đó và trước đó nữa. Ngày nay tôi nghĩ là ờ hải ngoại, bất cứ nước nào tô phở không “nguy hiễm” như vậy đâu. Thỉnh thoảng các bạn ăn chơi thì có sao đâu. Tô phở, tô bún bò, to hủ tiếu hay bất cứ thứ gì ờ hải ngoại thường bỏ vào đó nhiều gia vị nhiều “bột nêm”, những thứ bỏ vào đó thường thường sản xuất từ các nước Á châu, mà đa số các hãng là do người Hoa làm chủ. Các bạn biết rồi…”xính xái mà có chết ngay đâu”. Cái phần nguy hiểm trong tô phở có lẽ là nước béo và mỡ bò. Theo nghiên cứu, giờ vẫn còn giữ nguyên, mỡ bò là chất béo tệ lắm, ngang hàng với dầu cọ (từ hột cây palm). Bánh trái ở Mỹ, nhất là sửa đặc có đường đều dùng dầu cây palm.
Các bạn có biết sữa đặc có đường có hai nhóm không: Một nhóm chỉ sữa nguyên chất với đường thôi (bán mắc gấp đôi, trên dưới $3) còn nhóm thứ hai là bột sữa đã lấy hết chất béo, pha thêm dầu cọ và đường (bán nửa giá). Cá hai đểu có hộp cùng một kiểu, các bạn chỉ nhìn thần phần mới biết được. Ra tiệm kêu ly cà phê sữa thì chắc chắn là các bạn uống sữa loại có dầu cây palm.
---------
Một độc giả góp ý về nước phở (ngày 6-Dec-3015)
( trích - >)
Sent: Sunday, December 6, 2015 6:23 PM
Subject: Tô phở quan tài
Kính gởi Giáo sư,
Mấy bữa nay thiên hạ xôn xao vì bài email: "Tô phở quan tài" làm cho tôi phải lên tiếng (đây là lần đầu tiên tôi góp ý, qua kinh nghiệm bản thân thôi).
Tôi chỉ là một phụ nữ nội trợ tầm thường, muốn chia sẻ về kinh nghiệm căn bản về cách thức nấu nồi nước lèo làm sao cho trong, ngọt ngào đậm đà và thơm ngon của tô phở, tô hủ tiếu, tô bún riêu... Ở đây tôi chỉ xin nhấn mạnh vế nồi nước lèo phở.
Nước lèo phở mà tuyệt vời thì phải trong vắt, vị đậm đà mùi bò (nếu là phở bò, thì phải có loại xương ống có tuỷ, xương bò, đuôi bò, gân bò, thịt tái, thịt chín, nạm, gầu, lá xách...)
Xương ống có tuỷ và đuôi bò phải nấu riêng từng nồi, cho đến khi nước lèo trong, đuôi bò mềm mới vớt ra để riêng. Còn nước lèo thì lượt bằng vải mỏng lấy hết cặn (máu từ xương tuỷ và đuôi bò tiết ra) rồi thêm ức gà vào nấu cho ngọt ngào (ức gà sẽ không làm mất mùi bò đâu mà sợ, vì đuôi bò và xương ống có tuỷ nhưng không đủ ngọt đậm đà. Chỉ nêm muối, không dùng nước mắm vì nước mắm có hàng tấn tỷ bột ngọt trong đó). Sau đó cho hồi, gừng, củ hành tây, cloves để có mùi phở. Đó là cách thức căn bản để nấu nồi nước lèo phở vừa thơm ngon và bổ dưỡng cho gia đình (home made phở).
Còn email nói về cách nấu nước lèo phở cho đủ thứ loại xương vào nồi, bỏ thứ thuốc hoá học cho xương rã ra để lấy nước ngọt từ xương mà cho là thơm ngon và đậm đà. Tôi không nghĩ khi đống xương rã ra thành bột thì được gọi là nước lèo, vì nó sẽ sền sệt và đục ngầu. Một khi đã đục ngầu thì nước đó sẽ chua, không bao giờ ngọt đậm, ngọt đà như tác giả tả. Nước lèo mà để quá lửa sôi bị đục còn bị chua, không cách gì nêm nếm sửa chửa lại được, dù có cho vài chục muỗng bột ngọt hay mấy chai nước mắm vô thì nồi nước lèo khi bị đục sẽ mặn chát, chỉ có cách đổ xuống sink. Tôi trình bày bao nhiêu đây, tôi mong những ai có kinh nghiệm bếp núc như tôi hay ngay cả những người chưa bao giờ có cơ hội nấu nồi nước lèo (phở) có lẽ đã hiểu ý bài email Tô phở quan tài là không thật để chứng minh cách chế biến nước lèo từ những chồ bỏ mối.
Về chuyện tương đen ăn phở, không cần đem tới những phòng lab phân tách coi cái gì trong đô. Chỉ thấy khi ăn tương cái hậu nếm rất ngọt tức là rất nhiều đường, không biết đường gì đây và sau khi ăn chừng độ 1/2 tiếng thì bắt đầu khát nước tức là có cả tấn bột ngọt được trộn trong đó. Bấy nhiêu kiến thúc bếp núc của tôi cũng đủ cho thấy tác giả bàn rộng vấn đề và có vẻ hơi quá đáng, thiếu căn bản về kỹ thuật nấu nướng nên mất đi giá trị lời phê bình. Bài của tôi hơi dài, có lẽ sẽ làm nhiều người khó chịu hoặc không đọc hết bài, nhưng trước khi phê bình điều gì thì phải đưa a căn bản để đi đến cái lý vững vàng được. Chân thành cám ơn.
HCD: Cám ơn chị đã cho biết cách nấu phở (nước phở), hẳn là ngon. Chuyện nấu ăn tôi không rành thấy chị bày chi tiết nên post lên đây cho quí bà tham khảo nếu cần.
Về phương diện hóa học thì tôi bàn cùng chị.
Xương mọi loại chỉ là protein (amino acid) và calcium, phospho là thành phần cấu tạo chánh.
Do vậy hầm kiểu chị nói, hay hầm kiểu cao hổ cốt, kiểu cao khĩ, cao heo, cao gà, cao vịt, cao bò, cao trâu... chi chi thì cũng cùng nguyên tắc. Chị có dùng chicken broth không, nó đó nó là cao gà.
Lấy xương cọp bỏ vào nồi nước nấu hoài, hết nước châm thêm... nấu "ba ngày sáu đêm" tới khi nó sệt lại, lấy xương còn lại ra, nấu tiếp cho kẹo để nguội nó đông thành miếng dẽo như cao su, như hắc in, đó là cao hổ cốt. Về mặt hóa học, cao con gì thì cũng chỉ là protein và chút calcium là chánh. Còn tên con nầy con nọ chỉ là mang nhãn ra gạt người "mê tín", và để giết bớt loài thú hiếm quí.
Ở đây chicken broth cũng làm cùng nguyên tắc, xương gà vụn, mọi thứ từ con gà bán không được bỏ vào nồi áp lực lớn nấu nhừ (nhiệt độ cao), thêm muối, lọc cho trong, vô lon đem bán. Mấy bà mua nó về nấu canh nấu sup nấu phờ nấu hủ tiếu, chẳng thấy ai chê. nấu canh nước lã thì không ngon, bỏ con cá, con tôm vào thì nước ngon ngọt, ngon vì có vị protein, nhiều protein thì càng ngon. Protein mắc tiền, ít protein thì bỏ bột ngọt vô (tức là hạt nêm ở Việt Nam đó nghe bà con, họ tránh chữ bột ngọt) và thêm hai chất nữa (tôi dấu tên, ghi tên ra đây càng hại). Ba "thằng" nầy nhập lại bà con ăn miết rồi ghiền.
Trở lại Việt Nam ta có người thu mua xương mọi loại về nấu nhừ, nhưng "nấu sáu ngày 12 đêm" mới nhừ tốn công tốn củi, bỏ chất hóa học vào, nấu ít giờ nó nát nhừ, lọc phần không tan ra lấy nước, nước nầy là protein (chánh) và calcium (ít). Cái thừ nước cao chứa protein nầy chắc là nhiều protein hơn là chicken broth hay bất kỳ nổi nước phở nào. Chất hóa học xưa kia xài là acid chlohydric (=HCl), dư chút acid thì bò sud (NaOH) vào trung hòa cho pH =7 là xong. Hai thứ nầy tác dụng nhau thành muối ăn và nước, vô hại.
Còn như không cần protein nhiều thì dùng chút xương chút thịt nấu sơ, sau đó cho ít "kí lô" bột ngọt vào thì cũng thơm ngon như thường, nhưng dân sành ăn, ăn vào thấy ngay có cả đống bột ngọt trong nước phở.
Ngày xưa thời hoàng kim thì nấu kiểu chị nói, ngày nay chắc it nơi theo trừ nấu phở nhà ăn, mà người ta mua đại bột nấu phở bò, nấu phở gà, bột nấu hủ tiếu, bột nấu bún bì Huế... bán đủ mặt (thí dụ trong Costco) về pha nước và cho gia vị vào theo nhãn là có ngay thùng nước phở nồng nặc mùi bò.
Câu hỏi là bột nầy có làm theo kiểu của chị không? Thưa không? Có mùi bò không? Thưa có. Có ngon không? Thưa với nhiều người thì ngon, nếu không làm sao bán chạy.
Chuyện thu mua xương về thì có cả năm bảy chục năm nay rồi, ngày xưa để làm ra hai thứ chánh: than xương (nay thì chắc là không) và nước tàu vị yểu mọi thứ tương tợ nhóm nầy.
Kết luận: Nói người ta nấu xương thu mua làm nước phở (như tác giả bài Tô Phở Quan tài" thì tôi không biết có hay không. Nguyên tắc nghe có lý.
|Còn làm tàu vị yểu thì có, ở Chợ Lớn thời xưa. Nếu làm như mô tả thì ăn vào chẳng chết ai, mà có khi còn ngon nữa, dù cho xương đó tứ con vật nào. Nhưng chỗ chết người là dùng acid HCl kỹ nghệ, và dùng NaOH kỹ nghệ. Hóa chất dùng trong kỹ nghệ chứa nhiều chất độc không cần tinh chế. Thạch cao dùng làm đậu hủ (tofu) gần như vô hại, nhưng nếu nhà sản xuất dùng thạch cao đúc tượng thạnh cao kỹ nghệ thì eo ới ông địa!
(< - hết trích)
Kết luận cho phần nầy ngay hôm nay 2-Oct-2021
HCD: Vì hơi bận nên sẽ góp ý và cập nhật sau
----------------
From: tom le <toml anoi@ yahoo.com>
Sent: 02 September 2021 10:41 SA
To: huy017@juno.com
Subject: Re: [quanvenduong] chuyen computer, font chu, sach xua
Thưa niên trưởng.
Tôi nghĩ niên trưởng đã chỉ cách đưa truyên đọc lên Youtube mà tôi bỏ sót không đọc,Xin niên trưởng chỉ lại cách làm.Tôi có viết một số truyện,nhờ người đọc(giúp người lớn tuổi,mắt kém,chỉ nghe) muốn đưa lên Youtube phải làm cách nào. Cám ơn niên trưởng trước.Chúc sức khỏe bách niên giai lão. Kính thư.
Tiến AZ
HCD: Thưa rất dễ, anh làm cái video dài một hai giờ theo quyển sách. Âm thanh là chính, còn cái hình trong video là bìa sách, là tiểu sữ tác giả, là vài hình lấy đâu đó cho phù hợp nội dung.
Khi video xong anh upload vào Youtube. Thông thường Youtube cho upload video dài 15 phuts tối đa, anh chia thành nhiều video. Còn như anh có ghi tên với Youtube thì anh có thể upload video dài hơn. Chuyện nầy khá dễ, không khó như đa số tưởng đâu.
From: philips do <phil psdo@outl ook.com>
Sent: 02 September 2021 10:55 SA
To: HCD juno <huy017@juno.com>
Subject: Fwd: tầm nguyên tự điển
Tôi áp dụng theo chỉ dẫn làm được ngay ! Cám ơn anh !
Check this out:
https://issuu.com/philipsdo/docs/tam_nguyen_tu_dien_le_van_hoe_1941_
Sent from Mail for Windows
HCD: Thưa các bạn anh Philips hỏi tôi về flipbook ở email ban sáng, giờ đây ảnh làm xong ngay. Các bạn vào xem thử nếu có thì giờ. Click lin ngay trên.
--------
Vừa bỏ thêm sách xưa vào… các bạn vào xem nơi đây:
Có hàng ngàn cuốn sách xưa trong đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét