Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Cựu di dân chiến tranh Việt Nam trước nguy cơ bị trục xuất khỏi Mỹ sau hơn 30 năm thụ án tù

 
Cựu di dân tị nạn chiến tranh Việt Nam Lê Hồng Lâm, tại một buổi tập hợp của Tsuru for Solidarity ờ California nhằm kêu gọi sự ủng hộ của mọi người để xin ân xá từ Thống đốc bang Gavin Newsom trong khi đối mặt với lệnh trục xuất khỏi Mỹ. Một di dân tị nạn thời Chiến tranh Việt Nam được thả khỏi nhà tù của Mỹ sau hơn 3 thập kỷ nhưng mong ước được làm lại cuộc đời và trở thành một công dân tốt của anh có thể không thành trước nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam Anh Lê Hồng Lâm đầu tháng này tới trình diện Sở Di trú Mỹ theo thủ tục mà những người sau khi được thả khỏi nhà tù nhưng trong thời gian chờ bị trục xuất về Việt Nam phải làm theo định kỳ.
<!>

Anh Lâm, giờ đây 53 tuổi sau hơn 30 năm bị giam trong tù, cho VOA biết rằng tại buổi trình diện hôm 7/6, anh được yêu cầu đi làm hộ chiếu Việt Nam và anh lo sợ đó sẽ là dấu hiệu cho thấy anh sẽ bị đưa trở về Việt Nam trong lần trình diện sắp tới.

“Họ cho 3 tháng làm hộ chiếu Việt Nam và hẹn ngày 8/9 gặp lại để trình diện,” anh Lâm nói với VOA từ California, nơi anh và người em trai lần đầu tiên đặt chân tới nước Mỹ cách đây hơn 40 năm từ một trại tị nạn Hong Kong. Họ nằm trong số khoảng 125.000 người tị nạn Việt Nam được di tản sang Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975.

“Tôi đã rời khỏi Việt Nam 42 năm rồi,” anh Lâm nói. “Giờ tôi không biết gì và không quen ai ở Việt Nam. Tôi về thì chế độ Cộng sản sẽ làm khó dễ cho tôi. Họ sẽ nói mình phản quốc.”

Tsuru for Solidarity, một dự án hành động của người Mỹ gốc Nhật vì công bằng xã hội, đang vận động ủng hộ để yêu cầu thống đốc bang California Gavin Newsom trực tiếp ân xá cho anh Lâm để anh có thể ở lại nước Mỹ và thực hiện ý nguyện trả nợ cộng đồng cũng như làm một công dân tốt.

Người dân tham gia một buổi tập hợp bên ngoài toà nhà quốc hội tiểu bang California ở Sacramento để kêu gọi Thống đốc Gavin Newsom trực tiếp ân xá cho anh Lê Hồng Lâm.

Quá khứ trong tù

Anh Lâm và người em trai được đưa tới Mỹ năm 1981, khi là những đứa trẻ vị thành niên, sau 1 năm sống ở trại dành cho người tị nạn ở Hong Kong. Người mẹ ruột của anh không đi cùng trong lần vượt biên từ Sài Gòn vì sức khoẻ nhưng gửi anh đi để trông nom người em trai. Tuy nhiên khi đến Mỹ, hai anh em anh bị chia cắt và có những số phận khác nhau.

Bị gia đình bảo trợ hắt hủi và ngược đãi, anh Lâm bỏ nhà ra đi và tìm chỗ dựa trong một băng đảng.

“Tôi đi bụi đời, tham gia băng đảng, sống với xã hội đen,” anh Lâm nói và cho biết anh rời bỏ gia đình bảo trợ đi “sống lang bạt” khi mới 14 tuổi.

Lần đầu tiên anh bị bắt giam khi mới 19 tuổi. Anh được thả nhưng hai năm sau đó bị bắt trở lại vì tham gia giết người trong một lần tranh cãi băng đảng. Anh Lâm cho biết anh đã dùng súng bắn chết một thành viên băng đảng khác và phải thụ án tù chung thân có ân xá tại Nhà tù Tiểu bang San Quentin.

“Tôi nghĩ không bao giờ được ra khỏi tù,” anh Lâm nói. “Tôi nghĩ mình sẽ chết trong đó.”

Trong thời gian ở tù, anh Lâm đã thay đổi nhờ vào việc tham gia các lớp học và sự giúp đỡ của nhiều người trong đó có một giáo viên mỹ thuật mà anh gọi là “Dì Jun.”

Tôi muốn có cơ 
Lê Hồng Lâm, cựu di  chiếnTheo một hiệ

Gần 40 thượng nghị sỹ và dân biểu liên bang Hoa Kỳ vào tháng 4 đã nêu lên quan ngại của họ về việc giam giữ và trục xuất người tị nạn Việt sau các thông tin về việc 33 người Việt bị trục xuất về nước trên chuyến bay từ Texas hồi tháng 3. Theo các nghị sỹ và dân biểu Mỹ, một bản hiệp định mới, được thương thảo dưới thời chính quyền Tổng thống Trump về việc trục xuất người tị nạn Việt, vừa được ký kết giữa hai chính phủ Mỹ và Việt Nam dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Anh Lâm thu dọn rác trên đường phố ở Oakland, California, một trong những hoạt động tình nguyện mà anh tham gia kể từ khi được thả khỏi trại giam của Sở Di trú hồi tháng 12/2019.

‘Làm lại cuộc đời’

Trong khi chờ trục xuất, anh Lâm sống tại một khu nhà chuyển tiếp và tham gia cung cấp các dịch vụ và chăm sóc cho những người không nhà ở Oakland.

“Anh (Lâm) đã có một công việc toàn thời gian tại một trung tâm cho những người không nhà cửa ở San Francisco và anh ấy sắp được nâng lên chức giám sát vì anh ấy đã làm việc rất tốt,” bà Satsuki Ina, một điều phối viên của nhóm Tsuru for Solidarity, nói với VOA và cho biết rằng anh Lâm đã “đối xử tốt với mọi người và nhận được nhiều lời khen ngợi. “Anh ấy đã xung phong làm nhiều việc như quét dọn đường phố và hộ tống người già trong suốt thời gian có các vụ tấn công người gốc Á vì đại dịch.”

Dù có một quá khứ phạm tội giết người, nhưng theo bà Ina cho biết, gần đây anh Lâm đã giúp cứu mạng sống của một người vì dùng thuốc quá liều bằng phương pháp hô hấp nhân tạo mà anh đã được học trong thời gian ở tù.

Nếu bị trục xuất,  
Thỉnh nguyện thư của  


Jeffrey Gray, người  

“Nếu bị trục xuất, anh Lâm sẽ đối mặt với một chính quyền thù địch của Việt Nam, chịu sự giám sát của chính phủ và bị coi là kẻ phản bội… Anh ấy sẽ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong việc tìm việc làm và các cơ hội khác để tìm kiếm một sự tồn tại an toàn,” các tổ chức viết trong thỉnh nguyện thư hiện đã có hơn 3,370 chữ ký.

Theo quy trình xét duyệt ân xá của California, sẽ phải mất vài năm nên trước nguy cơ anh Lâm có thể bị trục xuất trong vài tháng, các tổ chức này yêu cầu thống đốc California trực tiếp ban ân xá cho người mà họ cho là đã bị “trừng phạt” bằng 32 năm ở tù. Trả lời yêu cầu bình luận của VOA qua email, một phát ngôn viên của Văn phòng Thống đốc Newsom nói rằng “Chúng tôi không thể thảo luận về các đơn xin khoan hồng của từng cá nhân, nhưng có thể đảm bảo rằng mỗi đơn xin sẽ nhận được sự xem xét cẩn thận và riêng biệt.”

Nếu chúng tôi c
Tiến sỹ Satsuki Ina, t


Thống đốc Newsom vào năm 2019 đã ân xá cho 2 người tị nạn Việt Nam tới Mỹ từng phạm tội lúc còn trẻ nhằm ngăn lệnh trục xuất họ trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump lúc đó tăng cường các nỗ lực đưa người gốc Việt có tiền án tiền sự về Việt Nam. Bà Ina nói rằng điều đó làm bà hy vọng Thống đốc Newsom sẽ xem xét ân xá cho anh Lâm bởi trục xuất anh Lâm là vi phạm hiệp ước mà hai chính phủ Mỹ và Việt Nam đã ký kết.

“Anh (Lâm) là một người mà chúng tôi nghĩ là xứng đáng được bảo vệ,” bà Ina nói. “Chúng tôi cảm thấy là với câu chuyện của anh ấy, nếu chúng tôi có thể xin ân xá cho anh ấy thì nó sẽ thu hút được sự chú ý đến những người tị nạn gốc Đông Nam Á khác, đặc biệt là Việt Nam, để họ được bảo vệ khỏi bị trục xuất trở lại nơi họ đã rời bỏ đi.”

Sau khi được ra khỏi trại giam của ICE, anh Lâm lần đầu tiên được gặp em trai của mình, người giờ đây đã có một gia đình với 3 đứa con và một công việc làm ổn định.

Anh Lâm nói cuộc sống của anh đã hoàn toàn thay đổi khi anh tham gia vào các hoạt động cộng đồng trong hơn 1 năm qua. “Giờ đây tôi có cơ hội thay đổi thực sự,” anh Lâm nói và cho biết anh mơ ước có một cuộc sống bình yên, 1 thứ mà anh chưa bao giờ có, và được trả nợ cũng như đóng góp cho cộng đồng để làm một công dân tốt.

“Tôi muốn có cơ hội chia sẻ trải nghiệm của mình với trẻ em,” anh Lâm nói, ngụ ý về qúa khứ thời vị thành niên đã khiến anh phạm tội. “Tôi muốn khuyên những trẻ em vô gia cư không sai đường lạc lối như tôi trước kia.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét