Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 29 tháng 6 năm 2021 - Hà Trung Liêm

 

Moderna thành vaccine thứ 5 được phê duyệt ở Việt Nam

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1U5nBw7bmgmSR7EudkBwxeIVxGcj2KCN5/view?usp=sharing

Thứ trưởng Bộ Y tế vừa ký quyết định phê duyệt khẩn có điều kiện vaccine Moderna. Đây là vaccine thứ 5 được chấp thuận ở Việt Nam, sau AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer và Sinopharm.

Quyết định phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Zuellig Pharma cung cấp cho Bộ Y tế đến ngày 23/6.

Zuellig Pharma cũng là đơn vị chịu trách nhiệm phân phối vaccine Moderna tại Việt Nam.

Theo đó, Zuellig Pharma Việt Nam phải đáp ứng được việc phối hợp với Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo tổ chức đánh giá an toàn và hiệu quả của vaccine; phối hợp đơn vị phân phối và sử dụng triển khai theo dõi cảnh giác dược.

<!>

Nguyễn Huỳnh - Sài Gòn tiếp tục ‘phong thành’

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1QRnCMD-btFRig5fPSQn1qxkh44YIGX8q/view?usp=sharing 

Từ 0g ngày 29-6, TP.HCM tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp của Chỉ thị 10/CT-UBND của UBND TP.HCM

Chính quyền TP.HCM yêu cầu mọi người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp khác do Sở Y tế hướng dẫn.

Từ 0g ngày 29-6, TP.HCM tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp của Chỉ thị 10/CT-UBND của UBND TP.HCM; trong đó, có giải pháp mạnh như dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động các chợ tự phát; Không tụ tập trên 3 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tuân thủ triệt để quy tắc 5K của Bộ Y tế; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 1,5m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

VietTuSaiGon  - Khi đất nước thành đứa bé béo phì

8/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1YoA8Bwx3waf8-2VxQCL9dDTsIm_tezxo/view?usp=sharing

Sau nhiều biến cố, kể từ những năm sau 1975 đến nay, dường như Việt Nam có phát triển, thậm chí có phì đại về mặt tiền bạc, ở đây tôi không muốn nói đến nợ quốc gia hay các khoản tham nhũng hoặc những gian dối trong xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như quản lý kinh tế vĩ mô… Mà tôi muốn nói đến một sự thật khác: Việt Nam có phát triển về kinh tế, con người trở nên rủng rẻng tiền bạc, trừ một bộ phận không nhỏ đồng bào miền núi, thiểu số, vùng quê hẻo lánh còn nghèo khổ ra, số còn lại là phát triển, thậm chí rất phát triển về kinh tế. Và song hành với việc phát triển kinh tế của một bộ phận nhân dân có thể đại diện cho quốc gia này là sự chậm trưởng thành, thậm chí đứng yên tại chỗ về văn hóa, giáo dục. Điều này khiến Việt Nam trở thành đứa bé béo phì.

Hứa Y Định- Phải trái đúng sai thời đại dịch

Công lợi, tự do cá nhân và quân bình, đâu là lựa chọn đúng?

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1-c8p-I5VpSXboEK_YnAScplhCxtiSbyu/view?usp=sharing

Cái gì là đúng, cái gì là sai có thể không phải là câu hỏi thường trực trong đầu mỗi người. Rốt cuộc thì rất ít người trong chúng ta phải tự đặt ra câu hỏi triết học ghê gớm đó với mỗi quyết định thường nhật.

Phần lớn lựa chọn hành động của mọi người đến từ thói quen và là sản phẩm của tập thể. Ta làm vì cha mẹ, thầy cô, chính quyền bảo ta làm. Ta thấy đúng vì đa phần mọi người xung quanh thấy đúng. Còn đa số thấy đúng vì họ cũng được dạy, cũng chứng kiến những người xung quanh làm vậy.

Đối với nhiều người, ý niệm đúng – sai là một thứ có sẵn trong tự nhiên. Chúng ta chỉ việc nhận biết, học và làm theo chúng. Nó như một thứ đạo Trời.

Nguyễn Đức Cung – Cộng sản Việt Nam và các đảng phái quốc gia

Tháng 6/ 2021

https://drive.google.com/file/d/1wKB7xgEuwCu82AqMZe4e8QcvGdbBL0rQ/view?usp=sharing

Trong cuốn hồi ký nổi tiếng có tên Một cơn gió bụi, sử gia Trần Trọng Kim đã viết như sau về chính sách của Việt Minh đối với các chính đảng quốc gia: “Cái thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để cho được việc trong một lúc.

Ngay như họ đối với Việt nam Quốc dân đảng nay nói là đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được, thì giết phá, đánh không được thì lại đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá. Dân tình thấy thế thật là ngao ngán chán nản, nhưng chỉ ngấm ngầm trong bụng mà không dám nói ra. Nên dân gian người ta thường có câu “nói như Vẹm. Vẹm là do hai chữ Việt Minh viết tắt V.M., đọc nhanh mà thành ra.”1 

Ngòi bút của sử gia họ Trần viết ra cách đây trên nửa thế kỷ nhận định về thực chất của Cộng Sản Việt Nam và Hồ Chí Minh. Thật vậy, từ năm 1945 cho đến ngày nay, chính quyền Cộng Sản vẫn sử dụng đường lối bạo lực đối với những ai bất đồng chính kiến với họ với mục đích duy nhất là nắm chắc được quyền hành trong tay không chia chác cho bất cứ một ai. Đường lối bạo lực của họ thể hiện qua việc ngụy tạo hai biến cố phố Ôn Như Hầu tại Hà Nội và vụ cầu Chiêm Sơn tại Quảng Nam năm 1946 mà mục đích bôi đen đối thủ chính trị nhằm loại đối phương ra ngoài đấu trường chính trị, tiêu diệt các chính đảng quốc gia.

Lịch sử: Vì sao nhiều điệp viên, biệt kích VNCH bị bắt khi ra miền Bắc?

BBC News

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1sYvuHMtCfsZRdh2_vHHnp6WBUX6xA9Bi/view?usp=sharing

"Các bạn hãy luôn tin vào bản thân là chính, đừng trông chờ phép màu, kể cả với trời đất, với các đức Phật, Chúa, chúng ta có thể cầu nguyện, nhưng chính chúng ta phải cố gắng hết khả năng mình, trước khi trông chờ bên ngoài.

"Một điều khác rất quan trọng, ấy là cần chăm chỉ, siêng năng, đừng bao giờ lười biếng, cuộc đời luôn thay đổi, anh chị em luôn cần kiểm điểm lại mình đã siêng năng, nỗ lực đầy đủ chưa, ngay cả tôi, người mà đã từng là học sinh, là thợ bạc ở Hà Nội, học viên ở miền Nam, được đào tạo nghề điệp viên, qua Mỹ tự học và đào tạo lại qua nhiều nghề kỹ thuật để có chứng chỉ chuyên môn đàng hoàng làm việc, vẫn thấy mình chưa đủ chăm chỉ thời kỳ trước đây khi trẻ, bởi vì nếu quyết tâm kiên trì từ nhỏ, nếu tôi muốn học để thành bác sĩ, kỹ sư, giáo sư...với nỗ lực và chăm chỉ hơn, tôi và mọi người đều sẽ có thể đạt.

Cập nhật tình hình Đông Á ngày  29 tháng 6 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://drive.google.com/file/d/1vMT7V0BmfcH-wsTMHTky_lxoZYTYBVLh/view?usp=sharing

Sau sáu tháng nhiệm kỳ của chính quyền Biden, hiện có một số lo ngại về mục tiêu rối rắm của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á, theo một bài viết trên tờ Foreign Policy của James Crabtree, giám đốc điều hành khu vực châu Á của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS).

Ông Crabtree nêu lại hai sự kiện dễ gây ấn tượng Mỹ không mấy quan tâm đến khu vực này là việc Ngoại trưởng Antony Blinken không thể tham dự cuộc họp trực tuyến với những người đồng cấp ASEAN vì sự cố kỹ thuật trên đường bay đến Israel vào tháng trước và việc tàu sân bay USS Ronald Reagan được điều đến Trung Đông.

Đông Nam Á là tiền tuyến quan trọng trong kỷ nguyên mới của cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức với nhiều thiện chí trong khu vực. Các nhà lãnh đạo hy vọng Biden sẽ ít thất thường hơn so với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và sẵn sàng dành thời gian để can dự kinh tế và ngoại giao. Nhưng 6 tháng đã trôi qua trong nhiệm kỳ của Biden và thiện chí đó đang giảm dần. Thay vào đó, cảm giác thất vọng đang chiếm ngự trong bối cảnh có những bàn tán về sự thiếu tập trung của Mỹ và các mục tiêu rối rắm. Nếu Biden không thể sớm tìm lại được trọng tâm đó, Washington có nguy cơ gây tổn hại đến uy tín của mình trong khu vực - và khiến ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 29 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1N-e2g6pOyq-rMs-FcBGDGUnr_zUNkSBG/view?usp=sharing

Tác động của phân tách Mỹ – Trung đến cục diện thế giới và khu vực CA-TBD

Tác giả: Mỹ Châu

Bộ Ngoại giao. 

Bài viết được xuất bản lần đầu trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (Học viện Ngoại giao, số 124 (tháng 3/2021). 

https://drive.google.com/file/d/1VAGh8pAVZJjDH9oVIvg30K5FaHXOzcac/view?usp=sharing

 Tóm tắt: Xu thế phân tách Mỹ – Trung ngày càng được giới chuyên gia, học giả đề cập nhiều trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc ngày một quyết liệt hơn. Đây là một xu thế tất yếu, tuy mới ở giai đoạn đầu, song đã diễn ra khá mạnh mẽ trong một số lĩnh vực như công nghệ, đầu tư, tài chính, và dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng thời gian tới. Tiến trình phân tách giữa hai  cường quốc hàng đầu thế giới có tác động trực tiếp, đa chiều, lâu dài và sâu sắc không chỉ đến các quốc gia mà cả đến hệ thống thể chế, luật chơi và chuẩn mực toàn cầu, trong đó mặt thách thức lớn hơn mặt cơ hội. Mặc dù phân tách giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra áp lực “chọn bên” đối với các nước vừa và nhỏ, song chưa có dấu hiệu cho thấy triển vọng xảy ra phân tách toàn diện, hay hình thành trở lại cục diện hai cực và phân tuyến rõ nét như thời Chiến tranh Lạnh trong ngắn hạn.

Hoa Kỳ rút binh khỏi Trung Đông và tương lai châu Á

Tác giả: Gordon Lubold, Nancy A. Youssef và Michael R. Gordon

Nguồn: U.S. Military to Withdraw Hundreds of Troops, Aircraft, Antimissile Batteries From Middle East (The Wall Street Journal)

Người dịch: Vũ Văn Lê

28/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1JKw7cuDjVtUA7bv2r5S32WToIUCNSSdP/view?usp=sharing

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nói với thái tử Ả Rập Xê-út về quyết định rút quân và khí tài chiến lược trong điện đàm ngày 2 tháng 6

Theo tin từ các giới chức quân sự có thẩm quyền, Chính quyền Biden đang cắt giảm số lượng quân lớn và hệ thống chống tên lửa của Mỹ ở Trung Đông, trong chiến lược điều chỉnh quân sự quan trọng của Hoa kỳ, nhằm tập trung sức mạnh để đương đầu với các thách thức của Trung Quốc và Nga.

Lầu Năm Góc đang rút đi khoảng 8 khẩu đội chống tên lửa Patriot từ các nước Iraq, Kuwait, Jordan và Saudi Arabia. Hệ thống chống tên lửa Thaad cũng đang được rút khỏi Ả Rập Xê Út, và các phi đội máy bay chiến đấu phản lực được giao cho khu vực này đang bị giảm thiểu.

Nguồn : https://diemnhan.blogspot.com/2021/06/ban-tin-ngay-thu-ba-29-thang-6-nam-2021.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét